Tổ Tôm - Tụ Tam Tử Đắc Thành Nhất Phu

Thảo luận trong 'Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi ducthudo, 18/12/11.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Lập trình phức tạp hơn thì không là vấn đề gì đối với các lập trình viên bạn ạ. Vì nhiều cái khó hơn họ còn làm được mà.:-O
    Tôi nghĩ là không có nhiều tôm thủ để họ đầu tư thôi vì để biết chơi tổ tôm phải có hướng dẫn của ai đó chứ nếu không thì chắn thủ phải xem cỡ khoảng 200 ván trở lên mới xảy ra hết các tình huống của luật tổ tôm. Nó khác với chơi chắn, chỉ cần xem vài chục ván là biết chơi. Vì thế tôi muốn cùng bạn phát triển môn tổ tôm để nhiều người cùng biết chơi.
    Khi học chơi tổ tôm tôi cũng đã biết chơi chắn, cũng đã xem chơi khá nhiều nhưng đến khi đọc quyển sách của Nguyễn Lưu cũng không rõ một số vấn đề. Một số khái niệm không có ví dụ rất khó hiểu, nhất là phần cho cái lại không đầy đủ. Đã tòan là chữ với chữ mà ông này viết như kiểu cho người biết chơi rồi thẩm định sách của ông ý chứ chẳng có ý hướng dẫn cho người chưa biết gì.^:)^
    Tôi đang làm 1 cái clip hướng dẫn chơi tổ tôm từ A đến Z và mọi tình huống xảy ra khi chơi, sẽ nhập vai 5 người rồi chơi ví dụ 1 vài hội để bất kỳ 1 em bé học cấp 1 nào cũng có thể hiểu và chơi được. Khi nào xong sẽ post lên diễn đàn để các mem cùng chia sẻ.:)
     
    khuongtunha, mod092tay3sung___ thích điều này.
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Nhiệt liệt chào mừng Mạnh thường quân trong lĩnh vực này.=D>
    (*) Tôi lập chủ đề này nhằm thảo luận về cách chơi và luật chơi với hai mục đích:
    + Một là để tự tìm hiểu trau rồi kiến thức (vì điều kiện tiếp xúc học hỏi không có),
    + Hai là cũng muốn những người cùng sở thích có thể tìm hiểu thông tin một cách tập trung và có hệ thống.
    Dự án của bạn trùng với dự định của tôi, chắc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho giới trẻ. Phần luât cần thảo luận về vấn đề gì bạn có thể post lên đây hoặc sử dụng hòm thư riêng, các mod02,mod04, mod09 và những người am hiểu sẽ cho ý kiến thảo luận nhiệt tình, phần hình ảnh thì bạn ducthudo (ae bầu là trưởng ban truyền thông của sandinh) rất thạo và chắc sẽ nhiệt tình đáp ứng tối đa, riêng tôi bạn có thể tin tưởng 100% vào sự ủng hộ cho dự án của bạn.>:D<

    P/s: Tôi rất happy vơi lời đề nghị của bạn.:x
     
  3. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    images354097_dinh.
    Vụ án tổ tôm và khí tiết lương y Đinh Nhật Thận
    Đinh Nhật Thận (1815 - 1866) là một nhà thơ, đồng thời là một thầy thuốc giỏi thời nhà Nguyễn. Nhưng do tính cương trực nên bước đường công danhcủa ông không thuận lợi. Ông từ quan về quê mở trường dạy học và làm thuốc giúp dân.


    Bị bắt vì bức thư mời đánh tổ tôm

    Ông là người làng Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838) năm Minh Mạng thứ 19. Đinh Nhật Thận nổi tiếng là một thầy thuốc giỏi đương thời, danh tiếng chữa bệnh của ông không chỉ được biết ở vùng Nghệ Tĩnh mà còn được truyền tụng khắp kinh thành Huế. Chính nhờ tài chữa bệnh, ông đã thoát khỏi án tử hình trong một vụ án văn tự nổi tiếng thời Tự Đức mà người thời ấy gọi là "Vụ án tổ tôm".

    Đinh Nhật Thận là bạn thân của Cao Bá Quát. Cũng vì chuyện này sau khi Cao Bá Quát làm quân sư cho Lê Duy Cự khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, ông bị nghi kỵ, gọi về Huế để tiện theo dõi. Tại Huế, ông bị theo dõi nghiêm ngặt nhất cử nhất động đều được báo cáo với phủ doãn Thừa Thiên. Một lần mật thám của phủ Thừa Thiên thấy người nhà ông cầm một bức thư sang sông. Tên này giật lấy xem, thấy viết:

    "Tứ tướng dĩ cụ,


    chỉ khiếm nhất viên,


    tương nhất bách nhị thập tinh binh,


    độ hà lai chiến",


    nghĩa là:
    "Bốn tướng đã có mặt,


    chỉ thiếu một tướng,


    hãy đem đủ 120 tinh binh,


    qua sông giao chiến".


    Lập tức tên này hăm hở cầm "mật thư" về trình quan. Đinh Nhật Thận liền bị bắt giải về phủ Thừa Thiên.

    Ông giải thích với quan phủ rằng: "Thưa, đây chỉ là một giấy mời đánh tổ tôm. Tôi đã có ba người bạn đến rủ đánh tổ tôm, với tôi là bốn, đó là "Tứ tướng dĩ cụ". Nhưng đánh tổ tôm phải có năm người, nên "Chỉ khiếm nhất viên". Tôi mời một người bạn nữa ở bên kia sông sang chơi và mượn cả cỗ bài 120 quân, nên phải: "Tương nhất bách nhị thập tinh binh, qua sông giao chiến".

    Nhưng quan phủ doãn không chấp nhận lời biện bạch của ông, kết án là "yêu thư yêu ngôn" rồi gửi ông về trình bộ Hình. Không may cho ông, quan thượng thư bộ Hình vốn có thù sẵn với ông, nay được dịp báo thù nên cố tình ghép ông vào tội tử hình vì có âm mưu làm loạn.

    Thoát chết nhờ tài chữa bệnh

    Lúc ấy, cụ cố thân mẫu quan thượng thư bộ Hình đang bị bệnh nặng, các thầy thuốc ở kinh thành đều bó tay. Danh tiếng chữa bệnh của Đinh Nhật Thận đã được truyền khắp kinh thành Huế từ lâu, nên cụ cố muốn mời ông đến chữa. Bất đắc dĩ quan thượng thư phải cho lính xuống nhà giam đòi ông.

    Đinh Nhật Thận trả lời: Chú về bẩm hộ, quan lớn mời thầy thuốc chữa bệnh cho cụ cố mà làm như gọi dân đến hầu kiện. Như vậy thầy vừa mất thể diện, quan lớn vừa mang tội bất hiếu. Khi nào quan lớn thân hành tới đón ta, ta mới đi.

    Quan thượng lâm vào tình thế khó xử. Nhưng một mặt bị cụ cố thúc bách, một mặt được những người chung quanh khuyên nhủ, quan thượng đành nén giận đến nhà giam mời Đinh Nhật Thận. Thuốc thang ít lâu, cụ cố khỏi bệnh, thầy thuốc cũng được thoát chết vì sau khi bình phục cụ cố buộc quan thượng phải tìm cách tha tội cho ân nhân đã cứu sống mình.

    Chỉ vì bức thư mời bạn đến đánh tổ tôm mà quan nghè Đinh Nhật Thận bị kết án tử hình và nhờ tài chữa bệnh ông đã thoát chết. Ngày nay nghe kể lại vụ án thật vô lý, nhưng là chuyện thật đã xảy ra. Những vụ án văn tự như vậy, thời phong kiến xưa đời nào cũng có!
     
    ducthudo thích điều này.
  4. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    Vạn tam đáo cửu,song lục thất
    Sách bát hoàn tam ngũ chí không
    Văn tam tứ tứ dư lục thất
    Độc cụ vô thang,khởi binh đao
    Câu hỏi là: Bài chờ gì và xướng như thế nào?Bác nào Minh oan chính xác đầy đủ và sớm nhất cho cụ Cao Bá Quát sẽ được giải thưởng nho nhỏ từ Sân đình nhé!​
    Như em đã nêu ra ở trên hôm em xin vào tổng kết và trao giải cho các bác đã trả lời câu hỏi của em:Em rất buồn là chỉ có 2 bác tham trả lời thế bài này.​
    Quả thật bác Khương trả lời rất chính xác và đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi:​
    Đây là câu trả lời của bác Khuong:​
    Dịch ra bài gồm có các quân sau:

    Hàng vạn từ tam vạn đến cửu vạn, trong đó có 2 lục vạn, 2 thất vạn. (9 cây)
    Hàng sách có từ bát sách đến tam sách, trong đó không có ngũ sách. (5 cây)
    Hàng văn có, tam văn, 2 tứ văn, lục văn, thất văn. (5 cây)
    Một cây ông cụ. (1 cây)

    Cách 1: chờ ngũ văn hô có tôm

    Ông cụ
    Tam vạn, Tam sách, Thất văn
    Tứ vạn, Tứ sách, Tứ văn
    Ngũ vạn, Lục vạn, Thất vạn
    Lục sách, Thất sách, Bát sách
    Lục vạn, Thất vạn, Bát vạn, Cửu vạn

    Tam văn, Tứ văn, ….., Lục văn
    Chờ ù ngũ văn.
    hô có tôm

    Cách 2: chờ chi hô có lèo

    Ông cụ
    Tam vạn,Tam sách, Tam văn
    Tứ vạn, Tứ sách, Tứ văn 2 cây
    Ngũ vạn, Lục vạn, Thất vạn, Bát vạn
    Lục vạn, Lục sách, Lục văn
    Thất vạn, Thất sách, Thất văn

    Cửu vạn, Bát sách, .......
    chờ ù chi chi,
    hô có lèo.

    Chuyện kể rằng vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm bàn chuyện văn thơ.

    Ván bài này khi quân chi chi vừa dậy; vua vỗ đùi hô to:"-Chi nẩy!".Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm.
    (Theo luật tổ tômchi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi.Nhưng lần này, bài của vua còn chờ cả tiếng Ngũ văn nữa (có tôm). Đúng ra, vua chỉ được hô “Có lèo" thôi)

    Em cũng rất thích câu trả lời của Bác Toanxuan:-Bác nói rất đúng về thế bài này là thế bài chạm thành ,hơi tiếc 1 chút là bác không trả lời vào trọng tâm câu hỏi của em.
    Em cũng xin bổ xung một tẹo về cươc ù chi nảy(theo định nghĩa của CLB tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh)
    Chi Nảy:"Bài có cước chi nảy là bài khi ù chỉ chờ 1 tiếng duy nhất chi chi.Phu chờ chi chi phải lẻ từ 2 quân trở lên và chưa xuất hiện quân ăn thành hoặc phỗng thành trước khi ù" -> Các bác thảo luận giúp em luôn có những thế bài nào ù được chi nảy nhé,chúng ta tự tìm hiểu tự nghiên cứu >:D<

    Trở lại vấn đề Sân đình có 2 thí sinh tham dự đố vui cây nhà lá vườn em xin công bố kết quả:
    Giải đặc biệt thuộc về bác:khuongtunha với số ID:170 Sân đình xin tặng bác 40.000.000 Bảo.
    Giải nhất :được trao cho bác toanxuan với số ID:297371 Sân đình tặng bác 20.000.000 Bảo.

    Chúc các bác thành công đưa trình tổ tôm lên 1 tầm cao mới>:D<
     
    khuongtunhatoanxuan thích điều này.
  5. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Đen quá, sáng nay vừa bơm 10 củ vào tài khoản, giờ lại có 20 củ nữa thì đánh bao giờ cho hết Bảo đây. Nhưng vẫn thanhs các mod nhiều.>:D<

    Thực ra cái điều kiện chờ 1 tiếng duy nhất chi chi cũng là bài không được chạm thành vì nếu què quân cửu vạn và quân bát sách thì đương nhiên là chờ 1 tiếng và cũng đương nhiên là không chạm thành. Chúng ta cần phân biệt rõ ăn thành và chạm thành nhé. Ăn thành còn gọi là lai thành nghĩa là bài què 3 cây, bài này mà bốc được yêu thì không thành được mà chỉ ăn 1 cây vào 2 trong 3 cây què để thành phu và đánh cây lẻ đi để bài thành. Còn chạm thành thì hoặc là ăn quân nối vào phu để đánh cây lẻ cho bài thành hoặc là chạm yêu để đánh cho bài thành.

    Nếu có 2 cửu vạn, 2 bát sách mà xuất hiện bát sách (hoặc cửu vạn) thì mặc dù có phỗng bát sách (hoặc cửu vạn) và đánh đi 1 con trong 2 con cửu vạn (hoặc bát sách) thì bài vẫn còn què 1 bát sách và lên chi vẫn ù được chi nảy.

    Còn nếu có 1 nọ 2 kia, nếu xuất hiện 1 con để phỗng thì bắt buộc phải phỗng và đánh con còn lại để thành. Không còn cửu vạn hoặc bát sách thì lên chi chỉ ù xuông thôi, và cái điều kiện chưa xuất hiện quân ăn thành có lẽ đổi thành chạm thành. Vì ta có quyền không ăn thành, nhưng bắt buộc phải chạm thành hoặc phỗng thành.
     
  6. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Mình chỉ muốn có 1 trang web chơi được tổ tôm để tranh thủ những khoảng thời gian ngắn có thể chơi được, chứ chơi offline thì cần nhiều những khoảng thời gian dài sẽ ít lần chơi hơn. Có sự cộng tác và giúp đỡ của bạn và bạn ducthudo clip chắc chắn sẽ hay hơn là 1 mình tôi làm rồi. Vậy chúng ta cùng làm nhé.

    Tôi định làm clip dựa theo bố cục trong sách của Nguyễn Lưu với các mục thế này, các bạn cho ý kiến và bổ xung:

    1. Giới thiệu 30 loại quân bài.
    2. Các loại phu: phu dọc, phu bí, bí sườn, lưng.
    3. Khàn, Thiên khai, các loại bất thực.
    4. Các kiểu ăn và xếp phu khi ăn.
    5. Chia và xếp ví dụ 1 vài bài.
    6. Các loại cho cái và tiến hành chơi. Cho cái khi bắt đàu chơi, cho cái khi có người ù xịa, khi bị bắt báo đánh sai luật, khi hoà.
    7. Các lỗi nặng cần tránh.
    8. Các loại bài khi tàn cục, và điều kiện ù
    9. Một số ngoại lệ nếu có.
     
    khuongtunha thích điều này.
  7. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    trường hợp này mình nghĩ là không được, bởi vì sau khi phỗng thì đã tạo 1 lưng rồi, cây của lưng (3 cây giống nhau) này không thể tham gia lưng (lèo) khác được. vì vậy khi đã phỗng thì không ù chi chi nẩy và cũng không ù chi hô có lèo được nữa.

    Thật tình cờ và thật bất ngờ , 7 bài đầu tiên mình tìm hiểu và post ở ở trang 1 topic này cũng chính được tác giả trước lấy ra từ sách của Nguyễn Lưu, tuy nhiên sau khi xem mình đã bổ xung làm rõ thêm từ những nguồn tham khảo khác (Tài liệu của câu lạc bộ tổ tôm điếm tỉnh Bắc Ninh) . vì vậy mình nghĩ là đầy đủ và dễ hiểu hơn cuốn của Nguyễn Lưu, mình nghĩ nếu bạn tham khảo thì diễn dải trong clip người xem sẽ dễ hiểu hơn. >:D<

    Bố cục theo Nguyễn lưu thì ok rồi, tuy nhiên 7 bải tương đương 7.000 từ là một lượng thông tin khổng lồ, mình nghĩ có lẽ lược bớt chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản và bộ khung của luật chơi thôi, các trường hợp đặc biệt và phức tạp như các loại bất thực chẳng hạn để người chơi tự tìm hiểu thêm sau.
     
    toanxuan thích điều này.
  8. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Mình đã nhầm là ù chi nảy, trường hợp này vẫn được ù lèo bạn ạ. Khi có 2 Cửu 2 bát, phỗng 1 đánh 1 thì sẽ thành 3 bát què 1 cửu hoặc 3 cửu què 1 bát. Mở Chi ăn vào bí lèo có 5 quân tạo thành 2 lưng trong 1 phu nên ù có lèo. Nếu bạn có sẵn lưng tôm thì hô thêm cước tôm vẫn được mà, không nhất thiết là phải 1 lưng. Không ù chi nảy được vì què 1 bát sách hoặc 1 cửu vạn, bài đang ở dạng chạm thành. :-/
     
  9. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    Phỗng rồi vẫn có lèo à bác?Thế chả nhẽ phỗng rồi vẫn ăn vào phu bí được,bác xem lại giúp em nhé.Phỗng nó là 1 lưng rồi không vào phu nào được hay sao ý,em cũng hơi mù mờ:-O
     
  10. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Không có chỗ nào nói là phỗng rồi không ăn được với phu bí. Vẫn lèo như thường bạn ạ. Cái này chuẩn 100%. Nếu bạn chưa chờ ù, trước đó bạn phỗng Bát sách rồi thì khi Chi Chi đến cửa, bạn được ăn Chi và hạ cửu vạn xuống đặt trên con Chi Chi.

    Vì thế khi đánh bí tứ mà có lưng tôm, trong đó có 3 thất văn được tính là 2 lưng đó. Nhị vạn nhị sách bát văn mà có 3 con nhị vạn và 2 con còn lại (hoặc 3 nhị sách, hoặc 3 bát văn) cũng coi là 2 lưng. Nhất vạn nhất sách cửu văn mà có 3 nhất sách cũng coi là có 2 lưng.

    Trường hợp tương tự là bạn có trên tay 2 bát văn, 1 nhị vạn, 1 nhị sách. Bạn vẫn phỗng được bát văn, khi nhị văn hoặc nhị sách đến cửa thì ăn tiếp và hạ 2 con nhị xuống. Nếu con nhị không đến cửa thì khi ù hạ 2 con nhị cạnh phỗng bát văn để vào phu nhị vạn nhị sách bát văn.

    Tương tự nữa là khi bạn có trên tay 1 con tam vạn và 2 thất văn, tam sách đến cửa bạn ăn bí tôm xuống chiếu, giữ con thất văn trên tay. Nếu làng đánh thất văn bạn vẫn phỗng được, hạ thất văn trên tay và chuyển con thất văn đã ăn trước vào phỗng, để lại con tam vạn và con tam sách.

    Tương tự nữa nữa là khi bạn có trên tay 1 bí tứ có 2 tứ sách, tứ vạn đến cửa bạn ăn bí tứ, hạ cả 3 con tứ xuống và xếp 2 con tứ vạn dưới cùng thành phu bí có 4 con, giữ lại con tứ sách trên tay. Nếu làng đánh tứ sách bạn vẫn phỗng được, hạ tứ sách trên tay và chuyển con tứ sách đã ăn trước vào phỗng, để lại con tứ vạn và con tứ văn. Bí khác và hàng khác cũng vậy.

    Rắc rối nhỉ?:D
     
    Mod01, khuongtunhaMod09 thích điều này.
  11. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Các anh Mod ơi, có thể cho mục này ra ngoài không, không để ở trong mục "Giả trí, thư giãn" nữa. Để ở trong này ngõ nghách quá, dân chơi ít đến thăm thì bao giờ mới đông tôm thủ.
     
    Mod01 thích điều này.
  12. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    ô ồ cám ơn bác em hiểu rồi.Trước xuống Bắc Ninh em chơi toàn có cụ ngồi cạnh nên vẫn còn hơi mập mờ:">
     
  13. iceman

    iceman Học chơi

    Bác trả lời rất hay và rất đầy đủ. thật ra cũng rât muốn tham gia bình luận mấy bài của các Bác nhưng do ko có bộ bài nên ko làm gì đc. ở ngoài Bắc còn có chứ vào Sài Gòn này kiếm bộ bài tổ tôm là cực hiếm..rất mong có ngày đc ngồi chung với các Bác làm vài ván..:).
     
  14. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Cho mình hỏi với, trường hợp trên có phải gọi là "lưng ghé" không?
    khi đánh bí tứ thì có luật chơi lứng ghé, tính làm 2 lưng vì điều kiện lớn hơn 2 lưng mới được ù
    khi đánh bí ngũ thì không chơi lưng ghé và chỉ tính 1 lưng.

    Mình còn chưa hiểu sự khác nhau giữa phỗng và ăn năm binh, nhờ các bạn chỉ dùm.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Cái "lưng ghé" mình chưa nghe nhưng có thể gọi như vậy.

    Phỗng là bạn có thể ăn ở bất kỳ cửa nào, và chỉ hạ 2 quân trên tay xuống nếu có bí. Ăn năm binh chỉ được ăn ở cửa nhà mình hoặc cửa nhà trên nếu họ không ăn và phải hạ 2 cây dưới cùng và 1 cây trên cùng.
    Ví dụ bài đang có trên tay tứ ngũ lục vạn (hoặc ngũ lục thất vạn - phu dọc có lục vạn) và bí lục thì 1 lục vạn nằm ở phu bí và 1 lục vạn phu dọc. Khi làng đánh lục vạn, nếu bạn phỗng lục vạn thì lục vạn không được xếp vào bí dọc nữa mà chỉ được xếp vào bí lục và chỉ hạ 2 lục vạn xếp với lục vạn của làng thành 3 con, lục văn và lục sách không cần hạ, ki nào ù thì hạ. Lục vạn vào phỗng rồi nên lúc này sẽ què tứ ngũ vạn. Trường hợp này không nên phỗng vì phỗng sẽ bị mất phu dọc. Cái này chỗ tôi gọi là phỗng bửa. Nếu lục vạn đến cửa mà mình ăn thì phải hạ cả bí lục của mình xuống và xếp 2 lục vạn dưới cùng, lục sách lục văn ở trên. Nhưng có nguyên tắc là ăn con gì thì phải hạ tất cả những con ấy xuống, bài lại đang có phu dọc có lục vạn nên phải hạ tiếp lục vạn lên trên cùng để lục vạn này được tính vào phu dọc và làng cũng biết bạn có phu dọc. Nếu xếp 3 lục vạn ở dưới cùng là không hợp lệ vì đó được coi là phỗng. Khi ù con 5 binh như thế này ta phải hô là ù không phỗng.
     
    khuongtunha thích điều này.
  16. toanxuan

    toanxuan Chánh tổng

    Cái vụ duy nhất tiếng chi chi này có khi phải xem lại vì chưa đủ diều kiện. Khi có khàn cửu vạn (hoặc đã phỗng cửu vạn) què 1 bát sách hoặc khàn bát sách què 1 cửu vạn thì vẫn chờ duy nhất tiếng chi chi. Nhưng mở chi không được ù chi nảy vì bài đang ở dạng chạm thành.
    Như vậy là bài không ở dạng chạm thành đã bao hàm chờ 1 tiếng Chi, nên không cần thiết phải thêm cái điều kiện chờ duy nhất tiếng chi chi làm gì.:)
     
  17. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    Bác nói thế em thấy không chuẩn rồi. Ý bác em có thể hiểu là thế này:
    Bài Chờ chi nảy là bài lên chi ù và nó không phải là bài ở dạng chạm thành hay bài thành.Như vậy thì về bản chất cũng không khác gì định nghĩa ở trên của Hội tổ tôm điếm Bắc Ninh cả.
    Bài có khàn cửu vạn què bát sách là bài què 1 bác nhé,Ở trên định nghĩa của hội tổ tôm Bắc Ninh thì yêu cầu ù Chi nảy phải què 2 cả bát sách và cửu vạn.
    Thực ra em thích cách diễn giải về Chi nảy theo ý bác hơn:nó đơn giản và dễ hiểu hơn các cụ Ở hội Tổ tôm điếm Bắc Ninh.Đấy cũng là lý do em trao giải thưởng cho bác về thế bài chờ gì ở trên,mặc dù bác trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi của em>:D<
     
    Nguyễn Tiểu Thươngtoanxuan thích điều này.
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!



    - Dạng bài Bài chờ ù Chi Chi nẩy:
    1./ Theo Nguyễn Lê:
    - Bài phải có Cửu Vạn, Bát Sách và bài không phải là dạng chạm thành. Bài chạm thành là bài chỉ có một cây lẻ, nếu ăn được một cây nào đó vào phu Dọc hoặc Bí hay “chạm” một cây Yêu, sẽ đánh ngay cây lẻ kia đi và bài thành. (Có nghĩa là bài phải què 2 cây trở lên.)

    2./ Theo hội tổ tôm tỉnh Bắc Ninh:
    -Bài chỉ chờ 1 tiếng duy nhất chi chi. Phu chờ chi chi phải lẻ từ 2 quân trở lên và chưa xuất hiện quân ăn thành hoặc phỗng thành trước khi ù.
    Có nghĩa là khi suất hiện cây ăn thành hoặc phỗng thành thì phải ăn hoặc phỗng và đánh cây què đi để bài thành.
    Theo mình hiểu như vậy bản chất hai trường hợp này là như nhau, chỉ là hai cách nói cho dễ hiểu mà thôi. Có ai giải thích giúp mình với.
     
    Mod01Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. Mod09

    Mod09 Administrator Ban quản trị

    Em thấy theo định nghĩa của Ngyễn Lê có kẽ hở:ví dụ bài có 2 cây bát sách,có phu dọc lục,thất, bát,cửu vạn.Bài này không phải là bài chạm thành ,có cửu vạn,có bát sách
    nhưng không ù chi nảy được,bài này ù được cả bát sách và chi chi.Các bác nghiên cứu xem định nghĩa Chi nảy như thế nào cho chính xác nhất và dễ hiểu nhất!
     
    khuongtunhatoanxuan thích điều này.
  20. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    cho mình hỏi
    bài có hai phu dọc. (lục vạn, thất vạn . bát vạn) và (tứ vạn, ngũ vạn, lục vạn), như vậy ta có thể ăn năm binh lục vạn nữa không và xếp bài như thế nào?