[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P1).


    TỪ ĐIỂN TỔ TÔM


    TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE


    LỜI NÓI ĐẦU

    Tổ Tôm, đặc sản tinh thần của người Việt; một trò chơi bài lá, thể thao trí tuệ hay nhất trên địa cầu. Cuối thế kỷ 20, tri thức về Tổ Tôm được sưu tầm, tổng hợp, biên soạn thành Luật Tổ Tôm 2000. Sang thế kỷ 21, với sự phổ cập mạng Internet toàn cầu, mình bổ sung Từ Điển Tổ Tôm dựa trên Luật Tổ Tôm 2000 và thực tế chơi. Từ Điển Tổ Tôm thuyết minh sáng tỏ Luật Tổ Tôm 2000 cho Tổ Tôm GameOnline, làm cơ sở lập trình trò chơi trong mạng ảo. Mình cũng sưu tầm một số tư liệu văn học dân gian về Tổ Tôm trong phần Phụ Lục.

    Tri thức về Tổ Tôm sẽ được liên tục bổ sung, hoàn thiện theo thời gian, nên rất mong các bạn đam mê “di sản văn hóa phi vật thể của người Việt” này có ý kiến đóng góp để lưu truyền cho mai sau.

    Nguyễn Tiểu Thương


    DANH MỤC VIẾT TẮT:

    -TT: Tổ Tôm.
    - Tt: TÔM THỦ( người chơi Tổ Tôm).
    -TTSĐ: Tổ Tôm Sân Đình, chơi trên Internet trang Chanphom.com.
    -TT5: Tổ Tôm Bí Ngũ. TT4(TT Bí Tứ),TT3(Tài Bàn), TTĐ(Tổ Tôm Điếm).
    -BT: Bất Thực.
    -BTK: Bất Thực Khàn.
    -BTTK: Bất Thực Thiên Khai.
    -TTSĐ: Tổ Tôm Sân Đình.
    -VIẾT HOA: các từ ngữ về TT sẽ được viết hoa.


    1- TỔ TÔM: tên gọi Bộ Bài Lá hiện nay chỉ có người Việt chơi.
    a-Tên gọi: Tổ Tôm người ta suy đoán là biến thể của từ Hán-Việt “TỤ TAM”. “Tụ Tam” là tổ hợp nhỏ nhất(gọi là một phu bài) gồm ba quân bài. Cũng có thể do trò chơi này quá phức tạp, rắc rối nên tiền nhân ví nó như tổ của loài tôm. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ viết: “Tổ Tôm tên chữ gọi Hà Sào”(Hà Sào là tổ con tôm).
    b-Nguồn gốc: TT được người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ chơi cách đây gần 300 năm.Từ hình vẽ có trang phục mang phong cách người Nhật và chữ viết là chữ Hán cách điệu,trước đây một số người hiểu chưa đúng về xuất xứ của trò chơi này. Do lúc đó người Kinh chỉ thạo dùng chữ Hán, chữ Nôm và hiện nay chỉ riêng người Việt chơi, nên có thể khẳng định Tổ Tôm ra đời tại Việt Nam.Tài liệu văn bản của người Nhật, người Hoa đến nay cũng không xác nhận Tổ Tôm là trò chơi của họ.
    - Nhân loại hiện có hai trò chơi bài thịnh hành: Poker(Xì Tố) và Mạt Chược. Tổ Tôm phức tạp tinh vi hơn cả hai thứ trên và được người Việt chơi rộng rãi trước cả trăm năm.
    -Có một điều thú vị về TT liên quan tới Bộ Bài Tây(Tú Lơ Khơ). Trò chơi Phỏm(Tá Lả) do người Việt tạo ra cuối thế kỷ 20 với các tổ hợp ngang, dọc, có Ù nhiều khả năng bắt nguồn từ trò chơi TT vận dụng vào Bộ Bài Tây. Hậu thế sau này có khi vận dụng ngược chiều từ Phỏm để TT có cước Ù ĐỒNG HOA(Bội 24, bằng 2 lần Kính Tứ Cố)?
    c-Kết luận: TT là bài lá dân gian của người Việt, phổ biến đến nay chỉ có người Việt chơi.TT là một trong vài thứ trò chơi bài lá dân gian giàu chất trí tuệ, đậm tính nhân văn nhất của nhân loại. Do vậy TT là một tài sản “Văn Hóa Phi Vật Thể” của người Việt mà chúng ta nên gìn giữ, lưu truyền.


    2-BỘ BÀI TỔ TÔM: gồm có 120 lá bài. Cứ bốn lá bài giống hệt nhau, tạo ra một quân bài được phân biệt bởi SỐ và CHẤT; có hai màu ĐEN, ĐỎ.
    a-SỐ: Có 9 HÀNG SỐ 1,2,3,4,5,6,7,8,9(nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu). Thực ra có ba Quân Yêu Đỏ: Chi Chi, Ông Cụ, Thang Thang có thể coi là hàng số 10(Thập), dùng làm số đếm khi bắt cái.
    b-CHẤT: Có 3 HÀNG CHẤT Văn, Vạn, Sách(có nơi gọi là HOA). Kinh nghiệm để nhớ thứ chữ tượng hình rắc rối này của người xưa truyền lại là: “VẠN VUÔNG, VĂN CHÉO, SÁCH LOẰNG NGOẰNG”.
    c- Ba Quân đặc biệt gọi là YÊU ĐỎ(YÊU HỒNG): Chi Chi(tạm coi là chất Văn), Thang Thang(tạm coi là chất sách), Ông Cụ(tạm coi là chất Vạn).Địa phương có nơi tên gọi hơi khác như ÔNG LÃO(quân Ông Cụ), THƯƠNG THƯƠNG, BÀ LÃO(quân Thang Thang)…
    d-Hình Ảnh quân bài:

    d.1-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VĂN


    [​IMG]


    d.2-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VẠN

    [​IMG]




    d.3-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT SÁCH


    [​IMG]


    d.4-QUÂN BÀI BỘ YÊU


    [​IMG]


    3-CHƠI TỔ TÔM: Bộ Bài TT thường dùng cho năm trò chơi: Tổ Tôm BÍ NGŨ(TT5); Tổ Tôm BÍ TỨ(TT4); TÀI BÀN(Tổ Tôm Bí Tam:TT3); Tổ Tôm Điếm(TTĐ); CHẮN(chỉ dùng 100 quân, bớt đi 3 quân YÊU ĐEN: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách và 2 quân YÊU ĐỎ: Thang Thang, Ông Cụ).Chơi TT cần có “đồ nghề” là Bộ Bài, Đĩa Nọc, Chén Bất Thực.Tổ Tôm Điếm là trò chơi TT5 trong lễ hội, cần nhiều điều kiện khác.
    a--TỔ TÔM BÍ NGŨ(TT5): 120 lá bài CHIA KÍN, đều thành 6 PHẦN BÀI, mỗi phần 20 lá bài.Chọn một phần để Làm Nọc, bớt đi một lá bài cho người có cái.Công ty SÂN ĐÌNH đang làm phần mềm cho Tổ Tôm Bí Ngũ(Ngũ được hiểu là có 5 phần bài dành cho người chơi).Tài liệu này là cơ sở qui tắc trò chơi TT5 Online. Bài Ù Bí Ngũ: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 1 Lưng khi quân ù hiện.
    b-TỔ TÔM BÍ TỨ(TT4): 120 lá bài chia kín, đều thành 5 phần, mỗi phần 24 lá bài. Một phần để làm Nọc, bớt 1 lá bài cho người có cái. Bí Tứ được hiểu là có 4 phần bài dành cho người chơi và 1 phần Nọc. Bài Ù Bí Tứ: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 2 LƯNG RỜI khi quân ù hiện.Cước sắc Ù Tứ Trụ trong TT4 khác TT5 là có THẬP NHỊ ĐIỀU và KÍNH HAI CỤ.
    c-TÀI BÀN(có thể gọi là Tổ Tôm Bí Tam - TT3): 120 lá bài chia kín đều thành 4 phần, mỗi phần 30 lá bài. Một phần để làm Nọc cũng bớt 1 lá bài cho người có cái.Tài bàn Ù: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 9 Lưng(có cả Lưng Ghép, Lưng Tài)khi quân ù hiện.
    -TT3 phân biệt với trò chơi TT khác ở chỗ: có 3 người chơi; Ù cần nhiều lưng hơn; có các QUÂN TÀI; đánh được cả phu đi.
    d-CHẮN: bớt đi 20 quân bài Yêu (Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Thang Thang, Ông Cụ) còn 100 lá bài chia kín đều làm 5 phần, mỗi phần 20 lá bài. Mỗi phần chia bớt 1 lá để vào đĩa Nọc. Một phần để làm Nọc, bớt ra 1 lá cho người có cái. Vậy nhà cái có 20 lá bài, 3 nhà khác có 19 lá bài, Nọc có 23 lá bài. Chắn Ù: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 6 chắn khi quân ù hiện. Quân Ù khi chơi chắn chỉ được mở từ nọc, ngoại trừ Chíu Ù.
    -Một số vùng chơi cả CHẮN BÍ NGŨ(năm phần chơi, dùng cả 120 quân bài).
    e-TÔM THỦ:
    e1: Người chơi TT ta gọi là TÔM THỦ(viết tắt là Tt).Nếu đủ chân, TT5 sẽ có 5 Tt, Bí Tứ sẽ có 4 Tt, Tài Bàn sẽ có 3 Tt, Chắn sẽ có 4 Ct(Chắn thủ).
    -Trong mỗi Chiếu Làng còn có người ngồi xem(gọi là CHẦU RÌA), người phục vụ khác.
    e2: Người xưa còn gọi Tt bằng các tên khác: CHÂN ,TAY, CỬA, NHÀ...Cũng bởi vậy có các từ chỉ việc thiếu Tt như “KHUYẾT CHÂN”, “HỤT TAY”, “MẤT CỬA”, “THIẾU NHÀ”.
    e3: Nhiều vùng gọi chung các Tt tham gia ván bài là “LÀNG”, nên hay dùng từ “TRÌNH LÀNG”, “CHIẾU LÀNG”, “XIN LÀNG”, “LỆ LÀNG”, “HỎI LÀNG”...
    - Hiện ở SANDINH.COM gọi người chơi là TÔM THỦ, nghe cũng ổn.Do vậy ĐIỂM chơi cũng được gọi là TÔM(chuyển cho mình 1000 TÔM nhé).
    f-TỔ TÔM ĐIẾM: chơi TT5 với những điều kiện sân chơi, con người, dụng cụ thiết bị hỗ trợ…phức tạp hơn. TTĐ khác biệt cơ bản ở vai trò TRUNG QUÂN(người điều khiển cuộc chơi), HIỆU TRỐNG, HIỆU CỜ, NỌC HÒA(có chỗ hòa khi còn một quân Nọc).


    4-Ù(điều kiện):
    a-TT5 Ù khi bảo đảm điều kiện: TRÒN BÀI + CÓ LƯNG +QUÂN Ù hiện.
    b-Tôm thủ trong chiếu TT Ù với 1 lá bài khi có Tt khác đánh ra, mở nọc.
    c-Có hai trường hợp đặc biệt là THIÊN Ù hoặc Ù với thiên khai dậy khi động nọc.
    d-Ù là nước bài đặc biệt. Khi Ù người ta không HỒI TỐ với các nước bài trước đó. Tuy vậy phải tránh các lỗi HÔ,XƯỚNG Ù; lỗi XẾP PHU KHÔNG TRÒN; lỗi THỪA THIẾU.
    e-BÀI Ù: Bài Ù đủ 21 quân, không còn quân rác nào và có lưng.

    5- TRÒN BÀI: như nhiều trò chơi bài lá khác, người ta sắp xếp các quân bài thành các tổ hợp, trong TT gọi là Phu. Khi bài của Tt không còn quân rác(mọi quân bài đều nằm trong phu) gọi là TRÒN BÀI.
    a-BÀI RÁC TRÊN TAY: gồm những QUÂN RÁC TRÊN TAY.
    b-BÀI RÁC DƯỚI CHIẾU: gồm những QUÂN RÁC DƯỚI CHIẾU.
    c- BÀI XẤU: bài có nhiều quân rác, MẢNG RÁC. Tt hay nói là “NĂM BÈ BẢY MẢNG”.
    d-BÀI ĐEN: là Bài Xấu, không ăn được phu, CHẠM ĂN toàn QUÂN KIỆT,nhiều ván không Ù được. Tt hay than thở: “Đen Như Cuốc”, “Nhọ Quá”.


    6-PHU BÀI: khi chơi Tổ Tôm, các Tt sắp xếp quân bài khi ăn , khi đánh thành các PHU BÀI: có 7 loại Phu Bài theo tính chất tổ hợp; 3 loại PHU THIẾU gọi là CẠ.
    a-PHU BÍ: là tổ hợp ít nhất 3 quân bài khác chất, cùng số hoặc khác số. Ví dụ: 3 văn + 3 vạn + 3 sách hoặc 7 văn + 3 vạn + 3 sách.
    -Theo lối chơi mới của Sân Đình, Phu Bí tối đa có tới 12 quân bài. Ví dụ Bí Tam: 4 quân 3 văn + 4 quân 3 vạn + 4 quân 3 sách.
    –PHU BÍ SƯỜN: một số “Lệ Làng” gọi Phu Bí tổ hợp bởi các quân “Không cùng hàng số” là “Bí Sườn”; có nơi chỉ gọi riêng “Nhị Vạn, Nhị Sách, Bát Văn” là Bí Sườn.Các Phu Bí được làm Lưng đều là “Bí Sườn”.
    -Mod1 Sân Đình bổ sung một từ trong thơ xưa(Phan Kế Bính), gọi Phu Bí là “KẾT NGANG”.
    b-PHU DỌC: là tổ hợp ít nhất ba quân bài cùng chất, có số liên tiếp nhau. Ví dụ: 3 văn + 4 văn + 5 văn.
    -Phu Dọc tối đa có tới 9 quân bài liên tiếp. Ví dụ: 1 văn...2,3,4,5,6,7,8,9 văn.
    c-PHU YÊU: bất kỳ quân Yêu nào, dù đứng một mình, cũng được coi là 1 Phu, không phải Quân Rác. Phu Yêu là một loại Phu đặc biệt, chưa thấy tiền nhân coi nó thuộc Phu Dọc hay Phu Bí.
    -Sáu Quân Yêu: 1 văn, 1 vạn, 1 sách, chi chi, thang thang, ông cụ.
    d-PHU LƯNG: Tổ Tôm khi Ù ngoài điều kiện tròn bài, còn phải có Lưng. Có chín tổ hợp Phu là Lưng khi chơi Tổ Tôm:
    d1: Lưng Tôm: Tổ hợp 7 văn + 3 vạn + 3 sách.
    d2: Lưng Lèo: Tổ hợp chi chi + 9 vạn + 8 sách.
    d3: Lưng Sườn(một số nơi gọi là Bí Sườn): 8 văn + 2 vạn + 2 sách.
    d4: Lưng Yêu Đỏ 1: thang thang + 9 vạn + 9 sách(Lưng yêu Đỏ Đơn).
    d5: Lưng Yêu Đỏ 2: thang thang + ông cụ + 9 sách(Lưng Yêu Đỏ Kép).
    d6: Lưng Yêu Đen 1: 1 văn + 2 văn + 3 văn(Lưng Yêu Đen Đơn).
    d7: Lưng Yêu Đen 2: 9 Văn + 1 Vạn +1 Sách(Lưng Yêu Đen Kép).
    d8: Lưng Trùng Tam: Phỗng (ăn Phỗng được trong ván chơi) + Khàn: là Phu gồm 3 quân giống hệt nhau: như phỗng 3 văn hoặc Khàn 3 văn Úp.
    d9: Lưng Trùng Tứ: Khàn Dậy(ăn được trong ván chơi) + Thiên Khai: là Phu gồm 4 quân giống hệt nhau như Khàn 3 văn dậy hoặc Thiên Khai 3 văn Úp.
    -Chú ý: khi chơi TT4, TT3 còn có các LƯNG GHÉP, LƯNG GHÉ, LƯNG RỜI, LƯNG TÀI ta không đề cập ở đây. LƯNG TRÙNG là loại Lưng Đặc Biệt.
    d10:Hình ảnh 9 Bộ Lưng Tổ Tôm:

    [​IMG]
    +LƯNG GHÉ, LƯNG GHÉP: có 2 quân chi chi, 2 quân 9 vạn nếu 3 quân 8 sách phỗng(hoặc nằm khàn) thì chơi Bí Tứ chỉ tính là 1 Lưng. Dư 1 quân chi, 1 quân 9 vạn đối với 3 quân 8 sách là Lưng Ghé, Lưng Ghép chỉ được tính thêm 1 lưng khi chơi TT3. Nếu 3 quân 8 sách tách rời, được tính là 2 Lưng khi chơi TT4(là 2 LƯNG RỜI). +LƯNG RỜI: 2 Lưng giống hệt, tách rời nhau được tính là 2 Lưng Rời khi chơi TT4.
    e-PHU TRÒN: chính là PHU BÀI hoàn chỉnh; một tổ hợp tối thiểu có 3 quân bài “TỤ TAM TỬ ĐẮC THÀNH NHẤT PHU”hoặc Quân Yêu.
    -PHU Ù: là Phu Tròn từ Quân Ù tạo nên.
    -YÊU là PHU TRÒN đặc biệt.
    f-PHU TRÊN TAY: các PHU có trên tay kể cả Yêu, làng chỉ biết khi HẠ Ù. Khi cần thiết, Tt có thể đánh xén quân bài trong Phu Trên Tay(loại trừ Yêu).
    -Phu Trên Tay là PHU ĐẾN TRƯỚC(PHU CÓ TRƯỚC) đầu tiên khi xét sai đúng lúc ăn đánh về thời điểm “Trước, Sau” của “Quân, Phu liên quan”.
    - Quân úp ăn cài Khàn, Khàn Úp hay Thiên Khai Úp để dưới chiếu nhưng kín với làng, vẫn thuộc Phu TRên Tay. Phu Ăn Cài Khàn gọi là Phu Ẩn(giống như Khàn Úp, Thiên Khai úp). Tương ứng với Phu Ẩn là ĂN KÍN, BÀI KÍN.
    g-PHU DƯỚI CHIẾU: các PHU Tt trình với làng dưới chiếu. Đánh quân bài thuộc Phu Dưới Chiếu hoặc xếp bài BẤT THÀNH PHU dưới chiếu sẽ bị Báo. Các phu bài Tt trình làng dưới chiếu gọi là BÀI LỘ. Phu tạo ra Bài Lộ gọi là PHU LỘ, quân cả làng nhìn thấy dưới chiếu gọi là QUÂN LỘ.
    -Thời điểm xác định phu dưới chiếu với nhiều Lệ Làng chưa thống nhất, Tt cần lưu ý.
    -Khi ăn quân dưới chiếu sẽ tạo ra các PHU LỘ. Xét sai đúng khi “Ăn Chọn Quân”, “Ăn Chọn Phu” cần lưu ý xem xét “PHU LỘ TRƯỚC”, “QUÂN LỘ TRƯỚC”.
    h-CẠ, DẬP DÒM:
    h1:CẠ: Là Phu Thiếu, chưa tổ hợp đủ ít nhất 3 bộ phận(3 quân phù hợp). Ví dụ Cạ Tam(3 vạn, 3 sách) còn thiếu 3 văn mới tạo thành Bí Tam. Cũng gọi là Dập Dòm 3, thiếu 3 văn(CẠ BÍ). Cạ 4,5 văn thiếu 3 văn(hoặc 6 văn) gọi là CẠ DỌC.
    h2-CẠ còn một nghĩa hẹp là chỉ Tt khác cùng trong bàn chơi, khi người ta nói “HỢP CẠ”.
    -Tôm Thủ THH có bổ sung 2 từ địa phương:
    + Dọc Què : 2 quân cùng chất, thiếu 1 để tạo phu dọc.
    + Bí Thiếu: mới có 2 hàng cùng số, thiếu cây ở hàng thứ 3.
    h3-CẠ BÍ TƯ: 4 Quân Rác gồm 2 Phỗng chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Bí 5 quân.
    -Ví dụ: Cạ Bí Tư Tam thiếu 3 văn(hoặc 7 văn) là đôi 3 vạn với đôi 3 sách.
    h4-CẠ NĂM GIAN: 4 Quân Rác cùng Chất gồm 2 cặp Số liên tiếp chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Dọc 5 quân.
    -Ví dụ: Cạ Năm Gian thiếu 4 văn là 2356 văn.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/3/24
    Mod01 thích điều này.
  2. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P2).


    7-QUÂN BÀI: ta gọi Quân Bài thay LÁ BÀI, CÂY BÀI, CON BÀI cho thống nhất.
    a-QUÂN TRÔI: là Quân Trong Phu gồm có 4 loại
    a1: Quân Trôi trong Phu Trên Tay:quân có trong các tổ hợp Phu Tròn trên tay. Có thể đánh xén Quân Trôi trong Phu Trên Tay khi cần thiết.Phu Trên Tay là Phu có đầu tiên nên Quân Trôi của nó là Quân Trôi có trước,có đầu tiên khi làng phân xử Quân đến Trước, Quân Đến Sau lúc ăn, đánh.
    a2: Quân Trôi trong Phu Dưới Chiếu:quân có trong các tổ hợp Phu tròn ăn dưới chiếu. Không được đánh Quân Trên Tay Trôi theo Quân, Phu Dưới Chiếu, trừ khi “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.
    a3: Quân Trôi trong PHU ẨN: quân có trong các Phu tổ hợp từ Khàn, Thiên Khai chưa dậy, đang úp dưới chiếu.
    a4: Mọi quân Yêu đều là Quân Trôi.
    -Khác với QUÂN YÊU là các QUÂN THƯỜNG. Quân Thường nằm trong các Phu là Quân Trôi. Quân Thường chưa nằm trong Phu là Quân Rác. Tổ hợp Quân Thường(hơn 1 Quân Thường) chưa tạo thành Phu là CẠ.
    a5-Khi “Ăn một quân của làng” có thể trôi được mấy quân của nhà trên tay, cũng gọi là “Ăn Quân Của Nhà”.
    -Ví dụ: Bài có Cạ Tam thiếu 3 văn: đến 3 văn ăn Bí Tam với 3 vạn, 3 sách gọi là ăn được 2 quân nhà(3 vạn, 3 sách). Nếu dưới chiếu trước đó đã hạ 456 văn thì được phép đánh đi 2 văn(quân trôi theo dọc 456 văn nếu ăn với 3 văn) mà không phạm lỗi “Đánh phu dưới chiếu” vì “Ăn 2 Đánh 1”(ăn được 3 vạn, 3 sách và đánh đi 1 quân 2 văn).
    b-QUÂN RÁC: các Quân Bài chưa nằm trong Phu (tổ hợp đủ) đều là quân rác.
    -Nhiều nơi gọi là QUÂN QUÈ, QUÂN CHƠ LƠ...
    -QUÂN RÁC TRÊN TAY: những quân bài trên tay chưa xếp được vào phu nào.
    -QUÂN RÁC DƯỚI CHIẾU: những quân bài Tt không ăn được nằm lộ tại các cửa.
    c-QUÂN RẺ: quân bài được đánh giá cả làng đều dễ ăn, Ù và còn nhiều.
    d-QUÂN ĐẮT: quân bài được đánh giá nhiều nhà khó ăn, Ù và còn ít.
    e-QUÂN Ù: quân bài Tt Ù với nó.
    e1: Quân Ù từ mở Nọc.
    e2: Quân Ù từ người khác đánh ra.
    e3: Quân Ù từ Thiên Khai dậy khi Động Nọc.
    e4: Khi Thiên Ù, Quân Ù nhiều vùng ước định là Quân Bắt Cái.
    f-QUÂN NHÁI: cửa trên vừa có nó không ăn được, mở nọc lại hiện ra chính nó.
    g-QUÂN LÀNH BÀI: quân bài đánh ra, làng ít có khả năng Ù hay ăn, nhất là về cuối trận.
    h-QUÂN BẮT CÁI: là quân bài nhà cái nhận được thêm khi Bắt Cái.Ở TT chiếu, do Nhà Bắt Cái tùy chọn 1 trong 2 quân thường theo qui tắc “Nhất Yêu Nhị Cửu”. Trong TTSĐ, Nhà Bắt Cái chỉ dùng 1 quân đưa vào Bài Cái, cho nên đó là Quân Bắt Cái luôn.
    -Trong bài Thiên Ù, Quân Bắt Cái chính là Quân Ù.
    i- QUÂN ĐẾN TRƯỚC: khi ăn đánh cần nắm rõ khái niệm này để xét sai đúng.
    i1-Trường hợp ĐƠN GIẢN: quân giống hệt một quân đã đến trước không ăn, sau đến quên mất lại ăn sẽ bị Bắt Báo vì phạm lỗi “Không Ăn Quân Đến Trước lại Ăn Quân Đến Sau”.
    -Ví dụ, bài lẻ 3 vạn, 3 sách; 3 văn vòng trước xuất hiện, đón Tôm không ăn, vòng sau quên lại ăn 3 văn là Báo.
    i2-Trường hợp NÂNG CAO: ăn Quân đến sau có cùng chức năng với quân đến trước đã không ăn mà không có cơ sở lý giải, là Báo.
    -Ví dụ: vẫn bài trên, lẻ 3 vạn, 3 sách; vòng trước không ăn 3 văn, vòng sau lại ăn 7 văn là Báo.Nếu Hạ cả Bí Tôm xuống, lý giải 7 văn có sẵn trên tay thì được.
    i3-Trường hợp PHỨC TẠP: “Quân đến sau, Quân đến trước” không dễ thấy như 2 trường hợp 7.i1 và 7.i2, lại ẩn vào trong “Phu có trước, Phu có sau”.Vận dụng Luật “Ăn Đổi Phu không Lợi Quân” là bị bắt báo, nhiều nơi gọi là BUÔN PHU.
    -Ví Dụ 1 : dưới chiếu ăn 4,5,6 sách; nếu phỗng 7 sách và đánh đi 8 sách là bị Báo, dù là “Ăn một đánh một”. Vì “PHu có trước” 4,5,6,7,8 sách chỉ cần đánh 7 sách sẽ tròn bài lại bị bỏ đi để lập ra phu Phỗng 3 quân 7 sách(Phu có Sau) là phạm luật.Ở đây, quân 8 sách trên tay là “Quân đến trước” vì nó nằm trong “Phu có trước” là 4,5,6,7,8 sách. Lệ Làng nhiều nơi đang cho đánh thế này là điều TTSĐ sẽ cân nhắc, lựa chọn.
    -Ví dụ 2: Có phỗng 2 văn,nằm trong phu 1,2,3 văn trên tay có sẵn. Phỗng 2 văn đánh đi 3 văn, lúc này chưa sao. Vòng sau 1 văn đến cửa trì, ăn và hạ 1 văn trên tay xuống vậy là Báo. Vì phu “1,2,3 văn” là “Phu có trước”nên 3 văn là Quân đến trước.Trường hợp này, người đánh cao đành để treo tranh 1 văn trên tay không hạ. Đánh tiếp nếu Ù rồi Hạ. Làng không tinh sẽ bắt “Treo tranh 1 văn”, cho Ù Lành Làng”. Làng tinh sẽ bắt Báo lại nước bài phỗng 2 văn. Mình ủng hộ cho Ù Lành Làng vì nguyên tắc khi Ù, không hồi tố các nước bài trước.
    -Ví dụ 3: Bài có Bí Ngũ(2 quân 5 văn), 2 quân 6 văn, 1 quân 4 văn: tức là có dọc 456 văn (rác thêm 1 quân 6 văn và Bí Ngũ). Nếu bạn phỗng 6 văn đánh đi 4 văn; sau đó hạ Bí Ngũ ăn 5 binh 5 văn là bị Báo. Vì 4 văn là Quân đến trước(Quân trôi có sẵn trên tay). Bạn phỗng 6 văn(ăn quân 6 văn là quân đến sau). Đổi phu dọc 456 văn thành phu phỗng 3 quân 6 văn, không được lợi quân nào.
    i4-Lưu ý: Các “PHU TRÊN TAY” khi lộ với làng dưới chiếu là “PHU CÓ TRƯỚC NHẤT” nên mọi quân trôi trong phu đó lúc xét sai đúng là “QUÂN ĐẾN TRƯỚC”.
    k-QUÂN ĐẾN SAU: theo khái niệm Quân Đến Trước, để tính ra thứ tự Quân Đến Sau. Ăn Quân Đến Sau mà đánh đi Quân Đến Trước là bị báo.
    -Quân đến sau bị bắt báo là quân giống hệt, quân cùng chức năng (nếu trong phu dọc không tính từ quân thứ tư; trong phu bí không tính quân khác chất).
    l-QUÂN KIÊNG:
    l1: Quân Kiêng đầu hội chơi, người ta kiêng đánh những Quân Bài 6 văn, 9 văn. Nhiều vùng Kiêng Kỹ, cả 4 sách, 7 sách.
    l2: Quân Kiêng Cước Sắc: một số nơi người ta Kiêng Ù bài Kính Tứ Cố (bài đen tuyền chỉ có 4 Quân Ông Cụ), nhất là khi còn Tứ Thân Phụ Mẫu. Trong Game , điều kiêng này ít được Tt quan tâm.Tôm thủ cũng ít khi đánh ra các QUÂN CƯỚC SẮC(tạo ra cước Tôm, Lèo, Tứ Trụ). Một số nơi cũng kiêng Ù Tứ Trụ ván bài đầu với Bạch Định(đám hỉ); với Thập Điều(đám hiếu). -Kính Tứ Cố trong Game chỉ kiêng nếu trong Bài Ù có cả Cuốc(6 vạn)+Xe Đòn(4 vạn).Được thoát Kiêng nếu có Hoa lên Chùa(2 vạn,5 vạn);nếu không có Chùa chỉ có Vòng Hoa vẫn phạm Kiêng.Có 3 vạn, các cụ bẩu ra đường làm Cái Bang(Tán Tài); có 7 vạn các cụ bẩu khéo gẫy răng(gặp tai nạn)…
    l3: Quân Kiêng vừa Ù: quân vừa Ù cũng ít khi Nhà Cái đánh đi đầu tiên.
    l4: Quân Kiêng Bắt Cái: Quân bắt cái dù là quân rác cũng ít khi được đánh đầu tiên. Có thành ngữ thông tục mô tả: “Đánh Cái lấy Ấy mà Ù”.
    m-QUÂN PHỖNG: Quân làng đánh ra hay Mở Nọc mà Tt phỗng được. Lưu ý các Quân PHỖNG Ù.
    -Gần với Quân Phỗng còn có QUÂN KHÀN, QUÂN THIÊN KHAI.
    n-QUÂN HẾT BỐN: quân bài đã hiện trên mặt chiếu đủ cả 4 lá. Không còn chờ để ăn hay ù với nó nữa.
    0-QUÂN CẠN(QUÂN KIỆT-QUÂN KHAN): Quân bài được suy đoán rất ít khả năng còn hiện lên trên chiếu.
    p-QUÂN ĐEN, QUÂN ĐỎ: 120 quân bài Tổ Tôm có 2 loại màu ĐEN và ĐỎ.
    p1: QUÂN ĐEN có 92 lá bài gồm có 3 bộ Yêu Đen(Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách);Tất cả các bộ quân từ Nhị đến Thất; Bộ Bát có Bát Văn; Bộ Cửu có Cửu Văn.
    p2: QUÂN ĐỎ có 28 lá bài gồm có 7 Bộ Quân: 3 bộ Yêu Đỏ (Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ);2 Bộ Bát là Bát Vạn, Bát Sách; 2 Bộ Cửu là Cửu Vạn, Cửu Sách.
    q-QUÂN LỘ: quân bài hiện dưới chiếu tất cả làng đều nhìn rõ. Đôi khi gọi là QUÂN HIỆN. Quân Hiện tạo ra từ “QUÂN ĂN”, “QUÂN ĐÁNH”, “QUÂN BỐC”, “QUÂN TRÌNH PHU”, QUÂN DẬY”, “QUÂN CÀI KHÀN”, “QUÂN HẠ PHU”, “QUÂN Ù”.
    -QUÂN ÉP LỘ: khi Ăn Kín với Khàn, chiếu hiện quân liên quan ép Lộ Khàn, kể cả ÉP BÁO.
    r-QUÂN LIÊN QUAN: Quân có quan hệ với Phu, Quân hiện dưới chiếu. Trong quá trình ăn đánh, chỉ những Quân Liên Quan đến phu, quân hiện dưới chiếu mới bị xem xét sai đúng.
    s-QUÂN ĐỨNG: Quân đánh ra làng không thể Phỗng được(bạn NTT một Tôm thủ Game TT bổ sung như vậy là chính xác hơn).
    t-QUÂN BAY: quân bài khi hiện ra mặt chiếu có nhiều khả năng bị phỗng.
    u-QUÂN NHÀ: 20 quân thuộc bài Tt có lúc đầu ván.
    -QUÂN NHÀ ĐÃ ĂN: là Quân Nhà nằm trong Phu Dưới Chiếu.
    -QUÂN NHÀ ĐÃ BỎ: là Quân Nhà đã đánh đi.
    v-QUÂN LÀNG: quân hiện dưới chiếu không phải QUÂN NHÀ bao gồm QUÂN NỌC.
    x-QUÂN NỌC: Các quân còn đang trong Nọc, chưa mở.


    8 – NỌC: phần bài Người Bắt Cái để ở giữa chiếu (trên đĩa Nọc) cho Tt mở dần.
    a-BÀI NỌC: là tất cả lá bài trong NỌC. Phần bài chọn Bắt Cái(Bài Nọc) bao giờ cũng bớt 1 Quân Bắt Cái vào BÀi Cái cho Người Có Cái. Có nơi gọi là “LỌC”.
    -Chơi TT5,Bài Nọc có 19 quân.
    b-MỞ NỌC như BỐC NỌC: Nọc được các Tt mở liên tục cho đến khi có người Ù. Khi Nọc chỉ còn 5 quân bài, thì không mở nữa, ván bài Hòa. Nọc được MỞ KÍN.
    -Thông thường ở TT Chiếu, Nhà Cái là người chịu trách nhiệm Mở Nọc cho Làng, có đôi nơi gọi là NHÀ NỌC. Người Chịu Bài(nếu có)sẽ mở Nọc cho làng.
    c-ĐẾM NỌC, KIỂM NỌC: ván bài khi hòa,Tt đếm số quân bài trong Nọc có đúng còn 5 không. Thực ra, khi chơi đủ 5 người, tổng số quân rác tại các cửa là 15 thì ván bài Hòa. Mỗi người CHỊU BÀI, nọc dư thêm 3 quân để tính ván hòa(4 người chơi nọc còn 8; 3 người chơi nọc còn 11).
    d-ĐỐC NỌC: Quân bài mở cuối cùng của Nọc. Trong TTSĐ khi đủ chân là Quân Bài có số thứ tự là 6. Tương tự, Quân Bài trong nọc sau quân ù các Tt hay gọi là ĐỘI NỌC, ÔM LƯNG, LÓT DÉP, XÁCH ĐIẾU.
    e-CHÁY NỌC: bốc hết Nọc mà ván bài vẫn Hòa. RÓC NỌC có ý nghĩa tương tự.
    f-KHÓA NỌC: Tổ Tôm Chiếu, 1 trong 2 quân dùng Bắt Cái, để ngửa trên cùng Bài Nọc, là quân Khóa Nọc, để chống gian lận. Trong Lập Trình TTSĐ không có quân lộ này vì chỉ Bắt Cái bằng 1 quân bài và Nọc mở tự động.
    g-MỞ CAO, CAO TAY BỐC: chỉ việc Tt chọn lựa Mở Nọc, thay vì ăn quân nhà trên đánh xuống hoặc quân mở ở cửa trước thêm vào PHU ĐẦY. Khi chơi Tổ Tôm, do nhiều quân bài hơn, nước bài phức tạp hơn, Ù được cả quân Tt đánh ra, nên việc Mở Cao, Cao Tay Bốc càng quan trọng.
    -Thành ngữ hài hước của dân gian “Khi Đi Vợ Dặn Cao Tay Bốc” là từ ý nghĩa này.
    h-ĐẤM YÊU: khi mở Nọc cửa trì được quân Yêu. Bài lúc đã chờ ù, đôi khi Đấm Yêu làm VỠ CHỜ vì không còn quân đánh xén.
    i-ĐỘNG NỌC: là một trường hợp của Dậy Thiên Khai,thời điểm trước khi mở quân đầu tiên của Nọc.
    k-LẬT NỌC: khi hết ván hoặc có người Bị Báo, nhiều nơi sẽ Lật Nọc(ngửa Nọc).Chơi TT chiếu, ai Lật Nọc sai sẽ bị làng phạt.

    9-CÁI: Quyền hạn khởi đầu ván bài.
    a-NHÀ CÁI: chỉ Tôm Thủ đánh ra quân bài đầu tiên khi vào ván. Chơi TT, CÓ CÁI là rất LỢI BÀI.
    a1: Từ BẮT CÁI ĐẦU HỘI hoặc CÁI Ù:
    -Bắt Cái Đầu Hội: bắt đầu chơi, làng Bắt Cái Đầu Hội. Một số nơi gọi là KHAI HỘI.
    -Cái Ù: nhà vừa Ù thì đương nhiên có cái ván tiếp theo.
    a2: ĐẦU KÊ: Ván chơi Hòa, Tt được KÊ (ĐẦU KÊ) hoặc Tt Chịu Bài sẽ có Cái ván tiếp theo. Quân bài cuối cùng của Nọc mở để Hòa ở Cửa Trì Tt nào, Tt đó được ĐẦU KÊ.
    -Nhà “ĐẦU KÊ” không ù thì gọi là “KÊ DÙ”.
    a3: CẢ LÀNG BỎ BÀI: sẽ BẮT CÁI LÀNG, như Bắt Cái đầu hội.
    a4: CÁI BÁO: Tt bị bắt Báo cũng có Cái ván sau đó.
    a5: Bắt Cái Đầu Hội không chọn Nhà Cái theo thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” như nhiều nơi hiểu nhầm. Vận dụng như vậy, trong 5 Tôm thủ sẽ có người thiệt thòi. Để công bằng hơn khi bắt cái làng đầu hội trong Game, nên coi 3 Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ là số 10(để người số 5 không thiệt thòi).TTSĐ khi lập trình lưu ý vận dụng điều này vì chỉ bắt cái 1 quân.
    a6-Thủ tục CHỊU BÀI: Chơi TT5, một người được CHỊU BÀI(BỎ BÀI). Đầu ván bài, hoặc khi cửa trên đã xuất hiện quân bài đầu tiên, là thời điểm Tt có bài xấu được phép CHỊU BÀI và báo với làng. Một số vùng qui định khi qua vòng cũng phải Chịu Bài rồi. Thông thường, người BỎ BÀI sẽ bốc nọc cho làng và vào Gà Trong(nếu có) một dịch. Nếu ván bài Hòa, người Chịu Bài được Cái ván tiếp theo. Nhà Cái chỉ được Chịu Bài khi hết vòng ăn đánh(MỘT VÒNG) thứ nhất.
    b-NHÀ BẮT CÁI: người chọn Bài Nọc, lấy quân để tạo ra Nhà Cái, Bài Cái lúc Đầu Hội; các ván sau chỉ chọn Bài Cái thôi.
    b.1:-BẮT CÁI ĐẦU HỘI, Nhà Bắt Cái thường là Tt cao tuổi nhất hay chủ nhà, cũng công bố luật lệ chơi. Bắt Cái Đầu Hội do vậy rất quan trọng. Thực ra tới cả trăm qui định có thể khác nhau, cần có một văn bản ghi “Luật Chơi” hoặc công bố chơi theo Luật TT nào đã ban hành sẽ đỡ “CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ”.
    b.2:-BẮT CÁI THƯỜNG: Các ván sau, Nhà Bắt Cái là Tt ván trước Có Cái. Sau ván Ù Thông Bắt Cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, tính từ Tt vừa Bắt Cái. Khác với TT chiếu,trong TTSĐ sau ván ù thông, người ngồi dưới NHÀ Ù sẽ bắt cái.
    b.3-BẮT CÁI LÀNG: như Bắt Cái Đầu Hội chỉ không phải giao lệ lại.
    b4-Ù từ Tam Khôi trở đi, bắt cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ.
    b5-BẮT CÁI XẾP CHỖ, CHỌN CHỖ: Đầu Hội mỗi Tt sẽ chọn 1 quân tùy ý trong Nọc, rồi xếp chỗ từ Nhỏ đến Lớn, ngược chiều kim đồng hồ. Hết Hội hay lúc có Tt Ăn Gà Trong thì BẮT CÁI ĐỔI CHỖ. Được xếp chỗ tốt, làng thường đùa “CHỖ ĐẤU THẦU”, “MUA CHỖ”; chỗ khó thì rên “GẶP SAO QUẢ TẠ”, “GẶP GÁI”…
    b6-BẮT CÁI:
    b6.1:TT xưa Bắt Cái bằng 2 quân bài, thường dùng 2 quân của Nọc. Lấy Tổng Số Đếm của 2 quân chia 5, dùng số dư để đếm ngược chiều kim đồng hồ tìm ra Bài Cái(hoặc Nhà Cái).Thường cho Bài Cái 1 quân yêu đen hoặc quân Cửu, còn 1 quân để Khóa Nọc.
    b6.2: TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân chọn bất kỳ trong Bài Nọc, lấy số đếm để xác định ra Bài Cái luôn. Bắt Cái như vậy khoa học hơn, đỡ lộ bài.
    b6.3:TT chiếu hiện nay có nhiều nơi Bắt Cái 1 Quân chống Lộ Bài. Nhà Bắt Cái chọn 1 phần làm Bài Nọc;XÁO BÀI (TRÁO BÀI) xong đặt lên đĩa, rút quân đáy Nọc làm Quân Bắt Cái. Thao tác bắt cái này(LÀM BÀI) là chuẩn mực nhất.
    -Ba Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ có Số Đếm là 10.
    c-BÀI CÁI:
    c1: Ở Tổ Tôm Chiếu, Nhà Bắt Cái chọn Bài Nọc, để lên đĩa, lấy 1 quân bất kỳ ngửa lên. Chọn thêm 1 lá từ phần bài bất kỳ, cộng tổng 2 số, lấy phần dư của phép chia cho 5, đếm ngược chiều kim đồng hồ, chọn ra Bài Cái(đồng thời là NHÀ CÁI khi Bắt Cái Đầu Hội). Quân thêm cho Bài Cái là 1 trong 2 Quân Lộ. Bài Cái có 21 quân.
    -Nhà Bắt Cái di chuyển vị trí “ĐỔI CỬA BẮT CÁI” gọi là “LÀM PHÉP”, “GIỞ VÕ”.
    -Ván bài đánh xong mà Hòa, chỉ “BẮT CÁI MỘT QUÂN” gọi là “BẮT CÁI KÊ”, “CHO KÊ”, “CHO CÁI HÒA”.
    c2: Bài Cái có thể chọn vận dụng thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” vì không gây nhiều ảnh hưởng tới ván chơi.
    c3: Trong TTSĐ, chỉ bắt cái từ 1 Quân Bài Nọc, đếm luôn ngược chiều Kim đồng hồ, từ vị trí chọn Bài Nọc, để xác định ra Bài Cái.
    c4: CÁI RÚC: Tt bị báo, Bài Cái được chọn một số vùng vận dụng “CHO CÁI RÚC”: chọn 1 quân bất kỳ trong Bài Nọc không ngửa lên để đếm chọn, cho kín vaò phần bài tùy chọn làm Bài Cái.
    d-CHIA BÀI:
    d1-NHÀ CHIA BÀI: chơi TT chiếu, thông thường 2 Tt ngồi trên dưới NHÀ Ù sẽ phải Chia Bài theo qui định “Tả Hữu Biên Hành Sự”. 12 phần bài từ 2 Nhà Chia được dồn thành 6 phần bài đủ 20 quân. Trong Game, Máy chia bài tự động, luôn đủ.
    d2-CHIA BÀI ĐẦU HỘI: tùy ý lựa chọn Nhà Chia Bài, thường là người ít tuổi nhất.Bộ bài mới, có khi phải chia hai lần.
    d3-Thao Tác: cuối mỗi ván bài, tất cả quân bài dồn vào đĩa nọc. Người Chia lấy từng phần tráo lên vài lần(XÁO BÀI, XÀO BÀI) rồi CHIA THUẬN hoặc CHIA NGHỊCH(so với chiều kim đồng hồ) hoặc CHIA CÁCH QUÃNG(CHIA ĐẢO VỊ) nhưng mỗi phần bài phải đủ 20 quân. Nhiều vùng “CHIA THỪA THIẾU”, “CHIA LỘ QUÂN” bị phạt gà hay phải “CHIA LẠI”.Không được chia liền 2 quân vào một phần bài(CHIA ĐÚP).


    10-CỬA:
    a-CỬA là vị trí giữ hai Tôm Thủ. TT5, đủ người sẽ có 5 cửa. Có nơi gọi cửa là “KHE”.
    -Tại các cửa có quân rác thuộc Bài Rác.
    -Giữa cửa trì, cửa trên Tt bầy các phu tròn dưới chiếu của mình là Bài Ăn.
    b-CỬA TRÌ: Cửa bên tay phải của Tt, không nên gọi là “Cửa Của Mình”, các cụ cười, nhất là chơi TTĐ ở lễ hội. Người chơi còn hay dùng lẫn Cửa Trì với CỬA DƯỚI.
    c-CỬA TRÊN; Cửa bên tay trái của người chơi, là Cửa Trì của Nhà Trên.
    -Đôi khi người ta dùng từ “ĐẦU CÁNH”, “CUỐI CÁNH”, “CHÉO CÁNH” để chỉ các cửa, các người chơi.
    d-CỬA CHÉO: các cửa không liền với Tt.
    e-CỬA Ù: Nơi Quân Ù hiện hoặc xác định Tt được ưu tiên Ù. Các CỬA TRƯỚC, CỬA SAU tính theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Ưu tiên người ở CỬA TRƯỚC, CỬA TRÊN.
    -Phỗng, Dậy Khàn, Dậy Thiên Khai thì Quân Ù vẫn phải tính theo thứ tự Cửa Ù, không được ưu tiên như CHÍU khi chơi CHẮN. CỬA SAU thua CỬA TRƯỚC.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 25/3/24
  3. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P3).

    11-XẾP BÀI:
    a-XẾP BÀI Ở TỔ TÔM CHIẾU:
    a1: Các Tt nhận phần bài của mình và tiến hành xếp.Tt toàn quyền xếp BÀI NHÀ và được phép xem xét BÀI LÀNG hiện dưới chiếu.
    a2: XẾP 1 LỚP: Quân Yêu dồn bên trái đầu tiên, rồi xếp các Phu theo thứ tự Phu Lưng, Phu có Yêu, Phu Bí trước, Phu Dọc sau; Từ nhiều đến ít, từ nhỏ đến lớn; dập dòm cũng theo qui tắc đó; cuối cùng là Quân Rác. Nếu Có Cái Đầu Hội thì lưu ý Quân Kiêng. Quân bài rác cần đánh đi để ngoài cùng bên phải, ít phải xem lại theo qui tắc “CHẠM YÊU ĐÁNH GÌ”.
    a3: XẾP 2 LỚP: các Quân Yêu, Phu Lưng để hàng dưới, phía trong.
    a4: Xếp xong đếm quân (TTSĐ không cần đếm vì bao giờ cũng đủ), Xem Lưng, Kiểm phỗng, Khàn, Thiên Khai.
    a5: Xếp phu ăn dưới chiếu: quân ăn của làng phải xếp đầu tiên.Nếu có sẵn 1 Quân trên tay giống vậy phải xếp thứ hai. Nếu có quân thứ ba trên tay giống vậy phải xếp sau cùng của phu bí(Ăn 5 Binh), quân thứ tư giống vậy xếp tiếp quân số 3(Ăn Lục Binh).Quân ăn thêm vào phu vòng sau thì xếp riêng 1 hàng bên cạnh với quân giống nó trong phu.Không để quân giống quân mới ăn trong phu cũ nằm kẹp giữa các quân khác.
    -Phu ăn dưới chiếu xếp dọc; phu trình ăn với Thiên Khai hoặc phu ăn cài khàn kiểu xếp riêng; Phu ăn xếp theo thứ tự trái qua phải. Để kín bài, Tt hay vận dụng “HẠ LẨN”.
    -TT chiếu, quân làng đến nếu ăn sẽ hô “ĂN”(hoặc phỗng, dậy khàn, dậy thiên khai). Chơi TTĐ thì gõ một tiếng trống “TÙNG”( 2,3,4 tiếng TÙNG nếu ăn phỗng, khàn, thiên khai).
    a6-Người xưa khi nói xếp bài đánh Tổ Tôm hay mô tả “BẢY MẢNG”, “BA HÀNG”.
    b-XẾP BÀI TRONG TTSĐ
    b1: Khi NHÀ CÁI chia bài xong, bạn Kích XẾP BÀI, kiểm tra, xử lý nhanh bài trên tay bên trái nếu có KHÀN, THIÊN KHAI thì úp hoặc bất thực. Ba ô LỆNH về Khàn, Thiên Khai phía phải, trên cao màn hình.
    b2: Kiểm tra rồi Kích chuột XẾP XONG, để làng không chờ, bức xúc.
    b3:Lệnh XẾP BÀI sẽ tự động đưa các lá bài vào phu. Lập Trình TTSĐ chưa ưu tiên PHU BÍ như trong Tổ Tôm Chiếu, nhưng cũng đã xếp tạm ổn.
    b4: Xếp bài trong Game không sợ “LÁT BÀI”, “NGHÍA BÀI” nên Tt tìm cách xếp thuận lợi tối đa cho cách chơi của bản thân. Bài liên tục được kiểm tra, xếp lại theo hướng có lợi hơn với diễn biến ván chơi.
    c-Ý KIẾN RIÊNG: hai phu dọc nối dài trong LT TTSĐ chưa xếp liền, làm Tt khó nhìn ra các phương án có lợi cho nước bài, sau này nên hoàn thiện. Đề nghị MOD Lập Trình điều chỉnh phần xếp bài một chút nhất là với khàn úp, khi chưa vào ván được đổi, xem.
    d-“Thượng Cùng Hạ Kiệt” là một thao tác “Hạ Bài Ăn Phu” trong Tổ Tôm Chiếu. Trong Game chưa đề cập vấn đề này, Lập Trình tự động xếp đúng. HẠ PHU(HẠ BÀI) đúng “Thượng Cùng Hạ Kiệt” tránh các lỗi “Trái Bỉ”(còn nói là “Trái Vỉ”), “Kẹp Cổ”.
    -Ví dụ: Ăn quân A của làng, thì bao giờ quân A xếp đầu tiên. Nếu có 1 quân A trên tay giống thế thì hạ liền. Nếu có 2 quân A(thậm chí 3 quân A) thì “ăn 5 Binh”, “Ăn 6 Binh”.Ăn thêm quân B vào Phu Bí, quân B có sẵn phải kéo ra xếp lên trên cùng hoặc ghép vào đứng riêng với quân B vừa ăn. Ăn thêm quân vào Phu Dọc, đương nhiên phải xếp bên cạnh PHU GỐC, phía bên phải.
    -Vấn đề này cũng chưa qui định rõ trong nhiều “Lệ Làng”.
    -SINH KỀ: từ địa phương mô tả việc “HẠ THỬ”, “HẠ NHÁP”, “XẾP ÚP NHÁP” thế Ăn, thế Ù khó khi xin phép Làng(bạn Tú CLB TT Hưng Yên cung cấp).

    12-ĂN QUÂN: là ăn 1 quân tạo thành phu của mình (hoặc ăn thêm vào Phu có sẵn) dù là người trên đánh hay mở nọc, phỗng, dậy Khàn, dậy Thiên Khai. Ù, Dậy Thiên Khai và “Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu” là trường hợp “Ăn Quân đặc biệt”. Người ta cũng dùng từ ĂN PHỖNG, ĂN Ù, ĂN KHÀN, ĂN THIÊN KHAI, ĂN THƯỜNG(QUÂN hoặc PHU), ĂN YÊU, ĂN CHỌN, ĂN LỖI… Mô tả ăn quân khi chơi Tổ Tôm người xưa có dùng từ “ĂN XUYÊN”, “GHÉ BÍ”. Lưu ý đến “hai ý nghĩa ăn”trong khái niệm khi Ăn quân của làng là trôi được thêm mấy quân của mình(Ăn trôi được mấy quân của nhà).
    -ĂN QUÂN CỦA LÀNG: là phần lớn các trường hợp nêu sau đây.
    -ĂN QUÂN CỦA NHÀ: các quân của bài mình được ăn(trôi thêm) với QUÂN CỦA LÀNG hiện trên mặt chiếu hoặc phu sẵn trên tay. Khái niệm này để tính SỐ QUÂN ĂN ĐƯỢC khi xét ăn, đánh có bảo đảm không phạm lỗi “ăn ít đánh nhiều”, “ăn sau bỏ trước”không.
    a-ĂN YÊU: Quân Yêu ăn của làng chỉ cần để riêng nó dưới chiếu, nếu có trên tay thì phải hạ xuống khỏi Treo Tranh. Chỉ Ăn Yêu được khi mở cửa trì, phỗng, dậy Khàn, có Thiên Khai Yêu,Ù. Yêu mở cửa trì buộc phải ăn nếu không bị đoạt quyền.
    b-ĂN CÀI KHÀN: Ăn 1 quân tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu. Quân ăn để lộ; quân trên tay hạ kín xuống theo và Khàn thì vẫn úp. Ăn như vậy còn gọi là ĂN KÍN, ĂN ẨN, ĂN LẨN.
    c-ĂN LỘ KHÀN:Ăn 1 quân tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu nhưng làm lộ ra tên Khàn đó. Giống nhiều vùng, TTSĐ cho Ăn Lộ Khàn, như vậy là hợp lý.
    d-ĂN CHẦY: ăn quân đến sau, ăn quân đánh đi rồi...tóm lại là ăn sai bài thì trong TT5 gọi là ĂN CHẦY. Thành ngữ đủ là “Ăn Chầy, Phỗng Bửa”.ĂN CHẦY là bị bắt báo. Cũng có nơi gọi là “Ăn Chằng, Phỗng Bửa”.
    e-ĂN MÒN: ăn thêm vào phu có sẵn, đánh ra quân mới, hại cho bài làng gọi là ĂN MÒN. Thành ngữ đủ là “Ăn Mòn, Đánh Chéo”.Ăn Mòn thường là “ĂN PHU ĐẦY” hoặc “XOAY PHU”. f-ĂN MỘT ĐÁNH MỘT:
    f1: Ăn phu để trôi 1 quân có sẵn trên tay, đánh đi 1 quân cũng có sẵn trên tay, liên quan đến phu quân ăn dưới chiếu đó.Khi cần phải giải thích để làng không Bắt Báo vì được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”, “Ăn Chọn Quân Bằng Nhau”.
    -Giải thích theo khái niệm cơ bản: khi ĂN MỘT QUÂN CỦA LÀNG thì ĂN ĐƯỢC THÊM 1 QUÂN CỦA NHÀ(trôi được) và đánh đi 1 quân trên tay cũng trôi được với quân của làng mới ăn. MỘT QUÂN A của nhà ăn được và MỘT QUÂN B(cũng TRÔI được như quân A) của nhà đánh đi tạo nên số đếm “Ăn 1 Đánh 1”.
    f2: Trường hợp này hết sức lưu ý qui định “Quân Có Trước”, nhất là dạng “Quân Có Trước” nằm trong “PHu Có Trước”, đặc biệt trong “PHu Trên Tay” sẽ hạ(có thể là Phu Lộ trước).
    -Ví dụ: Bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn, 7 văn. 3 văn đến không ăn, sau đó ăn 7 văn hạ kèm bí tôm đánh 3 văn đi là Bị Báo. Vì phu Bí Tam lộ với làng trước, được coi là Phu Có Trước. Do vậy ăn 7 văn, đánh 3 văn là phạm Luật “Ăn Đổi Phu Bằng Quân”, “Ăn Sau Bỏ Trước”.
    f3: LỆ LÀNG qui định điều này có khác nhau.Ví dụ: bài ăn dưới chiếu 345 văn, trên tay có đôi 6 văn, 1 quân 7 văn. Thấy hiện 6 văn trên chiếu không phỗng, sau hạ 6,7 văn nối vào và đánh đi 1 quân 6 văn. Với nguyên tắc 7 văn là Quân Có Trước( trong PHU CÓ TRƯỚC 34567 văn)vậy không phỗng mà đánh đi 6 văn là đúng. Tổ Tôm xưa bắt lỗi này là BUÔN PHU = “Ăn đổi phu không Lợi Quân”. Một số Lệ Làng trường hợp này cho phỗng 6 văn, đánh đi 7 văn.
    g-ĂN MỘT ĐÁNH HAI: ăn phu mới trôi 1 quân trên tay , lại đánh đi 2 quân Trôi được liên quan trên tay tạo thành phu đó . Trường hợp này bị Bắt Báo. Ví dụ: bài có 3,4,5 văn và 3 sách, ăn của làng 3 vạn hạ Bí Tam 3 văn, 3 vạn, 3 sách rồi đánh 4,5 văn đi. Giải thích: Ăn 1 ở đây là chỉ ăn được 1 quân 3 sách trên tay; Đánh 2 là đánh đi 4,5 văn đáng lẽ trôi với 3 văn.
    h- ĂN HAI ĐÁNH MỘT:
    h1: ăn 2 Quân rác trên tay, đánh đi 1 Quân Liên Quan đã nằm trong Phu Dưới Chiếu, phải giải thích với làng.
    h2: Ví dụ: bài có 2 văn, 4, 5 văn với 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn, hạ bài ăn 3,4,5 văn dưới chiếu. Mở Nọc được 6 văn lại ăn, hạ vào 4,5 văn; hạ thêm 3 sách, 3 vạn với 3 văn dưới chiếu thành Bí Tam, đánh đi 2 văn.
    h3: LỆ LÀNG nhiều nơi không cho đánh 2 văn, nên phải lưu ý.Với nguyên tắc ưu tiên tròn bài lại “Ăn Hai Đánh Một”, việc được đánh 2 văn là đúng, nhưng nhớ hạ Bí Tam .
    -Vận dụng Luật “ĂN ĐỔI PHU LỢI QUÂN LÀ ĐƯỢC”. “ĂN ĐỔI PHU KHÔNG LỢI QUÂN LÀ LỖI BUÔN PHU”.
    i-ĂN HAI ĐÁNH HAI: ăn 1 quân A của làng (hoặc có sẵn) với 2 quân rác có trên tay rồi đánh đi 2 quân rác trên tay cũng tạo phu được với quân A đó. Ở đây vận dụng Luật cho phép "ĂN CHỌN PHU BẰNG QUÂN"
    -Ví dụ: có 4,5 văn và 3 vạn, 3 sách. Ăn được 3 văn của làng(hoặc trên tay có sẵn), muốn ăn phu dọc hay phu bí thì tùy, được đánh đi 2 quân còn lại.
    k-ĂN BA ĐÁNH HAI: là biến thể của trường hợp Ăn Hai Đánh Một.Được ăn quân A của làng(hoặc có sẵn trên tay) thành phu dọc hoặc phu bí với 3 quân rác rồi đánh đi 2 quân rác cũng tạo phu được với quân A đó và phải giải thích với làng.Bản chất thế bài này là được phép “ĂN NHIỀU ĐÁNH ÍT” mọi lúc.
    -Ví dụ: bài có 2,4,5 văn với 3 vạn, 3 sách: ăn của làng 1 quân 3 văn(hoặc có sẵn trên tay) rồi đánh đi 3 vạn, 3 sách. Hoặc bài có 4,5 văn với 2 quân 3 vạn, 1 quân 3 sách thì ăn 3 văn thành Bí Tam rồi đánh đi 4,5 văn.
    -Tương tự có “ĂN 4 ĐÁNH 4” khi ăn 1 quân với CẠ BÍ TƯ và đánh bỏ CẠ NĂM GIAN(hoặc ngược lại). Có “ĂN 4 ĐÁNH 3” hoặc ngược lại; “ĂN 3 ĐÁNH 3”…
    l-ĂN NĂM BINH: Ăn Phu Bí mà trên tay hạ xuống có 2 quân giống quân ăn của làng.
    -Ví dụ: bài có 3 văn, 3 văn, 3 vạn, 3 sách ăn thêm của làng 3 văn mà không phỗng, hạ cả Phu có 5 quân bài là Ăn Năm Binh. Tổ Tôm Chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 1 quân 3 văn cuối cùng của Phu.
    -Game lập trình chưa chuẩn khi xếp bài khi Ăn 5 Binh với phu bí có sẵn trên chiếu. Ăn 5 Binh vẫn hiện thành phỗng trên chiếu dù vẫn tách quân ra lập thành phu khác được, cần hoàn thiện thêm.
    m-ĂN LỤC BINH: khi BTK nhà trên đánh xuống hoặc Mở Nọc cửa trì đúng vào quân trong Khàn Bất Thực mà không Phỗng Tái Kiến, ăn Phu Bí với quân đó, phu hạ sẽ gồm 6 quân bài là Ăn Lục Binh. Chỉ khi BTK mới được “Ăn Lục Binh”.
    -Ví Dụ: có Khàn 3 văn Bất Thực, trên tay có sẵn 3 vạn, 3 sách; 2 quân 4 văn, 2 quân 5 văn. Mở Nọc cửa trì được 3 văn, hạ Bí Tam: 4 quân 3 văn với 3 vạn, 3 sách.Tổ Tôm chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 2 quân 3 văn cuối cùng của phu.
    n-ĂN CẢ: khi BTK hoặc BTTK BTK(2 Chén) mà không đánh đi quân bài nào trong Khàn hoặc Thiên Khai đó, lúc Ù phải HÔ Ù: “…Ăn Cả TRả Chén”.
    o- ĂN LỖI, ĂN SAI: các trường hợp ăn quân mà bị bắt báo khi đang đánh hoặc không được điểm khi Ù. o1-ĂN BUÔN trong lỗi BUÔN PHU cũng là dạng ăn sai. Ví dụ: bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn đến 7 văn ăn tạo ra Bí Tôm rồi đánh 3 văn đi.
    -Ví dụ khác về lỗi BUÔN PHU: “PHỖNG 3 ĐÔI LIÊN TIẾP”, không đánh đi quân liên quan mà chưa Ù hoặc có 1 phu Bí hạ kèm theo phỗng; hoặc khỗng phỗng 5 văn đến trước lại ăn 4 văn thành 456 văn đánh 5 văn đi(hay ngược lại); hoặc có 456 văn dưới chiếu, phỗng 7 văn và đánh 8 văn đi.
    o2-Có các dạng ĂN SAI BỊ BÁO khi chơi TT: ĂN QUÂN SAU BỎ QUÂN TRƯỚC (giống hệt hay cùng chức năng) + ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU(chỉ xét các Quân Liên Quan) + ĂN CHỌN QUÂN,ĂN CHỌN PHU sai + ẮN ĐỔI PHU mà không Lợi Quân + ĂN BẤT THÀNH PHU + ĂN PHẠM “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    -o3-ĂN CHỌN PHU: Có 2 cạ rác cùng ăn được với 1 quân của làng(hoặc quân có sẵn trên tay). Ví dụ có cạ 45 văn và 3 vạn, 3 sách cùng ăn được với 3 văn của làng(hoặc có sẵn trên tay). Tt được tùy chọn nếu Ăn Chọn Phu bằng quân và phu có cùng một thời điểm.
    -Lưu ý: nếu 2 Cạ cùng ăn được với 1 quân trên tay, Tt phải ưu tiên Phu Lộ trước. Ví dụ: trên tay có sẵn cạ 7 vạn, 7 sách với cạ 3 vạn, 3 sách và 1 quân 7 văn.Nếu đã có 7 vạn, 7 sách đến cửa ăn mà không ăn thì không được phá cạ 7 đánh đi rồi hạ Bí Tôm.)
    -Trường hợp đặc biệt, có 3 cạ rác cùng ăn được với 1 quân của làng(hoặc có sẵn trên tay cũng được tùy chọn ăn 1 cạ và đánh đi 2 cạ kia. Ưu tiên phu lộ trước. Đây là một trường hợp “Ăn 2 Đánh 2” chứ không phải “Ăn 2 Đánh 4”.
    -Một số “Lệ Làng” không cho phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”.
    o4-“ĂN CHỌN QUÂN”:
    o4.1-Khi 2 quân rác trên tay cùng ăn được với 1 CẠ thì được tùy chọn một(nếu có cùng 1 lúc) hoặc phải ưu tiên phu lộ trước và được đánh đi quân còn lại.
    -Lưu ý: Bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn, 7 văn. Khi chưa có 3,7 văn của Làng đến cửa ăn, được tùy chọn đánh đi 3 văn hoặc 7 văn. Nếu đã có 3 văn của Làng đến không ăn thì sau đó không được đánh đi 3 văn nếu ăn hạ Bí Tôm(vì Phu Bí Tam đã lộ trước).
    o4.2-Khi 2 quân rác cùng ăn được với 1 quân(dù của nhà hay của làng)thì Tôm thủ được quyền tùy chọn ăn 1 quân và đánh quân kia đi. Phải Ưu tiên phu lộ trước.
    -Ví dụ: dưới chiếu hạ 3456 sách và 456 vạn; trên tay rác 2 vạn với 3 văn; làng đến 3 vạn(hoặc trên tay có 3 vạn) thì được quyền ăn 2 vạn đánh đi 3 văn. Đây là trường hợp “Ăn 1 Đánh 1” nên không được “Ăn Đổi Phu” từ phu dọc 23456 vạn sang phu bí tam(3 vạn, 3 sách,3 văn) rồi đánh 2 vạn đi vì phu dọc lộ với làng trước. Nếu từ đầu có cả 2 phu dọc(3456 vạn, 3456 sách) và 2 quân phải chọn đều ở trên tay thì được tùy chọn ăn đánh giữa 2 vạn với 3 văn. Lưu ý ưu tiên cho phu dọc hạ trước trên chiếu.
    o5-ĂN ĐỔI PHU: tạo thành 1 phu mới và bỏ đi một phu cũ liên quan. Ăn Đổi phu phải lợi quân.
    –Một số Lệ Làng không cho “Ăn Đổi PHu Lợi Quân” khi phải đánh đi quân xếp được vào phu đã hiện dưới chiếu trước đó hoặc chỉ cho phép đánh đi quân nối theo phu dọc.
    -Việc “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”có vấn đề phải lưu ý. Theo ý kiến bạn LGH(Tôm thủ Nam Định) chỉ nên cho phép Đổi Phu Dọc thành phu bí và đánh đi quân trước đó có thể nối tiếp vào phu dọc. Khi đổi phu bí thành phu dọc, không cho phép đánh quân bài trên tay lúc trước xếp được vào phu bí. Đây là một giải pháp trung dung cho nhiều Lệ Làng khác nhau khá hợp lý, là một ngoại lệ của Luật “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.
    o6-Quân bài đã đánh đi không được ăn lại, nhưng được Ù lại và phải Hô Ù “Đánh Đi Ù Lại”mới có điểm.
    p-ĂN BẤT THÀNH PHU: ăn quân của làng rồi đánh 1 quân đi mà dưới chiếu có quân rác trong Bài Ăn(có thể do lỗi không xếp tròn phu), gọi là Ăn Bất Thành Phu sẽ Bị Báo. Khi Ù gọi là lỗi “Ù BẤT THÀNH PHU”.
    -Lưu ý: trong TTSĐ, có thể bị bắt lỗi này dù đánh đúng nhưng do không xếp lại các Phu Tròn trên chiếu.
    q-ĂN CHẶN: ăn 1 quân cửa trì không có thêm tác dụng với bài mình rồi đánh đi 1 quân khác nhà dưới khó ăn. Đôi khi là Ăn Chặn cước sắc hoặc quân rẻ, quân cạn và nói là “CẤU LẠI”. PHỖNG CHẶN cũng tương tự vậy.
    r-ĂN THÀNH, ĂN VÀO THÀNH, ĂN CHẠM CHỜ, ĂN CHẠM THÀNH, ĂN THẬP THÀNH:
    r1: Khái niệm: Là ăn 1 quân rồi đánh đi 1 quân rác để bài Thành (hoặc Thập Thành), Chờ Ù, Thập Thành hoặc được Chạm Chờ, Chạm Thành. Ăn Vào Thành như Ăn Thành.
    r2: Lưu ý: Khi Nọc chỉ còn 1 quân mở là Hòa, Tt mà ăn là phải bảo đảm Ăn Thành(hoặc Thập Thành), nếu không đánh đi đúng quân làng Ù sẽ phải Đền Làng ván bài đó.LỆ LÀNG nhiều nơi “Bắt Chặt”, “Một Ly Ông Cụ”, làng Ù vào quân khác cũng phải đền.Với TTSĐ chính là khi Nọc chỉ còn Quân Số 6, trên đĩa. Nọc khi mở Quân Số 7 muốn ăn ít nhất phải được Chờ Ù. r3: TTSĐ hiện nay chưa lập trình được “Một Thành, Hai Chờ” sẽ bổ sung sau.
    s-ĂN KÌM: ăn quân ở cửa trì dù không có tác dụng với việc Ù rồi Đánh Lành nhằm ngăn cản nhà dưới lợi bài. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Kìm Đánh Đì”. Ăn Kìm gần giống với Ăn Chặn.
    t-ĂN DỌC, ĂN BÍ: là ăn 1 quân vào Phu Dọc hoặc Phu Bí.
    u-ĂN KHOAN: nhắc Tt khi ăn quân thì chậm thôi phòng có người Phỗng hay Dậy Khàn đúng quân đó sẽ lộ bài. Ăn Khoan nằm trong thành ngữ “Ăn Khoan, Phỗng Nhanh”.
    v-KHÔNG ĂN QUÂN NỌ LẠI ĂN QUÂN KIA, ĂN NỌ ĐÁNH KIA: chỉ các trường hợp ăn sai, bị Báo, như “không ăn 3 văn lại ăn 7 văn”, “ăn 4 vạn đánh đi 7 vạn”....Không vận dụng cho từ quân thứ tư của phu dọc(cùng chất, khác số) hoặc quân khác chất cùng số trong phu bí. Cũng là cách nói nôm na của “Buôn Phu”, “Bỏ Phu”không đúng Luật.
    x-XOAY BÀI: Ăn Quân, Đánh Quân rồi tạo ra phu mới từ các phu có sẵn mục đích để bài tốt hơn.
    -XOAY PHU(ĐẢO PHU) có nghĩa tương tự.
    -Khi xoay bài dưới chiếu, mất đi một phu có dưới chiếu trước đó do tách các quân của nó tạo ra các phu khác thì gọi là “ ĂN TẢN PHU”, “ĂN CẢI PHU”, “ĂN BÌNH ĐIỆU”.
    -Theo loại Phu tạo thành, Tt gọi là “XOAY DỌC”, “XOAY NGANG”.
    -Ăn Đánh quân đúng sai theo “PHU ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU” sau khi đã Xoay Phu. y-ĂN QUÂN TRONG TTSĐ: Kích chuột vào quân ăn, quân trên tay vào phu, rồi Kích ĂN. Nếu cần điều chỉnh Phu Ăn, thì dùng chuột và nút Hạ Lại Bài.Học để biết sử dụng được nút “Chọn Từng Quân”, “Chọn Cả Phu”.
    -Lưu ý ĂN QUÂN tạo thành Phu có số lá bài tối thiểu Hạ lộ trên mặt chiếu là rất quan trọng, tránh bị báo, lộ bài, sau này đánh xén, đổi phu, phỗng...Hạ quân ăn Phu đúng là thước đo quan trọng trình độ của Người Chơi.Có Lệ Làng phạt hạ Phu ăn thừa 1 quân là vào gà trong 1 Dịch, thừa 5 quân là vào 5 Dịch, bằng thua ván Lèo rồi. Ăn quân lợi bài, kín bài thể hiện Tt ĂN CAO hay ĂN THẤP.
    z-ĂN ĐÓN: là các trường hợp Bất Thực chưa có phu dọc hoặc từ phu đã có ăn thêm quân tạo ra dập dòm mới(cạ mới) để ĐÓN ĂN quân sau tổ hợp thành phu. Nhiều lúc ĂN ĐÓN còn tạo ra Cạ Mới để Chờ Ù. ĂN ĐÓN chính là thủ pháp ĐÓN ĂN.
    -Tương tự nước bài “Ăn Đón” là “ĂN GHÉ”, “ĂN MƯỢN”. Có thành ngữ mô tả: “ĂN XUYÊN,GHÉ BÍ”.
    - Việc ăn quân tạo phu còn hai thành ngữ “HƠN CHỰC KÉM ĐỪNG” với “ HƠN TRỰC KÉM ĐỪNG” để lý giải nước bài. Thành ngữ này mình đã trao đổi với Mod1 và thống nhất sử dụng “CHỰC” như văn học dân gian đã viết là hợp hơn. Bạn CHT1 trong Game TTSĐ có bổ sung thành ngữ địa phương“HƠN ĐƯỢC KÉM ĐỪNG”(6/2022). Có bạn còn đưa ra thành ngữ tương tự “HƠN THỰC KÉM ĐỪNG”.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/6/24
  4. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P4)

    13-ĐÁNH QUÂN: Tt bỏ đi 1 quân bài trên tay để làng có thể ăn hoặc Ù.Thao tác này thực hiện khi Tt có cái hoặc sau khi ăn quân của làng.
    a- Không được đánh quân Yêu ở bài trên tay.
    b-Không được lấy quân hạ dưới chiếu đánh đi. Không được đánh đi quân đã Trôi theo Phu, quân đang hiện dưới Chiếu.
    c-Nếu không phỗng thì không được đánh đi cả phỗng đó.
    d-Không được đánh cả phu đi.
    e- ĐÁNH ĐÌ: đánh quân bài để làng (mà chủ yếu nhà dưới) không ăn, không ù được.Có ĐÌ CHÍNH CHỮ và ĐÌ KHÔNG CHÍNH CHỮ. ĐÌ RÁT Tt thường rên rỉ “NGHIỆT BÀI”, “XÉ ĐỒ”, “ĐÌ ĐỌT”, “RẮN QUÁ”, “MỀM OẶT”…
    f- ĐÁNH LÀNH, LÀNH BÀI: đánh quân bài làng khó Ù, khó tạo ra cước sắc, khó ăn.
    g-ĐÁNH CHÉO: Ăn Mòn rồi đánh ra quân bài có nhiều liên quan. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Mòn Đánh Chéo”.
    -Đánh Chéo còn có nghĩa hẹp, ám chỉ chơi xấu như “ĐÁNH CẠ”.
    h- ĐÁNH CAO, ĐÁNH THẤP, CAO TAY:nói về trình độ của người chơi.
    -Thực ra, bài lá yếu tố đỏ đen chiếm tới non nửa kết quả.Nhưng một canh bài đủ dài, thí dụ 3 giờ đồng hồ, kết quả phản ánh được trình độ người chơi. Đánh bị báo; đánh cho nhà dưới Ù nhiều; đánh quân bài về cuối làng Ù; phỗng nhiều Ù ít; bị báo; không biết ĐIỀU BÀI... là thể hiện Đánh Thấp.Ở vòng bài thứ ba, tức là lúc Nọc còn khoảng 10 quân, người Đánh Cao đã xác định rõ hướng bài Đánh Hòa.
    -Người “Đánh Cao”, xếp bài xong, nhớ vài phỗng, dăm mảng rác, quân “Chạm Yêu Đánh Gì” rồi cụp bài lại, quan sát làng chơi. Ít khi phải “XÒE QUẠT”, chăm chăm nhìn vào bài mình để tính từng “NƯỚC BÀI”.
    -Vận dụng chiến thuật “NHẤT CAO NHÌ KÍN”, có HƯỚNG ĐÁNH, LƯỢNG BÀI ngay từ đầu mỗi ván và phù hợp diễn biến.
    i-ĐÁNH HÒA: ăn kìm, đánh đì, mở Nọc tối đa để bài Hòa. Khi Nọc còn ít quân(còn khoảng 5 quân mở); bài “KHÔNG CÓ VẸO GÌ”; có nhà đỏ quá hoặc lúc bài xấu không bỏ được, nhiều người chủ trương Đánh Hòa.
    -Chơi Tổ Tôm, cao thấp thể hiện rõ trong thủ pháp “CẦM HÒA”, “ĐIỀU BÀI”, “BUÔNG BÀI”, “OM BÀI”...
    -Kinh nghiệm thống kê: nếu biết Đánh Hòa 20% số ván; bớt đi 20% số Phỗng sẽ tăng được 20% khả năng không thua.
    k-ĐÁNH BẨN: các trường hợp ĐÁNH LÁO, ĐÁNH BỊP, THÔNG LƯNG(ĐÁNH CẠ),BƠM BÀI, BÀI THỬA, ĂN NON, CHỌN CHỖ,CÔ BÀI, thay đổi qui tắc chơi trong bàn không đồng thuận(TRÁI GIÓ), gây hấn trong bàn, nói năng tục tĩu....Những tay chơi tao nhã tránh dùng cả đến từ này càng không bao giờ Đánh Bẩn.
    -ĐÁNH PHÍM: một kiểu “Đánh Bịp” khi có vài Tt “Thông Lưng” bằng các tín hiệu. Có hẳn qui tắc Đánh Phím, ví dụ:
    Nhị Mồm, Tam Mũi, Tứ Tai
    Ngũ Mắt, Lục Trán, Thất Hai Bên Sườn
    Bát lên Vai, Cửu tới Đầu
    Văn Ngang, Vạn Dọc cơ cầu Sách Nghiêng.
    -Có một kiểu “Đánh Bẩn” là “BÙNG”, “CHẠY LÀNG”…cũng gây nhiều bức xúc cho chiếu Tổ Tôm.
    l-ĐÁNH BÁO: bị Làng bắt Báo. Có diễn biến nước bài bị “BỨC LỘ”, “BỨC BÁO”.
    l1-Khái niệm: đánh ra 1 quân bài trên tay hay ăn 1 quân của làng(ĂN BÁO) mắc lỗi nặng bị Bắt Báo. Quân đánh ra chỉ bị xem xét sai đúng khi là Quân Liên Quan(có liên quan với quân bài, phu bài hiện dưới chiếu hoặc lúc Ù).
    l2-Các dạng Đánh Báo: ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU + ĐÁNH YÊU + ĐÁNH NHIỀU ĂN ÍT + ĐÁNH QUÂN ĐẾN TRƯỚC, ĂN QUÂN ĐẾN SAU + ĐÁNH QUÂN ĐÃ ĂN HOẶC QUÊN ĂN + ĐÁNH PHẠM LỖI “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    l3-Nguyên tắc: xác định ăn, đánh quân bài sai đúng phải theo Luật, với các khái niệm “ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG” ngắn gọn, rõ ràng, thống nhất chứ không dùng từ ngữ mơ hồ dạng “Tham”, “Bửa”, “Phá Làng”, “Lợi Bài”, “Cao Thấp”, “Hơn Kém Nước”....vì không được phép “HẠ LỘ TRÌNH LÀNG” khi chưa Ù.
    l3.1: Định Lượng: bằng việc đếm số quân ăn đánh để bảo đảm Luật cơ bản.
    l3.2: Định Tính: theo thời gian, theo không gian, theo nhân gian(TAM GIAN)...
    m-ĐÁNH PHẢI BÀI: đánh quân, ăn quân hợp lý, bình thường.
    n-ĐÁNH MỘT LY ÔNG CỤ: chơi bài với qui định chặt chẽ, nghiêm ngặt.
    o- CHẠM YÊU ĐÁNH GÌ: là việc Tt luôn chọn sẵn 1 quân bài để khi mở Nọc cửa trì được 1 quân Yêu sẵn sàng đánh ngay đi không cần nghĩ nhiều.
    p-ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU: chính xác là đánh quân bài trên tay trôi được theo phu, quân đang có dưới chiếu sẽ bị BẮT BÁO(quân nhà xếp vào được với phu,quân đang có dưới chiếu).
    q-ĐÁNH XÉN: đánh đi một quân trôi trong phu trên tay, phải kín với làng lúc chưa Ù.
    r-ĐÁNH Ù: theo Điều 14.x.
    s-ĐÁNH TẨY, GOM ĐỎ: nhằm mục đích Ù Tứ trụ có các nước bài “ĐÁNH TẨY ĐỎ”, “ĐÁNH GOM ĐỎ”.
    -Ngăn chặn một nhà đang Ù nhiều gọi là “HÃM ĐỎ”.

    14-Ù( thủ tục): Tt BÁO Ù với làng khi có 1 quân bài hiện ra (do làng đánh, mở Nọc, dậy Thiên Khai) mà bài tròn, có lưng. Ù = BÀI TRÒN + CÓ LƯNG + QUÂN Ù hiện.
    -Khi Ù không “HỒI TỐ” diễn biến ăn đánh trước đó, chỉ phạt khi Ù Lành Làng, Ù Báo.
    -Thủ tục Ù thực ra có 5 bước: CHỜ Ù, BÁO Ù, HẠ Ù, HÔ Ù, XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù.
    - NGUYÊN CHIẾU: Khi Hạ Ù, Bắt Báo thì Bài Trong Chiếu Làng giữ nguyên để xét lỗi. Khi chưa xác định xong việc sai đúng thì Bài Rác và Nọc phải “giữ nguyên hiện trường”.
    -HẠ SAO XƯỚNG VẬY: với “THẾ BÀI Ù” lưỡng nước thì “XƯỚNG Ù THEO PHU Ù”. Ví dụ bài có 45678 vạn và Cạ Bí Tư đôi 6 sách, đôi 6 văn nếu hạ Phu Ù là Bí 6 thì phải xướng “Xuyên Bí Tư”.
    -HẠ Ù TƯỜNG MINH: với các phu bài bắt buộc, phải hạ riêng biệt dưới chiếu như Phỗng Bạch Thủ, phu lưng, Lèo, Tôm…
    a-THIÊN Ù:
    a1: Tt có cái, bài Thập Thành luôn. Quân Ù được coi là Quân Bắt Cái.
    a2: TTSĐ chưa qui định các cước sắc kèm theo Quân Ù trong Thiên Ù.Với xu hướng để TT ù to, nâng cao, nên cho hưởng các cước sắc kèm theo Quân Bắt Cái trong Thiên Ù như Bạch Thủ, Xuyên, Chi Nẩy....TT Chiếu nhiều vùng chưa có khái niệm này.
    a3: Tất nhiên có thưởng sẽ có phạt, như vậy Thiên Ù mà Quân Bắt Cái (chính là Quân Ù)khi cần phải hô các điều kiện kèm theo như “Ù Không Phỗng, Tiền Ù Hậu Dậy, Tiền Dậy Hậu Ù...” mà quên thì cũng bị Ù Lành Làng.
    b-Ù LÀNH LÀNG: Ù mà Tt mắc lỗi nhẹ không được điểm như Treo Tranh;Trái Vỉ(có nơi gọi là Trái Bỉ), Kẹp Cổ; Khê Khàn hoặc Thiên Khai, Treo Khàn hoặc Treo Thiên Khai(khi khàn hoặc thiên khai đã trôi hết trong phu); HÔ Ù sai với làng diễn biến về Phỗng, Khàn, Thiên Khai theo qui định; quên HÔ Ù “Đánh Đi Ù Lại”, “Yêu Hoàn Yêu”, “Bí Hoàn Bí”, “Thấy Không Phỗng”, “Ù không phỗng”... -Một số vùng gọi Ù Lành Làng là Ù “Đeo Kính”, Ù “Phong Trào”, Ù Lấy Cái... -Lỗi TREO KHÀN, TREO THIÊN KHAI nhiều “Lệ Làng” và TTSĐ cho Ù Lành Làng nên chuyển sang lỗi bị Bắt Báo, nếu khi Ù còn quân rác trong bài(quân của Khàn treo, Thiên Khai treo chưa vào hết các phu). Cho Ù Lành Làng như vậy phá vỡ Luật Cơ Bản: Ù trên bài còn Quân Rác.
    c-Ù BÁO: Ù mắc các lỗi nặng và phải đền làng, cũng gọi là Ù LÁO, Ù XỌE. -Ù BÁO gồm có Ù BÀI CHƯA TRÒN + Ù KHÔNG LƯNG + Ù BẤT THÀNH PHU + Ù SAI CƯỚC SẮC.
    -Chưa Ù mà hạ hết bài trên tay xuống Chiếu là bị Bắt Báo.
    -Trường hợp thừa thiếu quân không xảy ra trong Game Online nên không đề cập tới.
    d-Ù CHÈO ĐÒ: Ù Báo, không được đền làng ngay mà phạt trả lại bằng ván Ù sau.
    -TTSĐ chưa có mục này. Do là trò chơi trên Internet, mọi lỗi nặng đều bị phạt điểm ngay bằng ván Thập Điều để trả luôn cho các Tt khác.
    e-Ù TRẢ ĐÒ: Ù trả nợ cho ván Ù CHÈO ĐÒ.
    -TTSĐ không có mục này. f-Ù THÔNG: Ù tiếp theo ván Ù trước đó. Có Ù Thông đến nhiều ván; từ ván Ù thứ ba gọi làTam Khôi, ván thứ tư là Tứ Khôi ...đến N Khôi. Không cho KHÔI CÁCH QUÃNG.
    -Ví dụ: Ù tiếp ván Tam Khôi, quên xướng Tứ Khôi, ván sau lại Ù thì không được xướng Tứ Khôi, chỉ là Ù thông. Không xướng Tứ Khôi, lại xướng Tam Khôi cũng Ù lành làng.
    g-Ù LẤY ĐƯỢC: Ù nhiều quá làng ghét hoặc Ù mắc lỗi.
    h-Ù ĐÈ: Ù cướp quyền Ù của nhà khác ở cửa sau (cửa dưới).Có Ù ĐÈ thì có lúc BỊ ĐÈ.
    i-Ù NĂM BINH: phải hô Ù Năm Binh khi Quân Ù là quân A; lại được phỗng A nhưng không phỗng vì A nằm trong ít nhất 2 phu khác nhau (còn gọi là Ù không phỗng). Cùng tính chất với Ăn Năm Binh.
    -TTSĐ bỏ mục này và thay thế bằng hô “Ù Không Phỗng”.
    k-Ù LỤC BINH: tính chất như Ù Năm Binh và Ăn Lục Binh.Hô “Ù Không Phỗng”thay thế được khi Ù Lục Binh.
    -TTSĐ cũng thay thế mục này bằng “Ù Không Phỗng”.
    l-Ù VỌNG:
    l1: Định Nghĩa: trường hợp Ù với Thiên Khai của nhà khác dậy khi động Nọc. Ù Vọng được tính cước sắc bằng Lèo. Tt nào chờ đúng vào quân bài trong Thiên Khai đó, dù là dạng Cạ nào, Phu nào hoặc đã Thập Thành thì được Ù.
    l2: TTSĐ chưa có mục này,sau này nên lập trình và cho Ù Vọng cước bằng Lèo.
    l3-Các trường hợp Ù Vọng trình bày trong Điều 14.v tương ứng với Thiên Khai Dậy.
    l4-TTSĐ chưa lập trình được Ù Vọng.Nhiều nơi không có cước Ù Vọng hoặc chỉ cho Ù Vọng với Thiên Khai của Nhà Cái hoặc khi bài chờ Ù có hơn 1 quân rác.
    m-Ù KHÔNG PHỖNG:
    m1: Ù với quân bài A có thể phỗng được mà không phỗng do phỗng A chia vào ít nhất 2 phu nếu Phỗng bài không tròn vậy phải hô Ù Không Phỗng.
    m2: Thay thế việc Hô Ù Năm Binh, Ù Lục Binh đều xướng Ù không Phỗng để tránh lỗi được. m3: TTSĐ có mục HÔ Ù KHÔNG PHỖNG, không sử dụng mục HÔ Ù Năm Binh, Ù Lục Binh là dễ hơn cho các Tt.
    n- BỎ Ù:
    n1-Khái niệm: không Ù khi đang Chờ Ù mà Quân Ù hiện trên chiếu.
    n2: Trong TT Chiếu, nếu Bỏ Ù, sau đó lại Ù được thì được phép Ù Lành Làng.
    n3: TTSĐ hiện nay cũng cho Bỏ Ù được phép Ù Lành Làng, nhưng khi thi đấu giải , việc này sẽ ảnh hưởng đến thứ tự các Tt trong bàn chơi nên cần xem xét. Tương tự trường hợp Bỏ Ù trong thi đấu Giải Chắn, Giải Phỏm các ván cuối cùng.
    -Sau này TTSĐ thi đấu Giải, cũng nên vận dụng phạt “TƯỚC QUYỀN THI ĐẤU”hoặc “TRỪ ĐIỂM” nếu bỏ Ù trong 3 ván cuối mỗi vòng.
    o-XƯỚNG Ù:
    o1-Khái niệm: thông báo với làng mình đã Ù có cước sắc gì, có điều kiện nào khác Ù thông thường.
    o2: XƯỚNG Ù rất quan trọng, có thể mắc lỗi để bị thiệt điểm (nếu XƯỚNG Ù thiếu cước), có thể Ù Lành Làng(nếu HÔ Ù thiếu điều kiện theo qui định), có thể đền làng (nếu XƯỚNG Ù thừa cước sắc thì “XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY”).
    -Lưu Ý: TTSĐ và nhiều Lệ Làng khi Xướng Sai, chỉ bắt đền ván Ù bằng Cước sắc sai(ví dụ ù Thập Điều không có Lèo mà Xướng Thập Điều Lèo chỉ đền ván Lèo) đó là XƯỚNG SAI SAO ĐỀN VẬY. Còn chuẩn mực, nghiêm ngặt, ván Xướng sai đó phải đền Thập Điều Lèo mới thật là XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY.
    o3: XƯỚNG Ù có bốn bước: BÁO Ù + HẠ Ù + HÔ Ù + XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù.
    p-TIẾNG Ù: là VÁN Ù hoặc Quân Ù. Ví dụ: nói “Tiếng Ù Lèo” nghĩa là ván đó nếu Ù sẽ có Lèo. Nói chờ “Một Tiếng Bát Sách”: chờ Quân Ù là Bát Sách.
    q-CƯỚC SẮC Ù: tên riêng từng ván ù tương ứng số Điểm, Dịch được hưởng kèm theo.
    -Ù Suông là Tiếng Ù cơ sở không có CƯỚC SẮC. Mọi dạng ù khác(trừ Báo hay Ù Lành Làng) đều có Cước Sắc như Thông, Tam Tứ Ngũ...Khôi, Tôm, Lèo, Bạch Thủ, Xuyên, Tứ Trụ (Kính Cụ, Thập Điều, Bạch Định,Chi Nẩy), Kính Tứ Cố, Thiên Ù, Ù Vọng. Lệ Làng có nhiều cước sắc lạ Tt cần lưu ý khi đến chơi chỗ khác. Cước Sắc qui định Số Điểm Dịch kèm theo.
    r-BÁO Ù:
    r1-Khái niệm: Quân Ù hiện dưới chiếu, Tt BÁO Ù. BÁO Ù hay bị lẫn với XƯỚNG Ù, HÔ Ù.
    r2: TT Chiếu, khi Báo Ù nhiều người thận trọng còn hô NHỜ, NHỜ XA hoặc Phỗng để có thời gian kiểm tra lại mới Báo Ù. Nếu chỉ hô “Nhờ, Nhờ Xa, Phỗng” thì Tt khác vẫn được chịu bài nếu còn quyền.
    r3: TTSĐ: Báo Ù thì Tt nhấp nút Ù. Lưu ý Quân Ù rơi vào Phỗng (trường hợp Bạch Thủ hoặc chưa có lưng thì phải Phỗng trước); rơi vào Khàn (trừ trường hợp Tiền Ù Hậu Dậy) thì phải Dậy trước, nếu không sẽ Ù Lành Làng. .
    s-HÔ Ù: Sau khi Báo Ù, hạ xong các phu, xử lý Dậy Khàn Úp, Tt HÔ Ù; nêu các điều kiện Ù nếu có. Không có điều kiện phải HÔ, thì XƯỚNG CƯỚC SẮC luôn, trường hợp này HÔ Ù ẩn trong XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù.
    t-Ù VỚI PHỖNG A:
    t1: Ù CÓ PHỖNG: trường hợp cần Phỗng để có lưng hoặc chờ Bạch Thủ, Quân Ù A (là Quân Phỗng Ù) hiện lên, Tt phải hô Phỗng. Có phu Phỗng A hiện lên mặt chiếu, rồi mới BÁO Ù. Nếu không phỗng là Bị Báo.
    t2: Ù KHÔNG PHỖNG: nếu Quân Ù A lại đi vào hai phu, ba phu khác nhau thì không được Phỗng. Tt Báo Ù ngay, hạ hết phu dưới chiếu mới XƯỚNG Ù. Nhớ Hô Ù KHÔNG PHỖNG, nếu quên Hô là Ù Lành Làng, nếu Phỗng Ù là bị Báo.
    u-Ù VỚI KHÀN A:
    u1: Với Khàn A Úp, Quân Ù không phải A, thì Báo Ù, hạ hết phu trên tay, Dậy Khàn rồi Hô Ù, Xướng Ù.
    u2: Với Khàn A Úp, Quân Ù lại là quân A, thì vận dụng theo “Tiền Ù Hậu Dậy” hoặc “Tiền Dậy Hậu Ù” ở Điều 17.g, Điều 17.h.
    u3: Khàn A Úp khi ăn Cài Khàn, ăn Lộ Khàn cũng vận dụng như trên.
    -TRong TTSĐ, khi còn quân trên tay ăn vào Phu Khàn, cài hết vào Khàn đó rồi dậy sau cùng, nếu Khàn không phải Quân Ù.
    u4: Khàn A khi BT thì vận dụng Điều 17.a, lưu ý với Phỗng Tái Kiến(Phỗng Khi Thấy) hoặc Kiến Bất Tái(Thấy Không Phỗng). Từng bước Báo Ù, Hô Ù, Xướng Ù, Phỗng Ù (nếu có) phải thực hiện đúng, nếu không sẽ Ù Lành Làng(như Điều 17.a.3).
    u5: Lưu Ý: khi còn quân rác thuộc khàn A trên tay(khàn A không tạo ra phu dọc, phu bí nào, hoặc còn quân A là Quân Rác khi Ù) đừng Báo Ù, nếu không sẽ Bị Bắt Báo.
    v-Ù VỚI THIÊN KHAI A:
    v1: Khi Thiên Khai A của làng: bài Tt chờ Ù đúng quân A(hoặc Bài Thành ù được với A) thì Động Nọc Dậy Thiên Khai(hoặc nhà có Thiên Khai tự Dậy), Tt Báo Ù ngay. Lấy 1 quân của Thiên Khai A về bài mình, tạo phu xong, hạ hết bài, Hô Ù, Xướng Ù tiếp.
    v2: Khi Thiên Khai A của bài mình, làng đánh ra Quân Ù, chưa Động Nọc: Tt Báo Ù, Dậy Thiên Khai mới hạ phu dưới chiếu. Lệ Làng nhiều nơi chưa qui định rõ điều này.
    v3: Khi Thiên Khai A của bài mình, mở Nọc quân đầu tiên là Quân Ù(Động Nọc): Thiên Khai tự động Dậy,Tt Báo Ù, hạ phu với Quân Ù xong, hạ hết phu trên tay, rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp. Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v4: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù chưa Động Nọc: Quân Ù C hiện lên. Báo Ù,lấy Quân Ù C về cùng quân rác B trên tay, cài vào Thiên Khai Úp. Dậy Thiên Khai tạo thành Phu, Hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù, Xướng Ù... Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v5: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù mà mở Nọc quân C đầu tiên(Động Nọc) chính là Quân Ù: Dậy Thiên Khai, Tt Báo Ù, lấy quân C về xếp phu, hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù Xướng Ù.
    v6: Với Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu hoặc BTTK BTK thì vận dụng như với trường hợp của Ù với Khàn. HÔ Ù khi BTTK BTK cần lưu ý: Hô Ù chung cho cả cụm “BTTK BTK... Trả Chén Làng”. TTSĐ phần này Lập Trình cho trả 2 chén cùng lúc mới được, nếu trả và hô từng chén thì là cả một qui tắc rắc rối kèm theo. Lệ Làng nhiều vùng đều chưa qui định rõ “Trả Chén Ngửa, Úp”; chưa có câu Hô Ù “BTTK ăn 3 đánh 1, BTK ăn 2 đánh 1” khi đánh đi 2 quân trong Thiên Khai. Để ngắn gọn, dễ cho Tôm Thủ, không phiền phức “Chén Úp, Chén ngửa”, trường hợp này nên cho hô Ù “BTTKBTK A, ăn 2 đánh 2 trả chén làng”. Bấm “Trả Chén” cả “2 Chén Bất Thực” được trả một lúc.
    v7: TRường hợp đặc biệt: Khi Động Nọc Dậy Thiên Khai có hơn 1 Tt Ù, thì ưu tiên Quân Thiên Khai là Quân Ù có trước. Ví dụ: Tt A chờ Ù 3 vạn, Tt B chờ ù 3 sách, Tt C có Thiên Khai 3 Sách và cũng chờ ù 3 vạn. Mở Nọc quân đầu tiên là 3 Vạn, Tt B được ưu tiên Ù với 3 Sách.
    -Bài có Thiên Khai A lại được Thiên Ù, thì Báo Ù,Dậy Thiên Khai, Hạ hết phu trên tay rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp tục. Điều này nhiều “Lệ Làng” cũng không qui định rõ.
    v8: Lưu Ý: Trong điều 14.v, vận dụng ý nghĩa “Động Nọc là chưa Mở Nọc”, nên Dậy Thiên Khai trước mới có quân Mở Nọc. Lệ Làng nhiều vùng chưa qui định rõ điều này, nếu không phân biệt rõ “Động Nọc” có trước “Mở Nọc”, điều 14.v có nhiều thay đổi.
    x-ĐÁNH Ù:
    x1:Định nghĩa: Tt A đánh ra một quân bài để Tt khác ù với quân bài đó.
    x2: Đánh Ù khi chơi nếu có Gà Trong, Tt A đánh ù phải vào gà 1 dịch.
    x3: Đánh Ù Đền: Tt A đánh ra quân bài phạm lỗi với qui định “Một Thành Hai Chờ” và Tt khác Ù với quân bài đó, thì phải đền ván ù thay cả làng.
    x4: Đánh Ù Báo Đền: nếu quân đánh ra làng ù, lại là quân bị bắt báo, thì Tt A sẽ bị đền cả làng ván báo. Có Lệ Làng phạt Tt A chỉ đền người Ù ván báo đó(theo cước sắc lớn hơn). Chơi “Một Ly Ông Cụ”, Tt phải đền cả ván ù cho người Ù và Đền Làng gọi là ĐỀN CHỒNG, ĐỀN KÉP.
    y-HẠ Ù: sau Báo Ù, là thao tác Hạ Ù. Hạ Ù phải chuẩn, nếu không sẽ ù lành làng (ví dụ dậy khàn sai, sai phỗng) hoặc Đền Làng nếu Bất Thành Phu. Trong TTSĐ, Hạ Ù chậm còn bị Ù lành làng.
    z-HÒA: là ván chơi không có ai Ù,không ai Báo hoặc cả làng Bỏ Bài.
    z1: HÒA THÔNG THƯỜNG: mở hết Nọc(bình quân mỗi cửa có 3 quân rác), trong TTSĐ là mở quân số 6, không ai Ù, là ván bài HÒA. Người Đầu Kê được cái ván tiếp.
    z2: HÒA DO CẢ LÀNG CHẠY: cả làng nhất trí cùng BỎ BÀI, cùng CHỊU. Ván sau sẽ thực hiện BẮT CÁI LÀNG. TTSĐ chưa Lập Trình phần này.
    z3: HÒA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT: do có vấn đề nảy sinh trong ván chơi thuộc về sự cố người chơi, luật chơi, đồ chơi...
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/3/24
  5. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P5)

    15-CHỜ Ù: CHỜ một quân bài hiện trên chiếu(Quân Ù) tổ hợp với bài nhà đang có bảo đảm Tròn Bài + Có Lưng để Ù. Có nhiều dạng CHỜ Ù hoặc chuẩn bị được CHỜ Ù nêu dưới đây. Chờ Ù khác với CHỜ ĐÁNH, CHỜ ĂN, CHỜ CHẠM. Trong điều kiện liênquan việc Chờ Ù của ván chơi, thường nói tắt là “CHỜ”; ví dụ “Một Thành Hai Chờ”, “Chạm Chờ”, “Vỡ Chờ”, “Phỗng Chờ”, “Ăn Chờ”...
    a-THÀNH : bài đã Tròn nhưng chưa có Lưng,cũng gọi là “BÀI TRÒN hoặc TRÒN BÀI không Lưng”.
    -Lưu Ý: TTSĐ cần phân biệt rõ “Thành” khác với “Thập Thành” để lập trình khoa học cho các luật liên quan như “Một Thành Hai Chờ”, “Vào Thành”, “Ăn Thành”...
    b-THẬP THÀNH: CHỜ Ù khi bài đã Tròn, có Lưng đợi hiện lên Quân Ù là Ù. THẬP THÀNH = THÀNH + CÓ LƯNG.
    c-THIÊN THÀNH: là bài THIÊN Ù mà Quân Bắt Cái chính là Quân Ù(nếu là Nhà Cái). Với những người khác, là bài Thập Thành ngay khi mới chia(một số nơi qui định vậy hoặc chỉ có điều kiện là bài Thành). Thiên Thành không có Cước Sắc, bằng Suông.
    d-CHẠM THÀNH: bài còn lẻ 1 quân rác A, khi CHẠM YÊU (mở Nọc cửa trì được Yêu) hoặc ăn vào phu có sẵn thì đánh 1 quân rác A đi để bài Thành (hoặc Thập Thành).
    e-LAI THÀNH, VÀO THÀNH, ĂN THÀNH: ăn 1 quân để bài Thành ( Thập Thành).
    f-BUỘC VÀO THÀNH:
    f1: TT Chiếu một số vùng qui định bài chờ ù Bạch Định,chờ ù Chi Nẩy nếu có quân phù hợp BUỘC VÀO THÀNH nếu không Ù sẽ là Ù Lành Làng hoặc bỏ cước Tứ Trụ(Xướng là Bị Báo), chỉ tính các cước sắc còn lại.Thành ngữ “Nhất Chi Nhị Bạch” cũng là ý nghĩa này, ngoài nghĩa về ù Tứ Trụ.
    f2: TTSĐ qui định chờ Ù Chi Nẩy mới phải Buộc Vào Thành, không vào thành mà chiếu hiện lên Chi chỉ được Xướng Ù CHI LÈO.
    f3: Ý kiến riêng: Không nên Buộc Vào Thành trong mọi trường hợp(nếu là Chi Nẩy thì vận dụng 15.f2), bảo đảm xu hướng Ù to của thời nay; bảo đảm nguyên tắc “Được Ăn Thua Chịu”; bảo đảm không bất hợp lý với các cước Tứ Trụ khác như Thập Điều, Kính Cụ, thậm chí là Kính Tứ Cố.
    g-CHẠM CHỜ: bài chỉ cần ăn thêm 1 quân phù hợp là được CHỜ Ù.
    h-VỠ CHỜ: khi bài Chờ Ù, mở cửa trì bị Đấm Yêu hoặc Dậy Khàn không còn quân đánh xén, phải phá phu đánh đi, không còn được Chờ Ù nữa. Thậm chí bị Đấm Yêu hay Dậy Khàn ngoài ý muốn, không còn quân đánh xén để Vỡ Chờ, mà buộc phải đánh ra quân bài bị bắt báo, phải xin làng Báo gọi là XIN BÁO.
    i-CHỜ NHIỀU TIẾNG: bài Chờ Ù có thể chỉ đợi 1 Quân Ù. Khi chờ được nhiều Quân Ù thì gọi là Chờ Nhiều Tiếng.Tôm thủ thường cố gắng chờ nhiều tiếng, tránh CHỜ TRÙNG. Khi chờ nhiều tiếng, tránh đánh ra quân bài mới, Tt thường BỎ VÀO THÀNH.
    k-BÓ CHỜ:là một số nước bài khi chơi Tổ Tôm, đi vào thế “BÓ BÀI”, bắt buộc phải theo “1 NƯỚC CHỜ”.
    k1-Ví dụ với Khàn: có khàn 7 văn, lại rác 568 văn, nếu không BT khi đã Dậy Khàn 7 văn; hoặc không “Tiền Thực Hậu Dậy” ăn với 568 văn thì chỉ đánh được 8 văn và “Bó Chờ” 4 văn với 56 văn; hoặc đánh tiếp 1 quân rác và “Bó Chờ” Bí tương ứng. Nếu dậy khàn 7 văn rồi đánh đi cả 568 văn sẽ bị báo, vì phạm luật “Ăn Ít Đánh Nhiều”(trôi được 2 quân 7 văn, đánh đi 3 quân 5,6,8 văn. Lệ Làng chưa làm rõ điều này.
    k2: Ví dụ với phỗng: nếu rác đôi 4 văn với 5 văn, quên phỗng 4 văn thì “Bó Chờ Ù” với phỗng 4 văn(khi đánh 5 văn đi) hoặc 36 văn(khi đánh 4 văn đi).
    k3-Ý kiến riêng: Luật TTSĐ hết sức tránh các trường hợp “Bó Chờ”, “Bó Bài” này.
    k4-KHÔNG CHỜ Ù: trong diễn biến ván chơi, nhiều khi Tôm thủ thực hiện nước bài “HOÃN CHỜ”, “BUÔNG CHỜ”, “BỎ CHỜ” khi mắc vào tình thế đặc biệt.
    l-CHỜ Ù RỘNG: Chờ Ù từ 3 Quân Ù trở lên, Làng thường nói đó là “Chờ Rộng”,ngày xưa đôi nơi gọi là “CHỰC RỘNG” . CHỜ RỘNG = CHỜ NHIỀU TIẾNG. -CHỜ Ù HẸP: Chờ Ù với 1 quân Ù duy nhất.
    -CHỜ KIỆT: khi Chờ Ù vào Quân Kiệt. Ăn phu hoặc Chờ Ù vào Quân Kiệt, Làng hay nhận xét là “BẮT KIỆT”(từ Bắt Kiệt này Mod1 Tào Nam Dương sưu tầm hẳn một câu thơ của Phan Kế Bính nói đến).

    16-PHỖNG: bài trên tay có hai quân giống hệt nhau là tạo thành Một Phỗng. Khi trên chiếu hiện lên quân đó ở bất kỳ cửa nào mà hô Phỗng, sẽ là ĂN PHỖNG(GỌI PHỖNG) tạo thành 1 Phu Phỗng. Dưới Chiếu sẽ được một Phu bài gồm 3 quân giống hệt nhau, tạo thành 1 Lưng Trùng Tam. Không được tách ra 1 quân trong Phu Phỗng để tạo thành phu riêng biệt khác.
    a-PHỖNG CỐT TỬ: Một Phỗng có thể tạo ra ưu thế đặc biệt(thường Phỗng xong được chờ) cho bài trên tay gọi là Phỗng Cốt Tử. Thấp hơn một cấp độ quan trọng là PHỖNG CHƠ LƠ. b-PHỖNG YÊU: có sẵn hai Quân Yêu giống hệt nhau. Phỗng 1 Quân Yêu thứ ba giống thế khi mở Nọc.Phỗng Yêu cũng là 1 Lưng Trùng Tam.
    c-PHỖNG BỬA: thực hiện PHỖNG mà bài trên tay lẻ thêm ra, càng khó dẫn đến ù. Từ này có trong thành ngữ “Ăn Chầy, Phỗng bửa”.
    d-PHỖNG TAY TRÊN: Phỗng quân bài hiện ra tại cửa ăn của nhà trên.
    -Chơi TT, Phỗng là một lợi thế, nhưng cũng bất lợi khi gây khó cho các nhà khác là gây khó cho mình. Tt nhiều kinh nghiệm rất ít Phỗng, đặc biệt là Phỗng Tay TRên(nhất là Phỗng Yêu) nếu Phỗng không cần thiết.
    e-PHỖNG THÀNH: thực hiện Một Phỗng mà sau đó chỉ đánh đi một quân là bài Thành.
    f-PHỖNG Ù:
    f1: Ù với đúng quân Ù vào Phỗng. Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng qui định Quân Ù nếu đã xuất hiện trước đó mà bỏ Phỗng thì không được Phỗng Ù, theo qui định “Không Phỗng Quân Trước, Không Được Phỗng Quân Sau”.
    f2: TTSĐ qui định phải Phỗng Ù trong trường hợp bài chưa có lưng hay chờ Bạch thủ.
    f3: Ý KIẾN RIÊNG: một số vùng chơi TT Chiếu qui định không phỗng quân trước thì không được Phỗng Ù quân sau. Qui định này mâu thuẫn với nguyên tắc Ù LÀ KHÔNG HỒI TỐ CÁC NƯỚC BÀI TRƯỚC ĐÓ (đương nhiên gồm nước Bỏ Phỗng); không công bằng khi so với qui định “ĐÁNH ĐI CÒN Ù LẠI ĐƯỢC”(đánh quân trong phu đi nặng tội hơn còn được tha mà) hoặc “KHÔNG Ù QUÂN RA TRƯỚC, ĐƯỢC Ù QUÂN RA SAU”. TTSĐ cho PHỖNG Ù khi Quên Phỗng trước đó là khoa học, hợp lý.
    f4:QUÊN PHỖNG:có Phỗng A, khi A hiện dưới chiến mà không phỗng. Nếu đã quên không phỗng thì chỉ được phép đánh đi 1 quân trong phỗng thôi.
    g-PHỖNG NHANH: thực hiện Phỗng phải nhanh, tránh Phỗng chậm nhà khác đã hạ Phu làm bài bị lộ. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Khoan Phỗng Nhanh”.
    h-PHỖNG PHÁ LÀNG: thực hiện Phỗng không có lợi cho bài mình nhưng giảm thiểu cước sắc, ngăn nhà đỏ,đánh quân lành cho chóng hòa lúc cuối Nọc... Thông tục gọi là “PHỖNG ĐỂU”(như ĂN ĐỂU).
    i-PHỖNG LƯNG: Phỗng tạo ra Lưng đầu tiên của bài.
    k-PHỖNG TÁI KIẾN:
    k1- Định Nghĩa: khi BTK A, hiện lên quân A mà thực hiện Phỗng. Dịch nôm nghĩa Hán Việt là Phỗng khi THẤY quân trong BTK và tạo lại Khàn.
    k2-Điều Kiện: TT Chiếu qui định chỉ được Phỗng Tái Kiến khi có một phu dọc đi với quân trong Khàn. Tức là khi Phỗng Tái Kiến hạ phu Phỗng đồng thời phải có một phu dọc kèm theo dưới chiếu. TT Chiếu nhiều vùng cũng không phân biệt rõ là phu dọc có từ đầu ván bài hay có thể tạo ra trước khi Phỗng Tái Kiến. TTSĐ đã lập trình theo TT chiếu nhưng chưa bắt báo mà chỉ phạt lành làng nếu Ù khi Phỗng tái kiến không có phu dọc .
    k3: Phỗng Tái Kiến, Tt trả chén cho làng và hô “BTK A ăn cả trả chén làng”.
    k4: Tổ Tôm Chiếu có khái niệm “KIẾN BẤT TÁI”, chính là khái niệm “THẤY KHÔNG PHỖNG” trong TT SĐ.
    -Trong ván bài, nếu quân trong BTK hiện lên mà không Phỗng Tái Kiến thì khi “Trả Chén” nhớ hô “Thấy Không Phỗng” để tránh bị phạt Ù Lành Làng.Nếu đã có 2 phu dọc dưới chiếu tạo từ quân trong khàn(hoặc 3 phu liên quan BTK dưới chiếu) thì không phải hô; đương nhiên được xét tránh lỗi Phỗng Lộ.
    -Nếu BTK quên lấy chén(Treo Khàn) thì không được Phỗng Tái Kiến. Phỗng Tái Kiến không có chén trả hoặc không có phu dọc hạ kèm sẽ bị Bắt Báo.
    l-PHỖNG PHỤC VỤ: Tt A Phỗng liên tục, để cho nhà dưới lợi bài Ù nhiều, làng bình luận Tt A là “Phỗng Phục Vụ”.Đặc biệt nhà dưới vừa Ù, đánh ra một quân, lại phỗng ngay để họ lợi bài, gọi là “PHỖNG QUẶT”.
    m-PHỖNG BẬY:
    m1: thực hiện Phỗng và bị làng bắt Báo. Một số vùng gọi là PHỖNG ẨU, PHỖNG LÁO.
    -Ví dụ: Phỗng 7 văn rồi đánh 6,8 văn đi.
    m2: Phỗng một quân bài đã xuất hiện trước đó mà không Phỗng. Báo vì phạm lỗi “KHÔNG PHỖNG TRƯỚC LẠI PHỖNG SAU” = “BỎ TRƯỚC ĂN SAU”.
    m3-PHỖNG LỘ: Phỗng một quân bài mà quân Phỗng đã lộ trong phu dọc dưới chiếu. Báo vì phạm lỗi “PHỖNG LỘ”. Phỗng Tái Kiến hợp lệ bởi vì còn 2 quân bài trong Phỗng trên tay.
    m4: Phỗng 1 quân bài A khi phỗng A đã nằm cả trong phu bí dưới chiếu cũng là Phỗng Lộ, bị bắt Báo. Nếu BTK A, còn 1 quân A trên tay, thì phỗng được nếu có 1 phu Bí A và một phu Dọc có A dưới chiếu(là phỗng tái kiến). Nếu dưới chiếu đã xếp 2 phu bí tạo bởi 2 quân trong BTK, cũng không được Phỗng Tái Kiến.
    m5: - PHỖNG BA ĐÔI LIÊN TIẾP mà không lợi quân là bị Báo dù không đánh đi quân liên quan. Nếu chưa Ù khi phỗng đôi thứ ba, phải có ít nhất 1 phu Bí kèm theo với 1 phỗng hạ dưới chiếu. Ở đây vi phạm Luật “Ăn Đổi Phu Không Lợi Quân”.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/8/24
  6. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P6)

    17-KHÀN: Khàn là tổ hợp 3 quân giống hệt nhau có ngay trên tay lúc bắt đầu ván chơi. Khàn mà úp xuống(Ăn Khàn) chính là một Phu Tròn, một Lưng Trùng Tam.
    a-KHÀN BẤT THỰC: Bất Thực là Không Ăn.
    a1: Không tạo thành phu Khàn nữa(không Ăn Khàn) là “Bất Thực Khàn”, sẽ không úp xuống chiếu mà cầm trên tay. Khi BTK thì phải lấy Một Chén về để báo làng trước khi “VÀO VÁN”(Nhà Cái công bố lúc đánh quân đầu tiên) và thực hiện việc Trả Chén khi ăn, khi Ù đúng qui định.
    a2:-BTK được phép đánh đi một quân trong Khàn.
    -Nên có một qui định, “MỖI CHÉN BẤT THỰC LẤY VỀ ĐƯỢC ĐÁNH XÉN ĐI 1 QUÂN KHI KHÔNG LỘ PHU” dù ở Khàn hay Thiên Khai sẽ gọn, rõ hơn.
    a3: HÔ Ù khi BTK A phải nêu rõ các diễn biến của BTK lúc “Trả Chén” nếu không sẽ Ù Lành Làng. Có thể là các trường hợp “BTK A ăn cả trả chén làng”, “BTK A ăn hai đánh một trả chén làng”, “BTK A Kiến Bất Tái ăn cả trả chén làng”, “BTK A Kiến Bất Tái ăn hai đánh một trả chén làng”, “...Yêu Hoàn Yêu...”, “...Bí Hoàn Bí...”.Ở TTSĐ “Kiến Bất Tái” dịch luôn Tiếng Việt “Thấy Không Phỗng”. Nếu đã “Trả Chén” lúc ăn đánh trước thì khi Ù không phải Hô Ù về BTK nữa. a4: TT Chiếu ở một số vùng qui định BTK phải có ít nhất một phu dọc.
    a5: TTSĐ bỏ điều kiện BTK buộc phải có phu dọc là hợp lý. Như vậy khắc phục được trường hợp bài có Khàn 7 văn, lại có 2 con 3 vạn, 2 con 3 sách (tạo thành Bí Tôm với 7 văn); có 2 con 7 vạn, 2 con 7 sách(tạo thành Bí Thất với 7 văn) và không có phu dọc kèm theo 7 văn. Nếu không cho BTK 7 văn, trôi đi cả hai CẠ BÍ TƯ, phải đánh đi ít nhất 4 con thì phi lý quá.Tiền nhân nói đây là trường hợp bất thực cho 2 CẠ BÍ TƯ(cạ Bí tư Tam và cạ Bí tư Thất). Lưu ý BTK khi Ù không có phu dọc, chỉ có một phu bí phải Hô Bí Hoàn Bí mới được có điểm.
    a6: Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng qui định phải BÁO LÀNG bất thực KHÀN CAO hay KHÀN THẤP là không cần thiết và vướng cho Game. TTSĐ bỏ mục này vì trên mạng Internet không thể đổi khàn.
    a7: QUYỀN BẤT THỰC: BTK là quyền của Tt.
    -Có điều khoản này, vì Tổ Tôm xưa một số Lệ Làng bắt buộc muốn BTK phải có sẵn 1 Phu Dọc(hoặc Phu Bí) hoặc không cho BT Yêu Đỏ. -TTSĐ cũng đang yêu cầu muốn lấy chén BTK bắt buộc có sẵn trên tay một phu ăn theo khàn đó, thậm chí phu này phải có lúc Ù. Điều kiện này nên xem xét sửa đổi. -Khi chưa Ù được “Đánh Xén 1 Quân” quân trong BTK.
    b-KHÀN ÚP: tức là không BTK, ÚP KHÀN trên chiếu, “Ăn Khàn Kín”.Game cũng tự động loại trừ việc “ÚP KHÀN GIẢ”. KHàn Úp khi ăn, khi Ù phải để nguyên 3 quân không được tách ra. -Trong ván đánh Khàn phải được Úp trước khi vào ván và không được đổi Khàn Úp. Game đã lập trình loại bỏ việc đổi Khàn kể cả lúc chưa vào ván. Nên lập trình lại cho giống TT Chiếu, được ÚP LẠI KHÀN khi chưa vào ván.
    c-KHÊ KHÀN: Úp Khàn mà quên Dậy Khàn khi quân đó hiện ra trong khi đánh hoặc khi Ù. Khê Khàn nếu Ù thì là Ù Lành Làng. Đã quên Dậy Khàn lúc đánh thì chỉ khi Ù mới được Dậy sau. Ở TT chiếu, khi Ù Lành Làng vẫn phải dậy Khàn Khê để làng kiểm tra.
    -CHO KHÊ: có trường hợp Tt chủ động Cho Khê Khàn để “Om Bài” hoặc tránh phải đánh ra quân bài mới.
    d-KHÀN TREO, TREO KHÀN: quên Úp Khàn cũng không BTK thì gọi là KHÀN TREO. Khi TREO KHÀN nếu Ù khi Khàn đã tròn trong phu là Ù Lành Làng. TTSĐ ban đầu lẫn Treo Khàn với Khê Khàn. Hiện nay TTSĐ gọi là QUÊN ÚP KHÀN.
    -Treo Khàn(cả Treo Thiên Khai) chỉ được Ù Lành Lành nếu đó là Yêu hoặc lúc Ù các quân của Khàn, Thiên Khai đã nằm trong phu.
    -Game cũng tự động loại trừ việc ÚP KHÀN MUỘN khi đã vào ván.
    e-DẬY KHÀN:
    e1: úp Khàn, khi trên chiếu hiện lên quân trong Khàn thì DẬY KHÀN tạo thành phu có 4 quân giống hệt nhau, là 1 LƯNG TRÙNG TỨ.
    e2: Khi Ù, nếu Quân Chờ Ù không phải là Quân Trong Khàn, thì hạ xong hết bài mới Dậy Khàn. Tổ Tôm Điếm qui định điều này rất chặt chẽ, nếu Dậy Khàn trước là thành Ù Lành Làng. Các Tt lưu ý dậy đúng lúc, dù chưa bị phạt dậy sai thời điểm trong TTSĐ.
    -Ý kiến riêng: trong TTSĐ, thời gian dành cho chờ DẬY KHÀN nên dài hơn cho chờ ăn, chờ Phỗng 2 đến 3 giây đồng hồ. Lập trình nên cho Tt được xem Khàn Úp mọi thời điểm.
    f-TIỀN THỰC HẬU DẬY(tức là TIỀN ĂN PHU, HẬU DẬY KHÀN): khi ÚP KHÀN mà ăn được quân trong Khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở Nọc cửa trì.
    - Chỉ hai trường hợp nêu trên được “Tiền Thực Hậu Dậy” . Nhà trên mở Nọc dù không ăn thì nhà dưới cũng không thể “Tiền Thực Hậu Dậy”.
    -Lưu ý: Có một trường hợp “Tiền Thực Hậu Dậy”(hoặc Tiền Ù Hậu Dậy)chưa thấy làm rõ khi không Bất thực khàn A, nhà trên đánh ra hoặc mở cửa trì được A, lại ăn vào 2 phu bí có sẵn, cùng hạ xuống. Cho phép “Tiền Thực Hậu Dậy”với 2 phu bí là đúng.Điều này phù hợp với qui định BTK không bắt buộc có phu dọc kèm theo.
    -TT Chiếu một số vùng chỉ cho “Tiền Thực Hậu Dậy” với phu dọc.
    g-TIỀN Ù HẬU DẬY: Úp Khàn A, ù với Quân Ù A nhưng phải dùng A tạo ra thêm 1 phu khác, thì phải BÁO Ù, xếp phu mới tạo thành từ A, hạ hết bài rồi mới Dậy Khàn. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Ù Hậu Dậy, sau đó mới XƯỚNG Ù (CƯỚC SẮC Ù).TTSĐ trường hợp này cho Dậy Khàn ngay sau khi hạ Phu A.
    -Ví dụ: Úp Khàn 3 văn, trên tay lẻ 4,5 văn chờ Ù 3 văn, 6 văn; khi chiếu hiện lên 3 văn thì BÁO Ù, hạ phu 345 văn, hạ hết các phu khác rồi Dậy Khàn. Khi HÔ Ù nhớ HÔ thêm điều kiện Tiền Ù Hậu Dậy rồi mới Xướng Cước Sắc.
    h-TIỀN DẬY HẬU Ù: Úp Khàn A, ù với Quân Ù A, mà không cần tạo thêm phu mới nào ở trường hợp Tiền Ù Hậu Dậy thì Dậy Khàn, Báo Ù rồi mới hạ các phu khác trong bài. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Dậy Hậu Ù rồi mới Xướng Cước Sắc. TT chiếu nhiều vùng và TTSĐ bỏ mục Hô Ù này.
    i-KHÀN YÊU: ban đầu bài trên tay có 3 Quân Yêu giống hệt nhau.
    -BTK Yêu, khi Ù dù quân yêu không tổ hợp với quân khác thành phu dọc, phu Bí thì 3 quân yêu đã BTK vẫn được tính là phu tròn, vẫn được Ù.Khi quân Yêu không tạo được bất kỳ phu nào khác phải HÔ Ù là Yêu Hoàn Yêu.
    -BTK nếu tạo hơn 1 phu kèm theo thì không phải hô “Bí hoàn Bí, Yêu hoàn Yêu”; loại trừ khi ù 3 quân yêu vẫn đứng riêng biệt thì vẫn hô “Yêu hoàn Yêu”.Trong TTSĐ qui định nếu Yêu trong BTK chỉ tạo ra 1 phu Bí thì cũng phải hô “Bí Hoàn Bí” là chưa hợp lý.
    -Lệ Làng một số nơi chỉ cho BT Yêu Đen. Theo mình nên cho BT cả Yêu Đỏ, mới rộng nước cho chơi Tổ Tôm, nhất là những ván bài có gà, cần khống chế số quân đỏ, tránh Dậy Khàn bị động. k-BẤT THỰC TRÙNG TRỤC: k1:TTSĐ: Không cho BT ăn đón Khàn A khi không có phu dọc hoặc phu bí trên tay từ lúc chia bài tổ hợp bởi quân trong khàn A. Lưu Ý, Khàn Yêu không phụ thuộc điều này vì được vận dụng qui định “YÊU HOÀN YÊU”.Lập Trình Game không cho lấy chén để “BT không phu ăn đón” nên không có lỗi này. k2: TT Chiếu xưa nhiều vùng qui định khi Ù BTK chỉ ăn vào một phu bí thì bị phạt lỗi “Bất Thực Trùng Trục” cho Ù Lành Làng. Vì tiền nhân bắt buộc muốn BTK phải có ít nhất 1 phu dọc. k3: TTSĐ hay hơn không bắt buộc BTK phải có tổ hợp phu dọc kèm theo. Khi Ù, điều kiện HÔ Ù đúng phải HÔ thêm “BÍ HOÀN BÍ” nếu khàn chỉ tạo ra một phu bí. -TTSĐ lập trình bắt buộc phải có ít nhất 1 phu A sẵn trên tay mới được BTK, giống nhiều Lệ Làng ở nhiều nơi. Khi Ù,phải còn phu A nếu không bị bắt lỗi “Bất Thực trùng trục”.Theo mình, để mở rộng nước bài, chấp nhận cả BT ăn đón với mọi Khàn, khi chưa có phu nào kèm theo trên tay. Cái này phù hợp nguyên tắc “Được Ăn Thua Chịu”, “BÀI KÍN trên tay nào ai hay biết”.
    -TTSĐ không cho đánh xén 1 quân trong BTK nếu có phu bí theo khàn; sẽ bị bắt báo lúc Ù. Điều này bất hợp lý với 3 qui định: được đánh xén bất kỳ quân nào trong phu trên tay; BTK được phép đánh đi 1 quân; “Ù không hồi tố”. Lập Trình TTSĐ nên sửa đổi điều này.
    l-CẬY KHÀN: ăn phu phải LỘ KHÀN bằng cách ngửa lên 1 quân trong Khàn Úp. TTSĐ và nhiều “Lệ Làng” chưa làm rõ nước bài “Bức Lộ”, “Bức Báo” khi “Ăn Cài Khàn”. Nếu đã Khê Khàn, không được ăn cài Khàn thành phu bí nữa.
    m-LƯU Ý: Với Khàn thường có một trường hợp đặc biệt: Quân của Khàn tạo một phu dọc với 3 Quân Rác. Ví dụ Khàn 5 vạn lại có lẻ 4,6,7 vạn. Nếu Úp Khàn, đánh đi 4,6,7 vạn sau đó lại bị Dậy Khàn, làng bắt Báo được vì ăn Hai Quân (úp khàn trôi được 2 cây 5 vạn) nhưng đánh Ba quân (4,6,7 vạn). Nếu không bị bó chờ 8 vạn. Nước bài này cũng liên quan “Bức Lộ”, “Bức Báo” dù Tt có thể tránh được bằng cách để “Khê Khàn”.
    -Nếu BTK 5 vạn, phải bó chờ Phỗng Tái Kiến, hoặc bó chờ 3,6 vạn vì chỉ được phép đánh 1 quân 5 vạn đi.
    -Do vậy Luật TTSĐ cần qui định rõ về trường hợp này: Được phép ưu tiên Úp Khàn không bắt buộc BTK nếu có đánh đi 467 vạn rồi phải dậy Khàn lúc chưa Ù cũng không Bị Báo (hay Bị Báo?). Mọi trường hợp đặc biệt phu sẵn liên quan đến Khàn đều xử lý như vậy, nếu là Khàn rơi vào tình thế ăn 1 quân đánh 2 quân trong BTK như nói ở đây. Dù khi dậy Khàn, phải đánh đi 3 quân rác 467. Nếu không, Luật phải nêu rõ để Tôm Thủ biết xoay bài. Ở đây lựa chọn giữa luật ăn chọn phu lợi quân(lỡ có dậy Khàn) là LUẬT ƯU TIÊN 1 với tiên đề BTK chỉ được phép đánh đi 1 quân trong khàn. Hoặc vẫn để như vậy, rơi vào “Bó Bài” nêu ở trên.
    -Ý kiến riêng: nên chấp nhận trường hợp “Bó Bài”, “BÓ CHỜ” này.
    -Qui định BTK chỉ được phép đánh xén 1 quân trong Khàn ở ví dụ trên không được đánh đi 2 quân 5 vạn là mâu thuẫn với Luật Ưu Tiên 1 được phép “Ăn Nhiều Đánh Ít”. Ở đây là “Ăn 3 Đánh 2”: Ăn được 4,6,7 vạn và đánh đi đôi 5 vạn. Qui định này là “Một Tiên Đề” được chấp nhận vì chưa nêu rõ THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA LUẬT.

    18-THIÊN KHAI: tổ hợp 4 quân bài giống nhau có ngay trên tay khi bắt đầu ván chơi..
    a-ÚP THIÊN KHAI: 4 quân trong Thiên Khai đều úp xuống chiếu: “Ăn Kín” Thiên Khai tạo ra một Lưng Trùng Tứ.
    -Vào ván đánh không được đổi Thiên Khai Úp.
    b- DẬY THIÊN KHAI:
    b1: Thiên Khai Dậy khi Động Nọc mở quân đầu tiên, thường gọi là “ĐỘNG NỌC DẬY THIÊN KHAI”. Một ít nơi gọi là “CHẠM NỌC”.
    b2: Khi Dậy Thiên Khai, nếu Tt khác chờ Ù đúng quân trong Thiên Khai đó sẽ được Ù.
    b3: Các ván bài Ù Với Thiên Khai được nêu trong Điều 14.v.
    b4: TT SĐ: Thiên Khai tự động Dậy khi Động Nọc (mở quân đầu tiên của Nọc) hoặc trước khi đánh đi quân bài đầu tiên(Lộ Quân đầu tiên của bài trên tay), người có Thiên Khai phải tự Dậy.
    b5-Tổ Tôm Chiếu có 4 hình thức Dậy Thiên Khai: ví dụ nhà A có Thiên Khai.
    b5.1: Nhà A lại có cái, trước khi đánh quân đầu tiên phải Dậy Thiên Khai(nếu Thiên Ù cũng Dậy Thiên Khai trước khi hạ phu khác). .
    b5.2-Nhà A không có cái:
    b5.2.1: Động Nọc Dậy Thiên khai.
    b5.2.2: “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”: khi ăn đánh qua vòng thì Dậy Thiên Khai.
    b5.2.3: Trước khi đánh đi quân trên tay đầu tiên thì Dậy Thiên Khai.
    -Nếu có 2 Thiên Khai, dùng 1 Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu thì Tt cũng sẽ Dậy Thiên Khai còn lại theo b5.2.1 và b5.2.2.
    c-THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH PHU: là BTTK (không ăn Thiên Khai), chỉ úp 3 quân bài dưới chiếu (chỉ Ăn Khàn) cùng với một phu dọc tổ hợp từ 1 quân trong Thiên Khai. Phu này để lộ 1 quân trình làng dưới chiếu. Trường hợp này Tt không phải lấy chén, có thể coi là một dạng “BẤT THỰC ẨN”, “CHÉN ẨN”.
    –BTTK ăn Khàn Trình phu A dưới chiếu, thì A phải là 1 phu dọc.
    -Có “Lệ Làng” cho phép A là phu bí, thực hiện “Ăn Khàn Trình Phu Bí” bằng cách cậy lộ 1 quân trong Thiên Khai. TTSĐ không áp dụng qui định này.
    -Có “Lệ Làng” gọi là “THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH TRÁNG”.
    d-BẤT THỰC THIÊN KHAI BẤT THỰC KHÀN: Thiên Khai A.
    d1: Không ăn Thiên Khai A 4 quân, cũng không ăn Khàn A 3 quân mà cầm cả trên tay 4 quân A trong Thiên Khai, lấy về 2 cái Chén Bất Thực.
    d2: TT Chiếu nhiều vùng qui định nếu muốn BTTKBTK bắt buộc phải có ít nhất 2 phu dọc tổ hợp từ quân A trong Thiên Khai. Tương tự yêu cầu buộc có 1 phu dọc trong BTK là không hợp lý nên TT SĐ cũng bỏ qui định này.Ví dụ tương tự khi BTK 7 văn mà có Cạ Bí Tư vạn sách của các quân Tam, Thất khác. Lưu ý khi Ù mà quân A không tạo thành phu dọc tương ứng nào và chỉ tạo ra 1 phu bí thì phải HÔ Ù Bí Hoàn Bí mới có điểm.
    d3: BTTK BTK được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai kể cả trường hợp Đánh Xén. -BTTK-BTK “ăn 2 đánh 2” trong trường hợp đặc biệt: ví dụ BTTK BTK 7 văn, trôi 6 quân rác là đôi 5 văn, đôi 6 văn, đôi 8 văn.Ở đây vận dụng “Ăn Đổi PHu Lợi Quân”(Ăn 3 đánh 2). Đổi phu Thiên Khai thành 2 phu dọc. Khi Hô Ù là “BTTK-BTK A, ăn hai đánh hai trả chén làng(TRả 2 chén 1 lúc, không cần phân biệt chén). Cho vận dụng Luật “Ăn 3 đánh 2” khắc phục cả trường hợp “BÓ CHỜ”ở Điều 17.m.
    d4: Khi Ù thì HÔ Ù, XƯỚNG Ù tương tự như khi BTK, có khác số quân ăn và số quân đánh đi, số chén trả và không có Phỗng Tái Kiến hoặc Kiến Bất Tái.
    d5: TT Chiếu nhiều vùng qui định BTTKBTK lấy về 2 chén một úp, một ngửa cũng không cần thiết, gây rối cho Game, TTSĐ nên bỏ.Thực ra, người chơi đều không rõ trả chén ngửa, trả chén úp ra sao, kể cả trong Game.
    e-THIÊN KHAI HỎNG: tương tự Khàn, nếu quên Dậy Thiên Khai bị Khê Thiên Khai(trong Game Dậy Thiên Khai vẫn tự động rồi bị phạt ); nếu quên Thiên Khai trên tay bị Treo Thiên Khai và nếu Ù dù cả Thiên khai A đã tròn trong phu cũng sẽ Ù Lành Làng.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/3/24
  7. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P7)

    19-ĐIỂM Ù: các dạng bài Ù với số điểm khác nhau. Câu vắn tắt qui định tính điểm Ù khi bắt đầu chơi Tổ Tôm Chiếu ở nhiều vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Vũng Tàu, Sài Gòn... vào Thế Kỷ 20 là “SUÔNG HAI, DỊCH MỘT, TÔM BỐN, LÈO NĂM; BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC; KÍNH TỨ CỐ bằng HAI CHI NẨY”. Ù Suông là tiếng Ù cơ sở(không có Dịch nào) được qui định là 2 Điểm. Cũng có nơi chơi “Suông 3 Dịch 1”; TTSĐ tính theo công thức phổ biến nhất hiện nay là “Suông 4 Dịch 2 Tôm 8, Lèo 10 ; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng Hai Chi Nẩy. Bạch Thủ, Tam Khôi, Thiên Ù bằng Tôm; Xuyên, Vọng bằng Lèo”.
    -Các Tôm Thủ(cả Chắn Thủ) cũng từ Công Thức Điểm này để giao hẹn lúc bắt đầu chơi.
    a-ĐIỂM, DỊCH:sau đây tính theo công thức phổ biến mà TTSĐ đang vận dụng: “Suông 4 Dịch 2...” .TTSĐ chưa cộng Dịch(theo số Bội) cho cước Ù đặc biệt.
    -ĐIỂM: qui định số lượng đơn vị Điểm cho một tiếng Ù.
    -Dịch: Điểm Thưởng thêm cho một tiếng Ù (cước sắc); 1 Dịch là 2 Điểm với qui tắc “Suông 4 Dịch 2...”; hoặc 1 Dịch là 1 Điểm với qui tắc “Suông 2 Dịch 1” .Dịch còn ý nghĩa là số điểm cộng thêm của Tiếng Ù to hơn liền kề.
    b-TỨ TRỤ: là 4 Cước Sắc Ù nhiều Điểm khi chơi Tổ Tôm, được tính theo Ù Suông là “BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC”.Ù Thập Điều, Ù Kính Cụ bằng 3 ván Suông(Bội Tam), 3 Dịch; Ù Bạch Định bằng 4 ván suông(Bội Tứ),4 Dịch; Ù Chi Nẩy bằng 6 ván suông(Bội Lục),6 Dịch. Đặc biệt Ù Kính Tứ Cố bằng 2 ván Chi Nẩy, hơn cả Tứ Trụ.
    -Nhiều Tôm thủ có đề nghị cước ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố có thêm “Gà Ngoài” để khuyến khích, vượt hẳn so với Lèo, Xuyên. “Gà ngoài” tính chung là 6 Điểm hoặc bằng luôn số Dịch kèm(theo số Bội). Ví dụ Bạch Định = 16 Điểm + Gà ngoài = 16 +6=22 Điểm; hoặc Bạch Định = 16 điểm + 4 Dịch(4x2)=24 Điểm.
    c-Ù SUÔNG: tính là 4 Điểm.
    -Ù Suông là Ù ván đầu tiên, không có cước sắc gì kèm theo.
    d-Ù THÔNG = SUÔNG(4 Điểm) + 1 DỊCH (là 2 Điểm) = 6 ĐIỂM.
    -Ù THÔNG là ù ván thứ hai liên tiếp. Ù Thông ván thứ ba tiếp theo, được gọi là Tam Khôi, ù tiếp là Tứ Khôi...N Khôi. Mỗi Khôi được cộng thêm 1 Dịch so với Khôi trước.
    e-Ù TÔM = THÔNG (6 Điểm) + 1 DỊCH(2 Điểm) = 8 ĐIỂM. 1 Dịch.
    -Ù TÔM: ù mà trong bài có lưng THẤT VĂN + TAM VẠN + TAM SÁCH.
    f-Ù LÈO = TÔM + 1 DỊCH = 10 ĐIỂM. 2 Dịch.
    -Ù LÈO: ù mà trong bài có lưng CHI CHI + CỬU VẠN + BÁT SÁCH.
    g-Ù KÍNH CỤ =Ù THẬP ĐIỀU = BỘI TAM SUÔNG, 3 Dịch = 3x4=12 ĐIỂM.
    -Ù KÍNH CỤ: ù mà trong bài có 20 Quân Đen với 1 QUÂN ÔNG CỤ.
    -Ù THẬP ĐIỀU: ù mà trong bài có 11 Quân Đen với 10 QUÂN ĐỎ.
    -Có vùng gọi Ù Thập Điều là Ù THẬP HỒNG hay Ù MƯỜI ĐỎ.
    h-Ù BẠCH ĐỊNH = BỘI TỨ SUÔNG, 4 Dịch = 4x4 = 16 ĐIỂM.
    -Ù BẠCH ĐỊNH: ù mà trong bài chỉ có 21 Quân Đen.
    -Ngày xưa, các cụ cũng gọi ù “Bạch Định” là “TOÀN BẠCH”.
    i-Ù CHI NẨY = BỘI LỤC SUÔNG,6 Dịch = 6x4 = 24 ĐIỂM.
    -Ù CHI NẨY: ù mà bài chờ với quân rác Cửu Vạn, Bát Sách từ đầu ván còn trên tay; chờ duy nhất một quân Chi Chi; không vào thành được.
    - Luật TTSĐ qui định Cửu Vạn, Bát Sách trở thành Quân Rác từ Quân Trôi do đánh xén thì không Ù Chi Nảy. Ví dụ: bài có 45678 sách, rác đôi 9 vạn mà đánh xén 7 sách để chờ Chi chỉ được Ù CHI LÈO. Tuy vậy Lập Trình Game lại cho Ù với quân đánh xén.
    -BTK 9 vạn hay khàn 8 sách được chờ Ù chi nảy khi có một đôi quân rác là 8 sách (hoặc 9 vạn) từ đầu ván với 1 phu dọc trên tay tương ứng BTK.
    -Game lập trình Ù Chi Nẩy chưa thật đúng với Luật.
    k-Ù KÍNH TỨ CỐ = HAI CHI NẨY, 12 Dịch = 2x24 = 48 ĐIỂM.
    -Ù KÍNH TỨ CỐ: ù mà bài có 17 Quân Đen với 4 QUÂN ÔNG CỤ.
    -Ý kiến riêng: để Ù KTC càng khó hơn, có thể thêm điều kiện 4 quân Ông Cụ khi Ù phải là 1 Lưng Trùng Tứ(Thiên khai Ông Cụ hoặc Dậy Khàn nó). Vì chỗ mình và nhiều nơi vẫn còn có người Kiêng Ù Kính Tứ Cố nên đưa thêm qui định hạn chế vào.
    l-Ù BẠCH THỦ = Ù TÔM = 8 ĐIỂM, 1 Dịch.
    l1: Ù BẠCH THỦ: ù mà bài chờ chỉ 1 tiếng Phỗng Ù. -Bài Thành chưa có lưng, chỉ có 1 nước phỗng tạo lưng(dù là phỗng yêu, phỗng tái kiến) cũng được Bạch Thủ.
    l2: Lệ Làng một số vùng qui định không cho Ù Bạch Thủ với bài chạm thành.
    l3: TT Chiếu một số vùng thêm điều kiện Ù Bạch Thủ là 2 quân của Phỗng Ù đều là quân rác sẽ không hợp lý vì Cước Ù Bạch Thủ chỉ bằng Tôm, không đòi hỏi điều kiện khó thế.
    l4-TTSĐ qui định Ù Bạch thủ phải còn ít nhất 1 Quân Rác trong phỗng, không phải là Phỗng Ù Tái Kiến.
    l5- Thiên Ù: điểm dịch bằng Ù Tôm=Ù Bạch Thủ= 8 điểm, 1 Dịch.
    -Điều kiện: Nhà Cái khởi đầu ván có Bài Tròn + có Lưng + đủ 21 quân. -Quân Bắt Cái là Quân Ù.
    -Được xướng Cước Sắc theo Quân Ù(nếu có).Game chưa lập trình được điều này.
    -Phải thực hiện xếp bài, thủ tục Ù đúng như các ván bài thông thường.
    m-Ù XUYÊN NĂM GIAN = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch(Một số vùng gọi là Xuyên Tư).
    -Ù XUYÊN NĂM GIAN là Ù thành phu dọc có 5 quân mà Quân Ù xen vào 4 quân rác . Ví dụ bài còn quân rác 2356 văn, chờ Quân Ù 4 văn.Lưu ý các quân rác là chưa gá vào bất kỳ phu nào, đặc biệt không phải quân Yêu.
    -TTSĐ qui định thêm Quân Ù phải là quân chưa có trong bài Ù. Lập trình chỉ đòi hỏi 2 quân đầu cuối Phu Ù là Quân Rác.
    -Lưu ý qui định rõ trường hợp bài phải xếp ra Lưng có được Ù Xuyên Năm Gian không? Ví dụ với 7 văn: bài chưa có Lưng, phải tách 9 vạn, 9 sách với Thang Thang thành Lưng), còn rác 5689 văn thì có được Ù 7 văn Xuyên 5 Gian không? Nhiều trường hợp tương tự?
    n-Ù XUYÊN BÍ TƯ = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch(một số vùng gọi là Bí Tư).
    n1: Ù XUYÊN BÍ TƯ là ù thành phu bí có 5 quân và duy nhất một Quân Ù xen vào giữa 4 Quân Rác(CẠ BÍ TƯ). Ví dụ bài rác 2 con 4 vạn, 2 con 4 sách chờ Quân Ù 4 văn. Lưu ý các quân rác là chưa gá vào bất kỳ phu nào, đặc biệt không phải quân Yêu.Khi đã có lưng, không được Ù Xuyên Bí Tư khi Quân Ù là Nhị Văn(hoặc 8 văn) với quân rác Nhị Vạn, Nhị Sách(vì chờ được cả 8 văn hoặc 2 văn); hoặc Quân Ù là Tam Văn(hoặc 7 văn) với quân rác Tam Vạn, Tam Sách (vì chờ được cả với 7 văn hoặc 3 văn);hoặc quân ù là 9 văn(hoặc thang thang) với quân rác 9 vạn, 9 sách(vì chờ được cả thang thang hoặc 9 văn). Khi bài chưa có lưng, Ù được Xuyên Bí Tư với Quân Ù là 7 văn thành Bí Tôm (rác 2 quân 3 vạn, 2 quân 3 sách); hoặc 8 văn thành Bí Sườn(rác 2 quân 2 vạn, 2 quân 2 sách); hoặc Thang Thang thành Lưng Yêu Đỏ đơn (rác 2 quân 9 vạn, 2 quân 9 sách). TTSĐ cũng cần lưu ý lập trình điều này cho đúng luật. Luật TTSĐ loại trừ Thang Thang vì qui định quân Ù phải cùng hàng số. Qui định “cùng hàng số” này loại trừ 4 kiểu Xuyên của Bí Nhị, Bí Tam, Đỏ Đơn và Chi Nẩy.Luật Game cần điều chỉnh phần này cho khoa học.
    n2: Ù Xuyên Bí Tư cũng không tính cho trường hợp BTK ăn đón. Ví dụ BTK 4 vạn(không có phu nào kèm theo), rác thêm 1 quân 4 sách, thì lên 4 văn cũng không được tính là Xuyên Bí Tư. Trường hợp này, nếu là rác 2 quân 4 sách, lên 4 văn là Xuyên trôi 5 quân, cũng chưa thấy Lệ Làng xưa hay TTSĐ đề cập. Game TTSĐ đang lập trình tự động không cho BTK ăn đón khi không có bất kỳ phu nào kèm theo cho nên không cần xét đến mục này.
    n3: Ý kiến riêng: Ù Xuyên Bí Tư cũng nên bỏ điều kiện chờ duy nhất một Quân Ù, bớt độ khó vì cước ù cũng chỉ bằng Lèo.
    n4:Lưu ý lỗi Ù Xuyên:
    n4.1: Bài có Bí Ngũ(1 quân 5 văn, 1 quân 5 vạn, 2 quân 5 sách) và què 3,4,6,7 văn chờ Ù; chiếu hiện 5 văn không được Xướng Ù Xuyên Năm Gian, vì 5 văn sẵn có phải ghép đúng vào phu dọc(do trôi nhiều quân hơn theo qui định Ăn Chọn Phu ưu tiên).
    n4.2: Vẫn bài trên, nhưng Bí Ngũ có 1 quân 5 văn, 2 quân 5 vạn, 2 quân 5 sách chờ Ù; chiếu hiện 5 văn, được tùy xướng Xuyên Năm Gian hoặc Xuyên Bí Tư. (nếu Luật không qui định điều kiện quân ù phải là quân không có trên bài. Điều kiện này là qui định bất hợp lý nên sửa đổi. TTSĐ trường hợp này chỉ được Xuyên Bí Tư).
    -Lưu ý, Xướng Cước Ù Xuyên theo cách hạ PHU Ù. Làng hay nói là “HẠ SAO XƯỚNG VẬY”. o-Ù VỌNG: Ù với quân trong “Thiên Khai Dậy”. Game chưa lập trình được cước này. -Ù VỌNG=Ù LÈO=10 Điểm, 2 Dịch. p-Ù TAM KHÔI = TÔM = THÔNG +1 Dịch= 8 điểm, 1 dịch -TAM KHÔI là chỉ việc Ù đến ván thứ ba liên tiếp(Ù tiếp ván Thông).
    -Ví dụ:Ván thứ nhất ù Suông, ván thứ hai Ù Tôm, ván thứ ba Ù lèo thì có TAM KHÔI LÈO = LÈO + 1 Dịch TAM KHÔI = 10 + 2 = 12 ĐIỂM.
    –Luật TTSĐ ghi Tam Khôi được 2 dịch là chưa hợp lý.
    q-Ù TỨ KHÔI ĐẾN N KHÔI= ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + N KHÔI = ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + (N – 2) x 1 DỊCH. -Ví dụ: TỨ KHÔI TÔM = TÔM + TỨ KHÔI = 8 + (4-2)2 = 12 ĐIỂM. -BÁT KHÔI KÍNH CỤ = KÍNH CỤ + (8 – 2) x 2 ĐIỂM = 12 + 12 = 24 ĐIỂM.
    -Ý kiến riêng: Việc một nhà Ù Thông nhiều đầu tiên do nhà đó vào dây đỏ, trình độ cao và do nhà trên đánh có vấn đề.Với nguyên tắc thưởng phạt nghiêm minh, trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng, nên có phạt với nhà trên này. Ở chỗ mình, nhà dưới mà Ù Thông đến ván N là nhà trên phải vào gà trong (N-1)x 1 DỊCH, TTSĐ có thể xem xét nội dung này.
    r-CƯỚC KÉP: được nhiều cước sắc trong một ván Ù.
    -Bài Ù có nhiều cước sắc thì tính theo công thức = Điểm Dịch của Tiếng Ù cao nhất + Dịch của các cước sắc khác. Dịch cộng thêm của cước Thông, Tôm, Tam Khôi, Bạch Thủ, Thiên Ù là 1 Dịch, bằng 2 Điểm(Mỗi Khôi tiếp theo đều cộng thêm 1 Dịch). Dịch cộng thêm của cước Lèo, Xuyên, Vọng là 2 Dịch, bằng 4 Điểm. Tứ trụ thì số Dịch cộng thêm bằng số Bội.
    -Ví dụ: Thập Điều, Chi Nẩy, Tôm = Chi Nẩy(24 điểm) +3 Dịch Thập Điều(6 điểm) +1 Dịch Tôm(2 điểm) = 32 Điểm.(Game)
    s-DỊ LUẬT KHÁC: Lệ Làng có thêm Tiếng Ù khác, nhưng không phổ cập như Xuyên 2 Quân, Xuyên 3 Quân( hay gọi là XIÊN), KÍNH BÀ LÃO(hay gọi là cước SỢ VỢ), SONG TOÀN(Kính Ông Bà), Ù ĐỒNG HOA, Ù TOÀN HỒNG, Ù TOÀN DỌC, Ù TOÀN BÍ, Ù TOÀN LƯNG, Ù TOÀN TRÙNG... –Theo dị luật và Luật Tổ Tôm 2000 điểm dịch ván ù nhỏ nhất của TT tương lai sẽ là Ù Lành Làng và lớn nhất là ù N Khôi Thiên Ù Toàn Trùng Kính Tứ Cố Bạch Thủ Tôm. -TTSĐ không dùng cước Ù XIÊN là hợp lý. Vì Ù trừ Ù CHẠM THÀNH, Thành, Thập Thành bao giờ Quân Ù chẳng XIÊN hai, ba quân thành Phu Dọc. Nếu tính Xiên cho Phu Dọc mà không tính XIÊN hai ba quân cho Phu Bí là bất hợp lý.

    20-CHIẾU: khi chơi Tổ Tôm, Chiếu là một ước lệ về vị trí ngồi của người chơi, nơi để bài, nọc, chén, các phu đã ăn, úp Khàn, Thiên Khai… Chuẩn bị cuộc chơi gọi là “TRẢI CHIẾU HẦU LÀNG”.
    a-CHIẾU LÀNG: chính là một bàn chơi, nếu đủ có 5 người chơi(NGỒI CHIẾU) và đủ các phụ thuộc khác(người phục vụ, đồ chuyên dùng,bộ bài chuẩn, trang bị riêng).
    -Trong 1 Chiếu Làng, khi chơi Tổ Tôm Bí Ngũ có 5 nhà(người chơi): bản thân Tôm Thủ A, NHÀ TRÊN, NHÀ DƯỚI, 2 NHÀ CHÉO. Vị trí các Tt còn gọi là “ĐẦU CÁNH”, “CUỐI CÁNH”, “CHÉO CÁNH”.
    - Tt cố gắng TRÁNH TRÊN, ĐÌ DƯỚI, TỐT TAY CHÉO CÁNH, tìm cách HỢP CẠ.
    b-DƯỚI CHIẾU: chính là trên MẶT CHIẾU, là trong CHIẾU LÀNG.
    -Mọi Quân Bài khi Ăn, Đánh liên quan với Phu, Quân Dưới Chiếu mới bị xem xét có phạm lỗi hay không gọi là Quân Liên Quan.
    c-VÀO CHIẾU: là tham gia vào bàn chơi.
    d-CAO THẤP: trong Chiếu Làng, hết cuộc chơi sẽ có người thua được, thông qua kết quả người ta phân biệt trình độ CAO THẤP.

    -“Một thống kê toán học về “TRÌNH TỔ TÔM” cuối Thế kỷ 20: “Biết Cầm Hòa 20% số ván bài + Giảm đi 20% số phỗng = Tăng thêm 20% khả năng không TRẮNG CHIẾU”.
    - Có câu sặc mùi “Tinh thần A.Q” là “SẮC NHƯ NƯỚC THUA NHÀ VẬN ĐỎ”.
    - Trong Chiếu Làng có nhiều câu chê bai, khích bác, hài hước: “THẤP NHƯ VỊT”, “VỊT CHẶT CHÂN”, “CHIM CÁNH CỤT”, “MÁY PHÔ TÔ CÓP PY”, “PHỖNG PHỤC VỤ”, “PHỖNG LẤY ĐƯỢC”, “CỦA NÚI”, “CHÈO ĐÒ CHO MÁT”, “TREO TRANH BÁN TẾT”, “GÀ, VỊT, ẾCH”, “MANG CHÉN VỀ UỐNG NƯỚC”, “ĂN CHIẾU”, “MỜI PHỤ HUYNH”, “LINGA GIÁO”, “TRẮNG CHIẾU”, “CUỐN CHIẾU”, “TỔ TỨC”, “TỔ TÉP”, “ĐẤU THẦU CHỖ”, “ĐI TÂY”, “TRỘM GÀ”, “GÀ NHIẾP”, “MAY TAY”, “NỌC CHIỀU”, “NỊNH NỌC”, “CẦM TINH”, “CHÁO ÁM”, “MÓM”, “BƠM VÁ”...

    21-CHÉN: dùng BT khi chơi Tổ Tôm, để trên chiếu, cạnh đĩa Nọc.Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu tuy là BTTK nhưng không dùng Chén(ẨN CHÉN).
    a-SỐ CHÉN: số lượng chén dùng bất thực có thể nhiều hơn, nhưng thông thường mỗi Chiếu Làng chơi Tổ Tôm Chiếu chuẩn bị 3 chén(hoặc 5 chén), khi thiếu phải “MƯỢN CHÉN LÀNG”. b-LOẠI CHÉN: các Chén Bất Thực đồng loại, nhưng khi dùng có vùng có qui định thêm “Chén Úp, Chén Ngửa”.
    c-CHÉN ÚP, CHÉN NGỬA: qui định dùng chén ở một số vùng cho BTTK BTK.
    d-TRẢ CHÉN: trả CHÉN cho làng khi toàn bộ quân bài trong BT đã lộ ra trên chiếu, dù là để ăn hay Ù. Khi Trả Chén cần hô đúng nếu không sẽ bị phạt thành Ù Lành Làng.
    -Thao tác TRẢ CHÉN: HẠ PHU + BÁO TRẢ CHÉN + HÔ TRẢ CHÉN + TRẢ CHÉN.
    -Khi Ù phải Trả Chén, mà có cả Khàn A Úp khác(không liên quan Quân Ù), thì phải Trả Chén cùng với hạ hết phu trên tay rồi mới Dậy Khàn A.
    e-CHÉN Trong Lập Trình TTSĐ: số chén dự trữ cho bất thực là không hạn chế. Tuy có hình vẽ Chén Ngửa, nhưng không thực hiện “Chén Ngửa, Chén Úp” vì bất cập và không thật cần thiết.Chưa rõ trong Game BTTK-BTK quên lấy “chén ngửa”mà chỉ lấy 2 “chén úp” có bị phạt “ù lành làng” không. Tuy vậy, việc sử dụng hai loại “Úp, Ngửa” chắc để phân biệt việc BTTK BTK 1 Thiên Khai với việc BT với 2 Khàn riêng biệt.

    22-LỆ LÀNG: qui định riêng của một làng thôn, vùng miền về lĩnh vực nào đó. LỆ LÀNG trong TT là các qui định phải tuân theo khi chơi ở địa phương đó. LỆ LÀNG khi chơi TT trong mỗi chiếu là một thứ “LUẬT BẤT THÀNH VĂN” của Tổ Tôm.
    a-“PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”: đến đâu chơi phải theo Lệ Làng ở đó. Do vậy mọi cuộc chơi TT, bắt đầu Vào Chiếu, chủ nhà hoặc người có uy tín nhất, hay NHÀ BẮT CÁI ĐẦU HỘI sẽ công bố LỆ LÀNG.
    b-NHẬP GIA TÙY TỤC, CHƠI ĐÂU ÂU ĐẤY: bởi tính chất Lệ Làng như đã nêu, không nói ai đúng ai sai, phải chấp nhận “Luật Bất Thành Văn” được công bố khi tham gia.
    -“LỆ LÀNG CHƠI TỔ TÔM GHI THÀNH VĂN BẢN” dù thiếu đủ, dị biệt chính là “LUẬT TỔ TÔM” tại Làng đó.
    c-BIỆT LỆ, DỊ LUẬT: là qui định khác biệt, mới có so với những điểm chung của nhiều Lệ Làng. Biệt lệ, dị luật của TTSĐ cũng được coi là một thứ “Lệ Làng” riêng biệt.
    -TTSĐ xây dựng Luật TTGame đầu tiên dựa vào các Qui Định Văn Bản đã có, sau đó là các Lệ Làng, các Tiền Lệ, các Tập Quán.
    -Mỗi Điều Luật là Qui Định phải thực hiện cho một loại tình huống khi chơi Tổ Tôm(có thể có ví dụ, giả định kèm theo); hình thức xử phạt nếu làm sai(chế tài, loại lỗi). Giả định và chế tài có thể đưa vào một qui định chung.
    d-GÀ: phần Điểm Dịch Tt Ù được hưởng thêm tương ứng Tiếng Ù theo qui định.
    d1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG. Với một số Tiếng Ù đặc biệt, Tt Ù được ăn thêm GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả Tt trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách. Có GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ú”, quyết định được thua cả hội bài.
    d2: CÁC LOẠI GÀ TRONG:
    d2.1-GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do Tt phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Hội(Gà Mới thường là 2 dịch còn gọi là Gà Đầu) + Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các Tt không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(Tt mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (Tt làm lộ quân do Hạ Phu Thừa, chia lộ, rơi lộ.Trong Game, Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(Tt bị đè ù) + Gà Chịu Bài(nếu ván hòa các nhà chơi phải vào theo còn gọi là Gà Hòa) + Gà Kháo Bài(nói lộ bài) + Gà Rù(nói năng, cư xử thô tục) + Gà Quên(không thực hiện trách nhiệm)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau bảo đảm nguyên tắc “Mọi Sai Lầm Đều Trả Giá Bằng Điểm”.
    d2.2-GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...
    d2.3-GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp Gà Đầu và gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...
    d2.4-GÀ LÀNG(GÀ PHẠT VẠ,GÀ CÚNG,GÀ BỎ ỐNG): ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ Mặc Định, không cần chủ bàn nêu ra. Thí dụ, bàn chơi không góp Gà Trong, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch), Đánh nhà dưới Thông nhiều(vào gà 1 dịch),Bị Báo(vào 1 dịch). Gà Làng do người Ù CƯỚC HIẾM(Cước Đặc Biệt) được hưởng.TTSĐ chưa lập trình Gà Mặc Định(Gà Làng).
    d3: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch Tt Ù được thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Ví dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ.
    -GÀ ĐỘ(GÀ CHỌI): do một vài Tt chơi riêng với nhau, ai Ù thì được.
    d3.1-GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ:ván Ù Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(Tt trong ván trả thêm cho Tt ù 3 dịch).
    d3.2-GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư( = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng(GÀ CÕNG, GÀ KÉP) Tt trong ván phải trả thêm cho Tt Ù là 8 Dịch.
    d4: Lưu Ý từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn.
    -TTSĐ nên có GÀ BỎ ỐNG (GÀ LÀNG) là Gà Trong tự động có dù chủ bàn không cài đặt chơi gà. Tt khi Bị Báo, đánh ra Quân Ù hoặc để nhà dưới Thông(tóm lại là phạm các lỗi nặng) đều phải nuôi Gà Bỏ Ống 1 Dịch. Ai Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ được ăn Gà Bỏ Ống.Như vậy khuyến khích nâng cao trình độ Tt,để hội chơi bền chân.
    -Game đã lập trình để Tt nếu bỏ dở 1 HỘI GÀ, được các Tt khác đồng ý, sẽ bị đá ra khỏi bàn và được CHIA GÀ tương ứng. Nếu cả làng cùng nghỉ thì Gà được chia đều. Tt tự bỏ dở cuộc chơi sẽ bị mất điểm trong Gà.
    d5: Chiếu Làng vui chơi được thưởng có hai dạng: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.
    d5.1-Đánh Gom: các Tt góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(hay gọi là Điểm Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong quĩ làng.Đánh hết Hội thì gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Đánh Gom việc thua được nhẹ nhàng hơn. Tổng số Điểm Làng Gom Đầu Hội thường bằng 2 Chi Nẩy + 1 Dịch.
    d5.2-Đánh Quăng: Tt trả luôn người Ù mỗi ván. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.
    d6: TRẬN BÀI, CANH BÀI: một buổi chơi, từ ván đầu đến lúc kết thúc(TÀN CANH).
    d7: HỘI BÀI: một lần góp của các Tt khi Đánh Gom; cũng có thể là một HỘI GÀ(khi có Tt BẮT GÀ). HẾT HỘI, các Tt lại gom tiếp.
    d8: VÁN BÀI: từng ván trong mỗi Hội Bài, Canh Bài. Trong một số điều kiện đặc biệt, Chiếu Làng có thể đồng ý XÓA VÁN, BỎ VÁN đánh ván khác, Bắt Cái Đầu Hội lại.
    e-CHỊU BÀI,CHẠY, BỎ BÀI: thấy bài xấu quá xin không tham gia ván chơi.
    -Mỗi vùng qui định điều kiện cho CHỊU BÀI, CHẠY, BỎ BÀI khác nhau.
    -Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng cho tới 2 người chịu. TTSĐ chỉ nên cho phép 1 người chịu(nếu có lập trình).
    f- NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG (có nơi nói là Nhì Xướng):
    f1-Khái niệm: Việc NHÌN thấy quân bài, phu bài, ván bài quan trọng hơn việc nghe XƯỚNG, HÔ,KỂ LỂ về quân bài, phu bài, ván bài đó.
    f2: Đúng sai khi ăn,phỗng, dậy, Ù với 1 quân bài thì “THỰC MỤC SỞ THỊ” = NHẤT TIÊU” là quyết định.Tt NGHE thấy mở nọc hay đánh ra 7 văn rồi ăn, phỗng, dậy, ù lại sai vì đó là quân 7 vạn thì Tt bị sai, còn Làng đúng vì NHÌN thấy quân 7 vạn nằm đó.
    f3: Chơi TT, Tt còn hay dùng tiếng lóng để gọi Quân Bài hoặc sơ ý thì việc Nhất Tiêu Nhị Xướng càng quan trọng.
    f4: NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG còn một lối giải thích khác: trước khi ăn, đánh, ù với quân bài, Tt phải nhìn kiểm tra thấy đúng lại rồi hãy hô,xướng.
    f5-Dị luật: TT Điếm một số vùng gọi chệch thành ngữ này thành “Nhất Tiu Nhị Xướng”. TIU là tiếng gõ trống khi chơi TTĐ.
    -Một số vùng quan niệm “Nhị Xướng” là “Xướng Ù” thì sẽ không tạo ra ý nghĩa đối ứng trong thành ngữ với “Nhất Tiêu”.
    g-NHẤT NHỊ TẠI VỊ: chỉ việc chọn Bài Cái trong TT Chiếu, khi số dư tổng 2 Quân Bài Bắt Cái chia 5 là 1 hoặc 2 thì phần bài đầu tiên, bên phải vị trí CHỌN NỌC là Bài Cái.
    -Lưu ý: khi 2 quân bắt cái là 5 và 7(ví dụ 5 văn, 7 văn) thì tổng 12 không phải là “tại vị” mà là phần bài số 2 đếm từ vị trí chọn nọc ngược chiều kim đồng hồ. Nhiều nơi lại quan niệm “nhị tại vị” là phần bài số 1.
    -Lập Trình TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân, nên chỉ ngay ra Bài Cái theo một số đếm, không vận dụng Nhất Nhị Tại Vị. Lưu ý bổ sung vào Lập Trình TTSĐ các quân Yêu Đỏ có số đếm là 10 để tạo sự công bằng khi chọn Bài Cái, Nhà Cái, CHỌN CHỖ cho cả 5 Tt.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/5/24
  8. TỪ ĐIỂN TỔ TÔM ONLINE 2023 (P8)-Điều 22.h

    h-NHẤT YÊU NHỊ CỬU(có nơi nói là Nhì Cửu): quan niệm về tính chất quân bài khó, dễ của làng chơi TT.
    h1: Kinh nghiệm việc sử dụng quân bài trong một số trường hợp. TT Chiếu quan niệm Quân Yêu và Quân Cửu có tính chất đặc biệt hơn các quân bài khác.
    h2: Bù Thừa Thiếu: khi lên bài trong TT Chiếu, có Tt Thừa quân sẽ trả lại quân Yêu Đen hay Quân Cửu cho làng; tương tự vận dụng với Tt thiếu quân; ưu tiên Quân Lộ.
    h3: CHỌN QUÂN BẮT CÁI: TT Chiếu Bắt Cái bằng 2 quân,thường sẽ cho Bài Cái quân Yêu Đen hoặc quân Cửu.
    h4: TTSĐ và nhiều vùng Bắt Cái bằng 1 quân, chia bài luôn đủ nên cũng không vận dụng Nhất Yêu Nhị Cửu thành qui định. Các Tt vận dụng kinh nghiệm “Nhất Yêu Nhì Cửu” theo riêng bản thân.Trong Game chia bài tự động, nên cũng không vận dụng “TẢ HỮU BIÊN HÀNH SỰ”( trên dưới nhà Ù phải chia bài) nhưng vẫn thực hiện cho trách nhiệm kiểm tra Bài Ù. CHIA BÀI không được để thừa thiếu, lộ quân,đúng theo thứ tự sau khi đã “TRÁO BÀI”kỹ(TRANG BÀI); không được “CHIA RÍU QUÂN”.
    -“Tả Hữu Biên Hành Sự” nhiều vùng còn hiểu đó là trách nhiệm “KIỂM Ù” của 2 Tt trên dưới “NHÀ Ù”.
    -TT chiếu có nơi chia bài lộ 2 quân là phải chia lại;hay hơn có nơi cứ lộ mỗi quân là “Vào Gà Trong”1 Dịch.
    i-ĐÊM VĂN NGÀY VẠN:
    i1: quan niệm về chất bài sử dụng khi đánh, khi chờ.
    i2: KHI ĐÁNH: nhiều vùng quan niệm, khi đánh ra quân đầu tiên,nếu được lựa chọn, Đêm đánh Văn, Ngày đánh Vạn.
    i3: KHI CHỜ Ù: nhiều vùng quan niệm, khi Chờ Ù, nếu được lựa chọn, Đêm chờ Ù quân Văn, Ngày chờ Ù quân Vạn.
    k-MỘT LY ÔNG CỤ: qui định nghiêm khắc, chặt chẽ, ngặt nghèo trong một Chiếu Làng. Bởi Lệ Làng khác biệt nên “MỘT LY” này dài ngắn khác nhau(ví dụ 1 thước Tầu ngắn hơn 1 thước Việt Nam); “Ông Cụ” này cũng phong cách khác nhau(thời “a – còng”, ối người 70 tuổi cặp kè hót –gơn). Do vậy, với TTSĐ, “Một Ly Ông Cụ” chỉ vận dụng tinh thần công bằng, nghiêm túc: “HẠ TỊCH BẤT HỒI”, loại trừ “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”. Game là phần mềm tự động, nên TTSĐ đối với mọi nơi, mọi lúc đều “Một Ly Ông Cụ”.
    l-MỘT THÀNH HAI CHỜ: l1:Định Nghĩa: qui định về điều kiện Tt phải thực hiện khi ăn quân, đánh quân trước hai quân bài mở Nọc cuối cùng. Khi bị Đấm Yêu, Dậy Khàn được miễn trừ điều kiện Một Thành Hai Chờ. Một số Lệ Làng không miễn trừ cho việc Dậy Khàn.
    l2- MỘT THÀNH: khi còn MỘT QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Thành Chờ Ù(hoặc Thập Thành). Không MỘT THÀNH, Tt đánh ra quân bài,là Quân Ù nhà khác chờ, Tt phải đền ván Ù đó thay cả làng.
    l3- HAI CHỜ: khi còn HAI QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Chờ Ù(hoặc tốt hơn). Nếu không đủ điều kiện HAI CHỜ, Tt đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.
    l4: TTSĐ chưa thực hiện được qui định hợp lý này, cần cố gắng Lập Trình trong thời gian tới. Các người chơi cũng lưu ý khi đang TEST thực nghiệm, thực hiện dần qui định MỘT THÀNH HAI CHỜ cho quen, có thể tham gia được TT Chiếu.
    l5: Trong Bài Nọc của Game TTSĐ, Quân Một Thành là quân bài số 6; Quân Hai Chờ là quân bài số 7 tính từ 5 quân của NỌC HÒA.
    l6-ĐƯỢC ĂN THUA CHỊU: Tt được quyền ăn đánh quân số 6, số 7 của Nọc Hòa và chịu phạt nếu có Tt khác Ù,điều này TTSĐ sẽ xem xét vận dụng.
    -Lệ Làng nhiều nơi cấm ăn thêm luôn khi chơi với qui định “Một Thành Hai Chờ”.Theo mình không nên cấm, để người chơi lựa chọn khi “Một Thành Hai Chờ”. Nếu đánh ra Quân Ù, người chơi sẽ phải Đền Làng.Không những Đền Làng, còn phải lộ toàn bộ bài ngay để làng bình xét, thua thiệt nhiều cho các ván sau.
    -“Được Ăn Thua Chịu” cũng vận dụng cho phép “Bất Thực Ăn Đón” khi chưa có phu nào theo Khàn.
    -Trong GameOnline, việc “KHÁM BÀI” khi vận dụng “Được Ăn Thua Chịu”khó hơn ở TT Chiếu.Lập Trình chắc chỉ vận dụng “Khám Bài Tự Động” còn các Tôm thủ khác có thể kiểm tra trong “LỊCH SỬ VÁN BÀI”.
    m-TIỀN ĐIỂM BINH, HÂU ĐIỂM BỐI(có nơi nói là KIỂM):
    m1:Định Nghĩa: yêu cầu, kinh nghiệm của các Tt khi bắt đầu ván bài hay khi Chờ Ù,Hạ Ù, Kiểm Ù.Điều kiện này liên quan qui định “THỪA THIẾU, KHÔNG LƯNG PHẢI CHÈO ĐÒ” bị bắt Báo lỗi nặng. Tổ Tôm xưa còn gọi “Không Lưng” là “THIẾU CẬT”.
    m2: TIỀN ĐIỂM BINH: đầu tiên là đếm bài có đủ quân, đã xếp thành Phu Tròn chưa. Còn một nghĩa hẹp là khi Ù cần kiểm tra tránh lỗi “Ù Bất Thành Phu”.
    -Chưa có qui định “Điểm Binh” các nhà không Ù.
    m3: HẬU ĐIỂM BỐI: sau khi Điểm Binh, xem bài có Lưng chưa.
    m4: TRong TTSĐ chia bài tự động, bao giờ cũng đủ Quân nên việc Điểm Binh đủ thiếu không cần. Có chăng xem còn Quân Rác ẩn náu, lẫn vào đâu thôi. Việc Điểm Bối vẫn phải nghiêm túc kiểm tra.
    -Game hiện nay lập trình tự động Không Cho Ù nếu không đủ điều kiện nên Tt tránh được nhiều lỗi Ù Báo, Bỏ Ù.
    n-BUÔN PHU: không ăn một quân đến trước,một phu có trước lại ăn một quân đến sau tạo thành phu có sau không Lợi Quân, bị làng thấy lỗi, bắt Báo. Buôn Phu là lỗi Ăn Đổi Phu, Ăn Đổi Quân mà không được Lợi Quân. Lỗi này khi “Bắt Báo”, người xưa còn gọi là “PHÁ PHU NHÀ ĂN PHU LÀNG”; “PHÁ PHU LIỀN ĂN PHU CHẮP” mà không lợi quân.
    -ĂN CHỌN PHU: nếu hai Cạ (hai mảng quân rác) đều ăn được với một quân của làng(hoặc ăn với quân trên tay) thì phải ăn theo phu trôi nhiều quân (khi phải đánh đi một mảng) hoặc tùy chọn nếu hai mảng bằng quân. Nếu hai mảng bằng quân tạo phu làng thấy không có cùng một lúc thì ưu tiên phu lộ trước.
    o-BẮT BÁO: o1-Khái niệm: thao tác bắt người chơi phạm lỗi bị phạt Báo, đền làng.
    o2- Tổ Tôm Chiếu tùy Lệ Làng có các mức phạt Báo khác nhau. Bắt Báo do Tt khác trong cùng chiếu chơi hoặc trọng tài thực hiện.
    o3- TTSĐ Bắt Báo tự động, mức phạt bằng ván Thập Điều cũng nêu trong Luật TTSĐ.
    o4- BÁO NGỒI ĐẤY: Tt bị Bắt Báo, phải ngồi yên, đợi làng chơi tiếp hết ván bài, ai ù thì đền thay làng cả ván đó.Báo Ngồi Đấy do phạm lỗi nặng khi Ăn, Đánh.Nếu ván bài hòa thì không bị phạt gì thêm. Khi Ngồi Đấy, Tt bị báo không được ăn, đánh gì và cửa Nọc vẫn mở theo thứ tự.
    -TTSĐ là bài lá Online, các trường hợp Báo Ngồi Đấy đều chuyển thành Báo Đền Làng.
    o5-BÁO ĐỀN LÀNG: Tt bị bắt báo và Đền Làng theo qui định. Tại TTSĐ mắc lỗi nặng khi Ăn Đánh, khi Ù bị Bắt Báo đều đền ngay bằng ván Thập Điều.
    -BÁO ĐỀN CHỒNG: khi Tt vừa bị bắt Báo Đền, vừa phạm lỗi “Một Thành Hai Chờ”.Thực ra, khi Báo Đền Chồng, nếu xét kỹ thì chỉ phải BÁO ĐỀN LÀNG thôi. Vì khi Tt bị bắt báo quân bài đánh ra, là kết thúc của một lỗi rồi, ván bài dừng lại.
    o6- Ý kiến riêng: sau này Game lập trình sẽ có người chơi bắt báo ngoài việc Bắt Báo tự động. Bắt báo đúng, người bắt báo được người ù báo trả thêm 2 Dịch. Bắt báo sai, người bắt báo phải trả riêng cho người chơi đúng 2 Dịch. Nếu ván bài đã xong, Tt báo về nhà mạng, cũng được hồi trả số điểm thua oan và được thưởng, vì đây thuộc lỗi kỹ thuật từ nhà mạng. Điều này đòi hỏi Game có thêm chức năng: TẠM HOÃN ván bài chờ Bắt Báo.
    o7- CÁC LỖI TRONG TỔ TÔM:
    o.7.1-LỖI Ù LÀNH LÀNG-LỖI NHẸ: ù không có điểm như Treo Tranh, Trái Bỉ(Trái Vỉ), Kẹp Cổ; Hô Ù(trong khi trả Chén, Xướng Ù) sai; Dậy Khàn, Trả Chén không đúng lúc; Khê và Treo Khàn, Thiên Khai; Bỏ Ù, Bất thực trùng trục(chỉ trong TT Game)...
    o7.2-LỖI BẮT BÁO-LỖI NẶNG: Ăn Ít Đánh Nhiều; Đánh Phu dưới chiếu; Buôn Phu(Đổi Phu mà không Lợi Quân); Ăn Chọn Phu sai; Bất Thành Phu dưới chiếu; Ăn Sau Bỏ Trước;Ù không Lưng; Thừa Thiếu quân; Xướng thừa cước; ...
    o7.3-LỖI KHI ĂN QUÂN, ĐÁNH QUÂN: chỉ xét khi có ăn, đánh những QUÂN LIÊN QUAN với phu, với quân hiện trên mặt chiếu. Ba trường hợp Bị Báo nhiều xếp theo thứ tự ưu tiên: “ĂN ÍT, ĐÁNH NHIỀU” + “ĂN SAU BỎ TRƯỚC” + “ SAI DƯỚI CHIẾU”.
    o7.4-LỖI KHI Ù: gồm có Ù Lành Làng và Ù Báo nêu trên.
    o7.5-LỖI NÓI NĂNG THÔ TỤC: các Tt thường nhắc nhở “Để cho phụ huynh an nghỉ”, “Hộ Sinh Lắp Bắp”, “Gà Rù”...
    o7.6-LỖI NÓI LỘ BÀI: “Kháo Bài”, “Phím Bài”...
    o8- LUẬT CƠ BẢN khi xét sai đúng trong quá trình ăn đánh nên vận dụng trong TTSĐ:
    Tìm hiểu, học hỏi và chơi Tổ Tôm non nửa thế kỷ, mình thấy khi “ĂN, ĐÁNH QUÂN TẠO PHU” với mục đích cao nhất là “TRÒN BÀI”, “Ù” chỉ có 3 LUẬT CƠ BẢN:
    I-LUẬT 1: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU”.
    I.1-Lưu ý: Cho phép ăn bằng quân trong trường hợp “Ăn Chọn phu”, “Ăn Chọn Quân”. Ưu tiên Phu Lộ Trước.
    I.2-“ĂN M ĐÁNH N”: đếm quân trong công thức “Ăn M Đánh N” phải rõ “M”không bao giờ là quân của làng(M là số quân rác của nhà ăn được theo phu); N là Quân Liên Quan với phu, quân dưới chiếu đánh đi. Luật 1 ưu tiên so với Luật 2, Luật 3.
    II-LUẬT 2: “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.
    -Lưu ý: cho phép ăn phu sau, bỏ phu trước nếu ăn lợi quân trong trường hợp “Ăn Đổi phu”. Điều này thể hiện Luật 1 được ưu tiên so với Luật 2.
    III-LUẬT 3: “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”.
    III.1-Chỉ xét sai đúng khi ăn đánh với quân,phu hiện “Dưới Chiếu”; theo quân, phu của mình đang hiện dưới chiếu.
    III.2-Cấm Sai Dưới Chiếu: tức là được phép “SAI KÍN TRÊN TAY”.
    III.3-“BẮT BUỘC PHẢI ĐÚNG DƯỚI CHIẾU”: làng không quan tâm “BÀI KÍN TRÊN TAY CỦA BẠN ĐÚNG THẾ NÀO”, không xét “Lợi Bài, Tròn Bài hay được Chờ Ù”. Không thể lấy “bài kín trên tay” làm căn cứ sai đúng khi ván bài chưa kết thúc.
    III.4-Lưu ý: chỉ xét quân liên quan khi đánh đi: cấm đánh quân đang xếp trong phu dưới chiếu, quân xếp được vào phu đang có dưới chiếu; cấm phỗng lộ; phải xếp tròn phu; không treo tranh, trái vỉ; phải ăn khàn thiên khai theo qui định; không phạm luật cơ bản...
    III.5- Xét sai đúng khi ăn đánh theo Luật qui định chứ không căn cứ vào sự khác biệt của phu bí với phu dọc; của phu thường với phu lưng; của quân thường với quân cước sắc...
    p-YÊU HOÀN YÊU, BÍ HOÀN BÍ:
    p1-Định Nghĩa: cho các Quân Yêu về thành phu độc lập, cho các quân bài khác trở về phu bí của nó trong diễn biến Xoay Bài để Ăn Quân, Đánh Quân, Ù.
    IV-MỘT TIÊN ĐỀ VỚI BẤT THỰC: MỖI CHÉN BT ĐƯỢC ĐÁNH XÉN 1 QUÂN + PHỖNG TÁI KIẾN PHẢI CÓ PHU DỌC.
    p2- YÊU HOÀN YÊU: Quân Yêu ban đầu tổ hợp với quân bài khác thành phu bí, phu dọc(hoặc chỉ để ĂN ĐÓN) nay do diễn biến xoay bài còn đứng 1 mình, trở thành Phu tròn độc lập. Ví dụ ăn 1,2,3 văn; sau đó Xoay bài đưa 2 văn thành Bí Nhị, đưa 3 văn thành Bí Tam, còn độc lập 1 văn trên chiếu là Quân Trôi, Phu Tròn gọi là Yêu Hoàn Yêu. Hoàn Yêu khi BTK cần xướng “Bất Thực Nhất Văn, Yêu Hoàn Yêu, ăn cả trả chén làng”.
    p3- BÍ HOÀN BÍ:khi BTTK-BTK hoặc BTK A, quân thường A ban đầu(có 2,3,4 quân này) đã nằm trong phu bí A của nó lại tổ hợp với quân khác thành phu dọc(hoặc phu bí khác hoặc ĂN ĐÓN), sau đó xoay bài tất cả quân A đều trở về phu bí A. Ví dụ BTK Thất Văn, có phu bí Tôm(coi là phu A), có 789 văn, có phu bí Thất với 7 vạn, 7 sách. Xoay bài, 8 văn tạo thành Bí Bát; 9 văn tạo thành Bí Cửu vậy là trơ ra một con 7 văn; 7 vạn tạo thành dọc 567 vạn, 7 sách tạo thành 567 sách vậy là trơ ra thêm một con 7 văn. Khi Trả Chén BT trong ván hay khi Ù, hai con 7 văn bị trơ ra đó trở về Bí Tôm là hợp lệ, nhớ xướng “BTK 7 văn,Bí Hoàn Bí, ăn cả trả chén làng” là được. Khi BTK, BTTK không có phu dọc, nhưng lại tạo ra hơn một phu bí, thì cũng không phải hô Bí Hoàn Bí.
    q- TỔ TÔM ĐIẾM,TỔ TÔM BÍ TỨ, TÀI BÀN, CHẮN có một số Từ, Thành Ngữ riêng, qui định riêng được dành cho phần Luật khác không nêu tại đây. Một số từ ngữ trong TT đi vào đời sống, của riêng Lệ Làng hoặc “Tên Lóng Quân Bài” cũng không cần giải thích như “GÀN BÁT SÁCH”, “THÂN CỬU VẠN”, “NGÔI CHÙA”, “CON CÁ”, “VỠ ĐĨA”, “VÉT LÀNG”, “NHŨN NHƯ CHI CHI”, “TỔ TÉP”, “HÀ SÀO”, “LỢN BÉO, GÀ MÒN”, “TÔM GIÀ”, “CẮN THEO ĐUÔI”, “CAO MÀ ĐEN”, “THẤP MÀ ĐỎ”, “BÀI QUÈ”, “TÔM ĐỎ”, “KÍNH BÀ LÃO”, “Ù KHÔNG YÊU” , “GỌI ĂN”, GỌI Ù”, “GỌI PHỖNG”, ‘NHỜ XA”, “NHỜ”....
    -Game Tổ Tôm có khác với Tổ Tôm Chiếu vì tính chất mạng Internet như Chia Bài, Bắt Cái, Mở Nọc Chờ Chi Nẩy, Phân Biệt Chén...
    r-LỆ LÀNG TRONG TTSĐ: TTSĐ lập ra Game bài lá dân gian, là tiếp thu tinh hoa cơ bản của nhiều Lệ Làng, có bổ sung, hoàn thiện để thích hợp thời nay , phù hợp mạng Internet. Khi lập thành văn bản, công bố rồi đưa vào sân chơi, Sân Đình đã tạo ra LUẬT TỔ TÔM GAME BÀI LÁ DÂN GIAN đầu tiên, tại Việt Nam.
    -Một số điều “dị biệt” trong Luật TTSĐ so với nhiều Chiếu Làng khác, được coi là “Lệ Làng” của Game Sân Đình, các Tôm Thủ lưu ý:
    r1-Nếu Quên Phỗng A, được Phỗng Ù A.
    r2-BTK hay BTTK BTK không bắt buộc có Phu Dọc kèm theo.
    r3-Quân rác trong BTK không được tính cước Ù Bạch Thủ, Xuyên Bí Tư.
    r4-BTK nếu khi ù “Bí hoàn bí” mà có đánh xén sẽ bị bắt báo.
    -Điều này mâu thuẩn với 3 qui định: “BTK A được đánh xén một quân A” + “Được đánh xén phu kín trên tay” + “Ù không bị hồi tố”.
    r5-Không cho BTK Ăn Đón với Khàn không tạo phu từ đầu.Nếu ù sẽ bị phạt “Bất thực trùng trục”và tính 0 điểm. Phu kèm theo BTK phải còn khi Hạ Ù.
    r6- Được Ù Bạch Thủ Chạm Thành.
    r7-Ù Xuyên là phải Ù thành phu với BỐN QUÂN RÁC(nhưng lập trình lại chỉ tính hai quân đầu cuối phu xuyên).
    r8-Chưa lập trình được cho Luật “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    r9-Chưa Lập Trình được Ù Vọng với Quân Thiên Khai Dậy khi Động Nọc.
    r10-Chưa Lập Trình trường hợp “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”.
    r11-Lập Trình còn bỏ sót lỗi bị Báo, bị bỏ Ù.
    r12-Khi có người ù Thông, người ngồi dưới nhà ù sẽ bắt cái ván kế tiếp.
    r13-Thời gian ăn,đánh được đặt trước, thấp nhất là 30 giây. Tt nếu thao tác chậm hơn máy sẽ đánh tự động có thể hỏng bài. Nếu xướng Ù chậm hơn 60 giây, là tính 0 điểm.
    r14-Khi ăn đánh Ù không xếp tròn các phu dưới chiếu sẽ bị bắt báo lỗi “ bất thành phu”.
    r15: Quân Ù của cước Xuyên phải chưa có sẵn ở bài(không nói rõ từ đầu hay khi Ù).
    r16-Các cước Ù Tứ Trụ và Kính Tứ Cố chưa ghi rõ số Dịch kèm theo để vận dụng khi chơi “Gà Ngoài”.
    r.17-Trong bàn có thêm chức năng cài đặt của chủ bàn, qui định điểm chơi, cho chơi, thời gian, đá người.
    s-ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TỔ TÔM 2000 VỚI LUẬT TTSĐ
    s.1-Có lỗi BUÔN PHU: Ăn Đổi Phu mà không Lợi Quân.
    s.1.1- Ví dụ 1: có 456 văn dưới chiếu, phỗng 7 văn đánh 8 văn là đổi phu dọc 45678 văn thành 2 phu(phu dọc 456 văn và phu phỗng 7 văn) mà không Lợi Quân(trôi được 1 quân 7 văn theo phu sau, đánh đi 1 quân 8 văn có sẵn theo phu trước).
    s.1.2- Ví dụ 2: phỗng 2 văn, đánh đi 3 văn sau đó hạ lộ 1 văn dưới chiếu.
    s.1.3-Ví dụ 3: Bí 5 thừa một quân 5 văn hạ dưới chiếu, phỗng 6 văn rồi đánh đi 4 văn.
    s.2-Được phép Bất thực mà không có phu nào theo BTK ngay từ đầu ván bài.
    s.3-Được phép BTK Yêu Đỏ.
    s.4-Được Ù Vọng: Ù với Quân Thiên Khai dậy.
    s.5-Đếm số: chọn bài, chọn cái với Yêu Đỏ là số 10.
    s.6-Mỗi chén BTK được đánh xén 1 quân của BT đó. BTTK BTK được đánh xén 2 quân.
    s.7-Cước sắc của Thiên Ù có theo Quân Bắt Cái, cả phạt lỗi kèm theo.
    s.8-Điểm tính cước sắc Ù có khác với TỨ TRỤ. TTSĐ chưa cộng Dịch theo Tiếng Ù.
    -Ví dụ: Thập Điều, Kính Cụ = Bội Tam, 3 Dịch = 3 ván suông + 3 dịch = (3x4)+ (3x2)=18 điểm.
    -Bạch Định = Bội Tứ, 4 Dịch= 4 ván suông + 4 dịch=(4x4)+(4x2)=24 điểm.
    -Chi Nẩy= Bội Lục, 6 Dịch= 6 ván suông + 6 dịch=(6x4)+(6x2)=36 điểm.
    -Kính Tứ Cố=2 Chi Nẩy=(2x36)=72 điểm.
    s.9-Số Khôi tính bằng Công Thức N Khôi=(N-2)x 2 điểm. Ví dụ Bát Khôi = (8-2) x 2 điểm=16 điểm. Vậy Bát Khôi Thập điều = Thập Điều + Bát Khôi = 18 +16 = 34 điểm.
    -Tam Khôi bằng Tôm, chỉ được 1 Dịch.
    s.10-Luật này từ Tổ Tôm Chiếu nên có lỗi xếp bài “Trái Vỉ”(Trái Bỉ); “Kẹp Cổ”...
    s.11-Khàn Treo, Thiên Khai Treo khi hạ Ù chưa trôi hết vào phu là Bị Báo chứ không phải được Ù Lành Làng như trong TTSĐ. -
    Khê Khàn không được lộ ra khi đang đánh. s.12-Thế bài THÀNH khác THẬP THÀNH.
    s.13-Có luật “Một Thành Hai Chờ”, vận dụng “Được Ăn Thua Chịu”.
    s.14-Không phân biệt “Chén Úp, Chén Ngửa”.
    s.15-Được “Tiền Thực Hậu Dậy”, “Tiền Ù Hậu Dậy” với 2 phu Bí.
    s.16-Cước Sắc Ù:
    s.16a-Được Ù Bạch Thủ = tiếng phỗng duy nhất(kể cả phỗng khi bài Thành không lưng). s.16b-Ù Xuyên Phu Ù phải tạo từ 4 quân rác. Được Xuyên Bí 4 khi chưa có lưng với 7 văn,8 văn; thang thang.
    s.16c-Ù Kính tứ cố: bốn quân ông cụ phải là một lưng trùng tứ.
    s.17-Một số điểm khác khi từ ngữ dùng cho Luật này cố gắng có định tính, định lượng để suy xét sai đúng khoa học, dễ hiểu, thống nhất.Tránh sử dụng các “TIÊN ĐỀ KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC”; hướng đến mọi ván bài đều “VẬN DỤNG THEO LUẬT”; đáp ứng nhu cầu mới để “THÊM ĐIỀU KIỆN Ù TO, Ù NHIỀU; TRÁNH BÓ BÀI”.

    TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE là một tài liệu cơ sở của luật Tổ Tôm Bí Ngũ cho Game TTSĐ, rất mong bạn chơi gần xa góp ý để hoàn thiện. Tài liệu này có thể coi là Từ Điển Tổ Tôm Online hoàn chỉnh nhất hiện nay.

    HÀ NỘI 17/02/2021(được hoàn thiện, bổ sung liên tục).

    Nguyễn Tiểu Thương.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/7/24
  9. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 18/7/2023 TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG


    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất


    CHUYỆN VUI TỔ TÔM NGÀY MƯA GIÓ

    Hôm nay nhân ngày mưa gió, mình có chuyện vui, kể với cả nhà để được cùng buôn dưa lê. Chơi Tổ Tôm đến nửa thế kỷ, mình rất mong có thêm cước sắc Ù ĐỒNG HOA. Cước sắc này rất khó, có thể tính gấp hai lần cước sắc KÍNH TỨ CỐ. Mong vậy cũng là đáp ứng nhu cầu ù nhiều, ù to của chiếu Tổ Tôm thời mới.

    Nếu chơi “Suông 4 Dịch 2” như TTSĐ thì Ù Đồng Hoa được 96 điểm(Kính Tứ Cố 48 điểm).

    Ù Đồng Hoa là “Bài Ù có các quân cùng chất”. Ví dụ một thế bài ù Đồng Hoa chất Sách là thiên khai Nhất Sách; với Khàn 2 sách; với hai phu dọc từ 3 sách đến 9 sách.

    Lưu ý quân Chi Chi là chất văn, quân Ông Cụ là chất vạn, quân Thang Thang là chất Sách. Cho nên sẽ có Cước Sắc Ù to nhất là Ù Đồng Hoa Kính Tứ Cố. Ví dụ một thế Bài Ù sẽ có Thiên Khai Ông Cụ; với 2 phu dọc từ 1 vạn đến 7 vạn; với 1 phu dọc 345 vạn. Cước Sắc này nếu tính theo chỗ mình chơi “Suông 4 Dịch 2” sẽ được 120 điểm(=Ù Đồng Hoa + 12 dịch cước sắc của Kính Tứ Cố). Đó là chưa tính Gà Ngoài nhé(nếu tính Gà Ngoài = Cộng đủ Bội Dịch= 36x2= 72 điểm nữa).

    Không dám hỏi các Tôm Thủ 4X, 5X,6 X nhưng các bạn trẻ có thích thêm Cước Sắc Ù Đồng Hoa vào chiếu để tăng tính “máu lửa” không?

    -P/s: buôn thêm là sẽ có ngày các bạn thêm cước sắc “TOÀN YÊU”, “TOÀN HỒNG”, “TOÀN DỌC”, “TOÀN BÍ”, “TOÀN LƯNG”, "KHÔNG YÊU", "BẢY PHỖNG"...Tổ Tôm thời @ mà, hehe!!!...

    Nguyễn Tiểu Thương


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cháu chơi cũng tương đối nhiều nhưng chưa bao giờ đc ù và gặp ai ù ván bài như vậy đc" ù đồng hoa" có khi cả đời chơi chưa đc gặp. Cũng là ván bài cực cực kỳ khó. Khó hơn ù kính tứ cố rất nhiều. Cụ Thương tham khảo thêm cước chơi cũng là một phát hiện mới về cước sắc trong tổ tôm. Đề nghị các tôm thủ khác cho ý kiến. Ý kiến của tôi là đồng ý ý kiến của cụ Thương.


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cước do mình thống nhất thỏa thuận khi chơi, cư cho vào game đi Cụ, biết đâu có người ù cho thêm phong phú môn TT


    Hoàng Quang

    Điều gì không xảy ra thì cho vào làm gì cụ. Từ xưa các cụ truyền lại thế nào thì cứ thế mà theo thôi. Từ hàng tăm năm nay bao nhiêu cao thủ đã không nghĩ ra 1 số nước bài để ù rồi là cũng đủ hiểu. Còn cứ ngồi nghĩ ra cước bài để ù thì sẽ có thêm rất nhiều cước ù, nhưng nó không xảy ra thì cho vào làm gì. Như thế nó sẽ mất đi tính đồng nhất của tổ tôm cả nước.


    Hoàng Bá Tâm

    Thế cũng hay. Để khi nào ù đền xướng ù đồng hoa cho thêm sang cái mồm . Nếu thêm cước ù không khàn nhưng toàn phỗng cước gấp 3 lần chi nảy thì may ra có chứ đồng hoa thì chắc ghi vào lịch sử


    Nguyễn Nghĩa

    Quê tôi không chơi ù đồng hoa


    Trần Cương

    Chơi cả đời chả được ván

    Nguyễn Đình Thọ chỉ có sếp bài mới có kkkk

    Trần Cương

    Nguyễn Đình Thọ đen thôi đỏ quên đi, mà tổ tôm thì mấy ông Phú Đô phải gọi ông bằng sư phụ ý. Kkkk

    Nguyễn Đình Thọ

    Trần Cương thế ông chú chủ thớt mới đề xuất tiền thắng gấp đôi kính 4 cụ

    Tần Minh Tần Minh thua các thánh


    Tần Minh Tần Minh

    Nguyễn Đình Thọ thực tế thì xin mời các cao nhân lên pú đô,để bình luận nhé

    Quyen Nguyen

    Chơi đến 100 tuổi chắc cũng ko gặp đc cước này đâu

    Đỗ Gia Trang

    Người đóng góp nhiều nhất

    Ván bài như chú thương quả là khó. Cơ bản đây là game thêm cước sắc thêm kịch tính.


    Phong Lưu

    Thật ko thể tin nổ

    Phạm Duật

    Nếu có ván bài này, trái đất sẽ nổ tung

    Nguyễn Nhật Minh

    chơi tổ tôm đến nay cũng ngót 20 năm rồi,Kính tứ cố còn chưa ù dc đây nói gì đến Đồng Hoa

    Nguyễn Văn Được

    Nói cho vui thôi ...Cước này ngồi nghĩ ra thôi, chứ chơi ả đời cũng không có ván bài ù như vây

    Đình Quân Ngô
    Chưa. Nghe nói ù đồng hoa giờ mới nghe lần đầu

    Bùi Văn Định
    Trước ngồi xem tt chiếu thấy các cụ bảo không có cây yêu thì không cho ù,giờ sân đình không yêu vẫn ù bt.theo tôi sân đình nên tăng thêm cước đấy mới hợp lý

    Mộc Sơn Trà
    Bùi Văn Định SD mang 1số luật mở, e thấy nhiều người kêu tỉ lệ ù đã thấp rồi. Nay cụ lại ý định bài ko yêu ko cho ù... Hảo hán , hảo hán

    Thai Son Dang
    Ván bài này chắc tự chia bài cho mình thì đc chứ bảo đánh chắc cả đời không được

    Thai Son Dang
    Nguyễn Đình Thọ đánh lốc lên bài 1 mầu thỉnh thoảng còn đc chứ đồng hoa 21 cây kiểu này thì chắc tỷ lệ 1 phần tỷ, hih

    Nguyễn Đình Thọ
    Thai Son Dang biết đâu ngày đẹp giời, cô thương thì ở hải dương cô cũng về kk

    Tuyên Ngkèo
    E mới tải về tập chơi đc 3 ngày mới ù đc ván tôm

    Cao Nguyen
    Người đóng góp nhiều nhất
    Ngáo hết rồi luật còn chưa sửa kêu lập trình khó này lại thêm cái không tưởng...
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/10/23
    Mod01 thích điều này.
  10. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG TỪ BẠN THANH HAI NGUYEN 04/10/2023


    Thanh Hai Nguyen·
    Các bác cho cháu hỏi hôm nay chơi tổ tôm tay trên cháu có bí tam và đôi thất văn sẵn trên tay nhưng khi tứ sách đến lại hạ 345 sách đánh đi 3 văn để gá chờ 6 sách song vòng sau 3 sách đến lại hạ bí tôm để ăn thì có báo không và lí do


    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN
    Theo Luật Tổ Tôm 2000 chỗ mình chơi, bạn đánh đúng, không sai gì cả. Mình trích dẫn Luật TT2000: Chương B, Điều 16, Khoản 19:

    19- LUẬT CƠ BẢN khi xét sai đúng trong quá trình ăn đánh:

    19.1-LUẬT 1: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU” trong mọi trường hợp.

    -Lưu ý: Cho phép ăn bằng quân trong trường hợp “Ăn Chọn phu”, “Ăn Chọn Quân”.

    19.2-LUẬT 2: “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.

    -Lưu ý: cho phép ăn Phu sau, bỏ Phu trước nếu lợi quân khi “Ăn Đổi phu”. Điều này thể hiện Luật 1 được ưu tiên so với Luật 2.

    19.3-LUẬT 3: “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”.
    -Chỉ xét sai đúng khi ăn đánh với quân,Phu hiện “Dưới Chiếu”.

    19.4-Lưu ý:
    19.4.1: chỉ xét Quân Liên Quan khi đánh đi; cấm đánh quân đã xếp trong Phu dưới Chiếu; cấm Phỗng lộ; phải xếp tròn Phu; Không treo tranh; phải ăn Khàn, Thiên Khai theo qui định...
    19.4.2: QUI TẮC ĐẾM QUÂN ĂN ĐÁNH: là số QUÂN TRÔI TRÊN TAY ăn được liên quan với Phu ăn dưới Chiếu.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng đây không phải bài cháu mà là tay trên nhé chú vậy nếu không ăn 4 sách nữa mà đánh đi luôn cây 5 sách thì có phải 1 là trôi cả 3 vạn 3 văn hoặc là 2 là trôi cả 3 vạn và 2 cây 7 văn rồi không chú

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN

    1-Trong ván bài này, khi ăn đánh chỉ liên quan 1 qui định về “ĂN CHỌN QUÂN”. Đầu tiên, theo Luật TT, bạn được giữ 7 văn và đánh 3 văn đi; do vậy việc đánh đi quân 3 văn là hoàn toàn đúng, không bị soi xét gì.
    2-Thứ hai, bài có 1 quân 3 vạn thì khi ăn thêm 3 sách của làng cũng chỉ trôi được đôi 7 văn thôi mà. Khi chọn ăn Bí Tôm, đánh đi 3 văn là đúng Luật rồi.
    3-Thứ ba, người ta chỉ xét sai đúng theo Luật những “Quân Liên Quan” dưới chiếu khi ăn đánh. Nếu bắt sai, cần nêu rõ là sai với Luật nào? Ván bài này mình không tìm thấy việc “sai Luật” đó. Cho nên “ăn ghé”(ăn gá) thêm quân 4 sách không có gì sai luật cả, vì không đánh đi quân nào liên quan.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng thế nhưng chú có bí tam sẵn mà 4 sách đến lại hạ 456 ăn sau đó hạ lộ 3 vạn mà lại không sao ak sai là không ưu tiên phu liền tay

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN
    1-Trong ván bài này, khi ăn tới Bí Tôm thì “Phu Trên Tay” = “Phu Liền Tay”=Bí Tôm(Bí 3 đã bị loại bỏ đúng theo Luật “Ăn Chọn Quân”).
    2-Khi ăn thêm 3 sách hạ Bí Tôm, nghĩa là bài không có Bí 3(đã bỏ).

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Sẵn đây cháu cũng xin hỏi chú luôn lại một ván bài như này cháu cũng đăng rồi mà ad chưa duyệt bài cháu có 567 vạn 2 cây 6 sách và 1 cây 6 văn 4 vạn đến cháu hạ 456 ăn đánh đi cây nào đó vòng sau 3 vạn đến cháu vào thành hạ 6 sách 6 văn xuống xoay thành bí lục đánh đi 7 vạn làng bắt báo cháu mà tổ tôm có luật không vào thành không ăn tiền vậy ván bài đấy cháu phải bỏ hay sao làng bắt lỗi cháu đánh đi phu dưới chiếu

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Mà khi vào thành cháu nối thêm đc quân 2 vạn nữa

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN
    1-Ở ván bài này, Luật TT2000 chỗ mình chơi cũng cho phép như vậy.Cho phép đánh như vậy căn cứ Luật được phép “Ăn Nhiều Đánh ít” = “Ăn 2 Đánh 1” = Ăn được 2 quân 6 văn, 6 sách và đánh đi 1 quân 7 vạn.
    2-TTSĐ bắt báo cũng giống một số nơi, đành coi như “Lệ Làng” thôi hoặc là lỗi Game.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng thế giả dụ ván đó không có đôi 7 văn mà vẫn ăn như vậy thì sao con 3 vạn lộ trôi vào phủ dọc thì thế nào

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN
    Nếu bài chỉ có Bí 3, ăn 345 sách, đánh đi 3 văn rồi sau hạ dọc có 3 vạn(thí dụ 3456 vạn) thì TTSĐ và nhiều nơi cho đánh vậy.
    Tuy vậy, Luật TT2000 chỗ mình chơi lại bắt báo. Lỗi là “Ăn Đổi PHu không lợi quân” = “Buôn Phu” = “Ăn Sau bỏ trước” = “Ăn phu làng đánh phu nhà”. Ở đây là bỏ Bí 3 ăn thành dọc 345 sách và dọc 3 vạn mà không lợi quân. Cụ thể ăn thêm được quân 5 sách(đang rác) và đánh đi 1 quân 3 văn đã trôi(là Ăn 1 Đánh 1 đổi phu không lợi quân).

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng thế không có 3456 vạn mà chỉ có 345 vạn thôi thì sao chú

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN
    Nếu không có 3456 vạn, chỉ có 345 vạn thì lại được. Vì lúc đó 3 vạn không còn thuộc Bí 3 nữa mà được đưa vào dọc rồi. Do vậy ăn 4 sách đánh đi 3 văn là “Ăn 3 Đánh 1”. Ăn được 3 quân rác 5 sách, 4 vạn, 5 vạn chỉ đánh đi 1 quân 3 văn có thể trôi trong Bí 3.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng ý cháu hỏi là 345 vạn cũng không liền tay ý ăn 4 sách đánh 3 văn mà vòng sau lại hạ 345 vạn ăn lộ ra 3vạn

    GỬI BẠN THN
    Giả định bạn nêu sẽ là trên tay có Bí 3(3 quân) và rác 5 sách, 5 vạn. Vòng 1 ăn được 4 sách thành 345 sách đánh đi 3 văn; vòng hai ăn được 4 vạn thành 345 vạn đánh đi 1 quân không liên quan.
    Dẫu bạn không có sẵn 345 vạn trên tay, chỉ có rác 5 vạn chẳng hạn. Khi 4 vạn đến bạn hạ xuống 345 vạn vẫn được. Ở đây đánh như vậy là “Ăn 2 Đánh 1”.Bạn ăn được 2 quân rác là 5 sách, 5 vạn; chỉ đánh đi có 1 quân đã trôi là 3 văn(nếu giữ nguyên Bí 3).
    Lưu ý có nơi không cho “Ăn Chọn Phu”, “Ăn Đổi Phu” trong mọi trường hợp(như ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, HN) thì sẽ bắt báo.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Chính Vượng vậy ván bài này chàu không đánh sai gì mà lại phải bỏ bài sao cháu không đánh trên sân đình mà cháu đánh ở quê

    GỬI BẠN THN
    Nếu là “Lệ Làng” khác biệt thì bạn phải tuân theo thôi, vì “Lệ Làng bao giờ cũng đúng!”; “Chơi đâu âu đấy”. Mình có ý kiến là theo văn bản Luật TT2000, chỗ mình đang chơi.

    Phạm Duật
    Người đóng góp nhiều nhất
    Không sao nhé


    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Phạm Duật vậy không ăn 4 sách mà đánh luôn 5 sách thì trôi luôn3 văn 3 vạn rồi không


    Quan Do
    Luật sân đình thì ko bị gì. Ăn 2 đánh 1 được. Còn ở quê các cơ thì ko biết.

    Khương Đoàn
    O sao cả

    Nguyen Thành Long
    Thăm lưng bỏ phu báo mạnh -12 điểm

    Khương Đoàn
    Họ có đánh phu đâu mà phạm luật.

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Khương Đoàn hoặc không ăn 4 sách mà đánh đi 5 sách thì có phải trôi luôn 3 vạn và 2 cây 7 văn rồi không

    · Tùng
    K sao cả như đi câu trong đánh phỏm

    Thanh Hai Nguyen
    Tác giả
    Tùng đang có bí tam liền tay 4 sách đến hạ 345 sách ăn đánh đi 3 văn vòng sau lộ 3 vạn ra mà cũng không sao hả bác

    Nguyễn Tiến Lực
    Tham tôm bỏ phu, báo

    Hoàng Quốc Tuấn
    Nguyễn Tiến Lực
    người ta tôm liền chứ tham tôm bỏ phụ lúc nào

    Nguyễn Tiến Lực
    Hoàng Quốc Tuấn nếu k đánh 3 văn trước thì ok
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/10/23
    mod02Mod01 thích điều này.
  11. THẢO LUẬN TRONG DIỄN ĐÀN TTDG TỪ BẠN THANH HAI NGUYEN 6/10/2023

    Tổ Tôm Dân Gian

    Thanh Hai Nguyen · Người đóng góp nhiều nhất

    Các bác cho cháu hỏi hôm nay khi chơi tổ tôm cháu lại gặp ván bài như này bài cháu có 567 vạn 2 lục sách và 1 lục văn làng đến 4 vạn cháu hạ 456 ăn đánh đi cây nào đó vòng sau đến 3 vạn cháu vào thành hạ 6 văn 6 sách xuống thành bí lục xong đánh đi cây 7 vạn thì bị bắt báo là không đc đánh đi phu dưới chiếu vậy các bác cho cháu hỏi ván này có báo không và như nào ạ trong khi đó tổ tôm có Luật là không vào thành không ăn tiền mà bài cháu không đánh sai quân nào vậy ván đó cháu phải bỏ bài hay sao

    GỬI BẠN THANH HAI NGUYEN

    1-Với 1 số ít nơi không cho “Ăn Chọn Phu”, “Ăn Đổi Phu” trong mọi trường hợp như Xuân Đỉnh, Từ Liêm, HN thì sau khi bạn đã hạ lộ 6 vạn dưới chiếu là cấm đánh đi bất kỳ cạ quân nào như cạ 5 vạn, 7 vạn; cạ 6 văn, 6 sách.

    2-Luật TT2000 cho phép “Ăn Đổi PHu Lợi Quân” nên bạn đánh vậy là đúng. Cụ thể, đổi phu dọc 34567 vạn thành 2 phu: phu dọc 345 vạn với phu bí 6. Đếm quân “Ăn, Đánh” thấy rằng đổi phu ăn được 2 quân rác 6 văn, 6 sách và đánh đi 1 quân trôi 7 vạn là “Ăn 2 Đánh 1” nên đúng luật, được phép.

    3-Một số nơi cho phép “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” nhưng chỉ cho đánh đi quân lúc nãy thấy có theo phu dưới chiếu vào phu dọc(phu bí không cho); nên ván bài này bạn đánh đúng; ở đây là quân trước đây trôi dọc được 7 vạn(ý kiến của bạn Lưu Gia Hân, Tôm thủ lão làng thành phố Nam Định). Tuy vậy cũng người gốc Nam Định, 1 Tôm thủ lão làng khác là Trần Huy Hoàng lại nói không được. Do đó, nếu bị bắt báo theo “Lệ Làng” thì đành chịu thôi. Bạn còn lăn tăn thì hỏi chiếu chơi có Luật văn bản không để xem có bị bắt oan không nhé?

    4-Bạn có viết: “tổ tôm có Luật là không vào thành không ăn tiền” cũng là một “dị luật” của Lệ Làng thôi, nhiều chiếu chơi không có qui định này. Một số nơi qui định 2 cước Ù Chi Nẩy và Bạch Định nếu “không vào thành” thì chỉ được ăn cước Lèo, Suông hoặc Ù lành làng thôi; nếu xướng Chi Nẩy hay Bạch Định là bị báo hoặc Ù Lành Làng.

    5-Về ý kiến bắt báo bạn do “Đánh Phu dưới chiếu” là chưa phù hợp thực tế. Khi hạ 345 vạn và bí 6 rồi đánh đi 7 vạn, lúc này 7 vạn không ăn theo “phu dưới chiếu” nào cả. Làng bắt báo là theo phu dưới chiếu nhìn thấy từ lúc nãy, bạn đánh là theo phu dưới chiếu hiện tại. Do vậy, không luận bàn sai đúng, chỉ tùy Lệ Làng quan niệm thôi, nhưng cách đánh của bạn là có cơ sở lý luận vững chắc.



    Thanh Duong
    Chơi đánh vậy ở đâu cũng báo ko. Đánh phu dưới chiếu báo là đúng. Chỉ bó chờ 6 vạn ko đánh đi hết đc
    Bằng Hữu
    Khi ăn 4 vạn hạ 456 rồi thì ko đc phép đánh 7 vạn

    Thanh Duong
    Chính Vượng theo như luận ăn đổi phu lợi quân là đúng. Nhưng trường hợp này ăn 4 vạn hạ 456 vạn rồi sẽ ko nơi nào cho hạ lại bí 6 và đánh đi 7 vạn. Đó là đánh phu dưới chiếu liền đi. Theo cháu tổ tôm đổi mới có cái cải tiến. Nhưng trường hợp này 1 là bó chờ 6 vạn hoặc chờ phỗng 6 sách thôi. Ko nơi nào cho đánh 7 vạn đi kể cả ăn nhiều đánh ít.

    Hoang Nguyen
    Thanh Duong nhất trí ý kiến của cụ.

    GỬI BẠN THANH DUONG VÀ BẠN HOANG NGUYEN VỚI CẢ NHÀ
    1-Vấn đề này đã có một lần trao đổi tương đối kỹ ở diến đàn Tổ Tôm Dân Gian và còn nhiều ý kiến khác nhau.Phần lớn các bạn đều có ý kiến giống Thanh Duong với Hoang Nguyen, nay có Thanh Hai Nguyên hỏi nên mình mới xới lại vấn đề.
    2-Qui định chưa ghi thành văn bản nhiều Lệ Làng như các bạn nói, mình không kết luận sai đúng, chỉ vì truyền khẩu khó bàn kỹ do không dẫn chiếu được.
    3-Trong Luật Tổ Tôm 2000 mình viết, khi xét sai đúng lúc ăn quân, đánh quân có 3 Luật Cơ Bản(Chương B, Điều 16, khoản 19) và có ưu tiên thứ tự khác nhau. Mình nêu lại để làm rõ ý kiến của mình là dựa vào 1 luật văn bản và có cơ sở lý luận của nó. Mình nêu sơ bộ dưới đây:
    3a-Luật 1: Ưu tiên nhất: “Cấm Ăn Ít Đánh nhiều” = “Ưu tiên Ăn Nhiều Đánh ít” trong mọi trường hợp.
    -Lý giải: vì chơi Tổ Tôm ưu tiên cho việc “Tròn bài”, tức là phương án ăn nhiều đánh ít, phân biệt sai đúng có định lượng, định tính, rõ ràng trên chiếu.
    3b-Luật 2: Cấm “Ăn Sau Bỏ Trước”.
    -Lưu ý: trừ khi “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”: điều này xác định Luật 1 ưu tiên hơn Luật 2.
    3c-Luật 3: Cấm sai dưới chiếu.
    -Gồm 2 ý: không được đánh phu trôi theo được với phu “đang có dưới chiếu” + chỉ xét quân ăn đánh liên quan.
    4-Việc các bạn không cho đánh quân 7 vạn “lúc nãy có dưới chiếu” lại mâu thuẫn với việc nhiều nơi các bạn cho phép phỗng 6 vạn đánh đi 7 vạn khi có 345 vạn hạ dưới chiếu(hoặc lúc sau phỗng hạ dưới chiếu). Trong khi Luật TT 2000 lại bắt báo nếu phỗng vậy vì cho rằng phạm lỗi “Buôn phu”.
    Nhân đây mình cũng muốn hỏi lại các bạn Thanh Duong, Hoang Nguyên, Thanh Hai Nguyen với cả nhà về trường hợp nơi các bạn chơi có cho phép “phỗng 6 vạn đánh đi 7 vạn lại có 345 vạn hạ dưới chiếu, dù là sau đó” không?
    5-Thảo luận diễn đàn trước đây về vấn đề này mình cũng nêu 3 luận điểm cơ bản làm căn cứ:
    5a-Căn cứ Luật 1: cho phép “Ăn Nhiều Đánh ít” trong mọi trường hợp là Luật ưu tiên nhất.
    5b-Căn cứ Luật 2; cho phép “ăn sau bỏ trước” khi “Ăn đổi phu lợi quân”.
    5c-Căn cứ Luật 3: khi hạ phu Bí 6, quân 7 vạn đánh đi không trôi theo phu nào dưới chiếu cả.
    5d-Đây là 1 trường hợp “đổi phu”(cải phu-tản phu) có sẵn dưới chiếu khi ăn đánh, các lệ làng không nêu ví dụ cụ thể cũng không nêu thứ tự ưu tiên của Luật nên vẫn xảy ra tranh luận vì có mâu thuẫn hoặc tạo ra 1 trường hợp “Bó chờ” chưa hợp lý.
    6-Kết luận: vì vậy, khi bạn Thanh Hai Nguyen hỏi mình mới tham gia trả lời, mong làm sáng tỏ một vấn đề còn mâu thuẫn, nhiều ý kiến khác nhau khi chơi Tổ Tôm. Mình cũng mong cộng đồng Tôm thủ trao đổi kỹ hơn nước bài này.

    Hoang Nguyen
    Chính Vượng nhất trí với cụ, chỗ tôi cho phép phỗng 6 vạn đánh 7 van khi có 345 vạn. Truòng hợp khi có 3456 van khi đến 6 văn hạ 6s ăn đánh 7 đi thì theo cụ nêu là lỗi buôn phu, đổi phu không có lợi quân, 1 mặt chỉ việc đánh 1 cây 6s ( làng ko xét việc có 2 6s trên tay nhé), chỉ ăn đc 6 văn đánh 7 vạn khi trên tay có bí 6 hạ ăn.

    GỬI BẠN HOANG NGUYEN
    Rất vui khi bạn đã cho ý kiến về câu hỏi riêng của mình, mình trao đổi tiếp nhé.
    1-Cuối TK20, khi bắt đầu soạn Luật TT, chính mình từ ví dụ này để thoát ra sự lúng túng của Lệ Làng trước. Ngay tại Hà Tây, TT chiếu nhiều nơi cũng không cho tản phu ăn Bí 6, đánh đi 7 vạn. Tuy vậy cũng như chỗ bạn chơi lại cho phỗng 6 vạn đánh đi 7 vạn dù có dọc 345 vạn dưới chiếu.Hai trường hợp này, Lệ Làng mâu thuẫn nhau vì lúc thì cấm đánh 7 vạn, lúc thì cho đánh 7 vạn. Do Lệ Làng không ghi rõ thành văn bản, nên cứ chấp nhận vậy thôi.
    2-Do đó, trong Luật TT2000 mình chỉ đưa ra 1 Luật ngắn gọn,cho phép “Ăn Đổi Phu Lợi quân”. Luật này bao quát được cả 2 trường hợp trên, không nảy sinh mâu thuẫn. Cụ thể trong 2 nước bài trên, cũng đáp ứng cả Luật 1 “bao giờ cũng ưu tiên Ăn nhiều Đánh ít” và không cho phép “Ăn đổi phu bằng quân”(tức là bỏ trước ăn sau).
    3-Một ví dụ khác bạn nêu có 34567 vạn, 1 quân 6 sách làng đến hạ 6 văn ăn bí 6 rồi đánh đi 7 vạn thì Luật TT2000 cũng bắt báo vì đây là “Ăn đổi phu không lợi quân”.Đổi từ dọc 34567 vạn thành 2 phu 345 vạn và bí 6; ăn được 1 quân rác 6 sách lại đánh đi 1 quân 7 vạn đã trôi là “Ăn 1 đánh 1”. Ở đây là bắt báo theo lỗi “Buôn phu” chứ không phải lỗi “Đánh phu dưới chiếu”.
    Ivan Nguyen
    Chính Vượng luật đâu cũng vậy thôi đã là phu dọc hạ rồi thì ko thể thay phu đổi tráng thế đc dù là cải tiến thế nào đi nữa cũng ko nên hướng dẫn người chơi dễ dãi như thế đc, kể cả việc phỗng 6 vạn kia để đánh 7 vạn cũng ko cho phép nếu luật mà như thế thì còn gì gọi là tổ tôm nữa, 345 vạn dưới chiếu mà phỗng 6 vạn để đánh 7 vạn thì cũng chơi đc thì đến chịu thôi

    GỬI BẠN IVAN NGUYEN
    1-Cảm ơn bạn đã có ý kiến. Tuy vậy nơi đây các Tôm thủ trao đổi với nhau những vấn đề nảy sinh khi chơi TT và phân tích theo “Lệ Làng” mình(hay thành văn bản gọi là Luật) chứ không “hướng dẫn” chơi bạn à.
    2-Quan điểm chung của các Tôm thủ trong diễn đàn là “Phép vua thu lệ làng” nên không nói “Lệ Làng” sai đúng, chỉ thảo luận với nhiều góc nhìn cho rộng tầm kiến thức thôi.
    3-Mình muốn hỏi bạn Ivan vậy qui định của chỗ bạn chơi về 2 nước bài đó là thế nào, nếu có Luật ghi(văn bản Lệ Làng) gửi cho cộng đồng cùng học hỏi tham khảo thì tốt quá.
    4-Quan điểm riêng của mình là không có Luật văn bản nào gọi là “dễ dãi” cả, tùy nơi, tùy người thôi. Thậm chí, có chơi theo Luật ghi mới là “một ly ông cụ” nhất; không còn à,ừ; nhớ quên lẫn lộn; cãi chằng bửa nữa. Như giao thông hiện nay, dừng xe là phải nêu rõ lái xe phạm luật nào, văn bản nào thì chuẩn mực hơn nhiều ngày xưa.Lái xe bị phạt cũng tâm phục khẩu phục, người có quyền thế cũng khó lạm dụng.
    5-Chỗ mình, chơi theo Luật ghi rõ ràng. Mỗi luật đều có cơ sở diễn giải phân tích để chứng minh sự hợp lý, không chồng chéo, không mâu thuẫn khi chơi.

    Nguyễn Kiên
    Chính Vượng chú cho con hỏi, mình úp khàn sau đó ăn quân để tạo với khàn thành phu bí (quân khàn vẫn úp) thì khi quân trong khàn được đánh ra thì mình vẫn dậy khàn bình thường và vẫn được ghép phu bí phải không chú? Và sau khi lật khàn thành phu bí thì không được tính là lưng nữa phải không ạ?

    GỬI BẠN NGUYỄN KIÊN
    1-Khi ăn “cài khàn” như bạn nói, vẫn dậy khàn bình thường, và các quân trong phu bí khàn vẫn trôi theo như vậy.
    2-Úp Khàn thì khàn đó vẫn là LƯNG cho đến hết ván trong mọi trường hợp.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/10/23
  12. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG 10/10/2023

    VIỆC BẮT CÁI LỘ QUÂN KHI CHƠI TỔ TÔM

    Chào cả nhà, hôm nay mình trao đổi với cả nhà một thao tác rất thông thường khi chơi Tổ Tôm: BẮT CÁI.Chơi Tổ Tôm nửa thế kỷ, mới thấy tiền nhân có quan điểm “HƯỚNG HÒA”, ít tính tranh đấu: việc tăng các thế “Bó Chờ”, “Bó Bài”; cho nhiều người “Chịu Bài”;chủ trương cước sắc nhỏ, ít cước sắc...và cả việc Bắt Cái.

    Tổ Tôm chiếu mình chơi nhiều nơi, đều bắt cái bằng 2 quân lộ(có 1 quân lấy từ Nọc).Bài Cái sẽ được cả 2 quân lộ này. Cá biệt cũng có người Bắt Cái để 1 quân lộ rơi vào phần bài khác.

    Chơi Tổ Tôm có một kinh nghiệm đúc kết “Nhất Cao Nhì Kín” vậy mà 1 bài lộ đến 2 quân(hoặc có tới 2 phần bài lộ 1 quân) rõ là ảnh hưởng.

    Từ đó mới thấy nên chỉ Bắt Cái bằng 1 quân bài để bớt lộ, như Game Sân Đình đã lập trình theo.

    Tổ Tôm chiếu nơi mình chơi từ lâu đã tiếp thu tinh thần giảm lộ đó, thao tác Bắt Cái chuẩn mực là: Chọn Bài Nọc + Xáo Nọc đôi ba lần + Đặt cả lên đĩa + rút quân đáy nọc làm quân bắt cái.

    Tất nhiên khi Bắt Cái Đầu Hội thì dùng 2 quân như thông thường.

    Mình rất mong nghe được góp ý của cộng đồng Tôm thủ về thủ tục Bắt Cái. Cũng muốn hỏi thêm các bạn nếu các nơi tính số cho quân Yêu Đỏ là 1 thì có bất hợp lý cho việc chọn Bài Cái, nhất là chọn Nhà Cái khi Bắt Cái đầu hội.

    Nguyễn Tiểu Thương

    -P/s 1: mình trích đăng qui định bắt cái trong Luật Tổ Tôm 2000 để tham khảo trong chương B, điều 7, khoản 21: “-Thao tác: Chọn 1 phần bài làm Nọc để lên Đĩa,tạo ra khoảng trống. Chọn 1 Quân Lộ bất kỳ trong bài Nọc, từ khoảng trống lấy hàng số của quân đó đếm ngược chiều kim đồng hồ, dừng tại vị trí nào sẽ chỉ định đó là Nhà Cái và Bài Cái”.




    Đỗ Tiến Đạt


    Quê tôi bắt cái 2 cây, 1 cây nọc và 1 cây ở 1 trong 5 mô còn lại


    GỬI BẠN ĐỖ TIẾN ĐẠT

    Vậy quê bạn bắt cái giống Tổ Tôm Chiếu ở đa số các vùng rồi. Bạn có thể nói thêm chỗ bạn đếm số chọn Bài Cái từ đâu không?



    Lê Văn Dũng

    Đỗ Tiến Đạt :quê tôi cũng bắt cái 2 cây +lại để xác định bài cái.lấy 1 cây ở lọc cho bài cái...còn 2 cây để tính cái(bốc phần nào cũng đc.)

    GỬI BẠN LÊ VĂN DŨNG

    Vậy quê bạn bắt cái về nguyên tắc dùng 2 quân bài là cũng giống như nhiều nơi. Tuy vậy 2 quân để cộng lấy số chọn Bài Cái lại lấy ở các phần khác(không lộ quân ở Bài Nọc và Bài Cái)như vậy lợi cho người có cái hơn. Các vùng thì hay làm lộ 1 quân Bài Nọc + 1 quân Bài Cái(có lúc cả 2 quân thuộc Bài Cái) cho nên thiệt cho Bài Cái hơn, khó thông; bớt ưu thế so với 4 Tôm thủ còn lại.

    Phạm Duật

    Người đóng góp nhiều nhất

    Quê tôi xác định bài cái như sau: nhất, nhị tại vị; tam cách 1; tứ cách 2 … không như ttsđ.


    GỬI BẠN PHẠM DUẬT

    Nhiều vùng cũng chọn Bài Cái như quê bạn. Tuy vậy nơi bạn chơi cũng bắt cái 2 quân chứ và 3 quân Yêu Đỏ cũng tính số bằng 1 như 3 quân Yêu Đen thì có mất công bằng không, nhất là lúc Bắt Cái Đầu Hội.


    Nguyễn Văn Được

    Bắt hai cây chỉ dùng bắt lần đầu, còn các lần sau bắt,1 cây như ttsđ như vậy sẽ kín bài. Tôi không dám nói là đúng sai

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Đúng như bạn nghĩ, chỗ mình trừ Bắt Cái Đầu Hội dùng 2 quân, còn bắt cái các ván sau chỉ dùng 1 quân để tránh lộ bài. Đa số các nơi khác vẫn bắt cái thường bằng 2 quân bạn à.

    Ivan Nguyen

    Bắt cái 2 cây có từ thời nào thời nao rồi, mình muốn giữ đc cái văn hóa truyền thống lâu đời là chính chứ cải tiến nhiều quá sẽ mất đi bản sắc, bắt 1 cây chơi bí 4 còn bí ngũ vẫn phải là 2 cây, cả nước chơi hội họ đều bắt thế. Việc bài lộ 1 hay 2 cây chả quan trọng cả 1 ván bài mỗi người chỉ đc mở tối đa có 3 cây nọc thì lộ 2 cây trên tổng 120 cây bài thì chả ảnh hưởng gì, bài dù có lộ 5 cây cũng chả thể đoán đc gì cả việc thiên ù hoặc thành bài ngay là việc bt, khối ván bài thập thành đến 2 vòng còn ko ù được bài dưới họ chờ 1 tiếng họ vẫn ù được.


    GỬI BẠN IVAN NGUYEN

    1-Theo mình biết Luật chơi Tổ Tôm Bí Ngũ ghi thành văn bản có khoảng 16 Điều , mỗi Điều lại có hàng chục khoản mục, như vậy có tới hàng trăm qui định phải tuân theo khi chơi. Do vậy, dù cố gắng giữ nguyên truyền thống, nhưng để phù hợp hơn thời nay, có phải thay đổi cả chục qui định cũng không phải là “cải tiến nhiều quá sẽ mất đi bản sắc”.Chỗ mình, chơi Tổ Tôm Điếm ngày hội, Trung Quân cũng chỉ cho Bắt Cái Thường bằng 1 quân bài.

    2-Nguyên tắc mỗi khi thay đổi 1 qui định luật người ta cần phân tích và chỉ ra sự thay đổi là phù hợp. Trong cuộc sống không chỉ ở Luật Tổ Tôm, mọi Luật trong cuộc sống liên tục được thay đổi để ngày thêm hoàn thiện và phù hợp lớp người mới mà.

    3-Mình đoán bạn chắc cũng cùng chơi Tổ Tôm ở thế hệ mình(tạm gọi Tổ Tôm đời cũ) cho nên không quan tâm lắm đến việc 1,2 quân bị lộ. Thế hệ mới, theo mình họ tinh nhanh hơn, sắc sảo hơn nên từng quân bài lộ họ đánh giá rất quan trọng.

    4-Nhân thể hỏi bạn với cả nhà, chỗ các bạn chơi thì tính số đếm của 3 quân Yêu Đỏ(chi chi, thang thang, ông cụ) cũng là 1 phải không(ví dụ bắt cái chi chi + 5 văn = 1+5 =6) phải không? Nếu vậy thì với 30 quân bài, chơi Bí Ngũ sẽ có sự không công bằng với các phần bài có phải là vấn đề không? Luật TT2000 qui định số đếm khi bắt cái của 3 quân Yêu Đỏ là 10 để tránh sự chênh lệch đó, cũng là 1 thay đổi; nhất là khi Bắt Cái Đầu Hội.


    Mạnh Nđt

    Chỗ cháu bắt cái 2 cây, 1 cây từ nọc, 1 cây từ phận bất kỳ 2 cây cộng lại trừ 5. Phận có cái sẽ được cây bắt từ nọc


    GỬI BẠN MẠNH NĐT

    Nhiều vùng Tổ Tôm đều bắt cái như nơi bạn chơi. Mình hỏi thêm 3 quân Yêu Đỏ chỗ bạn tính là số mấy; nếu đều tính là 1 như Yêu Đen thì có tạo sự mất công bằng cho việc chọn Bài Cái, đặc biệt khi Bắt Cái Đầu Hội không nhỉ?

    -P/s2: mình gửi thêm tới cộng đồng tham khảo cả phần qui tắc Bắt Cái trong Từ Điển Tổ Tôm: Điều 9, khoản B:

    9-CÁI: Quyền hạn khởi đầu ván bài.
    a-NHÀ CÁI: chỉ Tôm Thủ đánh ra quân bài đầu tiên khi vào ván. Chơi TT, CÓ CÁI là rất LỢI BÀI.
    a1: BẮT CÁI ĐẦU HỘI-CÁI Ù: -Bắt Cái Đầu Hội: bắt đầu chơi, làng Bắt Cái Đầu Hội. Một số nơi gọi là KHAI HỘI. -Cái Ù: nhà vừa Ù thì đương nhiên có cái ván tiếp theo.
    a2: ĐẦU KÊ: Ván chơi Hòa, Tt được KÊ (ĐẦU KÊ) hoặc Tt Chịu Bài sẽ có Cái ván tiếp theo. Quân bài cuối cùng của Nọc mở để Hòa ở Cửa Trì Tt nào, Tt đó được ĐẦU KÊ.
    -Nhà “ĐẦU KÊ” không ù thì gọi là “KÊ DÙ”.
    a3: CẢ LÀNG BỎ BÀI: sẽ BẮT CÁI LÀNG, như Bắt Cái đầu hội.
    a4: CÁI BÁO: Tt bị bắt Báo cũng có Cái ván sau đó.
    a5: Bắt Cái Đầu Hội không chọn Nhà Cái theo thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” như nhiều nơi hiểu nhầm. Vận dụng như vậy, trong 5 Tôm thủ sẽ có người thiệt thòi. Để công bằng hơn khi bắt cái làng đầu hội trong Game, nên coi 3 Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ là số 10(để người số 5 không thiệt thòi).TTSĐ khi lập trình lưu ý vận dụng điều này vì chỉ bắt cái 1 quân.
    a6-Thủ tục CHỊU BÀI: Chơi TT5, một người được CHỊU BÀI(BỎ BÀI). Đầu ván bài, hoặc khi cửa trên đã xuất hiện quân bài đầu tiên, là thời điểm Tt có bài xấu được phép CHỊU BÀI và báo với làng. Một số vùng qui định khi qua vòng cũng phải Chịu Bài rồi. Thông thường, người BỎ BÀI sẽ bốc nọc cho làng và vào Gà Trong(nếu có) một dịch. Nếu ván bài Hòa, người Chịu Bài được Cái ván tiếp theo. Nhà Cái chỉ được Chịu Bài khi hết vòng ăn đánh(MỘT VÒNG) thứ nhất.
    b-NHÀ BẮT CÁI: người chọn Bài Nọc, lấy quân để tạo ra Nhà Cái, Bài Cái lúc Đầu Hội; các ván sau chỉ chọn Bài Cái thôi.
    b.1:-BẮT CÁI ĐẦU HỘI, Nhà Bắt Cái thường là Tt cao tuổi nhất hay chủ nhà, cũng công bố luật lệ chơi. Bắt Cái Đầu Hội do vậy rất quan trọng. Thực ra tới cả trăm qui định có thể khác nhau, cần có một văn bản ghi “Luật Chơi” hoặc công bố chơi theo Luật TT nào đã ban hành sẽ đỡ “CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ”.
    b.2:-BẮT CÁI THƯỜNG: Các ván sau, Nhà Bắt Cái là Tt ván trước Có Cái. Sau ván Ù Thông Bắt Cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, tính từ Tt vừa Bắt Cái. Khác với TT chiếu,trong TTSĐ sau ván ù thông, người ngồi dưới NHÀ Ù sẽ bắt cái.
    b.3-BẮT CÁI LÀNG: như Bắt Cái Đầu Hội chỉ không phải giao lệ lại.
    b4-Ù từ Tam Khôi trở đi, bắt cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ.
    b5-BẮT CÁI XẾP CHỖ, CHỌN CHỖ: Đầu Hội mỗi Tt sẽ chọn 1 quân tùy ý trong Nọc, rồi xếp chỗ từ Nhỏ đến Lớn, ngược chiều kim đồng hồ. Hết Hội hay lúc có Tt Ăn Gà Trong thì BẮT CÁI ĐỔI CHỖ.
    b6-BẮT CÁI:
    b6.1:TT xưa Bắt Cái bằng 2 quân bài, thường dùng 2 quân của Nọc. Lấy Tổng Số Đếm của 2 quân chia 5, dùng số dư để đếm ngược chiều kim đồng hồ tìm ra Bài Cái(hoặc Nhà Cái).Thường cho Bài Cái 1 quân yêu đen hoặc quân Cửu, còn 1 quân để Khóa Nọc.
    b6.2: TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân chọn bất kỳ trong Bài Nọc, lấy số đếm để xác định ra Bài Cái luôn. Bắt Cái như vậy khoa học hơn, đỡ lộ bài.
    b6.3:TT chiếu hiện nay có nhiều nơi Bắt Cái 1 Quân chống Lộ Bài. Nhà Bắt Cái chọn 1 phần làm Bài Nọc;XÁO BÀI (TRÁO BÀI) xong đặt lên đĩa, rút quân đáy Nọc làm Quân Bắt Cái. Thao tác bắt cái này(LÀM BÀI) là chuẩn mực nhất. -Ba Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ có Số Đếm là 10.
     
  13. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG TỪ PHẠM XUÂN THẮNG 12/10/2023

    Tổ Tôm Dân Gian
    Phạm Phạm Xuân Thắng ·

    Người đóng góp nhiều nhất ·

    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CHO CÂY BÁT SÁCH:

    Hỏi Cụ Chính Vượng và các Tôm Thủ

    ------

    Tình huống 1:

    Trên tay Tôm Thủ có Cửu vạn-Bát sách-Chi chi, lại có cả Thất sách-Cửu sách, Tôm Thủ đánh Thất sách-Cửu sách đi, sau đó Bát sách đến, Tôm Thủcó được ăn Cửu vạn-Bát sách-Bát sách-Chi chi hay không?

    Tình huống 2:

    Trên tay Tôm Thủ có Cửu vạn-Bát sách-Chi chi, lại có cả Thất sách-Cửu sách, Tôm Thủ đánh Thất sách-Cửu sách đi, sau đó Cửu vạn đến, Tôm Thủcó được ăn Cửu vạn-Cửu vạn-Bát sách-Chi chi hay không?

    Tình huống 3:

    Trên tay Tôm Thủ có Cửu vạn-Bát sách-Chi chi, lại có cả Thất sách-Cửu sách, Cửu vạn đến, Tôm Thủăn Cửu vạn-Cửu vạn-Bát sách-Chi chi đánh Thất sách-Cửu sách đi, như vậy có bị chèo đò hay không?

    Tình huống 4:

    Trên tay Tôm Thủ có Cửu vạn, lại có Thất sách- Bát sách-Cửu sách, Tôm Thủ đánh Thất sách-Cửu sách đi, khi Chi chi lên, Tôm Thủvỗ đùi hô ù, hạ bài rồi hỉ hả xướng ù Chi chi nảy, như vậy có bị chèo đò hay không?



    GỬI BÁC PHẠM XUÂN THẮNG

    Anh cứ hỏi giỡn chơi, vào thu thời tiết thay đổi, có phải chị em gây sự không? Tuy vậy, nước bài nào cũng nên trao đổi ở diễn đàn, với nhiều góc nhìn khác, anh em mình sáng ra ối thứ. Em cứ trình bày nhé:

    1-Với ba trường hợp 1,2,3 khi đánh 7,9 sách đi đều bị báo. Luật vận dụng bắt báo là khi hạ lộ bí lèo dưới chiếu, người chơi phạm luật “Ăn ít đánh nhiều”, cụ thể là “Ăn 1 đánh 2” = “Ăn được 1 quân 9 vạn”, đánh đi “2 quân 7 sách và 9 sách”.

    2-Trường hợp 4 có 2 giai đoạn:

    a-Giai đoạn 1: Tôm thủ kín bài đánh đi 7 sách, 9 sách không sao khi hiện Chi, hô Ù là chuẩn.

    b-Giai đoạn 2: Tôm thủ lại xướng Chi Nẩy thì “báo nhăn”, lỗi phạm là 789 sách đã tròn phu, “ăn 2 đánh 1” thì phải đánh 9 vạn đi, nếu xén phu thì không được ù chi nẩy. Tuy vậy Tôm thủ xén phu thì tùy quyền nhưng không được xướng Chi Nẩy.

    -Lưu ý: đây là đa số các nơi đều không cho Ù Chi Nẩy vậy. Riêng trường hợp lúc đánh xén 7,9 sách mà bài còn quân rác khác(không kể 9 vạn) thì 1 số ít nơi vẫn cho Ù Chi Nẩy. Ngay ở Game TTSĐ có khi lập trình cũng cho ù Chi Nẩy.


    Papillon Hp

    Chính Vượng lần nào chú cũng kì công trả lời mọi người, từ fb đến báo lỗi tổ tôm.


    · Khương Đoàn

    Nếu 1 cây Cửu vạn thì ko được nhưng 2 thì được

    Phạm Phạm Xuân Thắng câu hỏi ngớ ngẩn quá ai chơi tổ tôm mà ko cái đấy làm sao mà được


    Ky Pha

    tinh uong 1,2,4 la ko duoc bi bat bao nhung tinh uong 3 lai duoc

    Bui Đức Mạo

    Ky Pha tất cả 1234 đều được với điều kiện là không ăn thêm cây nào mà hạ ù thì được


    Ngọc Tuấn Nguyễn

    1,2,3 đánh 7,9 sách ăn 9van,8 sach bị báo.Có 2 cây 9 vạn thì ko sao.Ăn 1 đánh 2 ko được

    4 nếu chưa chờ mà đánh 7,9 sach trước thì được ù chi.Còn vào thành thì đánh 1 cây 9 vạn là xong.Đánh què ra để chờ chi thì báo

    Nguyễn Văn Bằng

    Ngọc Tuấn Nguyễn không được đâu nhé,cụ đọc kỹ luật đi ạ,chi nảy điều kiện khắt khe lắm đấy,cụ có 7,8sách 9 vạn,9sách đến cụ không ăn, rồi cụ ăn một con bất kỳ để đánh 7 sách đi, còn lại 8sách 9vạn chờ chi,chi lên cụ cũng không được chi nảy đâu

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    Nguyễn Văn Bằng đây là chơi ở TTSD.Còn thực tế,mỗi nơi quy định khác nhau.Tôi ko chơi ở TTSD

    Nguyễn Văn Bằng

    Lieu Trinh

    Vậy mà cụ còn hỏi đc

    Phạm Duật



    Phạm quy tắc “hơn thực kém đừng”.

    Nguyễn Văn Bằng

    Cái nào cũng chèo đò chơi, vào thu thời tiết thay đổi, có phải chị em gây sự không? Tuy vậy, nước bài nào cũng nên trao đổi ở diễn đàn, với nhiều góc nhìn khác, anh em mình


    Nguyễn Mạnh Tuân

    ình huống 1 đền làng quá rõ


    Phạm Văn Khuyên

    Phạm Phạm Xuân Thắng vậy tất cả 3 trường hợp đều không được vì ăn 1 đánh 2 tổ tôm không cho phép còn trường hợp thứ 4 nếu không đánh thành mà đánh què ra để chờ thì chì được xuống lèo không được xuống chi nẩy vì bài ăn thành không ăn

    I

    Trương Vũ Phi



    Đã gò cước 9 vạn 8 sách chi chi thì ném thất cửu sách đi là bình thường, nhưng ko ăn thêm 9 vạn vào phu. Ù thì hạ thoải mái rồi.

    Tuy nhiên chi đến thì ăn. Hạ kèm chi. Dấu 9 vạn 8 sách trên tay . Ko ai giám bắt.

    Ăn tham hay bị lố

    Thanh Duong
    t

    Cụ chơi lâu rồi vẫn hỏi. Hỏi cái đáng hỏi thì hỏi. Ko các cụ bảo cụ mới biết chơi. Có gì hỏi cháu sẽ giải đáp cho cụ.



    Thanh Duong đây chắc là hỏi để củng cố kiến thức. Đang động viên cụ hỏi tiếp vấn đề 1 cây 7 văn với đôi 3 văn. Hạ bí Tôm ăn (1 cây 7 văn) và đánh đi 2 cây 3 văn. Giữ Tôm cho ăn Tôm nhiều.



    Thanh Duong cụ cho hỏi, bài có chi, cửu vạn, cửu sách thang thang. Đến 8s ăn bí lèo đánh 9s. Vòng sau bốc thang, nếu hạ thang trên tay xuống có bị báo ko? Theo tôi thì báo, nhưng theo một số VD thì ăn 1, đánh 1, mà ko lợi quân nhưng lợi về cước sắc, kkkk

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Ko báo được. Để phu bí nào là quyền người chơi thôi.


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Hoang Nguyen 8s của làng thì báo chặt cụ nhé.

    Phạm Ngọc Quyết

    Chèo hẳn rồi cụ. Tổ tôm ai cho tham đâu. Cụ k hạ thì đc. Hạ bài ng ta bắt ngay. Chi chi là yêu nên thay vì đánh 2 con cụ đánh mình con 9 vạn là đc.



    Nguyễn Mạnh Toán

    Theo e thấy 3 tình huống trên thì Ko đc. Nhưng tình huống 4 phải được if chứ nhỉ ? Vì bài kín trên tay mà, có phải Ko các cụ!

    Khương Đoàn

    Cụ hỏi như kiểu câu lai hay sao cái đấy mà ko biết thì chơi tổ tôm làm sao được cụ hỏi câu nào khó hơn đi

    Phạm Ngọc Quyết

    Chèo hẳn rồi cụ. Tổ tôm ai cho tham đâu. Cụ k hạ thì đc. Hạ bài ng ta bắt ngay. Chi chi là yêu nên thay vì đánh 2 con cụ đánh mình con 9 vạn là đc.

    Nguyễn Văn Bằng

    Trường hợp 4 đấy chỉ cần có 7 sách 8sách 9 sách đến không awn mà bụp 7sách đi để chờ chi nảy cũng đã nhịn rồi, đây còn cả phu xé đi, không phải chèo thuyền đâu mà bị vứt xuống sông ý

    Ivan Nguyen

    Cú đánh 7 sách 9 sách mà hạ bí lèo xuống cả 3 tình huống trên đều bị báo trừ t huống 3 vì có 2 cửu vạn, vì yêu là cây ko tính chỉ phải đánh 1 cây cửu vạn là xong sao phải đánh 2 cây 7,9 sách tham lèo bỏ phu báo lòi mắt luôn đánh ở đâu cũng bị bắt báo
     
    Mod06 thích điều này.
  14. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG TỪ BẠN HOANG NGUYEN 16/10/2023

    Hoang Nguyen
    Người đóng góp nhiều nhất

    · Tôi chơi TTSĐ có trải nghiệm một tình huống sau xin các cụ cho ý kiến: bài có bí 6, và lẻ 7 văn; nhà trên đánh 5 văn ko ăn bốc 6 văn ăn. Vòng sau bốc 5 hoặc 8 văn, ko dám ăn vì vòng trc ko ăn. Sau đánh 7 văn thì báo. Ván khác tương tự tôi ăn 8 văn mà ko ăn 5v vòng trc sau khi bốc ăn 6 văn ( ko ăn đc 5 văn vòng trc) cũng bị báo vì ko ăn 5 v lại ăn 8v. Game cho bài toán khó quá. Vậy có phải bó chờ ko, có luật nào túm vậy ko các cụ ( cả lý, tình, luật báo đều đúng và cũng sai, kk)


    GỬI BẠN HOÀNG NGUYÊN

    Mình cũng không rõ lập trình giải quyết thế nào, nhưng chơi ở chỗ mình thì cứ theo luật mà xử.

    1-Bài có Bí 6 lẻ 7 văn, trên đánh 5 văn không ăn rồi ăn cửa mở 6 văn có bí 6 và cạ 6,7 văn.

    2-Vòng tiếp đến 5 văn đương nhiên không được ăn dù trôi 6,7 văn nhưng có 1 quân giống hệt nó ở cửa trên đã bỏ.

    3-Vòng tiếp đến 8 văn, chỗ mình cũng không được ăn vì quân 5 văn thứ hai đã bỏ.

    4-Tuy vậy, dù chưa gặp theo mình đây đúng là nước “Bó Bài”, “Bó Chờ” với nước chờ Ù 5,8 văn thôi, vì cũng không được phép đánh 7 văn đi.

    5-Tất nhiên, một số nơi vẫn cho ăn quân 8 văn đến sau hoặc cho phép đánh 7 văn đi để chống “Bó Bài”.


    Quan Do

    Treo 7 văn. Theo em thì ăn được 8 văn mới phải.

    Hoang Nguyen


    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Quan Do ko ăn 567, mà ăn 678 thì lại báo, hii

    Lê Văn Dũng


    Người đóng góp nhiều nhất

    Chơi chiếu :CC nhập thêm 6 văn vào bí 6...nên đánh luôn 7 văn...khi lên 5 hay 8 văn đã ko ăn đc,mà ko đánh đc 7 văn

    Hoang Nguyen


    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Lê Văn Dũng chuẩn cụ



    Nguyễn Huy Hoàn

    Tám văn ăn được.. chưa lên 8 văn thi đánh 7 văn được.

    Đàm Hiệp

    Bắt đúng rồi cụ

    Thanh Duong


    Trường hợp này tuy nơi có cho ăn hay ko thôi, nếu 5v đến trước ko ăn nhập 6v vào bí 6 vòng sau lên 5v ko ăn đc còn lên 8v có nơi vẫn cho ăn. Còn nếu lên 5v nữa ko ăn đc cho phép đánh 7v ko bị báo và bị khóa bài. . Nếu cho ăn thì ko sao ko cho ăn phải cho người ta đánh. Luật nào cũng có đường mở cho người chơi.

    Nguyen Thanh Danh

    hiểu lôm la bắt lỗi phu

    vậy cứ ăn gì sau phải hạ đủ xuống như kiểu trình làng

    Hùng King

    Nếu dùng 6 văn trên bài tách ra ăn 8 văn có khả năng sẽ báo, nhưng tách 6 văn mà ăn thì khả năng không. E dính tương tự như vậy rồi. Vì khi ấy máy sẽ hiểu không ưu tiên ăn phu

    Phạm Duật


    Người đóng góp nhiều nhất

    Tư duy máy móc. 6 văn lên sau 5 văn, sao không dám ăn 8 văn?

    Hoang Nguyen


    Người đóng góp nhiều nhất

    Phạm Duật cụ ko ăn 567 mà lại ăn 678 liệu có ổn ko nhỉ ( làng ko cần tính cây khác, án tại chiếu mà cụ)

    Lương Nhật Ánh

    Theo ý kien rieng e nc bai nay co the ăn đc 8 văn mặc dù 5 văn toi trước.

    Ivan Nguyen

    trường hợp trên nếu ở ngoài chơi ăn 8v ko bao giờ báo vì 6 văn lên trước 8v và sau 5 văn, chỉ ko ăn lại 5v đc vì gác cổng rồi, game máy móc

    Cao Nguyen

    Quê tôi khi 6 văn lên ăn thêm phải đánh ngay 7 văn để sau khi lên 8 văn thì ăn ko dc đánh ko xong . Cho lên quê tôi gọi trường hợp đó rất tục ( đút buồi vào lọ ) để cảnh báo trường hợp này

    Kim Hải Nam

    Đánh đi bình thường mà

    Van Ngulai

    Kim Hải Nam chuẩn luôn , và không ai bắt được ( vì phu sẵ ) bạn nhé
     
    mod02 thích điều này.
  15. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG TỪ CHÍNH VƯỢNG NGÀY 06/11/2023

    BÀN VỀ “DỊCH”, “BỘI”,“BÍ” KHI CHƠI TỔ TÔM


    1-Công thức chung tính Điểm khi chơi TT Bí Ngũ:

    1a-Hiện TTSĐ đang dùng công thức “Suông 4, Dịch 2, Tôm 8, Lèo 10; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng hai Chi Nẩy”; Không có “Gà Ngoài”.Một số bàn cài đặt “Gà Trong”.

    1b-Nhiều nơi xưa hay dùng công thức “Suông 2, Dịch 1, Tôm 4, Lèo 5; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng hai Chi Nẩy”.Tùy chủ bàn đặt lệ Gà.

    1c-Một số nơi dùng công thức “Suông 3, Dịch 1, Tôm 5, Lèo 6; Bội Tam, Bội Tứ; Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng 2 Chi Nẩy”. Tùy chủ bàn đặt lệ Gà.


    2-Bàn về Chữ Dịch theo Luật TT 2000: Dịch có hai ý nghĩa:

    2a-Dịch là số điểm của Cước Ù tiếp theo lớn hơn cước Ù trước.

    -Ví dụ tại TTSĐ: “Suông 4, Dịch 2” có nghĩa là cước ù lớn hơn 2 điểm so với cước tiếp theo. Suông = 4 Điểm; Thông = Suông + 1 Dịch = 4+2=6 Điểm; Tôm = Thông + 1 Dịch = 6 + 2 = 8 Điểm; Lèo = Tôm + 1 Dịch = 8+2=10 Điểm.

    2b-Dịch là số điểm cộng thêm cho các cước Ù có nhiều cước sắc. Dịch là ước số (bằng 2 điểm trong TTSĐ) khi có nhiều cước sắc.

    -Ví dụ: Xuyên Bí Tư Thập Điều Tôm Lèo = Thập Điều + 2 Dịch của Xuyên Bí Tư + 2 Dịch của Lèo + 1 Dịch của Tôm = 12 + 4 + 4 + 2= 22 điểm.

    -Ví dụ trong TTSĐ: bảng điểm ghi Lèo = 10 điểm, 2 dịch. Vậy Thập Điều Lèo = Thập Điều + 2 dịch của cước Lèo = 12 +(2x2) = 16 điểm.


    3-Bàn về Chữ Bội theo Luật TT 2000: Bội có 1 ý nghĩa là “bằng mấy ván Suông” và 2 cách vận dụng theo việc có chơi “Gà Ngoài” hay không?

    3a-Vận dụng tính điểm “Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục”:

    -Bội Tam = Ù Thập Điều = Ù Kính Cụ = 3 ván Suông = 3x4=12 điểm.

    -Bội Tứ = Ù Bạch Định = 4 ván Suông = 4x4 = 16 điểm.

    -Bội Lục = Ù Chi Nẩy = 6 ván Suông = 6x4 = 24 điểm.

    3b-Vận dụng cho thêm cước sắc khi chơi “Gà ngoài”:

    -Ví dụ: có chơi “Gà Ngoài”, Ù Thập Điều được thêm 3 dịch của Bội = 12 điểm + 6 điểm = 18 điểm(theo Suông 4, Dịch 2...).

    -Ví dụ cước kép: Thập Điều Chi Nẩy = Chi Nẩy + 6 dịch của Bội Lục + 3 Dịch của Bội Tam = 24 + 12 + 6 = 42 điểm.


    4-Bàn về Chữ Bí theo Luật TT 2000: có 2 ý nghĩa.

    4a-Bí là “phần bài dành cho người chơi”.

    -Ví dụ: chơi “Tổ Tôm Bí Ngũ” là có “5 phần bài dành cho người chơi và 1 phần Nọc”. Chơi “Tổ Tôm Bí Tứ” là có “4 phần bài dành cho người chơi...”.

    4b-Bí là một loại tổ hợp của phu: Phu Bí là phu gồm đủ 3 loại quân khác chất( vạn, sách, văn). Phu bí thường là 3 quân cùng hàng số; Phu Bí đặc biệt là quân khác hàng số( là Phu Lưng).

    -Ngày xưa các cụ còn gọi Phu Bí là “Kết Ngang”.


    5-Kết Luận: chỗ mình chơi theo Luật TT 2000 với các ý nghĩa ở trên. Nơi các bạn chơi thì thế nào, trao đổi để cùng mở rộng tri thức nhé.



    Lieu Trinh

    Ở quê mình cứ kính 4 cụ là dốc hội tức là trong hội đó có bao nhiêu ăn bâấy nhiêu


    GỬI BẠN LIEU TRINH

    Vậy chỗ bạn chơi cũng là tương ứng với qui định Luật TT 2000: “Kính Tứ Cố= 2 Chi Nẩy”. Vì Chi nẩy trong Luật TT 2000 được Bội Lục = 6 ván Suông. Gom đầu hội chơi đủ 5 người(nếu Đánh Gom), thường tiền nhân gom tổng bằng ván “Kính Tứ Cố”, là cước ù lớn nhất. Ví dụ chơi “Suông 4 Dịch 2”, mỗi người sẽ góp “50 điểm”.


    Phong Đào

    Dịch sai cước. K hiểu luật



    GỬI BẠN PHONG ĐÀO

    Cảm ơn bạn đã có ý kiến. Rất mong được bạn giải thích “dịch sai cước” là thế nào? Cũng rất mong bạn dẫn chứng minh họa xem ý kiến trong bài viết là không đúng với Luật Tổ Tôm nào mà thành “không hiểu Luật”?

    Tại diễn đàn này, chúng ta đều nhiệt tình thảo luận để thêm nhiều góc nhìn thôi.


    Bụi Trần

    Phong Đào em thấy các cụ cũng kiêng kính tứ cố khi có chắn lục vạn hả bác


    GỬI BẠN BỤI TRẦN

    Chỗ mình, Tổ Tôm chiếu xưa các cụ đều kiêng Ù Kính Tứ Cố, nhất là khi còn “Tứ Thân Phụ Mẫu”.

    Một số trường hợp gượng ù Kính Tứ Cố vì trong bài có Ngũ Vạn, Nhị Vạn được coi là “mang Hoa lên Chùa giải kiêng”.

    Ván bài rất kị Ù nếu có Tứ Vạn(coi là Xe Đòn đám ma); Lục Vạn(coi là vác cuốc đào mộ).Đôi khi có Thất Vạn(coi là gặp tai nạn); Tam Vạn(coi như đi ăn mày).

    Tất nhiên, những thông tin đó chỉ là chuyện vui Tổ Tôm lúc “trà dư, tửu hậu”. Nay chơi Game thì không còn kiêng kị nữa.


    Kim Hải Nam

    Xin làm phiền hỏi bác chút là nếu em xin bất thực tam vạn. Trường hợp 1 khi hạ bài nó chỉ thành phu tam vạn tam sách thất văn. Trường hợp 2 khi hạ bài có một phu tam vạn tam sách tam văn và phu tam vạn tam sách thất văn thì khi trả chén trong hai trường hợp này có gì khác nhau ko? Trả ăn cả trả chén làng hay thêm bí hoàn bí ạ?

    T3 19:24
    GỬI BẠN KIM HẢI NAM BT 3 vạn, 2 trường hợp của bạn khi trả chén ở chỗ mình chơi theo Luật TT 2000 phải “hô trả chén”khác nhau: 1-T/H1: hô “Bất thực 3 vạn,Bí hoàn Bí, ăn cả trả chén”. 2-T/H2: hô “Bất thực 3 vạn, ăn cả trả chén”. 3-Lưu ý: cả 2 trường hợp đều giả định trên chiếu chưa xuất hiện 3 vạn, nên không phải hô thêm “thấy không phỗng”, xưa các cụ gọi là “kiến bất tái”

    Kim Hải Nam

    Tức là nếu mình bất thực mà ngay từ đầu ko có phu dọc chỉ là phu bí thì khi quân đó lên không được phỗng phải ko bác?


    GỬI BẠN KIM HẢI NAM

    Muốn phỗng Tái kiến, bất kỳ lúc nào cũng phải có phu dọc kèm theo với quân trong khàn mới được phép. Nếu ko ở TT chiếu sẽ bị bắt báo.


    Kim Hải Nam

    Bác Chính Vượng làm ơn cho em hỏi trường hợp có thiên khai mà quân thiên khai đó tách được vào 3 phu liền Ví dụ: thiên khai thất văn và có thể ghép thành phu: tam vạn tam sách thất văn, lục thất bát văn, ngũ lục thất văn Vậy xin chén và để quân dưới chiếu như thế nào?

    Đây là đánh ngoài thực tế ạ

    GỬI BẠN KIM HẢI NAM

    Với Thiên Khai 7 văn đi vào 3 phu, bạn xin BTTK BTK 7 văn.Chơi TT chiếu nhiều nơi xin “1 Chén Úp, 1 Chén Ngửa”. Khi phải hạ 3 phu lúc Ù thì hạ riêng 3 phu và hô “Bất Thực thiên khai Bất thực khàn 7 văn, ăn cả trả chén” rồi trả 2 chén 1 lúc.

    Lưu ý, TT chiếu dù qui định lấy 2 chén, “1 úp, 1 ngửa” nhưng cũng không nói rõ trả 2 chén thì phải phân biệt “ngửa úp”.


    Kim Hải Nam

    Vì trên mạng em chưa gặp nhưng đánh ngoài thực tế thì gặp Vậy hỏi bác là khi xin chén xong thì có phải úp quân nào xuống chiếu ko? Hay để trên tay hết


    GỬI BẠN KIM HẢI NAM

    Đã xin 2 chén BTTK BTK thì cầm cả 4 quân trong thiên khai trên tay nhé. Chỉ khi Hạ Ù mới phải hạ cả xuống chiếu.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 1/7/24
    Mod01 thích điều này.
  16. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 20/11/2023 TỪ BẠN CAO NGUYÊN

    GỬI BẠN CAO NGUYÊN

    Theo cách chơi ở các chỗ mình biết, đúng với Luật TT 2000, ván bài đó bạn đánh chuẩn.

    Theo Luật TT 2000, “phu trên tay là phu có đầu tiên”, nên mọi quân trong phu trên tay là “quân đến trước” khi phải xem xét đúng sai dưới chiếu lúc lộ. Do vậy, dù biết là úp khàn 3 vạn(ví dụ 3 vạn hiện ở trên chiếu đâu đó) bạn giữ Bí Tôm, hạ 7 văn 3 sách, không ăn 4 sách đánh đi 5 sách vẫn được.

    Then chốt xem xét đúng sai ở nước bài này là có công nhân “Quân + Phu trên tay” là “Có Đầu Tiên” hay không.

    Luật TTSĐ cũng ghi rõ là “ưu tiên phu có trước, quân đến trước”, nếu Game bắt lỗi bạn là do Lập Trình chưa chuẩn vởi Luật TTSĐ thôi. Đành chịu vậy, hehe...Tuy vậy, nếu “Lệ Làng” cho phép “Ăn Lộ Khàn” như Luật TT 2000, có nơi còn bắt phải “Cạy Khàn 3 vạn” thuyết minh là ăn thật.

    Cao Nguyen
    ·

    Tôi không biết các cụ lập trình có biết chơi ko . Tôi đánh ván bài này tại sd bàn 2 lúc 19h26p 52s cc coi bắt báo đúng ko

    Tôi có 3 tam vạn úp khàn và có 3s 7 văn trên tay cái Tôi đánh 6 vạn dc 1 vòng nhà trên đánh 3 văn ăn 245 Tôi đánh tiếp 8 vạn nhà trên bốc 4s ko ăn Tôi cũng ko ăn bốc 7 văn Tôi ăn thêm vào khàn 3 vạn úp đánh 5s thì bị báo luôn trong khi ko lộ 3s . Tôi ko hiểu báo kiểu gì nói là ko ưu tiên phu đến trước .vậy biết Tôi khàn gì mà bắt .là khàn 3s thì sao


    Nguyễn Duy Thuật

    Cây 4s nó đến trước bạn pải ăn 345s lúc đó khàn fam vạn ko tính nữa

    Nguyễn Kiên

    Nguyễn Duy Thuật 3s úp mà cụ, đâu có l


    Nguyễn Kiên

    Chắc lỗi lập trình, cụ ko để lộ 3s nhưng máy biết cụ có 3s

    Pham Dung

    M nghĩ là do lỗi lập trình lúc ăn thêm 7văn, khi hạ xuống là lộ 3s, vì lỗi lập trình nên 3S vẫn úp, đâng lẽ hạ xuống phải lật; khi 4s đến, bác có 3s, 5s bác ko ăn là b đã ko ưu tiên phu đến trước rồi. 7 văn lên sau, bác mới ăn thêm và đánh đi 5s, nên máy bắt lỗi. M nghĩ đúng ko sai.

    Ngô Văn Hoan

    vào lịch sử xem lại rồi chụp cái hình ván bài lên cụ à


    Nghiêm Văn Đại

    Máy nó bắt đúng còn gì cụ,

    Máy nó được lập trình rất đúng vì nó biết trên bài cụ “ Có 3 Sách”

    Nếu bảo máy bắt “Sai” thì không đúng,vì chưa được lập trình và định nghĩa bắt đúng nước này


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Ko đúng vì sao lại xác định là ko ăn phu đến trước. Trong khi 3 con úp mà ko biết 3s hãy 3 vạn trong khi 3s và 3 vạn chưa hiện cây nào trên mặt bài làng


    GỬI BẠN CAO NGUYÊN

    Do vậy mình mới nói then chốt ở chỗ “Lệ Làng” có xác định “quân trong phu trên tay” là “quân phu có trước đầu tiên” hay không? Còn một số nơi yêu cầu khi ăn 7 văn phải “Cậy khàn 3 vạn” thuyết minh nếu như cho phép “Ăn Lộ Khàn” như Luật TT 2000.


    Trương Vũ Phi

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cao Nguyen đánh được vì lợi cây. Dc tính ăn 2 đánh 1


    GỬI BẠN TRƯƠNG VŨ PHI

    Nếu ăn 345 sách, đánh đi 7 văn sau lộ khàn 3 vạn sẽ bị báo vì “Ăn Đổi Phu không lợi quân” theo Luật TT 2000.Cụ thể bạn đổi Bí Tôm có trước thành 345 sách tạo thành sau, ăn được 1 quân 5 sách, đánh đi 1 quân 7 văn trôi từ trước là “Ăn 1 Đánh 1” chứ không phải “Ăn 2 đánh 1” theo chỗ mình chơi.


    Nguyễn Văn Được

    Bắt đúng đấy . Bắt lỗi úp khàn 3v. Khi ăn thêm 3v không dậy khàn.đấy còn 3s trên tay ăn với 7 văn không phải bắt,do lộ 3s


    Mộc Sơn Trà

    Lỗi này khi chơi cần chú ý vì máy nó ko hiểu bài kín trên tay, nó bắt theo lập trình. Lỗi này chưa sửa đc nên người chơi hiểu tránh bị báo oan


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Mộc Sơn Trà cũng ko đúng vì tôi ăn úp chứ ko lộ và bài làng chưa lộ 3 vạn và 3s


    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cao Nguyen cụ úp là kín với bài làng. Nhưng admin của Game họ nhìn rõ hết bài cụ rồi


    Trương Vũ Phi

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng cơ bản là ăn 7 văn hạ 3 sách vào 3 cây 3 vạn thành bí tôm. 3 sách hạ xuống thì làm kiểu gì ko lộ mặt cây ?

    Rõ là trên tay có 3 sách 5 sách 4 sách tới ko ăn .

    Chiêu phá phu trong tổ tôm các cụ vẫn dùng, thậm chí có chiêu đánh bó bài thành ngồi xem.


    GỬI BẠN TRƯƠNG VŨ PHI

    Mình chỉ nêu cách đánh theo Luật TT 2000. Như trường hợp này có 2 kịch bản:

    1-Ở nơi cho phép “Ăn Lộ Khàn” như chỗ mình, khi ăn 7 văn sẽ “cậy khàn 3 vạn” thuyết minh nếu làng thắc mắc(đó là giả định ăn thêm 3 sách nữa, còn nếu không 3 sách vẫn úp kín, chẳng có lý do gì để làng bắt cả).

    2-Ở nơi không cho phép ăn lộ khàn, vẫn ăn 7 văn, hạ thêm 7 văn xuống chiếu và khàn 3 vạn, quân 3 sách vẫn úp kín. Ăn như vậy cũng không ai bắt buộc phải lộ quân 3 sách mà kiện cáo(ai biết là Bí Tôm hay Bí Thất đâu). Nếu thế bài sau đó có dậy khàn 3 vạn, phải lộ cả 3 sách thì vẫn không bắt báo được, vì Bí Tôm là phu trên tay, có trước.

    -Tuy vậy nếu ăn 345 sách, nếu hiện 3 vạn trên chiếu mà dậy sẽ bị bắt báo vì lỗi Buôn phu(Ăn đổi phu không lợi quân). Tất nhiên khi đó Tôm thủ không chịu bị bắt báo, mà đành để khê khàn, bỏ bài hoặc Ù lành làng.

    3-Tất nhiên có thể “lệ làng” tùy nơi có khác, chúng ta đều xem xét kỹ càng tính hợp lý của nước bài thôi.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 1/7/24
  17. DIỄN ĐÀN TTDG 2/4/2024 TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG

    Chính Vượng
    GỬI CỘNG ĐỒNG TÔM THỦ

    Hôm nay, mình trình bày với cộng đồng, một “khác biệt” trong Game TTSĐ, mà mình là nạn nhân. Cụ thể, bài mình chờ Ù 2,8 văn và 3 sách nhưng không nhìn ra 3 sách. Đến cửa Trì 3 sách, mình hạ ăn lúc đó mới thấy Tròn Bài thì Bấm Ù không được. Trong Tổ Tôm chiếu, hạ ăn rồi Báo Ù là bình thường, được phép. Lập trình Game phần này khi hoàn thiện chắc sẽ có ý kiến nhờ các Mod xem xét.

    -P/s: trường hợp này mình nhớ bị Bỏ Ù trong Game vài ván rồi. Do thói quen TT chiếu, mình ko sáng ý như nhiều Tôm thủ, cứ Bấm Ù trước rồi xét sau, nên Bỏ Ù đến mấy lần. Vui là nước bài sau, bạn Tú H/Yên ăn con gà 560 dịch, thế là bạn Phạm Thanh Tân(zalo) cương quyết kết án già làng SĐ thông lưng bỏ ù, dù không phạm luật. Nói thật, đến nửa đêm, 50 ván bài liên tục, có tuổi như mình thì Bỏ Ù và Báo là bình thường. Nhưng bạn chơi cứ buộc tội, vậy là mình đành Nạp Tôm chuyển Đền Làng(cả 3 nhà trong bàn chơi : Titop12; Gà conTT;Chị Hai 5 Tấn, trừ bạn Tú đã Ù), mỗi người là 120 dịch(60 triệu Tôm). Hôm nay rảnh rỗi, đưa lên diễn đàn để anh em tham khảo, có ý kiến và tránh Bỏ Ù như mấy “Chim Cánh Cụt”.

    -Ván bài ở Bàn 3, Sân Đình, cược 500K, nuôi gà lúc 23h40 ngày 30/3/2024. Mình dốt vi tính không biết tải lên đây để bào chữa bằng chính diễn biến ván bài, và nhiều ván trước khi bạn Tú ngồi tay dưới, chẳng được “nương tay” tí nào. Thầy giáo Tú đừng thù nhé. Hehe...

    Việt Nam Chiến Thắng

    Đền 180tr tôm à chú

    Chính Vượng


    Việt Nam Chiến Thắng OK, nhưng tuổi già chơi giải trí mà, cũng ko quan tâm bao nhiêu Tôm.

    Việt Nam Chiến Thắng

    Chính Vượng chú có 2 tỷ mà cũng bay hết rồi à chú cháu có 100m ngân sách để chơi chu a

    Anh Ngoc Nguyen

    Em hoàn toàn ủng hộ và khâm phục việc sử lý của Cụ Tiểu Thương.

    Trần Mạnh

    Cụ giải quyết như vậy là đẹp rồi, chúc các cụ chơi luôn vui vẻ

    Mộc

    Chúc chú vui vẻ ạ!

    Anh Ngoc Nguyen

    Việc Cụ bỏ ù để nhà khác vồ gà ko phải lỗi , đó chỉ là sự cố ngoài ý muốn. Theo em thì ae trong bàn nói Cụ đền cũng chỉ là nói vui thôi ko có ý thật . Chúng ta chơi để vui vẻ giao lưu mà .

    Anh Ngoc Nguyen

    Tổ tôm SD nhiều khi cứ ấn ù bừa ( tại ko ù láo đc ) lên sẽ tránh bỏ ù , còn tổ tôm chiếu hay điếm bị bỏ ù thường xuyên. Câu chuyện ở đây là Cụ Thương quen với TT chiếu hoặc điếm ( ko có thói quen ù bừa ) nên bị bỏ ù cũng là dễ hiểu

    Phạm Văn Vũ

    Cháu cũng bị như này mà là tổ tôm điếm quê cháu chú ah cháu gõ chống ăn sau giục trống ù xong bị đền nhân đây cháu cũng hỏi chú vấn đề này nha cháu cũng không biết trong luật tổ tôm có luật là còn 6 cây cuối tức là bốc cây nữa là hết nọc bữa tết cháu có chơ ván như vậy xong bị đền trung quân bảo 1 thành 2 chờ nếu ăn đánh đi nhà khác ù mình phải đền mà ván bài đấy cháu chưa chờ vì ăn lại sợ nhà dưới chàm chờ 10 đỏ không muốn cho chạm lên ăn lại và bị đền

    Chính Vượng


    GỬI BẠN PHẠM VĂN VŨ

    1-Việc gõ ăn rồi không gõ Ù được nữa như trong Game hoặc chỗ bạn chơi nhiều “Lệ Làng” cũng qui định vậy. Điều này mình phải thích nghi sự khác biệt vậy, không nói đúng sai.

    2-Đúng là Tổ tôm chiếu ở đâu cũng có qui định “Một Thành Hai Chờ”, cả TTĐ cũng vậy. Khác biệt là một số nơi qui định “Được Ăn Thua Chịu”, một số nơi cấm ăn luôn.

    Mình trích đăng qui định “Một Thành Hai Chờ”chỗ mình áp dụng(trong Từ Điển Tổ Tôm) để bạn tham khảo nhé:TĐTT, điều 22 khoản l.

    “...l-MỘT THÀNH HAI CHỜ: l1:Định Nghĩa: qui định về điều kiện Tt phải thực hiện khi ăn quân, đánh quân trước hai quân bài mở Nọc cuối cùng. Khi bị Đấm Yêu, Dậy Khàn được miễn trừ điều kiện Một Thành Hai Chờ. Một số Lệ Làng không miễn trừ cho việc Dậy Khàn.

    l2- MỘT THÀNH: khi còn MỘT QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Thành Chờ Ù(hoặc Thập Thành). Không MỘT THÀNH, Tt đánh ra quân bài,là Quân Ù nhà khác chờ, Tt phải đền ván Ù đó thay cả làng.

    l3- HAI CHỜ: khi còn HAI QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Chờ Ù(hoặc tốt hơn). Nếu không đủ điều kiện HAI CHỜ, Tt đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.

    l4: TTSĐ chưa thực hiện được qui định hợp lý này, cần cố gắng Lập Trình trong thời gian tới. Các người chơi cũng lưu ý khi đang TEST thực nghiệm, thực hiện dần qui định MỘT THÀNH HAI CHỜ cho quen, có thể tham gia được TT Chiếu.

    l5: Trong Bài Nọc của Game TTSĐ, Quân Một Thành là quân bài số 6; Quân Hai Chờ là quân bài số 7 tính từ 5 quân của NỌC HÒA...”.

    Phạm Văn Vũ

    Chính Vượng dạ cảm ơn chú nha vì cháu hay đi làm xa cũng ít được chơi ttđ lên không biết được luật đó giờ chú giải thích vậy cháu cũng hiểu rồi ah cháu cảm ơn chú


    Thiên Hải

    Em chơi cũng hay bị lỗi . Hay gặp phải là đc ù mà ấn ù ko đc mà mấy vòng sau nhà khác ù đc , mấy lần toàn bị mất oan gà. Phản ánh báo lỗi nhưng ko thấy trả lời. Đăng bài lên đây cũng ko duyệt


    Văn Hoan

    Bác đã chơi đến bàn 500k mà bỏ ù thì quả thật ae khác cũng sãi là có lý ạ nhưng khổ là thói quen khó bỏ e thông cảm ạ


    Hoàng Quân

    Bác Vượng ơi thế là sai rồi,đã ăn mà ù là bỏ ù chứ.


    Việt Nam Chiến Thắng

    Mấy ván cháu khàn lên đúng con khàn dậy bấm ù à chú hay ntn ạ nhiều khi k biết ù kiểu gì chú a


    Chính Vượng

    Việt Nam Chiến Thắng Theo mình biết trong game, Ù đúng vào quân dậy Khàn mà ko phải "Tiền Ù hậu Dậy" thì phải Dậy Khàn rồi mới bấm Ù. Nếu Bấm Ù rồi mới Dậy Khàn, cũng ko rõ có được ko. Ở TT chiếu và TT Điếm thì buộc phải Dậy Khàn trước.

    Bùi Công

    Trường hợp như này cháu cũng bị mấy vấn rồi


    Kim Hải Nam

    Kimh nghiệm là cứ bấm ù liên tục cụ nhé


    Anh Ngoc Nguyen

    Kim Hải Nam thế mới toang , gặp ván cây ù đúng cây úp khàn ( ko vào phu khác ) ghép vào đâu ...đền


    Kim Hải Nam

    Anh Ngoc Nguyen

    Trường hợp ko dậy khàn đó nó ko tính điểm thôi chứ ko đền

    Bấm ù là trường hợp bài có thể xoay lung tung cả chứ nếu chờ quân úp khàn thì đã rõ
     
  18. THẢO LUẬN VỀ PHỖNG LỘ TRONG DIÊN ĐÀN TTDG-CHÍNH VƯỢNG-28/6/2024

    GỬI CÁC BẠN TÔM THỦ

    Hôm nay mình muốn hỏi cả nhà một thế bài xem các “Lệ Làng” nơi khác thế nào. Thứ tự các nước bài như sau:

    1-Mình ăn 4 sách thành phu dọc 456 sách.

    2-Mình ăn thêm 3 sách vòng sau hạ nối dọc thành 3456 sách.

    3-Vòng sau nữa, mình ăn 6 vạn của làng thành Bí 6, hạ thêm 6 văn với 6 sách tách từ dọc mục 2 ra.

    4-Vòng sau nữa mình phỗng cửa xa 6 sách, thập thành bạch định.

    -Nước bài 4 này, nhiều nơi không cho phỗng 6 sách vì nó được xếp vào phu dọc trước đó rồi(phu có lúc nãy).

    -Chỗ mình cho phỗng vì khi phỗng, 6 sách đã cải phu không còn trong dọc dưới chiếu nữa.

    5-Sự khác biệt ở đây do Luật Tổ Tôm 2000 chỗ mình “Cấm Phỗng quân lộ trong phu Đang Có Dưới chiếu”, còn lúc trước đó không cần quan tâm. THỜI ĐIỂM PHU ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU ĐƯỢC PHÂN BIỆT RÕ RÀNG.

    6-Do có sự khác biệt này nên mình hỏi các bạn “Lệ Làng” chỗ bạn xử lý nước bài này ra sao.

    -P/s 1: Lập trình Game TTSĐ thì cho đánh giống chỗ mình chơi, các bạn lưu ý.

    -P/s 2: Thực ra, mình muốn nhấn mạnh là chơi Tổ Tôm ở đâu cũng “CẤM PHỖNG QUÂN LỘ TRONG PHU DƯỚI CHIẾU”. Nhưng khi thành Luật thì từ ngữ phải chặt chẽ, nên cần phân biệt 3 trường hợp khác nhau trong ván bài : “CẤM PHỖNG QUÂN LỘ TRONG PHU DƯỚI CHIẾU” + “CẤM PHỖNG QUÂN LỘ TRONG PHU ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU” + “CẤM PHỖNG QUÂN LỘ TRONG PHU ĐÃ TỪNG HIỆN TRÊN CHIẾU”. Mình muốn hỏi là chỗ các bạn có qui định phân biệt rõ 3 trường hợp đó không?

    -P/s 3: Như vậy trong quá trình “Ăn Đánh” của Tổ Tôm, các “Lệ Làng” có qui định chung là “CẤM Phỗng Quân lộ xếp được vào phu DƯỚI CHIẾU” + “Cấm Phỗng Lộ khi quân trong phỗng nằm trong phu dọc dưới chiếu mà không phải phỗng tái kiến”. Vấn đề mình nêu ra để trao đổi là các “Lệ Làng” có phân biệt, qui định rõ điều kiện “PHU ĐANG CÓ DƯỚI CHIẾU” hay không? Vì sau khi “Ăn Cải Phu”, nhiều phu không còn dưới chiếu nữa sẽ vận dụng qui định thế nào?

    Qui định riêng của mỗi nơi, gọi là “Lệ Làng” thì bao giờ cũng đúng rồi. Nêu vấn đề này ra, chỉ bàn để “Luật lệ” được minh bạch, rõ ràng thêm qua sự thảo luận của cả nhà thôi.

    -P/s 4: bài viết được chỉnh sửa sang lỗi “Phỗng Lộ”, xin lỗi cả nhà vì sai sót nhé.


    Làm Lại

    Người đóng góp nhiều nhất

    Ở ngoài ko đc phỗng lộ thiên [​IMG][​IMG]

    Nguyễn Văn Được

    Chỗ mình ko được phỗng vì 6s đã vào phu lộ quân, nếu ăn 3s dư ra 6s đã chuyển phu bí 6v6v6s như vậy nếu trên tay còn 6s thì phải hạ 6v6v và2con 6s nên ko được phỗng . Nếu bài thành mà lên 6s thì được ù thôi. Góp đôi điều để mọi người tfan khảo

    Tú Đàm

    Chỗ mình không cho phổng vậy nữa . Vì bạn đầu đã dọc rồi ,khi dọc thừa ăn đc bí thì cũng ko phổng đc nữa .

    Bạn có 2 quân 6 sách mà bạn ăn dọc một quân ,còn một cạ 6 (gồm 6 sách trên tay) bạn ăn phu bí bạn hạ bí như thế nào thì 1 quân 6 sách đã nằm ở phu dọc rồi.nv thì ko thể phổng nữa

    Đình Quân Ngô

    cấm phổng quân lộ phu dọc thôi

    Lê Văn Dũng

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chơi chiếu là ko phỗng đc 6s...nhưng TTSĐ cho phỗng tôi thấy cũng hay đấy...

    Đào Hồng Hùng

    Ok thanh duong o dau cung ko phong được vi da ha doc 456 rối

    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Đào Hồng Hùng thật ra thì vẫn có trường hợp cho phỗng anh Hùng và Thanh Duong ah. Đó là phỗng tái kiến 6s. Còn nếu chỉ phỗng thường thì Không Được Phép.

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    Trong Tan Nguyen trường hợp này,ko có phu sẵn mà ăn phu làng thì ko thể tái kiến được

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Trong Tan Nguyen phỗng tái kiến thì nói làm gì! Khi đó có 2 cây trên tay lúc nào cũng phỗng đc.




    Nguyễn Phú


    Người đóng góp nhiều nhất

    Theo cháu là không phỗng được. Vì lúc đầu hạ 456 sách. Sau lục vạn đến ăn hạ bí lục.1 cây đi bí lục.1 cây đi phu dọc 3456 rồi.

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Trường hợp này gần như tất cả các nơi đều ko cho chơi. Ăn lợi nhưng sai luật phu ban đầu.

    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Trong Tan Nguyen đã hạ dọc rồi cho về bí

    cũng ko phỗng đc. Trường hợp đó phỗng thì phu đầu tiên 456s ăn bị sai bất thành phu. Ăn mượn vào rồi sao phỗng đc.

    Phạm Duật

    Người đóng góp nhiều nhất

    Trường hợp 1 và 2 giống nhau mà bác, trg hợp 3 thì quân 6 sách đã được cải phu thì hoàn toàn có thể đánh được 7 sách. Riêng trg hợp bác nêu thì theo logic là hợp lý vì quân 6 sách đã được cải phu từ dọc sang bí. Cái hay của Tổ tôm là ở chỗ biến hoá.

    Nguyen Thanh Danh

    Lục sách hạ phu dọc dưới chiếu trước thì sao phỗng đc nữa

    Đỗ Gia Trang

    Người đóng góp nhiều nhất

    Sd thì cháu chưa gặp ván tương tự

    Nhưng hôm cháu ngồi điếm thì nhà dưới có ván tương tự bị làng bắt đò

    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nước bài theo tt hiện tại thì gần như 99% các nơi không cho p cây 6s. Còn việc ăn hạ trình phu nó sẽ thể hiện quá trình đánh 1 ván tt để làng xem xét. Thanh Duong ý kiến??

    Ngọc Tuấn Nguyễn

    Trong Tan Nguyen 6 sách đã hạ phu dọc ăn rồi thì ko đc phỗng nữa.Tôi đi chơi nhiều nơi,chưa ở đâu cho phỗng thế này



    Nguyễn Phú


    Người đóng góp nhiều nhất

    Thế này hay quá chú Chính Vượng. Cháu chưa gặp trường hợp này . Cháu sẽ hỏi và học hỏi thêm ạ

    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chỗ tôi không cho vậy, vì ban đầu 6s nằm phu 456 rồi



    GỬI CỘNG ĐỒNG TÔM THỦ

    Mình cảm ơn cả nhà đã thảo luận một trường hợp của lỗi “Phỗng Lộ”. Thông qua các ý kiến, mình sơ bộ tổng hợp như sau:

    1-Phần lớn các nơi đều không cho phỗng 6 sách trong thế bài trên, lỗi bắt là Phỗng Lộ: quân phỗng là quân nằm trong phu dọc dưới chiếu mà không phải là phỗng tái kiến.

    2-Các ý kiến đều chưa nêu rõ qui định Lệ Làng nơi các bạn chơi có phân biệt rõ là quân phỗng lộ trong phu dưới chiếu “ĐÃ CÓ” hay “ĐANG CÓ” không?

    3-Cuộc thảo luận này, mình thấy Luật Tổ Tôm hay Lệ Làng qui định chơi Tổ Tôm thật phức tạp, tinh vi cần thật rõ ràng, tỉ mỉ để rõ ràng, minh bạch.
     
    TứDiệpThảoMod06 thích điều này.
  19. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 9/7/2024 LỖI BUÔN PHU TỪ BẠN PHẠM DUẬT

    Phạm Duật
    Người đóng góp nhiều nhất

    Mod xem lại ván bài này nhé! Tôi có sẵn bí lèo, khàn chi chi, phỗng Cửu vạn dư Cửu sách sau đó nhà trên đánh Cửu văn, không ăn, bốc bát sách , hạ bát sách ăn vào bí lèo (có sẵn) đánh Cửu sách, bị bắt lỗi “không ưu tiên ăn phu đến trước”. Vậy xin hỏi nếu ăn Cửu văn, thì đánh bát sách à( lỗi buôn phu)? Lập trình thế này thì đóng Game đi!

    Phạm Duật

    Bác Chính VượngTào Nam Dương @ Nguyễn Tuấn Vũ cho ý kiến!


    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Phạm Duật bắt theo cây lộ dưới chiếu. Khàn Chi cụ kín ai biết đấy là đâu?? Đã p 9 vạn thì cụ đánh ngay 9 văn để tránh các nước "hóc" như này. Với nước này những nơi Luật đánh dễ mới cho phép, còn đa phần họ sẽ không cho. Nên Game đang bắt theo luật này. Cách hạ ăn và đánh cây bài sao không bị "hóc nước ăn đánh" mới thể hiện cài trình độ của Tôm thủ.


    GỬI BẠN PHẠM DUẬT

    1-Đầu tiên bạn đã đánh đúng với Luật TTSĐ. Cụ thể qui định ở điều 3.3 và điều 5.2i và điều 5.2.j. Phu có trước ở đây của bạn là bí lèo, quân đến trước của bạn là 8 sách. Nếu Game lập trình sai với chính Luật văn bản thì phải sửa lại Game.

    Mình trích dẫn Luật TTSĐ cả 2 điều:


    Bài 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình


    3. Đánh bài:

    - Bỏ phu trước ăn phu sau.


    Bài 5: Các lỗi và xử phạt khi chơi Tổ Tôm Sân Đình


    2. Các lỗi nặng:

    i. Không ăn quân trước ăn quân sau:

    - Không ăn quân trước sau lại ăn đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.
    - Lỗi không phỗng rồi ăn quân sau: Lên quân có thể phỗng được nhưng không phỗng, sau đó lại ăn tạo phu dọc rồi đánh 1 quân phỗng đi.

    j. Không ăn phu trước ăn phu sau: Không ăn quân đến trước tạo phu lại ăn quân đến sau để tạo phu khác và đánh 2 quân có thể tạo phu ban đầu đi.

    2-Chỗ mình chơi, nhiều nơi khác cũng vậy đều “Cấm Ăn sau Bỏ trước”, xưa tiền nhân gọi là “Buôn Phu” hoặc “Bỏ phu liền, Ăn phu chắp” sẽ bị báo. Có điều như chỗ mình chơi nước bài của bạn khi ăn thêm 8 sách ghép với phỗng 9 vạn thì phải Cậy 1 quân Chi trong khàn.

    3-Môt số Tôm thủ cho rằng bạn sai vì họ quan niệm 9 văn là quân đến trước. Trong khi quân 8 sách có sẵn trên tay theo Luật TT2000 qui định quân trong phu trên tay là quân đến trước đầu tiên nên bạn đánh đúng.Ở mọi nơi chơi, bạn ăn thêm 8 sách, cậy khàn Chi không ai bắt báo cả.

    4-Kết luận: bạn đánh đúng với đa số Lệ Làng, với Luật TTSĐ, với Luật TT2000 nhưng Game bắt sai thì đành “chịu vận đen” thôi. Đừng bức xúc nhé,mình cũng bị vậy đôi lần rồi. Giải trí mà.

    -P/S: cũng phải nhắc bạn khi ăn bí lèo thì phải Cậy khàn chi giải trình với làng thì mới không bị báo nhé. Thao tác này lại liên quan một qui định là chiếu chơi cho phép “Ăn lộ khàn, ăn cậy khàn”. Giả định bạn không bị lộ khàn chi( Chi không bị dậy khàn) thì bạn ăn bí 9(ăn 9 sách của làng) và đánh đi 8 sách thì dưới chiếu làng cũng không bắt báo bạn được.

    Lương Nhật Ánh

    Tới trươsc ko ăn đánh đi là by .ko tinh chuyen tới sau


    Phạm Duật

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Lương Nhật Ánh Phu nào có trước?


    Nguyễn van tien ·


    Phạm Duật vậy lúc đó làng biết là b khàn chi ah. Nó chỉ biết quân ngửa chứ ko đề cập đến con úp hoặc trên bài


    Lương Nhật Ánh

    Phạm Duật 2 con 9 của cụ có trước.bỏ 2 con 9 để cứu con 8.cụ chơi chiếu cụ nghe đc ko.con 8 sau ko tính.chi ko tính

    Nupaca Chi

    Thà tóm nhầm hơn bỏ sót. Tóm mod còn có người nạp tôm


    Hoàng Quân

    Báo sai.


    Trọng Thảo

    bắt là đúng rồi



    Phạm Duật

    Trọng Thảo Cái nào có trước mà bảo đúng?


    Nupaca Chi

    Phạm Duật trường hợp này phải bất thực. Ko bất thực khàn chi là riêng ko liên quan. Bất thực xẽ ko mất nc nào. Và sẽ ko bị mod tóm



    Phạm Duật

    Nupaca Chi Trần đời có người bất thực chi chi


    Nguyễn van tien ·


    Phạm Duật đôi khi mình đủ đỏ rồi thì ko muốn dậy khàn thì có nên bất thực ko ?


    Nguyễn van tien thấy ko dậy thì ù được ăn tôm à?

    Trọng Thảo

    Nupaca Chi do chi úp khàn nên trường hợp này phải hạ 8s xuống

    Phạm Duật

    Trong Tan Nguyen dù gì khi ăn thêm bát sách thì phải hiểu là cây 9 vạn 8 sách đã thành phu rồi nhé!


    Phạm Duật đánh chiếu thì cụ ngửa 2 chi lên cho làng biết bí lèo có sẵn, còn lập trình ngta chỉ tính bí 9 đến ko ăn, khàn chi là phu khác rồi nhé. Xét nc bài thì ko nên phỗng 9v, phỗng gò đỏ thì chờ 8v sẽ đỡ bó bài.

    Duy Tân

    Cụ úp khàn chi bị bắt là đúng , trừ khi cụ lật khàn hạ 8s vào lưng lèo thì k bị bắt cụ nhé


    Bá Thành

    Báo đúng còn j


    Trương Đức

    Bác xem trường hợp này ở mình có bắt ko?


    Tudk Tran


    Ai biết cụ khàn chi đâu? Chỉ biết là có 9 vạn, 9 văn mà không ăn 9 sách nhé.


    Nguyễn Phú

    Ván bài này nếu có chi trên tay hạ xuống ăn bí lèo thì không sao. Còn là khàn chi chi i thì 9 sách đến trước phải ăn. Vì chi chi úp khàn không ai biết


    Tân Nguyễn

    Máy bắt chuẩn rồi


    Thanh Hai Nguyen

    Cây j đến trc phải ăn trc bắt lỗi không ưu tiên ăn phù đến trc là quá chuẩn


    Thanh Hai Nguyen

    Không ai tính yêu cả ăn Cửu văn đi bát sách là xong rồi nếu muốn giữ lèo thì bát sách lên sau không đc ăn nữa


    Tú Đàm

    Cụ sai rồi , cụ khàn chi là phu rồi cho nên khi thấy cửu sách đến trước là phải ăn trc . Vì trên tay cụ vẫn còn cửu vạn , văn . Nếu ko úp khàn chi, cụ hạ phu lèo xuống ko ai bắt đc cả nhé.


    Thành Trần

    Bác úp khàn chi chi rồi đánh 8s đi ai bắt được lỗi


    Phạm Duật


    Thành Trần đánh phu có sẵn đi à?

    Thành Trần đánh phu có trước đi à?
     
    Mod01 thích điều này.
  20. THẢO LUẬN VỀ Ù CHI NẨY-DIỄN ĐÀN TTDG 30/7/2024-NGUYỄN TIỂU THƯƠNG(p1)

    GỬI CẢ NHÀ CÂU HỎI VỀ CƯỚC Ù CHI CHI NẨY

    Tuần này, mình hỏi các bạn Tôm Thủ về cước Ù Chi Chi Nẩy mọi nơi vận dụng thế nào? Mình đi nhiều vùng, đọc nhiều tài liệu đã thấy các “Lệ Làng” cho Ù Chi Chi Nẩy theo những qui định sau: 1-Cho phép chờ Chi Chi Nẩy Chạm Thành(còn gọi là Chi Nẩy lẻ Một): nghĩa là bài trên tay chờ duy nhất 1 quân Chi và còn thêm 1 quân rác là 8 sách hoặc 9 vạn. Tất nhiên nếu rác cả 2 quân 8 sách, 9 vạn thì cũng được. 2-Trong Game TT Sân Đình, điều kiện là chờ duy nhất 1 quân Chi, phải rác cả 8 sách và 9 vạn và chưa vào thành được. Tuy vậy khác mọi nơi, Game chấp nhận cả 8 sách, 9 vạn hiện dưới chiếu trong phu(dù là ăn thêm hay có sẵn) sau đó xoay bài thành 2 quân rác để ù được Chi Nẩy. 3-Đa số các “Lệ Làng”qui định 3 điều kiện chờ Ù Chi Nẩy: 3a-Đk 1: phải chờ duy nhất một tiếng Chi chi. 3b-Đk 2:phải còn cả 2 quân rác là 8 sách, 9 vạn. 3c-Đk 3: Phải chưa vào thành được. 3d-Mình muốn hỏi các bạn trong đ/k 2, có qui định cụ thể là quân rác 8 sách, quân rác 9 vạn phải có trên tay và ngay từ đầu ván là quân rác không? 3e-Xoay bài để quân 8 sách hoặc quân 9 vạn trong Phu trên tay hoặc phu dưới chiếu thành quân rác thì có được Ù Chi Nẩy không? 3f-Khi chưa chờ ù thì có qui định “Ăn Tròn”(thay cho Ăn Thành) với 8 sách, 9 vạn không? Ví dụ bài có 456 sách, rác thêm 8 sách, 9 vạn và nhiều quân khác. Khi chưa chờ ù, đến 7 sách mình không ăn, sau đó lại được chờ Chi với rác 8 sách, 9 vạn thì có được Chi Nẩy không? 4-Kết luận: qui định 3 điều kiện được ù Chi Nẩy(như mục 3) là phổ biến nhiều nơi tương đối chặt chẽ nhưng vẫn còn nhiều điểm phải làm rõ ràng thêm. Vốn đi sưu tầm “Luật Tổ Tôm” các nơi nên mình muốn hỏi cộng đồng Tôm thủ về vấn đề này cho rõ. Xin cảm ơn cả nhà. -P/s: còn một lưu ý cho trường hợp Ù Chi Nẩy, khi bạn “không vào thành”, nhiều nơi cho Ù chi lèo; môt số ít nơi sẽ bắt báo đó. Cần cẩn thận hỏi trước khi đến chỗ có “Lệ Làng” khác.

    Quang Trung
    Chính Vượng bác cho vd trường hợp này dc không ạ, e chưa biết cách làm thế nào để xoay quân hiện cùng phu dưới chiếu thành quân rác dc

    GỬI BẠN QUANG TRUNG Mục 2 mình viết không rõ ý, chưa chính xác, mình xin lỗi. Đúng ra là có một trong 2 quân rác 8 sách hoặc 9 vạn khi xoay bài tạo ra. Ví dụ có bí 5,bí 6, bí 7 trên tay; trơ lơ thêm 1 quân 9 vạn; đến 8 sách hạ dọc 5678 sách, đánh đi 1 quân rác còn lại không liên quan, chờ Chi Nẩy.

    Ngọc Kênh
    Quê cháu là theo đk2 rác cả 8s và 9v trên tay và không cưỡng thành. Còn những nơi khác cháu chưa có cơ hội trải nghiệm.

    GỬI BẠN NGOC KÊNH Vậy chỗ bạn qui định chặt chẽ nhất rồi, giống đa số mọi vùng và Luật TT2000.

    Nguyễn Minh Chín
    Có nơi quy định gắt hơn bắt buộc cả 2 không vào phu nào. Lại còn chi chi không phải cửa mình bốc lên nữa. Nói chung quy định do các nơi tự đưa ra.

    GỬI BẠN NGUYỄN MINH CHÍN Qui định “cả 2 quân không vào phu nào” là tương ứng điều kiện “HAI QUÂN RÁC”. Còn qui định không được Ù Chi Nẩy “CỬA TRÌ” thì hiếm gặp. Xưa Tổ Tôm chiếu một số vùng chỉ yêu cầu khi chờ Chi Nẩy không được bốc nọc. Các cụ “chơi lành” vậy, nên lộ ráo cả!!!...

    GỬI BẠN PHẠM MINH VŨ Vậy là nơi bạn chơi cho Ù Chi Nẩy chấp nhận điều kiện “CHI CHẠM THÀNH” còn gọi là “CHI LẺ MỘT”.

    Ngọc Tuấn Nguyễn
    Chờ chi nẩy phải có 9van,8sach và chỉ có chi mới được ù.Các cụ quy định đang chờ chi mà có cây ăn thập thành phải ăn.Trường hợp ko lưng,ăn thành ko ăn thì chỉ được ăn lèo.Xướng nẩy là đền

    GỬI BẠN NGUYỄN NGỌC TUẤN Đúng như bạn nói, đó là điều kiện Ù Chi Nẩy ở đa số mọi nơi. Bài viết này chỉ thảo luận qui định có nêu rõ 8 sách, 9 vạn là quân rác trên tay từ đầu ván bài không thôi.

    Trong Tan Nguyen
    Ngọc Tuấn Nguyễn ý kiến của bác vấn chưa triệt để được câu hỏi của chú Chính Vượng ?? Ở đây bác đưa ra khái niệm cây ăn thập thành (có lưng và tròn bài) khác với ăn cây thành (bài chỉ cần tròn, không quan trọng đủ lưng hay không??) chỗ này chắc tranh luận thêm.

    GỬI BẠN TRONG TAN NGUYEN-BẠN NGỌC TUẤN NGUYỄN Bạn TTN nói rất đúng, khái niệm “Thành” và “Thập Thành” của Chiếu Làng chưa được phân biệt rõ. Do vậy với các qui định “Vào Thành Ù Chi”, “Một Thành Hai Chờ” sẽ hay dẫn đến mâu thuẫn. Theo Luật TT2000: Thành là tròn bài và chưa có Lưng; Thập Thành là tròn bài và có Lưng. Hai qui định trên đều vận dụng cho trường hợp “THÀNH”.

    Ngọc Tuấn Nguyễn
    Trong Tan Nguyen Tấn ơi,ý anh là chờ chi,mà cây bài khác lên trước thì phải ăn thành.Nếu ko ăn thành thì chỉ được ăn lèo,ko được xướng chi nẩy.

    Đồng Kênh
    Chỗ tôi đánh thì phải lộ 3 chi ra chiếu rồi, chỉ còn duy nhất 1 chi chưa lộ đấy thì mới được gọi chi nảy. Do đó, cước này to vật vã, chỉ cần ù đc 1 phát này thì tha hồ mà ngồi góp gà luôn.
    À tiện thể thì, quê tôi vẫn giữ lệ ù chi là phải vỗ đùi một cái rồi mới được xướng, quên không vỗ đùi nghỉ ăn tiền.

    GỬI BẠN ĐỒNG KÊNH Vậy là “Lệ Làng” chỗ bạn rất đặc biệt. Điều kiện ù Chi Nẩy đòi hỏi “CHI HẾT BA” lại thêm cú “VỖ VẾ” thì “tuyệt cú mèo” rồi, chắc phải bằng hai ván “Kính Tứ Cố”, tức là gom 4 Hội đó.

    Đồng Kênh
    Chính Vượng chi nảy còn tính gà cõng gà chồng nữa, tôi cũng không rõ chính xác là tính cước thế nào. Vì từ lúc học đánh đến giờ chưa từng chứng kiến cụ nào nảy được chi bao giờ, lâu lắm rồi không được xuống chiếu làng. Cơ bản là người biết đánh tổ tôm ở quê tôi giờ đã vắng lắm rồi.

    GỬI BẠN ĐỒNG KÊNH
    Trong Luật TT2000 có mấy loại GÀ liên quan GÀ bạn nói, không biết là loại nào:
    1-GÀ CÕNG, GÀ CHỒNG, GÀ KÉP: chơi gà Cước sắc, từ Tôm Lèo đếnTứ Trụ, có bao nhiêu cộng cả gọi là Gà Chồng. Nếu chơi GÀ ĐƠN chỉ được ăn cước sắc to nhất. Mỗi GÀ tính bằng dịch của Cước: Tôm cộng 1 dịch, Lèo cộng 2 dịch, Tứ Trụ thì cộng thêm tương ứng 3 dịch,4 dịch, 6 dịch.
    2-GÀ TRONG, GÀ NGOÀI: Gà Trong là như trong TT Sân Đình,ai ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ bắt. Gà Ngoài là chơi QUĂNG, được trả thêm cho mỗi cước sắc trên với số dịch đó của ván Ù.
    Dưới đây mình trích đăng Điều 22.d trong Từ Điển TT về góp GÀ:
    d-GÀ: phần Điểm Dịch Tt Ù được hưởng thêm tương ứng Tiếng Ù theo qui định. d1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG, NUÔI GÀ. Với một số Tiếng Ù đặc biệt, Tt Ù được ăn thêm GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả Tt trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách. Có GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ú”, quyết định được thua cả hội bài. d2: CÁC LOẠI GÀ TRONG: d2.1-GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do Tt phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Hội(Gà Mới thường là 2 dịch còn gọi là Gà Đầu) + Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các Tt không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(Tt mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (Tt làm lộ quân do Hạ Phu Thừa, chia lộ, rơi lộ.Trong Game, Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(Tt bị đè ù) + Gà Chịu Bài(nếu ván hòa các nhà chơi phải vào theo còn gọi là Gà Hòa) + Gà Kháo Bài(nói lộ bài) + Gà Rù(nói năng, cư xử thô tục) + Gà Quên(không thực hiện trách nhiệm)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau bảo đảm nguyên tắc “Mọi Sai Lầm Đều Trả Giá Bằng Điểm”. d2.2-GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè... d2.3-GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp Gà Đầu và gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông... d2.4-GÀ LÀNG(GÀ PHẠT VẠ,GÀ CÚNG,GÀ BỎ ỐNG): ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ Mặc Định, không cần chủ bàn nêu ra. Thí dụ, bàn chơi không góp Gà Trong, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch), Đánh nhà dưới Thông nhiều(vào gà 1 dịch),Bị Báo(vào 1 dịch). Gà Làng do người Ù CƯỚC HIẾM(Cước Đặc Biệt) được hưởng.TTSĐ chưa lập trình Gà Mặc Định(Gà Làng). d3: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch Tt Ù được thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Ví dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ.
    -GÀ ĐỘ(GÀ CHỌI): do một vài Tt chơi riêng với nhau, ai Ù thì được. d3.1-GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ:ván Ù Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(Tt trong ván trả thêm cho Tt ù 3 dịch). d3.2-GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư( = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng(GÀ CÕNG, GÀ KÉP) Tt trong ván phải trả thêm cho Tt Ù là 8 Dịch. d4: Lưu Ý từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn. -TTSĐ nên có GÀ BỎ ỐNG (GÀ LÀNG) là Gà Trong tự động có dù chủ bàn không cài đặt chơi gà. Tt khi Bị Báo, đánh ra Quân Ù hoặc để nhà dưới Thông(tóm lại là phạm các lỗi nặng) đều phải nuôi Gà Bỏ Ống 1 Dịch. Ai Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ được ăn Gà Bỏ Ống.Như vậy khuyến khích nâng cao trình độ Tt,để hội chơi bền chân. -Game đã lập trình để Tt nếu bỏ dở 1 HỘI GÀ, được các Tt khác đồng ý, sẽ bị đá ra khỏi bàn và được CHIA GÀ tương ứng. Nếu cả làng cùng nghỉ thì Gà được chia đều. Tt tự bỏ dở cuộc chơi sẽ bị mất điểm trong Gà.

    Hoàng Bá Tâm
    Sân đình cước chi nảy to hơn cả kính 4 cụ . Vậy nên chi nảy bắt chặt chẽ . Tôi 30 năm chơi tổ tôm mà mới chỉ ù 5 lần kính 4 cụ . Còn chi nảy thì quá nhiều luôn ! Mấy năm gần đây tổ tôm chiếu bị cấm nên không chơi nhiều . Chơi sân đình ù chi mấy lần bị bắt báo nên thấy luật sân đình chặt chẽ khi ù chi các cụ cần thận !

    GỬI BẠN HOÀNG BÁ TÂM Trong Game Tổ Tôm Sân Đình,cước Ù Chi Nẩy chỉ bằng một nửa của Kính Tứ Cố bạn à. Công thức tính điểm của Game SĐ là “Suông 4, Dịch 2, Tôm 8, Lèo 10; Thập Điều, Kính Cụ Bội Tam; Bạch Định Bội 4; Chi Nẩy Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng 2 Chi Nẩy. Tam Khôi, Thiên Ù, Bạch Thủ bằng Tôm. Xuyên bằng Lèo”.

    Hoàng Bá Tâm
    Chính Vượng sân đình tôi chưa ù kính tứ cố lần nào. Nhưng thấy đứng trước chi nảy . Chi nảy dưới cùng nghĩ chắc to nhất
    Chính Vượng Hoàng Bá Tâm Chi Nẩy được 24 điểm; Kính Tứ Cố được 48 điểm trong Game TTSĐ bạn à.

    Hoang Nguyen
    Chính Vượng theo tôi thì ko cần cây 8s,9v là cây rác có sẵn, trường hợp ăn dưới chiếu gá chờ chi cũng OK miễn là khi bài ù 2, cây đó xoay nài là vcaay rác

    GỬI BẠN HOANG NGUYEN 1-Theo ý kiến của bạn và cả Game TTSĐ hiện nay, như vậy mở rộng nước bài hơn,đáp ứng xu hướng Ù to, ù nhiều của thời nay. 2-Phần lớn các “Lệ Làng” xưa không cho như vậy, nhưng cũng chưa qui định rõ 8 sách, 9 vạn phải là quân rác trên tay, không từ “Ăn Xoay” tạo ra dễ gây tranh luận. Vì chỉ với qui định chờ Chi Nấy= “Chi Duy Nhất”+ “Rác 8 sách,9 vạn” + “Không vào Thành được” thì rõ là bạn và Game TTSĐ có cơ sở đúng để ù với 8 sách, 9 vạn tạo ra trong phu dưới chiếu.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 6/8/24
    Mod01 thích điều này.