Mình làm gì có sách, xem lại các thông tin trên web thôi. nếu bạn nói có xuyên 3 thì mình nghe theo bạn. @mod09 Bổ xung hô khi ù theo cách 1 ở trên: "ù ngũ văn xuyên ba gian có tôm"
Có một số khái niệm đến giờ mình vẫn chưa hiểu hết, đành để từ từ khi chơi rồi vỡ dần ra thôi, cứ xem và nhớ các điều đơn giản trước, mỗi ngày đọc một ít, đảm bảo sau 1 tuần thuộc tương đối, chém thoải mái.
"Nếu chỉ được chờ 1 tiếng thì vua Tự Đức đã không hô ù Chi nảy vì chắc vua cũng biết xoay phỏm để chờ Ngũ Văn lấy Tôm" như câu bác viết thì tự mâu thuẫn rồi ,đúng là bài này vua hô là ù chi nảy nên mới bị cụ Cao Bá Quát bắt lỗi trèo đò,mà ai cũng biết là cụ Cao Bá Quát bắt đúng. Nếu chi nảy mà không phải là 1 tiếng như bác nói thì loạn lắm,em vd:bài thành lên chi có thể hô là chi nảy..Các sách em đã đọc thì ù chi nảy đều là 1 tiếng chi cả.Em về Bắc Ninh chơi tổ tôm điếm với các cụ,ở đây điếm nào ù được chi nảy đều có thưởng bằng tiền mặt bác ạ,bạch định thì ít được thưởng hơn.Mà chi nảy ở đây quy đinh rõ ràng là bài ù 1 tiếng chi,và bài chưa chạm thành từ đây có thể -> 2 thế bài có thể ù được chi nảy qùe trơ bát sách,cửu vạn(2 con này không nằm trong phu nào cả nhé,vì nếu 1 trong 2 con nằm trong 1 phu thì thành bài chạm thành) hoặc là qùe trơ đôi bát sách,đôi cửu vạn. Các quân bài còn lại đều nằm trong phu cả nhé! Những ván bài kinh điển của Tổ tôm chính là ạch định,chi nảy,kính cụ,kính tứ cố (đấy là những thế bài khó ù theo thứ tự khó dần lên).Mà ở đa sô địa phương Việt Nam ta các cụ khi chơi tổ tôm thường kiêng kính cụ,kính tứ cố Chỉ ở môn bí ngũ thì ít kiêng hơn thôi.Do đó bây giờ khi chơi tổ tôm ai chơi mà ù được chi nảy thì cũng khó như chì bạch thủ chi tám đỏ 2 lèo ở ngoài đời(em so sánh hơi khập khiễng tí nha) Mà thật sự bây giờ chưa có sách nào viết về môn tổ tôm hoàn chỉnh cả.Như bác nói rất chuẩn các địa phương bây giờ không có cước nào ù xuyên đâu,ù xuyên có lẽ chỉ còn trên một số chiếu bạc(đánh tổ tôm ăn tiền giữ cước xuyên tăng độ sát phạt thôi ). À mà còn câu hỏi của em ở trên:bài chờ gì,xướng thế nào chưa bác nào giải đáp chính xác hoàn toàn nhé,hiện giờ có 1 bác trả lời gần đầy đủ rồi. Bác nào trả lời lại hoặc bổ xung chính xác để Sân đình trao giải nào
Để thông được thì bạn cần có vài ý nghĩ là: 1. Nhiều người chơi tổ tôm có IQ chẳng cao siêu cả, thậm chí không biết chữ. Thằng ku em mình mới học hết cấp 2 đánh tổ tôm như điên. Vài cụ ở làng mình không biết chữ cũng chơi như điên. 2. Một người làm được mà nhiều người không làm được thì là bình thường, nhiều người làm được thì mình không thể không làm được. 3. Học hành như bóc vỏ hành, phải bóc hết lớp ngoài mới vào đến lớp trong. Vài hôm nữa mình làm mấy cái power point hướng dẫn cho nó sống động và trực quan, đọc trên này toàn text thấy trừu tượng quá. Mong Sân đình có nhiều member chuyển sang chơi tổ tôm.
Đây là mình dựa vào sách dạy chơi Tổ tôm của Nguyễn Lưu thôi, chứ luật thì chỉ có 1 số điểm bắt buộc thôi, còn lại do những người chơi với nhau quy định riêng. Ví dụ như ù Chi khi chơi Chắn, có nơi thì cho ù rộng, có nơi thi chỉ cho ù Bạch thủ, có nơi cho ăn cạ đổi chờ, có nơi không. Hoa rơi cửa phật và cá lội sân đình thì chỗ mình không chơi 2 cước đó.
Câu hỏi của bạn, thì bạn khuongtunha đã trả lời đầy đủ rồi. Bài này ngoài 2 tiếng chờ chi ngồi và chi đứng ra thì không còn tiếng nào khác nữa. Nếu bạn chỉ ra tiếng chờ nào khác nữa thì mình tặng lại bạn quà bằng 1 nửa quà nho nhỏ mà bạn định tặng cho mọi người.
Em nói luôn nhé ài này đúng như bác Khuong nói chỉ có 2 tiếng chờ thôi:chi chi và ngũ văn.Nhưng bác ấy xướng không đủ cước.Bác nào đọc lại bài bác Khuong xướng đủ cước luôn để em tổng kết
Muốn kiếm tí giải thưởng của mod09 mà khó quá làm tẹo thơ của cụ Trần Tế Xương cho nó sảng khoái vậy Chơi Cuộc Tổ Tôm Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rãnh Cũng có lúc không chi thì bát sách Cũng có khi bạch định bốc yêu hồng Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng Cũng có lúc tôm lèo lên chờ rộng Vớ phải thằng bạch thủ phỗng tay trên Gớm ghê thay đen thực là đen Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ May mắn nhẽ hữu duyên năng tái ngộ Bĩ cực rồi đến độ thái lai Tiếng tam khôi chi để nhường ai Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi Nào những kẻ tay trên ban nãy Ðến bây giờ thay thảy dưới tay ta Tiếng bài cao lừng lẫy gần xa Bát vạn ấy người ta ai dám đọ Thế mới biết tổ tôm có đen thì có đỏ Thì anh hùng vị ngộ có lo chi Trước sau, sau trước làm gì.
Theo tôi được biết các bài ù trong lối chơi tổ tôm có chức sắc gồm: 1. ù suông 2. ù thông 3. ù tôm 4. ù lèo 5. ù thập điều 6. ù kính cụ 7. ù bạch định 8. ù chi nẩy 9. ù kính tứ cố và các trường hợp được được tính thêm cước gồm: 10. ù bạch thủ 11. ù xuyên, xuyên tư 12. ù bí tư 13. ù bạch thủ 14. ù tam khôi, tứ khôi, ngũ khôi.... 15. thiên ù? Như vậy ta dùng phương pháp loại trừ và không xét các quy cách hô phức tạp của lối chơi tổ tôm ở bài ù của cụ Cao Bá Quát kia ngoài hai tiếng ù có chức sắc Tôm, Lèo thì chỉ có thể xét thêm trường hợp được cộng điểm đó là xướng thêm: "ù xuyên, xuyên tư" (trường hợp ù cây ngũ văn) mà thôi
Như đã nói ở trên,thôi em xin phép đến 24h ngày 9-4 em vào tổng kết nhé!,Các bác cứ chém,đưa ý con kiến thoải mái nhé
Mình cũng mang bài này hỏi mấy người hay chơi gần nhà, họ cũng chẳng đưa ra thêm cước nào ngoài tôm hoặc lèo cả. Không biết bác mod09 có cước gì nữa đây.
Nhiều cái khó hơn còn học được, tổ tôm nhằm nhò gì mà gọi là bắt buộc. Cứ thoải mái mà nghiên cứu bạn ạ. Mình nghe nói Vinagame hình như sắp ra Holla3 cho anh em chơi tổ tôm rồi chắc lúc đó vừa học vừa chơi lại càng dễ.
Theo mình những ai đã biết chơi chắn rồi khi chuyển sang tổ tôm sẽ rất nhanh, với kinh nghiệm của mình bước đầu chỉ cần xem thành phần của các phu và lưng là có thể vừa chơi vừa tham khảo luật được rồi. quả thực học chơi không khó chỉ khó ở nỗi ít dịp được tiếp xúc để thực tập mà thôi.
TÌM HIỂU XUẤT XỨ THÚ CHƠI TỔ TÔMTới nay, qua nhiều lần tìm hiểu, chúng tôi vẫn chưa nắm được chính xác rằng Tổ Tôm được du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ nào. Điều chắc chắn là nó đã được du nhập vào ta từ Trung Hoa. Bởi vậy, để tìm hiểu, chúng tôi đã truy tìm trong một số sách cổ Trung Quốc, nhưng lượng thông tin thu được cũng chưa đáng bao nhiêu.Sách “Thiên lộc chí dư” có chép rằng: “Hai nhà họ Đường, họ Vi thích chơi bài lá (Diệp tử hí). Cách chơi ấy có từ năm Hàm Thông đời Đường, là lối đánh bài lá ngày nay, quân số một đứng trước tiên”.Sách “Quy điền lục” của Âu Dương Tu có chép: “Cách chơi bài lá đã có từ khoảng giữa đời Đường (Thế kỷ IX - NL). Thường chơi vào những khi yến tiệc, sau bỏ dần không truyền lại nữa. Duy có Dương Đại Niên thích chơi, làm ra quân bài vẽ màu gọi là hồng hạc, tạo hạc và đặt ra cách chơi gọi là hạc cách”.Đến giữa đời nhà Tống (Thế kỷ thứ XI), mọi quân bài đều có tên gọi. Sách “Diệp tử phổ” có chép rằng: “Cách chơi diệp tử lúc đầu khởi đi ở huyện Côn Sơn, dùng tên những người nói trong truyện Thủy Hử để đem ra đua tranh”.Môn Chữ Thập có 10 quân: Vạn Vạn là Tống Giang, Thiên Vạn là Võ Tòng. Môn Chữ Vạn có 9 quân: Cửu Vạn là Lôi Hoành, Bát Vạn là Sách Siêu. đi ở huyện Côn Sơn, dùng tên những người nói trong truyện Thủy Hử để đem ra đua tranh”. MônMôn Chữ Sách có 9 quân. Môn chữ Văn có 11 quân. Hai môn này không có hình người.Ngoài ra còn có một số sách chơi bài lá khác như “Đấu hổ phẩm”, “Chỉ tam chương”, “Chỉ ngũ chương”, rồi các lối “Vận hoa kinh”, “Vận chưởng kinh” hay “Mã náo bài kinh”. Tất cả đều là các sách dạy các lối đánh bài. Vậy nhưng không có lối nào có nét giống như Tổ Tôm hiện nay của ta để truy tìm xuất xứ.Trong khi đang khó khăn như vậy thì may thay, chúng tôi được dịp gần Cụ Đỗ Ngọc Toại, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Bắc. Cụ Toại sinh ra ở vùng Kinh Bắc, là bậc túc nho uyên thâm và là người rất am tường các lối chơi bài lá của người Trung Hoa. Cụ là nhà nho có nhiều cống hiến trong lĩnh vực Hán Nôm, từng dịch thơ Nguyễn Khuyến và Liêu trai chí dị. Theo Cụ, trong bộ “Thuyết phu” có sách “Diệp tử phổ”, bộ “Thuyết phu” dạy lối chơi bài gần giống Luật Tổ Tôm của ta. Tìm hiểu thêm, chúng tôi thu được một số thông tin như sau:Môn chơi Tổ Tôm được truyền sang ta bằng con đường Vân Nam, Quý Châu. Chữ Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là “Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Có ba cây sẽ được một phu). Chữ Yêu trong tiếng Hán còn có nghĩa là đơn độc. Vì vậy nó chỉ có một mình cũng thành một phu rồi. Hàng Văn, lúc đầu chỉ vẽ hình những văn nhân hay nho sĩ trong chuyện cổ nước Tàu. Hàng Vạn lại lấy việc mô tả đẳng cấp lao động trong xã hội cũ, duy có hàng Sách vẽ những cái bất thường.Ngoài ra, cũng theo cụ Đỗ Ngọc Toại, môn chơi Tổ Tôm đã được người Việt xứ ta, với truyền thống văn hiến, biến đổi và làm sâu sắc, chặt chẽ thêm rất nhiều để có lối chơi hấp dẫn như ngày nay. Tuy vậy, một thực tế là do chưa có một bộ luật nào làm mốc, vì thế, trong dân gian có nhiều loại quy định khác nhau về chi tiết, mặc dù nét cơ bản của luật chơi không khác nhau. Chúng tôi có may mắn được dự chơi Tổ Tôm ở nhiều tỉnh, thành của phía Bắc, kể cả một số vùng phía Nam có người Bắc di cư. Qua đấy thấy được một số sai khác trong điều luật, kể cả một số điều mà đến nay không thể giải quyết một cách chính xác trên chiếu Tổ TômTác giả: Nguyễn Lưu
TÌM HIỂU XUẤT XỨ THÚ CHƠI TỔ TÔMTới nay, qua nhiều lần tìm hiểu, chúng tôi vẫn chưa nắm được chính xác rằng Tổ Tôm được du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ nào. Điều chắc chắn là nó đã được du nhập vào ta từ Trung Hoa. Bởi vậy, để tìm hiểu, chúng tôi đã truy tìm trong một số sách cổ Trung Quốc, nhưng lượng thông tin thu được cũng chưa đáng bao nhiêu.Sách “Thiên lộc chí dư” có chép rằng: “Hai nhà họ Đường, họ Vi thích chơi bài lá (Diệp tử hí). Cách chơi ấy có từ năm Hàm Thông đời Đường, là lối đánh bài lá ngày nay, quân số một đứng trước tiên”.Sách “Quy điền lục” của Âu Dương Tu có chép: “Cách chơi bài lá đã có từ khoảng giữa đời Đường (Thế kỷ IX - NL). Thường chơi vào những khi yến tiệc, sau bỏ dần không truyền lại nữa. Duy có Dương Đại Niên thích chơi, làm ra quân bài vẽ màu gọi là hồng hạc, tạo hạc và đặt ra cách chơi gọi là hạc cách”.Đến giữa đời nhà Tống (Thế kỷ thứ XI), mọi quân bài đều có tên gọi. Sách “Diệp tử phổ” có chép rằng: “Cách chơi diệp tử lúc đầu khởi đi ở huyện Côn Sơn, dùng tên những người nói trong truyện Thủy Hử để đem ra đua tranh”.Môn Chữ Thập có 10 quân: Vạn Vạn là Tống Giang, Thiên Vạn là Võ Tòng. Môn Chữ Vạn có 9 quân: Cửu Vạn là Lôi Hoành, Bát Vạn là Sách Siêu. đi ở huyện Côn Sơn, dùng tên những người nói trong truyện Thủy Hử để đem ra đua tranh”. MônMôn Chữ Sách có 9 quân. Môn chữ Văn có 11 quân. Hai môn này không có hình người.Ngoài ra còn có một số sách chơi bài lá khác như “Đấu hổ phẩm”, “Chỉ tam chương”, “Chỉ ngũ chương”, rồi các lối “Vận hoa kinh”, “Vận chưởng kinh” hay “Mã náo bài kinh”. Tất cả đều là các sách dạy các lối đánh bài. Vậy nhưng không có lối nào có nét giống như Tổ Tôm hiện nay của ta để truy tìm xuất xứ.Trong khi đang khó khăn như vậy thì may thay, chúng tôi được dịp gần Cụ Đỗ Ngọc Toại, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Bắc. Cụ Toại sinh ra ở vùng Kinh Bắc, là bậc túc nho uyên thâm và là người rất am tường các lối chơi bài lá của người Trung Hoa. Cụ là nhà nho có nhiều cống hiến trong lĩnh vực Hán Nôm, từng dịch thơ Nguyễn Khuyến và Liêu trai chí dị. Theo Cụ, trong bộ “Thuyết phu” có sách “Diệp tử phổ”, bộ “Thuyết phu” dạy lối chơi bài gần giống Luật Tổ Tôm của ta. Tìm hiểu thêm, chúng tôi thu được một số thông tin như sau:Môn chơi Tổ Tôm được truyền sang ta bằng con đường Vân Nam, Quý Châu. Chữ Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là “Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Có ba cây sẽ được một phu). Chữ Yêu trong tiếng Hán còn có nghĩa là đơn độc. Vì vậy nó chỉ có một mình cũng thành một phu rồi. Hàng Văn, lúc đầu chỉ vẽ hình những văn nhân hay nho sĩ trong chuyện cổ nước Tàu. Hàng Vạn lại lấy việc mô tả đẳng cấp lao động trong xã hội cũ, duy có hàng Sách vẽ những cái bất thường.Ngoài ra, cũng theo cụ Đỗ Ngọc Toại, môn chơi Tổ Tôm đã được người Việt xứ ta, với truyền thống văn hiến, biến đổi và làm sâu sắc, chặt chẽ thêm rất nhiều để có lối chơi hấp dẫn như ngày nay. Tuy vậy, một thực tế là do chưa có một bộ luật nào làm mốc, vì thế, trong dân gian có nhiều loại quy định khác nhau về chi tiết, mặc dù nét cơ bản của luật chơi không khác nhau. Chúng tôi có may mắn được dự chơi Tổ Tôm ở nhiều tỉnh, thành của phía Bắc, kể cả một số vùng phía Nam có người Bắc di cư. Qua đấy thấy được một số sai khác trong điều luật, kể cả một số điều mà đến nay không thể giải quyết một cách chính xác trên chiếu Tổ TômTác giả: Nguyễn Lưu
Mình nghĩ từ chắn học chơi tổ tôm thì dễ chứ mình không nghĩ chơi tổ tôm dễ như chơi chắn. Bởi vì luật tổ tôm phức tạp hơn, lại phải xoay các phu khi ăn hoặc đánh cây để tối ưu được bài ù nhiều điểm và chờ cây còn trong nọc. Có lẽ vì lý do đó nên lập trình sẽ phức tạp hơn lập trình cho chơi chắn cộng với số lượng người chơi tổ tôm không nhiều nên các hãng game không đầu tư viết phần mềm chơi tổ tôm phục vu các tôm thủ, chắc sandinh cũng không loại trừ nằm trong trường hợp này.