ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Nguyễn Tiểu Thương 1, 13/1/19.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Spider1986

    Spider1986 Dân đen

    Bên trên có nhà nghiên cứu hay giáo sư gì post bài dài quá, cháu ít chữ thôi cứ nêu quan điểm của mình chứ không dám thi thố thì với các cụ ấy nữa!!!! :):):)
    Tiếng Việt là hồn Việt, cháu mượn câu của Bác Võ Nguyên Giáp từng nói: trên thế giới chỉ có 2 dân tộc mà trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ nhưng vẫn giữ được tiếng nói, đó là dân tộc Israel và dân tộc Việt Nam.
    chữ viết có thể thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử nhưng Tiếng Việt từ ngàn xưa vẫn được truyền lại, kế thừa và phát huy tinh hoa. Tiếng Việt thấm vào tâm hồn mỗi người Việt qua từng lời ru, câu ca dao, câu hò, điệu lý... của bà của mẹ. Mỗi vùng miền lại có các lưu giữ tiếng Việt qua các loại hình nghệ thuật dân tộc riêng như tuồng, chèo, hò, vè, cải lương....
    Tiếng Việt giàu và đẹp cũng từ đó!!!
     
  2. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    Chắc lão @Tào Tháo thiên vị á kkk . Thấy gái xuynh là sáng mắt ra kkk..
     
    Nguyễn Tiểu ThươngTào Tháo thích điều này.
  3. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Ban tổ chức chắc bị Tẩu hỏa nhập ma về bài dự thi này quá :)):)):))
     
    chachavn1Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  4. Chịu xem là biết thôi mà

    “Thanh điệu Quan Thoại” người Hoa nay dùng

    Thiên Vinh vốn “Trại Ngọa Long”

    Cứ chọc các cụ não lòng lắm nghe

    TRình làng chắn, vậy là phê

    Nếu không rành rõ, rinh về có công

    Thiên Vinh có tỏ lòng không?...


    :):):)=))=))=)):x:x:x
     
    Seo 1976THIÊN_VINH thích điều này.
  5. hungngoduc

    hungngoduc Chánh tổng

    I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

    - Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời là ngôn ngữ chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục…

    - Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

    1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

    Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn minh lúa nước, phát triển thêm một bước dưới thời Văn Lang - Âu Lạc, tiếng Việt đương thời đã có kho từ vựng phong phú và những hình thức diễn đạt uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội.

    a). Nguồn gốc tiếng Việt.

    Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

    b). Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

    - Trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer. Hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết; những dân tộc nói hai ngôn ngữ này đã xây dựng nên những nền văn hóa khá phát triển.

    - Từ dòng Môn - Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có thể thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ.

    - Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu; trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép.

    - Từ thời dựng nước, trong quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỉ đầu Công nguyên.

    2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

    - Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất.

    - Thời Bắc thuộc, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã truyền vào Việt Nam. Với chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, tiếng Việt bị chèn ép nặng nề. Nhưng trong gần một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc cũng là thời gian đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc.

    - Tiếng Việt, với nguồn gốc Nam Á, có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Với hướng Việt hóa âm đọc của chữ Hán, qua nhiều thế kỉ, người Việt đã xác lập được cách đọc chữ Hán riêng biệt, gọi là cách đọc Hán Việt (hoặc âm Hán Việt của chữ Hán). Từ ngữ Hán được vay mượn bằng nhiều cách như rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép), đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa... Nhiều từ Hán được dùng như yếu tố tạo từ để tạo ra nhiều từ ghép chỉ thông dụng trong tiếng Việt.

    - Trong thời kì Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ những cách thức vay mượn theo hướng Việt hóa. Những cách thức Việt hóa làm phong phú cho tiếng Việt cả ở những thời kì sau này và cho đến ngày nay.

    3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.

    - Từ thế kỉ XI, cùng với việc xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển.

    - Nhờ những hoạt động ngôn ngữ - văn hóa được đẩy mạnh, trong đó có việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa, tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm.

    - Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định những ưu thế trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú.

    4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc

    - Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống nhưng tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng Pháp.

    - Cùng với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây (chủ yếu là Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời, nhiều thể loại mới như văn xuôi nghị luận chính trị - xã hội, văn xuôi phổ biến khoa học - kĩ thuật, tiểu thuyết, kịch đã xuất hiện và chiếm lĩnh những vị trí của văn xuôi chữ Hán và thơ phú cổ điển. Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt hoặc từ gốc Pháp… Thơ mới xuất hiện với hình thức ngôn từ không bị ràng buộc về số chữ, số câu, về bằng trắc, niêm luật, đối ngẫu... Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển.

    - Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đặc biệt sau khi bản Đề cương văn hóa Việt Nam được công bố năm 1943, tiếng Việt càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển.

    5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

    - Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (năm 1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được tiến hành mạnh mẽ.

    - Hầu hết các ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại đều biên soạn những tập sách thuật ngữ chuyên dùng, chủ yếu dựa trên ba cách thức sau:

    + Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là qua tiếng Pháp).

    + Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt).

    + Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng).

    - Những thuật ngữ khoa học đang thông dụng trong tiếng Việt đều đạt được tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam.

    - Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, tiếng Việt đã có vị trí xứng đáng trong một đất nước độc lập, tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.

    II. Chữ viết của tiếng Việt

    - Chữ viết là công cụ đắc lực cho hoạt động ngôn ngữ - văn hóa. Vì vậy, các dân tộc đều xây dựng hệ thống chữ viết, hoặc tự sáng tạo hoặc vay mượn, cải tiến chữ viết của các ngôn ngữ khác để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc mình.

    - Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng. Cùng với sự du nhập và truyền bá ngôn ngữ - văn tự Hán, chữ Nôm đã xuất hiện. Chữ Nôm là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt).

    - Vào nửa đầu thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào chữ cái Latinh để xây dựng thứ chữ mới ghi âm tiếng Việt là chữ quốc ngữ.

    - Chữ quốc ngữ ở thời kì đầu chưa phản ánh khoa học cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách ghi âm theo tiếng nước ngoài.

    - Trong gần hai thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ được cải tiến, đạt tới hình thức ổn định và hoàn thiện như ngày nay. Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thể kết cấu, sử dụng các chữ cái Latinh thông dụng trên thế giới. Ở chữ quốc ngữ, giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp cao. Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi chữ trong tiếng Việt.

    - Lúc đầu, chữ quốc ngữ chỉ là một công cụ truyền giáo, dùng ghi chép công việc trong nhà thờ, phạm vi sử dụng chỉ hạn chế trong các xứ đạo.

    - Cuối thế kỉ XIX, đã xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ ghi lại các truyện Nôm, đến đầu thế kỉ XX, chữ Hán và chữ Nôm bị gạt bỏ khỏi lĩnh vực hành chính, học hành thi cử. Việc sử dụng chữ quốc ngữ được đẩy mạnh.

    - Trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự do, Đảng ta rất chú ý đến việc phổ cập chữ quốc ngữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào “Truyền bá quốc ngữ” với tổ chức là Hội truyền bá quốc ngữ được triển khai rộng rãi và thu được kết quả khả quan.

    - Tháng Tám năm 1945, Cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Từ đó, cùng với tiếng Việt, chữ quốc ngữ cũng giành được địa vị xứng đáng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước.
    III. Sự ưu việt của tiếng Việt khi đứa trẻ học nói đó là: trẻ khi tập nói có thể tự bập bẹ một số từ đơn giản như ; bà , mẹ.
    - Mặc dù chưa biết mặt chữ những trẻ vẫn có thể tự ghép các chữ cái để tạo thành chữ và câu có ý nghĩa.
    - Do tiếng Việt không có thì nên trẻ có thể nói diễn tả được ý nghĩa của câu rõ ràng phù hợp với ngữ cảnh.
    Trên đây là một số điểm mà cháu tìm hiểu được.
    Id 1199
    Nik hungngoduc
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  6. 0983193293

    0983193293 Chánh tổng

    Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

    1. Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn.

    2. Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy.

    Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát... Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e-mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v.

    Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v.

    Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn.

    3. Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.

    Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta". Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà "củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác với "cảm tình". Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.

    Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Nhờ hư từ mà tổ hợp "anh của em" khác với ttổ hợp "anh và em", "anh vì em". Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, so sánh các câu sau đây:

    - Ông ấy không hút thuốc.

    - Thuốc, ông ấy không hút.

    - Thuốc, ông ấy cũng không hút.

    Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo:

    - Đêm hôm qua, cầu gãy.

    - Đêm hôm, qua cầu gãy.

    Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào bản sắc và của tiếng Việt.
    Khi trẻ học nói tiếng Việt có thể không biết mặt chữ nhưng vẫn có thể nói và ghép được hết các từ để tạo thành câu nói có nghĩa.

    Id 2031
    Nik 0983193293
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  7. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Nhớ năm một nghìn chín trăm bao nhiêu ý, lúc mới sang Việt Nam. Ra ngoài đường thấy hai người, một đi xe đạp, một đi bộ gặp nhau họ nói chuyện thế này:
    Ông đi xe đạp : Đi đâu đấy
    Ông đi bộ : Ừ, đi đâu đấy

    Nghĩ mãi vẫn không hiểu. Câu đầu rõ ràng là một câu hỏi - Ông đi xe đạp hỏi ông đi bộ là đi đâu đấy. Ông đi bộ đã không thèm trả lời lại còn hỏi vặn lại ông đi xe đạp là sao nhỉ :)):)):))


     
    Seo 1976Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  8. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    Các chắn thủ coppy bài hay quá .. Em đọc mà hoa hết cả mắt, không biết chú @Tào Tháo có đọc kịp hết các bài không.. ??
    Quan ngại quá ạ !!!
    Cháu/em tếu táo tý cho vui ạ.. Mong các cụ Bô Lão đại xá .
     
  9. Khái quát về lịch sử tiếng Việt
    I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
    1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
    a. Nguồn gốc tiếng Việt
    - Có nguồn gốc bản địa.
    - Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
    b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
    - Tiếng Việt thuộc họ Môn- Khơ me.
    - Quan hệ họ hàng tiếng Mường, Khơme, Ba-na, Ca-tu.
    - Quan hệ tiếp xúc tiếng Thái, tiếng Hán.
    Việt (Ngày, mưa…) – Mường (Ngài, mươ…)
    Việt (cổ, chân…) – Khme (Ko, chơơng…)
    2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
    - Tiếng Việt bị chèn ép do tiếng Hán tràn vào và chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc.
    - Để tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã vay mượn nhiều từ ngữ Hán,
    - >hướng Việt hoá:
    + Đảo vị trí các yếu tố (nhiệt náo - náo nhiệt).
    + Thay đổi nghĩa (phương phi: hoa thơm cỏ lạ -béo tốt).
    + Việt hoá chữ Hán (hồng nhan - má hồng).
    3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ
    - Xuất hiện chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định ưu thế ngày càng tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú
    4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
    - Tiếng Việt vẫn bị chèn ép.
    - Nhờ sự thông dụng của chữ quốc ngữ, tiếng Việt ngày càng tỏ rõ tính năng động.
    5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
    - Trở thành ngôn ngữ quốc gia.
    - Phải bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp của tiếng Việt, phải nói viết đúng tiếng Việt, chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
    II. Chữ viết tiếng Việt
    1. Chữ Nôm
    - Xuất hiện cùng với sự du nhập của chữ Hán.
    - Dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên sơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.
    - Thành quả sáng tạo của người Việt.
    - Nhược điểm: không được chuẩn hoá, muốn đọc chữ Nôm phải thông suốt chữ Hán.
    2. Chữ quốc ngữ
    - Hình thành từ thế kỉ XVIII do các giáo sĩ phương Tây truyền giáo.
    - Đó Là thứ chữ ghi âm tiếng việt dựa vào bộ chữ cái La tinh.
    - Nó có nhiều ưu điểm như đơn giản, sử dụng chữ cái Latinh, cách viết và cách đọc có sự phù hợp khá cao.
    - Lúc đầu nó chỉ sử dụng hạn chế trong các xứ đạo, dần dần được phổ biến.
    - Sau Cách mạng tháng Tám: Tiếng Việt giành được vị trí xứng đáng trong mọi hoạt động của đất nước.

    Sự ưu việt của tiếng Việt khi đứa trẻ học nói đó là: trẻ khi tập nói có thể tự bập bẹ một số từ đơn giản như ; bà , mẹ.
    - Mặc dù chưa biết mặt chữ những trẻ vẫn có thể tự ghép các chữ cái để tạo thành chữ và câu có ý nghĩa.
    - Do tiếng Việt không có thì nên trẻ có thể nói diễn tả được ý nghĩa của câu rõ ràng phù hợp với ngữ cảnh.

    Id 4706375
    Nik nắng ấm quê hương 98
     
    Seo 1976Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  10. quê tôi 102

    quê tôi 102 Dân đen

    Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam đã có ba loại văn tự được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ Hán và chữ Nôm biểu thị một hoặc một số âm tiết. Chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
    Các dạng chữ viết tiếng Việt từng được sử dụng trong lịch sử
    Chữ Hán
    Vai trò của chữ Hán để ghi chép tiếng Việt chủ yếu là ghi lại các yếu tố Hán-Việt có trong văn bản Nôm, ngoài ra, chữ Hán cũng là thành tố quan trọng để tạo ra chữ Nôm.
    Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.
    Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm . Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành, và trên các trống đồng Đông Sơn có thời kỳ 700 TCN - 100 SCN thì hiện diện "các chữ của người Việt cổ" chưa được minh giải, và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.
    Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện chính trong việc ghi chép và trước tác. Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 thì bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ. Nền khoa bảng Việt Nam dùng chữ Hán chấm dứt ở kỳ thi cuối cùng năm 1919.
    Chữ Nôm
    Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự "ngoại lai" không thể nào đáp ứng, và thậm chí được cho là "bất lực" trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của người Việt, khiến chữ Nôm ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán chưa đáp ứng được.
    Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
    Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ 6).
    Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn Thiền Tông Bản Hạnh. Đến thế kỷ 18 - 19 chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.
    Chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa…
    Chữ Quốc ngữ
    Chữ Quốc ngữ là bộ chữ hiện dùng để ghi tiếng Việt dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman với nền tảng là ký tự Latinh.
    Việc chế tác chữ quốc ngữ Việt Nam là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng Tên người Châu Âu. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp; còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ 17.
    Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt-Bồ-La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt-Bồ-La xuất bản năm 1772, tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống hiện nay.
    Sự kiện đánh dấu vị thế chữ Quốc ngữ là khi người Pháp hoàn thành xâm chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ 19. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ . Nghị định 82 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký ngày 06/04/1878 cũng đề ra mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ . Sang thế kỷ 20 thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910..
    Việc cổ động cho học "chữ Quốc ngữ" ở toàn cõi nước Việt gắn với các phong trào cải cách trong giai đoạn 1890 - 1910 như Hội Trí Tri, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành, đã thừa nhận và cổ vũ học "chữ Quốc ngữ", coi là phương tiện thuận lợi cho học hành nâng cao dân trí .
    Theo tư liệu trong "Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ (25/5/1938)" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 25/5/2008, thì Hội ra đời ngày 25/5/1938, đến ngày 29/7/1938 Thống sứ Bắc Kỳ công nhận sự hợp pháp của Hội. Đó là dấu mốc chắc chắn cho vị thế "chữ Quốc ngữ".
    Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và tương đối khó phát âm đối với những người mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ. Ngày nay do sử dụng ký tự Latinh (a, b, c…) của chữ Quốc ngữ, việc giao tiếp ngôn ngữ trên internet trở nên dễ dàng hơn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Nôm, chữ Hán…
    Khi trẻ học nói, có thể bỏ qua về luật chính tả và ngữ pháp thì trẻ có thể tự ghép được các câu có nghĩa mặc dù chưa biết về bảng chữ cái.
    Id 4886579
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  11. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Câu đố tháng này khó quá, nhà cháu không tham gia, tuy nhiên nhà cháu kính mời các Cụ đọc bài viết này của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đăng trên báo điện tử VNExpress.net.
     
    Mạnh ĐứcNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI CÁC BẠN KẾT QUẢ DỰ THI CÂU ĐỐ VUI THÁNG 7/2019.


    I- Nhận xét chung: Thật mừng là còn rất nhiều Chắn Thủ YÊU TIẾNG VIỆT.

    -Tuy vậy, các bạn vẫn chưa “nặng trĩu tình yêu” bằng tiếng nói từ lòng mình. Chủ yếu vẫn là các tìm tòi, trích dẫn trong tài liệu có sẵn.


    II- Ban Tổ Chức xin chọn trao Giải như sau:

    1- Giải Nhất: Để cho Ban Tổ Chức.

    2- Giải Nhì: Xứ Đoài mây trắng.(100M)

    3- Giải Ba: Tửu Thần (50M)

    Các Giải Khuyến Khích: chachavn1; hunglien1992; ken-ars; Giai Ngoan; aaaoooeee; Diêm La Trần Gian; thao96pb; Spider1986; Seo 1976; Thiên Vinh; hungngoduc; 0983193293; quê tôi 102; Tào 1.

    III-Trích đăng lại Đề Thi Tháng 7/2019 dưới đây để các ban dễ theo dõi.

    -Ban Tổ Chức cũng có một Đáp Án Bài Thi để cả nhà tham khảo.

    Hẹn Gặp các bạn với CÂU ĐỐ VUI THÁNG 7.


    NGUYỄN TIỂU THƯƠNG.


    HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI BẠN SÂN ĐÌNH: CÂU ĐỐ VUI 7/2019

    Bạn Dự Thi hãy nêu “Những hiểu biết của bản thân về SỰ VƯỢT TRỘI CỦA TIẾNG VIỆT SO VỚI CÁC NGÔN NGỮ CỦA NHIỀU DÂN TỘC TRÊN TRÁI ĐẤT KHI ĐỨA TRẺ HỌC NÓI, HỌC VIẾT”.

    Yêu cầu của Đề Thi:

    1/ “NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA BẢN THÂN”: nêu ít nhất hai ý.

    2/ “SỰ VƯỢT TRỘI CỦA TIẾNG VIỆT KHI ĐỨA TRẺ HỌC NÓI, HỌC VIẾT”: nêu các điểm “vượt trội” theo ý bạn.

    3/ Bài thi đạt giải cao nếu Bạn Dự Thi nêu được nhiều ý chưa xuất hiện quen thuộc trong thông tin đại chúng bằng lời văn của bản thân.

    4/ Bài Dự Thi gửi về Mục ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG – HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH- SANDINH.COM

    5/ Giải thưởng: 3 Giải Nhất Nhì Ba (150M, 100M, 50M) và vô vàn Giải Khuyến Khích 10M.

    6/ Thời hạn Dự Thi: 1/7/2019 đến hết ngày 31/7/2019.

    -Ngày 2/8/2019, Tào Tháo sẽ đại diện Hội BLSĐ gửi phần quà cuộc thi tới các bạn đoạt Giải

    NGUYỄN TIỂU THƯƠNG



    Đáp Án đề thi tháng 7/2019

    Tiếng Việt là Ngôn Ngữ hiện đại nhất(TRẺ TUỔI), phong phú nhất(NHIỀU DẤU, NHIỀU VẦN), dễ học mà biểu đạt được nhiều nhất(HỌC ÍT BIẾT NHIỀU) trong các thứ tiếng của nhân loại.

    1/ TIẾNG VIỆT là ngôn ngữ trẻ nhất: chữ viết Tiếng Việt khai sinh mới hơn ba thế kỷ; cải tổ, hoàn thiện sử dụng được hơn 100 năm.


    2/ TIẾNG VIỆT phong phú nhất bởi có nhiều DẤU THANH, NHIỀU DẤU MŨ, NHIỀU VẦN GHÉP. Không kể dấu chính tả: “các loại ngoặc, các loại dẩu chấm, dấu phảy…” của hệ chữ La tinh.

    -CHỨNG MINH: Con của tỉ phú Bin Ghết, học 2 chữ cái “M và E”, ghép xuôi được 1 từ “ME”. Anh Tào Tháo, chắn thủ Sân Đình Việt Nam, học 2 chữ cái “M và E”, ghép được 12 chữ có nghĩa: “ME, MÈ, MẺ, MẼ, MẸ, MÉ, MÊ, MỀ, MỂ, MỄ, MỆ, MẾ”. Thật tội cho lũ trẻ phải học Tiếng Anh!

    3/ TIẾNG VIỆT học ít biết nhiều, là công cụ ngôn ngữ ưu thế nhất khi trẻ nhỏ học nói, học viết.

    -CHỨNG MINH: Một người Hoa hiện đại, theo yêu cầu của nền giáo dục Bắc Kinh, chỉ mong đọc thông viết thạo 2000 chữ Hán(đã bao hàm 99% các văn bản phổ thông bằng chữ Hán). Cháu tôi, một nông dân Mỹ Đức Hà Nội, anh chắn thủ Tào Tháo ở Sân Đình, đọc thông viết thạo cả quyển Từ Điển Tiếng Việt, có 12 vạn từ chính và nhiều vạn từ phụ, cộng lại cũng mấy chục vạn chữ. Anh Tháo này chỉ học bảng chữ cái có 3 tháng, còn những người Hoa kia, để đọc viết được 2000 chữ Hán thì phải học cả đời, còn liên tục quên và viết sai.Quá đáng thương cho những bé con phải học chữ Hán!


    4/Tiếng Việt viết sao đọc vậy, đọc sao viết vậy. Đây là đỉnh cao của tri thức ngôn ngữ. Điều này bảo đảm, cứ là “Tiếng Người nói, âm thanh trong tự nhiên” người học Tiếng Việt đều viết được thành chữ và duy nhất chỉ có một cách viết đúng.

    -CHỨNG MINH: nhân loại cứ phát ra âm nào, anh Tào Tháo Sân Đình đều viết ra được thành chữ hết và duy nhất có một cách viết đúng mới hay chứ.


    :):):):x:x:x
     
  13. Hội Bô Lão Sân Đình đã trao giải sự kiện Câu Đố Tháng 7 theo danh sách của Bô lão @Nguyễn Tiểu Thương :

    - Giải Nhất 150m Bảo:


    - Giải Nhì 100m Bảo:
    @Xứ Đoài mây trắng
    - Giải Ba 50m Bảo:
    @Tửu Thần


    Các giải Khuyến khích 10m Bảo:

    @chachavn1
    @hunglien1992
    @ken_ars
    @Giai Ngoan
    @aaaoooeee
    @Diêm La Trần Gian

    @thao96pb
    @Spider1986
    @Seo 1976
    @THIÊN_VINH
    @hungngoduc
    @0983193293
    @quê tôi 102

    @Tào 1


    Các bạn vui lòng kiểm tra giao dịch và báo lại cho BTC nếu chưa nhận được quà. Cảm ơn các bạn đã tham gia Sự kiện Câu Đố Tháng 7, hẹn gặp lại các bạn ở những sự kiện tiếp theo !

    Trân trọng !
     
  14. Giai Ngoan

    Giai Ngoan Lý trưởng

    Kính thưa các Cụ!
    Giai ngoan chỉ vào bình loạn một câu, đó ko phải là bài dự thi nên ko thể nhận quà của các Cụ. Giai ngoan xin chuyển lại quà vào nick Hết Tuổi Vào Buồng.
    Xin cảm ơn các Cụ!
     
    THIÊN_VINHNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI BẠN CHƠI: CÂU ĐỐ VUI 8/2019


    Bạn Dự Thi hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

    1/Bạn nghĩ theo pháp luật hiện nay, cô Tấm sau khi trả thù mẹ con Cám(giết Cám) sẽ bị tội gì?

    2/ Bạn có vui lòng nếu người thân của mình gần gũi, thân mật với nàng Kiều(trong Truyện Kiều) không?

    3/ Bạn hãy góp ý với các bô lão ở thành phố, một ngày về cõi trên, làm sao để con cháu không phải vất vả với số tiền hàng chục triệu, đến cả trăm triệu cho một ngôi mộ?

    Yêu cầu của Đề Thi:

    1/ Bạn cứ nêu suy nghĩ của mình,có thể giải thích thì càng tốt.

    2/ Bài Dự Thi gửi về Mục ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG – HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH- SANDINH.COM

    3/ Giải thưởng: 3 Giải Nhất Nhì Ba (150M, 100M, 50M) và vô vàn Giải Khuyến Khích 10M.

    4/ Thời hạn Dự Thi: 2/8/2019 đến hết ngày 31/8/2019.

    -Ngày 2/9/2019, Tào Tháo sẽ đại diện Hội BLSĐ gửi phần quà cuộc thi tới các bạn đoạt Giải

    NGUYỄN TIỂU THƯƠNG
     
    TCSK Thành Nam SĐ, jaominh, Nhà_Nguyễn4 others thích điều này.
  16. Xứ Đoài mây trắng

    Xứ Đoài mây trắng Chánh tổng

    Cháu/em đã nhận được giải thưởng ạ,xin chân thành cảm ơn BTC giải " Đố vui có thưởng " của các Bô Lão .
    Cháu/em xin được trả lời câu đố vui của giải T8:
    Câu 1:/Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích điển hình trong dân gian Việt Nam, đã có biết bao nhiêu thế hệ người Việt đã yêu thích, say sưa và thuộc đến từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện. Ở đoạn kết của câu chuyện với hành động trả thù của Tấm với Cám đang đặt ra cho những người đang sống ở xã hội đương thời cần phải có sự xem xét thấu đáo.Thử điểm lại trong khoảng thời gian gần đây, đã xảy ra 2 vụ án giết người có tính chất giã man. Vụ án với hành vi không còn nhân tính của "sát thủ máu lạnh" Nguyễn Đức Nghĩa chắc hẳn vẫn chưa hết ám ảnh với nhiều người. Và chắc hẳn nhiều người cũng không thể quên về quá khứ của Nghĩa, là con trong một gia đình căn bản, từng là một cậu học trò giỏi, một sinh viên của một trường Đại học có tên tuổi ở nhưng rồi bỗng chốc trở thành một kẻ chơi sang, giết người yêu cũ một cách dã man chỉ vì thiếu tiền và nghiện game.

    Rồi đến vụ án mạng cướp tiệm vàng và giết người tại Bắc Giang mới đây do tên sát nhân Lê Văn Luyện gây ra khi mới 17 tuổi cũng đã làm xôn xao dư luận cả nước. Cũng từng là một cậu học trò, từng là một người con ngoan trong gia đình nhưng Luyện cũng bỗng chốc mất hết nhân tính, ra tay sát hại dã man tới 3 mạng người cũng vì thiếu tiền và nghiện game.
    Theo tôi nghĩ là chưa xét tới khía cạnh pháp lý, chỉ riêng khía cạnh XH, đây là những bài truyện kể cho học sinh cấp 1, như vậy sẽ reo rắc vào tâm hồn các em ý nghĩ bạo lực, trả thù, không còn là câu truyện giáo dục nữa rồi.
    Về khía cạnh pháp lý, không thể nói ai gây tội cho mình thì mình được phép trừng trị người đó bởi vì người nào phạm tội thì đã có pháp luật trừng trị.
    Có thể nhiều người nghĩ, Tấm làm vậy là trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tuy nhiên, với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của Tấm thì ta thấy rằng tình tiết tinh thần bị kích động mạnh chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho Tấm quy định tại điều 48BLHS chứ không thể là tình tiết định tội "giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" nữa. Hành vi của Tấm phải được xem là hành vi giết người với động cơ đê hèn (vì mục đích trả thù), có tính chất man rợ (cho dội nước sôi vào người, chặt xác làm mắm...). Do đó, dù có tình tiết giảm nhẹ thì cũng vẫn tuyên Tấm :Tội giết người với mức hình phạt cao nhất là :Tử hình (vì khó có thể giáo dục, cải tạo người máu lạnh như thế này được.
    Câu 2:/
    1.Không nên ghen tuông một cách vô lý
    Khi người ấy thân thiết với một người bạn khác giới sẽ khiến bạn dễ giận hờn, cằn nhằn, gây gổ với chàng/nàng một cách vô cớ. Bạn nên nhớ rằng nóng vội chính là kẻ thù giết chết tình yêu.
    Đừng vội ghen tuông khi thấy người yêu mình thân mật với bạn thân của họ
    2. Tôn trọng tình bạn của người yêu
    Trong cuộc đời, ai cũng có sẽ có những người bạn thân tri kỉ. Người ấy của bạn cũng vậy. Tôn trọng tình bạn của chàng/nàng cũng chính là tôn trọng tình yêu của hai bạn. Hãy hành xử một cách đẹp đẽ, khôn ngoan để người ấy vừa có tình yêu mà lại vừa duy trì được tình bạn (dĩ nhiên là tình bạn ấy chỉ dừng lại ở mức độ cho phép).
    Chẳng hạn kể về những người bạn thân của mình cho người ấy nghe để rồi sau đó họ sẽ chẳng ngần ngại tâm sự lại với bạn…
    3. Tìm hiểu mối quan hệ thật sự của họ là gì
    Thay vì cứ ngồi một chỗ đoán già đoán non rằng giữa họ là tình bạn đích thực hay có điều gì giấu giếm thì tại sao bạn không khéo léo điều tra thử xem sao. Việc biết rõ thực hư sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo lắng, ghen tuông, khó chịu trong người.
    Hãy chịu khó quan sát, nói chuyện thật nhiều với chàng, lựa những câu hỏi vừa phải nhất và chọn đúng thời điểm triển khai hoặc bạn cũng có thể khai thác thông tin từ bạn bè, người thân của chàng/nàng.
    4. Đừng để bản thân mờ nhạt so với đối thủ
    Dù đó chỉ là tình bạn đơn thuần đi chăng nữa nhưng vì là hai người khác giới nên việc nảy sinh tình cảm đôi lứa là điều luôn có khả năng xảy ra. Vì vậy, bạn đừng bao giờ quên đề phòng.
    Hãy chăm chút cho bản thân mình từ phẩm chất bên trong lẫn vóc dáng bên ngoài. Phải làm sao để khi đứng cạnh đối thủ, bạn luôn là người nổi bật trong trái tim chàng/nàng. Như vậy, người bạn kia sẽ không còn cơ hội nào thực hiện ý đồ xấu (nếu có) được.
    5. Luôn biết cách hâm nóng tình yêu
    Nên biết rằng có rất nhiều người thay lòng đổi dạ, ngoại tình chỉ vì họ cảm thấy nhạt nhẽo, bế tắc trong tình yêu/hôn nhân hiện tại chứ không phải vì họ vốn đa tình, đào hoa. Vì vậy, bạn buộc phải xác lập một vị trí thật vững vàng trong lòng người ấy.
    Hãy yêu thương, quan tâm họ nhiều hơn, luôn biết cách làm tươi mới tình yêu để chàng/nàng ngày càng cảm thấy hạnh phúc khi ở bên bạn.
    6. Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ tình yêu lúc cần thiết
    Nhẫn nhịn, từ tốn là điều cần thiết trong cơn ghen. Tuy nhiên, có những tình huống đòi hỏi bạn không được yếu đuối mà phải kiên quyết đấu tranh để giành giật, bảo vệ tình yêu của mình.
    Ví dụ nếu cô bạn thân của chàng tỏ ra thân mật quá đà với chàng, không tôn trọng mình thì hãy thẳng thắng góp ý với từng người một và đề nghị chàng nên giữ khoảng cách hơn cô bạn ấy.
    7. Thực hiện kế hoạch “biến thù thành bạn”
    Đây là một cách xử lý khá thông minh. Việc thân thiết với người bạn khác giới ấy của người yêu sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, kiểm soát tình hình. Bạn sẽ hiểu đối phương hơn, có khi lại tìm thấy cho mình một người bạn thân đích thực.
    Mặt khác, nếu thân nhau rồi, bạn có thể thoải mái giới thiệu cho người bạn ấy những đối tượng thích hợp để kết đôi, nếu thành công thì bạn sẽ không phải lo lắng người yêu của mình suốt ngày bị lăm le, nhòm ngó nữa.
    Câu 3:/
    Bản di chúc của một cụ bà rất hiểu biết
    “…Sau nầy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác.Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”
    Chúc các chú/anh cuối tuần vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc bên gia đình .

     
    Seo 1976Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Kính gửi cụ @Hội Bô Lão Sân Đình: Cháu chỉ vào bình luận 1 câu thôi, không phải làm tham dự đô vui, Cụ @Hội Bô Lão Sân Đình làm vậy cháu khó xử quá ạ
    Vậy Cháu gửi lời cảm ơn tới @Hội Bô Lão Sân Đình và tới cháu sẽ tham gia để bù trừ vào giải thưởng khuyến khích ạ, nếu đoạt giải cao hơn thì Bô lão cứ trừ đi giải khuyến khích vừa trao đi nhé ạ :)):)):)).
    ^:)^ đa tạ.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. Cô gái mùa hạ

    Cô gái mùa hạ Dân đen

    Dự thi câu đố tháng 8 của hội bô lão.
    Cháu mạn phép có vài ý kiến về các câu hỏi như sau:
    Câu 1:
    Tấm Cám là 1 câu truyện cổ tích nhằm răn mọi người nên sống tốt với người khác nhưng sau cùng lại có tình tiết không phù hợp với trẻ con là việc Tấm bày cho mẹ con Cám muốn trắng thì phải dội nước sôi vào người. Sau đó khi 2 mẹ con Cám chết lại cho vào làm mắm. Đánh giá tình tiết này theo khía cạnh tội phạm hiện nay ta thấy: việc Tấm xui mẹ con Cám dội nước sôi vào người là từ động cơ trả thù. Nhưng việc này Tấm ko ép buộc mẹ con Cám phải làm mà do mẹ con Cám tự gây ra. Nên với tình tiết này Tấm là người bày mưu giết người chứ không trực tiếp thực hiện hành vi giết người. Tuy nhiên xét về góc độ tội phạm thì Tấm vẫn phạm tội giết người. Sau khi 2 mẹ con Cám chết Tấm mới làm mắm thì hành động này ko coi là giết người mà là thực hiện sau khi nạn nhân đã chết.
    Điều đáng lên án ở đây là động cơ và hành động trả thù của Tấm là hết sức nghiêm trọng và dã man.
    Theo pháp luật VN hiện nay quy định trong điển đ khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự quy định đối với hành vi giết người là ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, người thân của mình thì đối với Tấm sẽ bị xử phạt từ 12-20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình. Với việc làm 2 mẹ con Cám chết, Tấm khả năng cao sẽ nhận hình phạt chung thân vì có tình tiết giảm nhẹ do bị áp bức quá nên gây ra động cơ thực hiện mưu mô hại người và ko trực tiếp thực hiện hành vi làm chết người
    Câu 2:
    Người thân gần gũi, thân mật với nàng Kiều trước tiên phải xác định là ai mới có thể nói vui hay ko? Nếu là chồng mình thì ko ai có thể trả lời là vui. Vì ko ai muốn chia sẻ ck với người phụ nữ khác.
    Còn nếu người thân là anh em chú bác chưa có gia đình riêng thì ko có cớ gì để mình vui hay buồn vì việc này. Kiều cũng là người không ai muốn chọn con đường vào lầu xanh vì hoàn cảnh gia đình mới bước chân vào con đường này như hiện nay xã hội gọi là làm cave, gái gọi. Nhưng ko phải ai làm nghề này cũng là người xấu xa, nhân cách xấu. Có nhiều cô gái lầu xanh đã hoàn lương trở thành người tốt khi gặp được chính người người khách tốt.
    Câu 3:
    Nếu là bô lão ở cõi trên để góp ý cho con cháu để ko tiêu tốn tiền cho các ngôi mộ bản thân sẽ về báo mộng cho con cháu tả về 1 ngày của mình làm sao để con cháu thấy trên đó ai cũng như ai từ người có mộ đẹp, ko mộ đều quây quần cùng nhau và thông điệp gửi tới con cháu là hãy dùng tiền xây những ngôi mộ đẹp, đắt tiền vào những việc thiện đấy mới làm cho các bô lão được than thản hơn khi về cõi trên. Hãy sông tốt ở thực tại, đối xử tốt với bố mẹ, ông bà khi còn sống vì chết rồi tất cả những xa hoa, vật chất đó đều ko có nghĩa lý gì.
    Nick dự thi: Cô gái mùa hạ
    Id: 5304002
    Chúc các bô lão luôn vui, khỏe!!!!
     
    Seo 1976, Nguyễn Tiểu ThươngTHIÊN_VINH thích điều này.
  19. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH

    BÔ LÃO SÂN ĐÌNH Lý trưởng

    TRÍCH ĐĂNG TRONG:
    Truyện Thúy Kiều
    Truyện Thúy Kiều tức "Đoạn Trường Tân Thanh" của thi hào Nguyễn Du (1765-1820)


    Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

    11- Tản mạn về khía cạnh đạo đức...- Bắc Giang

    Tản mạn về khía cạnh đạo đức của truyện Kiều

    Cảo thơm lần giở trước đèn
    Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh


    Những lúc nhàn rỗi không có gì thú vị bằng được đọc một cuốn truyện hay, nghe ai đó ngâm lên một bài thơ lãng mạn bên tách trà nóng thơm ngon, hay cùng một vài người bạn ngắm hoa quỳnh khoe hương, khoe sắc trong một buổi sáng tinh sương, cái hạnh phúc nó rất đơn giản mà làm lòng người như dịu lại tưởng như mình đang trong một giấc kê vàng. Tôi say mê truyện Kiều ngay từ thuở nhỏ, mỗi lần đọc lại thấy cái hay, cái lạ khác nhau, từ kết cấu câu chuyện, đến cách tả tình, tả cảnh, tả người của cụ Tố Như thật tuyệt vời, đó là cả một công trình nghệ thuật toàn hảo, ý nghĩa đậm đà, xếp đặt khéo léo, thi vị, mang đầy mầu sắc dân tộc. Không phải ba trăm năm mà cả ngàn năm sau cũng không ai sánh kịp, cũng chẳng phải:

    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Tôi nghĩ, cả ngàn năm sau Đoạn Trường Tân Thanh vẫn là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam. Tố Như sừng sững như một cây cổ thụ trong văn học sử, chả thế mà cụ Phạm Quỳnh đã phải thốt ra: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Từ khi truyện Kiều lưu truyền trong dân gian cho tới nay, người khen truyện Kiều có rất nhiều, truyện Kiều đã được phiên dịch ra hàng chục thứ ngoại ngữ và nhiều người ngoại quốc thán phục; hơn thế nữa truyện Kiều cũng được mang vào giảng dậy trong chương trình trung học và đại học tại Việt Nam. Truyện Kiều còn được phổ biến rộng rãi trong giới học giả cũng như bình dân, người ta bói Kiều, lẩy Kiều. Những nhân vật trong truyện Kiều được quần chúng hóa trong đời sống hàng ngày như Tú bà, Sở Khanh, Hoạn Thư. Cụ Phạm Quí Thích sau khi đọc xong Đoạn Trường Tân Thanh đã phải thốt ra:

    Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
    Tân Thanh đáo để vị thùy thương

    (Tài tình mối lụy muôn đời
    Tân Thanh khúc ấy vì ai đau lòng)

    Có nhiều người còn cho rằng truyện Kiều là quốc hồn, quốc túy, thánh kinh, hiền truyện của nền văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, đứng về phương diện văn chương, nghệ thuật, trong một chừng mực nào đó, truyện Kiều là một kiệt tác trong văn học sử Việt Nam không ai có thể chối cãi được, nhưng đứng về phương diện đạo đức, luân lý, truyện Kiều đã từ lâu bị nhiều người chê bai, bỉu mỏ, chẳng qua đây chỉ là một thứ .. dâm thư (!) không hơn không kém:

    Đàn ông chớ đọc Phan Trần
    Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều.

    Quan niệm đạo đức của các cụ ta ngày xưa rất khe khắt. Đàn bà con gái có một số truyện dâm tình lãng mạn, hoặc gợi cảm, khiêu khích bị cấm đọc đã đành. Đàn ông cũng bị cấm những truyện tình ủy mị, nhu nhược ảnh hưởng tới chí nam nhi:

    Làm trai cho đáng nên trai
    Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên.

    Truyện Phan Trần là một trong những chuyện các cụ cấm không cho đàn ông đọc vì chàng Phan Sinh chỉ vì quá yêu nàng Trần Kiều Liên mà sinh ra ốm tương tư rồi toan bề tự vận, làm trai không thể yếu đuối, ươn hèn như vậy!! Chê bai truyện Kiều trong dòng văn học Việt Nam hàng chục năm qua không phải là truyện mới lạ, phe khen truyện Kiều dù có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì phe chê truyện Kiều cũng không phải là ít, bên tám lạng, bên nửa cân. Trong phạm vi bài này chúng tôi không phê bình hoặc chê bai truyện Kiều chỉ xin được tản mạn vài dòng về khía cạnh Đạo Đức của Đoạn Trường Tân Thanh (không dám lạm bàn về khía cạnh văn chương), hay giá trị văn học của một tác phẩm đã được hàng triệu triệu người nâng niu như một viên ngọc quý. Ngay như các cụ thời xưa mặc dù xuất thân từ Nho học nhưng đã bị ảnh hưởng nhiều của Tây học cũng vẫn chê bai truyện Kiều về phương diện luân lý, đạo đức, điển hình là các cụ Ngô Đức Kế, cụ Huỳnh Thúc Kháng và sau này có nhà văn tân học như Thạch Lam. Chúng ta hãy xét thử những điều đáng trách về truyện Kiều:

    1/ Truyện Kiều xây dựng trong một xã hội phong kiến, thối nát. Có thể có người cho rằng tôi nói hơi quá hoặc phóng đại một sự thật để chê bai một đại tác phẩm đã được nhiều người ưa thích, tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể chối cãi được. Mặc dù gia đình Vương Viên Ngoại sống trong một đất nước đang trong thời buổi thanh bình, thịnh trị:

    Rằng năm Gia Tĩnh, triều Minh
    Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng

    nhưng xã hội đầy dẫy những tệ đoan, phong kiến, thối nát, lừa đảo, vu oan giá họa. Trường hợp Vương gia bị thằng bán tơ vu oan mà không có luật pháp nào che chở hoặc minh oan là một bằng chứng của một xã hội mà luật pháp đã bị đồng tiền mua đứt:

    Một ngày là thói sai nha
    Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

    Trường hợp nàng Kiều bán mình chuộc cha là trường hợp đạo đức, luân lý bị suy đồi, có nhiều cách để kiếm ra tiền chuộc cha, mà cách bán mình chỉ là.. hạ sách! Trong một xã hội văn minh, hay một xã hội mà những quyền căn bản của người dân được tôn trọng, những tệ đoan như mê tín, trộm cắp, mãi dâm, cửa quyền, hối lộ, cờ bạc, rượu chè .. phải được trừ khử, phải được đặt ra ngoài vòng pháp luật, không thể đâu đâu cũng nhan nhản những ổ điếm, những băng đảng trộm cắp, những tên giặc bể hoành hành, quấy nhiễu dân chúng như .. Từ Hải! Nếu cụ Nguyễn Du thực sự muốn tìm một cái cớ để cho nàng Kiều đi lưu lạc trong mười lăm năm, nếu cụ chỉ muốn tìm một cái “cớ” để chứng minh thuyết tài mệnh tương đố thì còn nhiều “cớ” khác hay hơn là “cớ” bán mình! Chỉ làm gương xấu cho các thiếu nữ thời sau, nhất là những thiếu nữ con nhà nghèo gặp lúc túng quẩn:

    - Đấy Vương Thúy Kiều đẹp tuyệt trần như vậy, con nhà trâm anh thế phiệt như vậy, tài hoa như vậy, mà khi cần tiền còn “dám” bán mình, thì tại sao mình không làm được!

    Có nhiều nhà phê bình còn bênh vực cho hành động bán mình của nàng Kiều để lấy tiền chuộc cha là một sự “hy sinh cao cả” thì thật sự ngoài sự hiểu biết và phán đoán của tôi, tôi xin.. miễn bàn! Nếu Kiều đã bán mình được thì chắc chắn đây không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong xã hội triều Minh lúc bấy giờ (hoặc xã hội Việt Nam ngày nay), trước Kiều và sau Kiều đã có và sẽ có hàng ngàn nàng Kiều khác đang ngụp lặn trong giới giang hồ, mỗi người đều có một cái “cớ” khác nhau để bào chữa, để che đậy cho chính mình: “Tại vì thế này, tại vì thế kia” mà tôi phải bán mình, nếu không bây giờ tôi đã học hành xong xuôi, lấy được tấm chồng đàng hoàng làm bà này, bà nọ. Viện cớ rằng tuy Kiều là một gái làng chơi nhưng luôn luôn lúc nào nàng cũng nhớ tới cha mẹ, em trai, em gái và nhất là mối tình đầu với chàng Kim Trọng (chứng tỏ Kiều chung tình) , thì thật ra Kiều cũng chỉ là con người đa sầu đa cảm như bao nhiêu người con gái thường tình khác khi đi xa thì nhớ gia đình, nhớ người tình, đó là một chuyện..

    bình thường, không thể vin vào điểm đó để luận về sự “chung thủy” của Kiều. Có nhiều người vì say mê truyện Kiều còn bàn rằng tuy về thể xác Kiều thực sự dơ bẩn nhưng chữ “trinh” về tinh thần nàng vẫn vẹn toàn. Trường phái này quá .. tự do, ngoài sự hiểu biết của tôi, tôi cũng xin .. miễn bàn!

    2/ Truyện Kiều đi trái ngược với phong tục tập quán của người Việt.

    Khi xét một tác phẩm ta phải tự đặt ta vào không gian và thời gian mà tác giả sống và viết tác phẩm đó. Cụ Nguyễn Du sinh năm 1765 tức là năm thứ 28 niên hiệu Cảnh Hưng tại làng Tiên Điền tỉnh Hà Tĩnh đời nhà Lê, và cụ mất năm 1820 đời Minh Mạng, hưởng thọ 55 tuổi. Kim Vân Kiều sống vào năm Gia Tĩnh triều Minh tức là năm 1522. Phong tục tập quán của ta (hay của Tầu) thời ấy rất cổ hủ, con gái phải nghe theo lời cha mẹ, trong tình yêu cũng như trong việc cưới hỏi, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, con gái không thể tự ý muốn yêu ai thì yêu, lấy ai thì lấy, nửa đêm không thể tự ý sang nhà con trai tình tứ, đàn địch, ca hát. Vậy mà Kim Vân Kiều sang nhà Kim Trọng trong lúc cha mẹ vắng nhà:

    Lần theo núi giả đi vòng
    Cuối tường dường có nẻo thông mới rào
    Xắn tay mở khóa động Đào
    Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.

    Đây là một trường hợp bại hoại gia phong không thể nào tha thứ được từ xã hội ngày xưa cho đến xã hội ngày nay. Có nhiều người phóng khoáng hơn, “tân học” hơn cho rằng xã hội ngày nay có thể chấp nhận được, điều đó chưa chắc đã đúng cho lắm, còn tùy nền tảng giáo dục và quan niệm của từng cá nhân.

    3/ Trong truyện Kiều có nhiều cảnh quá “ngoạn mục”:

    Cho dù bào chữa, bênh vực bằng cách nào đi chăng nữa, dù cho cụ Tiên Điền có cố gắng dùng lời thơ nhẹ nhàng, bóng bẩy, thanh thoát, tao nhã cách nào đi chăng nữa, những pha “cụp lạc”, “ngoạn mục” cũng vẫn quá.. lồ lộ, không thể không chê trách cho được.

    A/ Cảnh thương lượng giá cả để bán Kiều:

    Cò kè bớt một thêm hai
    Giờ lâu ngã giá, vàng ngoài bốn trăm

    Nếu dùng ngôn từ của ngày hôm nay thì đây thực sự là vấn đề nhân quyền và nhân phẩm, con người không thể là con vật, hoặc đồ vật để có thể mang ra mặc cả, định giá, “cò kè bớt một thêm hai” như vậy. Trong một xã hội văn minh nhân phẩm con người hay nói một cách khác nhân phẩm phụ nữ phải được tôn trọng, không thể vì cần tiền thì đem rao bán như một .. con vật!

    B/ Cảnh động phòng hoa chúc giữa Kim Vân Kiều và Mã Giám Sinh:

    Tiếc thay một đóa trà mi
    Con ong đã tỏ đường đi lối về
    Một cơn mưa gió nặng nề
    Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương

    Đêm xuân một giấc mơ màng
    Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ
    Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa
    Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình.

    Tám câu trên mặc dù đã được cụ Tiên Điền diễn tả một cách khéo léo, kín đáo, nhưng không giấu được sự thật phũ phàng của một người con gái tuyết sạch giá trong bị kẻ phàm phu dày vò “dập liễu, vùi hoa” để chính nàng Kiều cũng cảm thấy đã sa lầy vào vũng bùn nhơ nhuốc, căm thù kẻ vũ phu. Một khi “con ong đã tỏ đường đi lối về” thì còn gì để tiếc thương nữa. Sau khi họ Mã đã thỏa mãn thú tính để “... mặc nàng nằm trơ” giữa những ê chề, đớn đau, tủi hận, tiếc thương của đời người con gái.

    C/ Đoạn tả Thúy Kiều tắm quá gợi cảm:

    Buồng the phải buổi thong dong
    Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa
    Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
    Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

    Tả một người con gái đang tắm như vậy, cụ Tiên Điền đã đạt được mức độ ... tuyệt luân, nếu không muốn nói là quá .. khiêu gợi! Hơn nữa, cụ Tiên Điền còn cho Thúc Sinh đứng ngay đó để chứng kiến thân hình ngọc ngà, trần truồng, quyến rũ của Nàng Kiều:

    Sinh càng tỏ nét, càng khen

    Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường.

    Lần đầu tiên tôi thấy trong văn học một người con trai làm thơ tả cảnh người yêu đang.. tắm! Bài thơ Đường luật tả cảnh người yêu đang tắm của Thúc Sinh có một không hai trong văn học sử, tôi may mắn được đọc nhiều bài thơ Đường luật nổi tiếng của các cụ ta cũng như của các nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Hoa nhưng chưa hề có bài nào .. lạ lùng đến như vậy, đã thế chàng còn đưa cho Kiều để xin nàng họa lại:

    Lòng còn gởi áng mây Hàng

    Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay.

    Nàng còn bao nhiêu nỗi vấn vương trong lòng, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ mối tình đầu, thì còn tâm hồn đâu để họa lại cái bài thơ ... phải gió đó! May quá bài thơ bất hủ này không được cụ Tiên Điền chép ra, nếu có, không thể xếp vào loại PG, R, mà phải là .. XXX, và nếu bị đọc tôi cũng xin ... miễn bàn!

    4/ Truyện Kiều vinh danh một tên hảo hán giang hồ thành một anh hùng:

    Đường đường một đấng anh hào

    Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
    Đội trời, đạp đất, ở đời
    Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông
    Giang hồ quen thói vẫy vùng

    Luận bàn về hai chữ anh hùng thật là khó khăn và nhiêu khê, nhưng chắc chắn người anh hùng không thể là một tên .. giặc bể như Từ Hải, đã gọi là “giặc” thì không thể nào là “Anh Hùng” theo đúng nghĩa viết hoa của nó, như vậy những tên hải tặc nào có một chút võ nghệ, làm được dăm ba bài thơ con cóc, mưu mẹo, khuấy động biển đông, cướp của, giết người, hãm hiếp đàn bà, con gái cũng là “Anh Hùng” được sao???

    Đâu có thể nào một tên giặc bể:
    Huyện thành đạp đổ năm thành cõi Nam
    Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài

    Được vinh danh là .. Anh Hùng! Mặc dù hắn được ca tụng là người hào hoa phong nhã, văn hay chữ tốt, oai phong lẫm liệt, gì gì đi chăng nữa giặc bể vẫn là .. Giặc Bể!!!

    5/ Giai cấp sĩ phu là những bọn giả đạo đức:

    Hồ Tôn Hiến chỉ là một trường hợp điển hình của một giai cấp quan lại đạo đức giả, bầy mưu nghĩ kế để dụ Từ Hải ra hàng rồi không giữ lời hứa đem Từ Hải giết. Họ Hồ thành công phần lớn nhờ Kiều, thế mà sau khi Từ Hải chết họ Hồ không cho Kiều về quê như đã hứa mà còn bắt Kiều hầu rượu, đánh đàn, vui chơi thỏa thích, sau đó đem gả Kiều cho thổ quan làm Kiều cay đắng nhẩy xuống sông Tiền Đường tự tử:

    Thôi thì một thác cho rồi
    Tấm lòng phó mặc trên trời, dưới sông
    Trông vời con nước mênh mông

    Đem mình gieo xuống giữa giòng tràng giang

    Làm quan là thay mặt triều đình đem tài đức ra trị vì thiên hạ, không thể chỉ vì những thứ vui chơi nhục dục mà quên đi đạo đức làm người, phép trị dân chúng!

    5/ Truyện Kiều đưa một mẫu Thúc Sinh có học nhưng hiếu sắc, sợ vợ:

    Thúc Sinh một mẫu người trai có ăn học:

    Khách du bỗng có một người
    Kỳ Tâm họ Thúc, cũng nòi thư hương

    Nhưng rất hiếu sắc, gặïp gái đẹp như Kiều, chàng bị chết mê, chết mệt, không còn biết trời đất là gì, say mê gái đẹp quên cả trở về nhà với gia đình:

    Sinh càng một tỉnh mười mê
    Ngày xuân lắm lúc quên về với xuân

    Đã mê gái lại còn sợ vợ là nỗi khổ suốt đời của chàng trai họ Thúc, để rồi Kiều cũng như Thúc sinh đều rơi vào cạm bẫy của Hoạn Thư, trong hoàn cảnh éo le, bất lực, yếu đuối, chàng khuyên Kiều đi trốn:

    Liệu mà xa chạy cao bay
    Ái ân ta có ngần này ấy thôi

    Nghe qua đau đớn, não nùng làm sao! Thúc Sinh mặc dù có học nhưng chẳng qua cũng là kẻ .. bạc tình!

    6/ Kim Trọng một người tình lý tưởng, nhưng không phải là một thanh niên lý tưởng của xã hội.

    Xã hội Việt Nam cũng như xã hội Trung Hoa thời xưa trọng Nho giáo, Khổng giáo, làm trai phải có đạo đức, sống có lý tưởng trong khuôn khổ luân thường, đạo lý. Làm trai không thể mềm yếu vì tình cảm, rên siết, ủy mị như Lương sinh trong truyện “Hoa Tiên” hoặc Phan sinh trong truyện “ Phan Trần”, mẫu người lý tưởng của xã hội phải là:

    Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
    Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung

    Không thể là một người mới gặp Kiều lần đầu đã si mê, vương vấn, tương tư, ốm o gầy mòn :

    Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
    Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân di

    7/ Vương Thúy Kiều một mẫu người tài hoa, đa tình, đa cảm, yếu đuối, đôi khi có những tư tưởng, hành động không phù hợp với luân lý, đạo đức, để khổ lụy suốt mười lăm năm. Nhân vật chính trong Đoạn Trường Tân Thanh là người đẹp Vương Thúy Kiều, nàng là nguồn gốc của những lời khen tiếng chê làm tốn biết bao giấy mực từ xưa đến nay.

    A/ Vương Thúy Kiều là kẻ không chung tình.

    Nhiều nhà phê bình cho rằng Kiều là một kẻ chung tình, suốt mười lăm năm lưu lạc lúc nào cũng nhớ tới mối tình đầu với Kim Trọng. Thực sự không đúng như vậy, là một gái giang hồ trong suốt mười lăm năm ngoài những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng do “nghề nghiệp” bắt buộc với hàng trăm, hàng ngàn người đàn ông khác nhau ta không thể trách nàng được, nhưng sự dính líu, gắn bó, ước hẹn về tình cảm của nàng với Thúc Sinh rồi Từ Hải trong lúc vắng mặt Kim Trọng là điều không thể chấp nhận, không thể nói nàng là người chung tình được, đâu đó mầm mống phản bội đã có trong đầu óc nàng để chờ cơ hội thực hiện! Ta hãy xem sự mong mỏi của nàng khi ước ao ngày sum họp lâu dài, bền vững với Thúc Sinh:

    Sắn bìm chút phận con con
    Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

    Hoặc trong khi Từ Hải vùng vẫy ở phương xa, Kiều ở nhà phòng không gối chiếc muôn vàn mong đợi tên giặc bể trở về:

    Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm

    Mầm mống phản bội cũng có ở trong Kim Trọng, sau mười lăm năm lưu lạc, khi Kiều trở về, Kim Trọng đã có ý định ruồng bỏ cô em (Thúy Vân) để trở về với cô chị (Thúy Kiều). May mà Kiều không bằng lòng, nếu giả sử Kiều bằng lòng thì chắc chắn sẽ có thảm kịch cho mối tình tay ba (Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúy Vân) .

    Theo cụ Ngô Đức Kế và cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Nàng Kiều chỉ là một “con đĩ”, nàng Kiều không chung tình với Kim Trọng, câu nói “chữ trinh còn một chút này” của nàng đối với chàng, rốt cục chỉ là một sự mỉa mai, một điều vô liêm sỉ”, họ không nhìn nhận cho nàng một chữ trinh nào dù là “trinh tinh thần” cũng vậy! (Xem Nguyễn Du và Truyện Kiều - nhà xuất bản Thế Giới 1951 trang 179-186)

    B/ Kiều nói dối và “cầm nhầm” chuông khánh:

    Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh
    Qui sư, qui Phật, tu hành bấy lâu

    Bởi vì Hoạn Thư quá ghen nên Kiều phải bỏ Thúc Sinh đi trốn, khi gặp vãi Giác Duyên nàng không những nói dối về thân phận mình mà còn:

    Rày vâng diện kiến rành rành
    Chuông vàng, khánh bạc bên mình giở ra

    Để rồi bị khám phá là đồ ăn cắp:

    Giở đồ chuông khánh xem qua
    Khen rằng: “ khéo giống của nhà Hoạn nương”

    Cho dù bào chữa cách nào đi chăng nữa, chuyện ăn cắp chuông khánh cũng không thể tha thứ được!

    C/ Kiều trả thù Hoạn Thư khi đắc thế:

    Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi
    Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù”.

    Khi Kiều lấy được Từ Hải, nàng dựa vào uy danh lừng lẫy của tên giặc bể để báo thù xưa thì nàng chẳng qua cũng là người.. thường như biết bao nhiêu người khác, vảø lại chuyện yêu đương, ghen tuông chỉ là chuyện .. đàn bà:

    Rằng: “ Tôi chút phận đàn bà
    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”

    Thưởng thức cái hay, cái đẹp của truyện Kiều là cả một nghệ thuật của các cụ trong những lúc nhàn rỗi trà dư tửu hậu, lâu lâu cùng vài người bạn tri kỷ mang Kiều ra bình phẩm, bàn luận

    là cái thú thanh tao của các nhà Nho thời xưa, không ai có thể chối cãi được giá trị nghệ thuật siêu đẳng của Đoạn Trường Tân Thanh, nhưng mà:

    Rằng: “hay thì thật là hay
    Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

    Tôi không phải là nhà phê bình văn học, và cũng không bao giờ mang cái mộng ước đó, chỉ trong một buổi sáng mùa xuân, gió lạnh hiu hiu thổi về, bên tách trà nóng, rảnh rỗi mang truyện Kiều ra đọc chợt thấy lòng se thắt lại, bỗng dưng có một vài ý tưởng ngộ nghĩnh xuất hiện trong đầu đem ghi lại, hy vọng:

    Lời quê chắp nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài trống canh.


    Bắc Giang
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  20. vechaibinhduong

    vechaibinhduong Chánh tổng

    Lỡ mất chủ đề tháng 7, vechai cảm thấy rất tiếc, nhưng chủ đề tháng 8 cũng rất hay, dù chưa chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng cháu xin đưa ra một vài ý kiến cá nhân thôi ạ!
    1/ theo pháp luật hiện nay thì cô Tấm sẽ mang tội danh giết người có mục đích và ý đồ rõ ràng, tội giết người một cách man rợ khi sử dụng lời nói để lừa gạt mẹ con Cám tắm trắng bằng nước sôi, sau khi chết còn cho xác vào làm mắm... dù có tình tiết giảm nhẹ là do bị áp bức lâu ngày nên dẫn tới những hành động đó, nhưng xét về mức độ, hệ quả, và quá trình thực hiện hành vi giết người, có thể quan toà sẽ ghép án tử hình.
    Theo vechai, toà án lương tâm còn cần thêm hình phạt nữa cho những người cố tình (hoặc vô tình) tuyên truyền và phổ biến rộng rãi hành vi dã man của cô Tấm, đặc biệt là gieo vào suy nghĩ của trẻ em về sự trả thù dã man khi bị thù hận! Phạt tội tuyên truyền sai khi lấy hình ảnh cô Tấm ra làm hình mẫu cho sự hiền thảo, hướng con trẻ làm theo hình mẫu này
    “Quả thị thơm cô Tấm rất hiền” !
    2/ để trả lời câu hỏi này, việc đầu tiên là phải hiểu cô Kiều là ai, người thân của mình có hiểu cô ấy không?
    Cô Kiều, bản chất thì cũng chỉ là gái lầu xanh, cho đàn ông mua vui, do bị xã hội vùi dập mà phải chịu cuộc sống như vậy. Nhưng xã hội nào cũng vậy, thời nay cũng vẫn có cả triệu cô Kiều đó thôi, nhiều xã hội coi đó là một nghề, cũng cần khám sức khoẻ, giấy phép lao động... đến vui vẻ với các cô, nhiều khi nó chỉ là vấn đề nhu cầu của phần “con” trong người đàn ông, nó khác với việc đam mê đến mức mê muội...
    cá nhân vechai thì không vui cũng chẳng buồn vì mình thực ra cũng không có quyền có ý kiến, nhưng chỉ buồn nếu là sự đam mê đến u muội mà người thân ko biết lối về thôi.. (các cô Kiều ngày nay, chứ không thể là cô Kiều trong tác phẩm của cụ Du...)
    3/ Sống thì chả chăm lo được gì
    Đến khi mất thì lo ma, lo giỗ chạp linh đình để làm gì!
    Nó không phụ thuộc vào cá nhân nào cả, mà phụ thuộc chung vào xu hướng, phong tục tập quán của cả xã hội, việc thay đổi nó không phải một sớm một chiều, bản thân người mất chắc gì họ cần điều này, mà có khi nó là nhu cầu của người sống là chính!
    Cá nhân vechai nghĩ, cá nhân hay các phương tiện thông tin cũng đã nói và tuyên truyền nhiều về sự lãng phí rồi,, vẫn đang và sẽ tiếp tục như vậy, nhưng phần vì chưa đủ lý lẽ thuyết phục người ra đi hoặc người ở lại, phần nữa là để thay đổi một thói quen cũng như phong tục tập quán , nó khó có thể là chuyện một sớm một chiều!
    Đầu tháng đến tay muôn vàn bận rộn
    Nhưng thích chủ đề nên cố tham gia
    Sự đầu tư chỉ ở mức gọi là
    Sơ sài quá thành ra không sâu được!
    Chúc các bô lão nhận được nhiều bài viết hay và có ý nghĩa!
    Nick: vechaibinhduong
    ID: 3468181
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.