Có thể nói những bộ bài Tây đã trở nên rất đỗi thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, chúng xuất hiện gần như mọi nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Phi, châu Mỹ với muôn ngàn thể lệ, cách thức chơi, sử dụng khác nhau. Tuy độ lan tỏa mạnh mẽ và rộng đến như vậy nhưng trên thực tế có rất ít người biết được những bí ẩn phía sau chúng. Bộ bài Tây (ở miền Bắc Việt Nam còn gọi là tú lơ khơ hoặc bộ tú) - (chữ Hán: 遊戲牌 Du hí bài) - (tiếng Anh: Playing cards) bao gồm có 54 lá bài (có cặp bài chỉ có 52 lá), trong đó có 52 lá thường: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A (Át) kết hợp với 4 chất: Cơ, Rô, Chuồn (Tép, Nhép), Bích và hai lá Joker (còn gọi là Phăng Teo hay Chú Hề). Ở Việt Nam, thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì xuất xứ từ Tây phương và để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta (để chơi tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,...). Lịch sử Thời sơ khai Lá bài của Trung Quốc thời xưa, khoảng năm 1400. Bộ bài xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IX thời kỳ nhà Đường (năm 618 - 907). Trò chơi này được làm bằng giấy. Bài lá được nói đến lần đầu trong lịch sử vào thế kỷ trong cuốn Collection of Miscellanea at Duyang của tác giả Su E, mô tả công chúa Tongchang, con gái Đường Ý Tông, chơi "bài lá" năm 868 với các thành viên gia đình nhà chồng. Thời nhà Tống, học giả Âu Dương Tu cho rằng bài lá đã có từ thời Trung Đường. Tiếng Trung Quốc từ bài (牌) được dùng để mô tả cả hai loại giấy và các quân tú lơ khơ để chơi. Có lẽ các kiểu của bộ bài hiện đại ở Châu Âu đến từ các quốc gia của Ai Cập vào cuối năm 1300, trong đó thời gian của họ đã giả định một hình thức giống như vậy được sử dụng ngày nay. Mỗi bộ bài có 54 lá. Lan ra châu Âu và thay đổi kiểu mới Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Hoàng tử được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí. Những bí mật còn ẩn giấu bên trong Như đã đề cập ở trên, không phải ngẫu nhiên mà 1 bộ bài tây luôn có đủ 52 cây hay vì sao chúng được chia thành 4 chất khác nhau. Về mặt lịch sử, nó được cho là có liên quan tới những truyền thuyết thần bí của triết học Kabbalah và Hermetic. Theo đó, chúng ta sẽ có được rất nhiều điều thú vị ẩn giấu phía sau: - Một bộ bài có 52 lá, tượng trưng cho 52 tuần trong một năm. - Bốn chất cơ, rô, bích, tép cũng tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian. - Nếu coi mỗi quân Joker này là 1, J là 11, Q là 12 và K là 13 thì tổng các phần tử mà 52 cây bài cộng lại là 364. Nếu cộng tổng 53 cây là 365 - tương đương số ngày trong 1 năm thường. Còn nếu cộng tổng 54 cây thì tổng sẽ bằng 366 - số ngày trong 1 năm nhuận. - Chưa hết, việc chia bộ bài thành 2 màu riêng biệt đều nhau cũng có thể hiểu như đại diện cho ngày và đêm. Đó mới chỉ là những đặc điểm mang tính "số lượng" của bộ bài, vậy còn những hình ảnh, khái niệm khác thì sao? Điển hình có thể kể ra như việc một bộ bài có bốn chất khác nhau, chúng đại diện cho cái gì? ♠ Bích Biểu thị thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm trí. Đây cũng là đại diện cho một sự sinh sôi. ♣ Tép Đại diện cho đũa thần, lửa, ý chí, chuyển đổi hay sự hợp nhất. ♦ Rô Biểu hiện lá chắn, đất, sức mạnh, độ bền và sự phong phú; là đại diện cho các biểu tượng. ♥ Cơ Đại diện cho chén, nước, sức mạnh của tiềm thức và việc chữa bệnh. Chất cơ cũng đại diện cho sự sinh sôi. * Joker (Phăng Teo, Thằng Hề) Đặc biệt, ngoài 52 lá bài được đánh số (và hình ảnh) từ A - K, mỗi bộ bài thường có thêm 2 lá Phăng teo (Joker). Chúng vừa không có giá trị lại vừa vô giá. Không được đánh số cụ thể, không tham gia được vào nhiều cuộc chơi nhưng ở một số vùng, cũng chính vì những đặc điểm đó, Phăng teo có thể thay thế cho giá trị của mọi quân bài, trở thành quân mạnh nhất. Vậy còn những lá J, Q, K thì sao? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn đọc ở link sau: Các nhân vật trong bộ bài Tây. Họ là ai? Nguồn tài liệu: Wikipedia và mạng internet
GỬI MOD 22 VỚI CẢ NHÀ Về bộ BÀI TÂY, mình không có ý kiến xác minh nguồn gốc của nó là từ nền văn minh nào.Tuy vậy, từ khi tồn tại cộng đồng người nguyên thủy với nhu cầu giải trí thể thao gồm THI ĐẤU THỂ LỰC và THI ĐẤU TRÍ TUỆ sẽ có các trò chơi bài lá tương tự rồi. Nền văn minh nào lâu đời nhất, cụ thể có chữ viết hoặc điêu khắc, hội họa lưu lại bằng chứng sẽ là xuất xứ của trò chơi bài lá. Có một điều thú vị, hơn 7 tỉ người với hơn 200 quốc gia hiện đại chơi BÀI TÂY, duy nhất có người Việt Nam ĐÁNH PHỎM từ cuối thế kỷ 20; sang đầu thế kỷ 21 lại thêm trò chơi ĐÁNH LIÊNG(và một số trò khác tương tự). Mình có một số anh em, bạn bè tại nhiều nước ngoài nói rằng không thấy họ đánh phỏm, đánh liêng hoặc chơi trò tương tự bên đó. Từ TỔ TÔM, món “đặc sản văn hóa tinh thần của người Việt” duy nhất tại địa cầu có lịch sử gần ba thế kỷ, mình dự đoán chính các Tôm Thủ tạo ra trò chơi Đánh Phỏm, Đánh Liêng từ qui tắc, luật chơi của Tổ Tôm. Tri thức mỗi người là hạn hẹp, mình có vài ý kiến nhỏ vậy, rất mong được cộng đồng Chắn Thủ, Phỏm Thủ, Tôm Thủ thảo luận làm rõ. Xin cảm ơn!