cháu xin góp một vai cái nhất của quê hương sóc Sơn 1 . là nơi có cảng hàng không lớn nhất Đông Nam á . sản bay Nội bài 2 . Khi đến đền gióng chúng ta đc thăm quan bức tượng Phật tô như lai lớn nhất Việt Nam Cao 6.50m . nặng 30 tấn chúc hội càng ngày càng phát triển id 4801590 nick soaica1983
1. Quê tôi Nam Định có Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Hiền, quê Dương A, Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định. Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vuaTrần Thái Tông. 2.Nam Định có Chợ Viềng là chợ độc đáo nhất mỗi năm chỉ họp một phiên vào đêm mùng 7 rạng ngày 8 tháng giệng. Người ta đi chợ để "mua may, bán rủi" “ Chợ Viềng năm có một phiên Làm cho trai gái tốn tiền trầu cau’’ 3.Cầu Ngói chùa Lương - một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam Cầu Ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định bắc qua sông Hoành.Cầu được bàn tay tài hoa của những người thợ Quần Anh xây dựng vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức năm 1511. Qua nhiều lần trùng tu, vào năm 1864 cầu được lợp ngói và cho đến nay vẫn giữ được nguyên dáng vẻ cổ kính. Cây cầu duyên dáng uyển chuyển trông tựa con rồng uốn khúc bay lên. Kiến trúc cầu dạng “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu) đã tạo nên nét dân dã đặc trưng của làng quê đồng bằng Bắc bộ.Cầu ngói chùa Lương nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hóa “chùa Lương, cầu Ngói, đình Phong Lạc” nổi tiếng của vùng đất Quần Anh xưa. Cầu ngói chùa Lương đã đi vào ca dao từ bao đời: “Khách về khách vẫn hỏi thăm Nước chè cầu Ngói tơ tằm chợ Lương 4. Nhà thờ đổ nằm sát biển độc đáo nhất . Đó là nhà thờ đổ nằm ở chân sóng biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nhà thờ đổ đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn tại Nam Định bởi du khách không chỉ được hòa mình vào cuộc sống của ngư dân làng chài ven biển mà còn được tận hưởng vẻ đẹp lạ lùng của dấu tích ngôi nhà thờ vươn ra ngoài tầm sóng. Giữa bao la trời đất, bên bờ biển xanh, nhà thờ đổ mang dáng vẻ hoang sơ, cô độc nhưng lại rất độc đáo mà không nơi nào có. 5. Kèn đồng lớn nhất Việt Nam là chiếc kèn đồng đặt tại Tòa giám mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định. Chiếc kèn này do tay thợ tài hoa Đinh Văn Mạnh ở Xuân Trường thiết kế và chỉ huy thi công. Với độ dài 5,5m, nặng tới 300 kg quả là kỳ công. Chiếc kèn ghi dấu kỷ lục trong nước từ năm 2005. Nguyên chiếc loa kèn cũng có đường kính 1,25m cùng với bộ hơi lớn hơn 0,6m đã làm nên một câu chuyển cổ tích thời nay. 6. Chuỗi hạt mân côi lớn nhất Việt Nam: Đặt trong vườn Ave Maria, Tòa giám mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định. Ai đến xem cũng thích thú bởi cỗ tràng hạt rất lớn, nặng đến 2,2 tấn, mỗi viên làm bằng đá cẩm thạch trắng tròn nặng 25kg và một dãy nến bảy cây cao đến 10m.
Bắc Ninh quan họ, phu thê Cá kho, chuối ngự mời về Hà Nam Hà Thành nhất phở, trà sen Hải Dương bánh đậu còn thêm vải thiều Nhãn, tương phố Hiến thêm yêu Đa cua, trâu chọi bạn kêu Hải Phòng Kẹo lạc, nem mắm chợ Rồng Ninh Bình dê tái rượu nồng Kim Sơn Thái Bình bánh cáy đâu hơn Vĩnh Tường bánh ngoã Tam Dương dứa vàng... ID 5191194
CHÀO CÁC BẠN .CHÚC CÁC BẠN DỒI DÀO SỨC KHỎE CÙNG THÀNH CÔNG . Vâng thưa các bạn , nói tới HẢI PHÒNG chắc ai cũng nhắc tới màu Phượng Vĩ mỗi độ cuối Xuân đầu HẠ . Đó là màu đặc thù , bở vậy mới có tên là thành phố HOA PHƯỢNG ĐỎ . Còn về các sản vật thì ôi trời nhiều vô vàn , .. Trong khuôn khổ bài viết này , tôi xin kể những sản vật đặc chưng nhất thôi nhé ! Thứ nhất kể đến là BÀO NGƯ BẠCH LONG VĨ . Nó nổi tiếng vì những lý do sau : Bào Ngư có hai giống là bào ngư đá và bào ngư lỗ. Bào ngư đá chuyên sống bám vào các vỉa đá ngầm trong khi bào ngư lỗ lại sống dưới đáy biển sâu . Nhưng quí hiếm nhất là bào ngư CHÍN LỖ ,nó còn được gọi là ốc Cửu Khổng ,nằm trong sách đỏ VIỆT NAM .Loài này có đặc điểm như sau :Vỏ hình thuyền có chiều dài từ 90 tới 100mm, mỏng ,nhẹ ,chắc , mặt ngoài vỏ sần sùi ,mép vỏ có một hàng chín lỗ thông để hô hấp , mặt vỏ ngoài màu xanh sẫm hoặc nâu sẫm , mặt trong màu sáng với lớp xà cừ láng bóng . Thứ nhì phải kể đến là gà Liên Minh thuộc huyện đảo CÁT HẢI , giống gà này được nuôi bởi bà con thôn Liên Minh xã TRÂN CHÂU huyện CÁT HẢI Loại gà này chân cao ,chạy nhanh , lông vàng óng mịn. Con trống nặng tới 5kg ,con mái 3kg , Người dân nơi đây nuôi thả trong vườn cho ăn ngô khoai sắn và thóc , đêm đến gà ngủ trên cây . Chính vì những lẽ đó mà gà Liên Minh có hương vị rất riêng , thịt mềm và thơm ngon nổi tiếng .. Thứ ba phải kể đến là mật ong hoa rừng CÁT BÀ : Về đặc điểm mật có màu vàng đậm , đặc sánh , vị thơm .. Đây là sản phẩm được kết tinh từ những dưỡng chất quý giá nhất của các loài hoa và dược liệu quý , nó được tạo ra bởi 100% nguồn ong bản địa trong những cánh rừng già nguyên sinh tại vùng đảo CÁT BÀ . Thứ tư là cau CAO NHÂN : Làng Cao Nhân thuộc huyện Thủy Nguyên ,thành phố HẢI PHÒNG .xưa nay vốn nổi tiếng là vựa cau của đồng bằng Bắc Bộ . Đây cũng là nơi đầu tiên và duy nhất xuất khẩu cau tại VIỆT NAM tính tới thời điểm hiện nay . Về đặc điểm cau CAO NHÂN là giống cau Liên Phòng hay còn được gọi là cau Tứ Qúy , cau Truyền Bẹ .Các giống cau khác thì ra theo mùa nhưng giống cau này ra quả quanh năm . Cây cau Cao Nhân mỗi năm ra 12 tàu lá và trổ khoảng 5 buồng quả . Mặc dù quả không to nhưng rất sai và đều , trung bình đạt từ 200 tới 300 quả trên 1 buồng . Cau ăn giòn và mềm do sơ cau rất mềm ,ngọt và đậm nước , hạt cau rất nhỏ và quết trầu thì có màu đỏ tươi . Thứ năm kể tới là bưởi Lâm Động : Đây là sản vât nổi tiếng của làng Lâm Động xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên thành phố HẢI PHÒNG . Về đặc điểm thì có hai loại khác nhau và mỗi loại lại có hương vị riêng . Loại vỏ vàng ruột trắng ,múi to đều ,róc vỏ, khi ăn có vị chua mát .Loại thứ hai là vỏ đỏ ruột hồng đào , tép bưởi có vị ngọt đậm thơm . Thú sáu phải kể tới là cam Đồng Dụ : Đây là cam của thôn Đồng Dụ xã Đặng Cương huyện An Dương . Về đặc điểm có hai loại đó là cam Chanh và cam Đường .Cam chanh vỏ dày dưới đáy quả có một vùng tròn lên còn được gọi là cam đồng tiền .Qủa to bằng ấm pha trà , tép nhỏ hơi hồng , ngọt và rất mọng nước . Loại cam Đường thì quả nhỏ bằng chén uống trà ,vỏ mỏng nhiều tinh dầu nhưng không dễ bóc . Khi ăn có vị ngọt thanh dịu mát , Đây cũng chính là sản phẩm tiến vua khi xưa . Vâng nói đến tiến vua hẳn các bạn cũng nghe tới Thuốc Lào Tiên Lãng : Đó là giống thuốc khi xưa tiến vua đó các bạn à .Nó được trồng tại xã Kiến Thiết của huyện Tiên Lãng . Vè đặc điểm cây thuốc lào tới lúc trưởng thành và thu hoạch cao chừng 1,5m có khoảng 23 tới 25 tàu lá , lá không to bản mà nhỏ như lá cây ré vậy ., người dân nơi đây trồng chúng trên vùng ruộng cao đất thịt chân hơi chua ..Khi thuốc thành phẩm người hút dùng phổ biến hai loại điếu sau : Một là điếu bát thường có trong những gia đình khá giả , loại thứ hai là điếu cày thì phổ biến hơn cho mọi người . Trên đây cũng mạn phép giới thiệu với các bạn một số sản vật của quê hương vậy thôi , có gì thiếu sót cũng mong được các bạn chỉ giáo nhiều .. Còn về khoa cử thời xưa tôi chắc cả nước chỉ duy nhất tại quê tôi xã An Thái huyện An Lão là có 3 vị đỗ Tiến Sĩ trong một gia đình , đó là gia đình họ Nguyễn thôn Thạch Lựu xã An Thái huyện An Lão mà thôi . Cái đặc biệt là hai người con cùng đỗ Tiến Sĩ một ngày , và người cha được vua phong hàm tiến sĩ mà không qua khoa cử bởi ông là người thầy của hai người con .Người đời sau có lời bình như sau : Đồng thế đồng thời tam tiến sĩ Nhất gia nhất nhật lưỡng vinh quy Khà khà khà ;,Đêm Xuân tỉnh giấc mơ màng Xóm thôn yên ả khác thường mọi khi Ngó trong bô lão sân đình Cụ THƯƠNG ra vế mọi người dự thi Đức tôi cũng mạn phép chào Dăm ba nét bút múa rìu thôi nha . P/S Các cụ lượng thứ nhé ! KKKKK
1 Tháp Mười Đẹp Nhất Bông Sen Việt Nam Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ. 2 Dân Việt Nam đánh chắn hay nhất. 3 Các bô lão trong sân đình đẹp trai nhất 4 Chắn sân đình là nơi giải trí vui nhất 5 Cước Suông là dễ ù nhất
Thưa thầy! Quê hương thứ 2 nơi con đang sinh sống “Y vị cốm vừa thơm ngào ngạt Tựa màu tranh chút chát đậm đà” “Mong tình mới, đợi người xa Lên vùng Miền Bắc nếm trà Thái Nguyên” Thứ nhất về sắc nước thì Trà Thái Nguyên ngon đúng chuẩn sẽ có màu trong xanh, màu vàng ong của màu cốm (vàng vàng xanh xanh) rất khác biệt so với những loại trà thường khác. Một điều đặc biệt có thể thấy được ở Trà Thái Nguyên ngon là sau khi pha xong bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bã trà vẫn còn nguyên vẹn cánh trà như những búp trà tươi chưa qua sao vò, nhưng lúc này màu của trà không còn là màu xanh tươi của lá trà ban đầu nửa mà là màu vàng hơi sậm do đã được sao qua lửa. Thứ hai được nhắc đến đó là hương vịcủa trà, một điều đặc biệt mà khi nói đến nét riêng đặc trưng trong nước Trà Thái Nguyên ngon này là một khi ai đã “ lỡ ” uống thử lấy một ngụm trà này rồi đều khiến cho con người ta có cảm giác bị nghiện ngay. Bởi lẻ người ta nghiện vì cái sự “tiền chát hậu ngọt” của nó, hóp một ngụm trà vào miệng, ban đầu bạn sẽ cảm nhận được cái vị hơi chát nhè nhẹ, không chát quá đậm lan tỏa khắp đầu lưỡi và rồi đọng lại một vị ngọt dịu nơi cổ họng khiến người thưởng thức trà cứ nhớ mãi để rồi say mê cái hương vị ấy.
Nói đến Bắc Ninh là người ta nghĩ ngay đến vùng đất hình thành và phát triển một loại hình dân ca Quan họ Bắc Ninh đặc sắc. Từ lâu, dân ca quan họ đã được đánh giá là là một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật lời ca và nghệ thuật âm nhạc. Nhắc đến dân ca quan họ là nhắc đến vẻ đẹp hiện hữu, được kết tinh từ những nét đẹp ngàn đời của quê hương Kinh Bắc. Nói về lịch sử của quan họ Bắc Ninh, vào đầu thế kỉ XX, nó được thực hành ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng quan họ cổ, trong đó có 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh và 5 làng thuộc tỉnh Bắc Giang. Chính vì vậy, người dân luôn coi đây là những địa phương lan tỏa ra loại hình quan họ này. Trong sinh hoạt Quan họ có một tập tục phổ biến đó là “Tục kết bạn Quan họ”. Điều này tạo nên sự khác biệt đối với các loại hình dân ca ở các vùng miền khác. Với Quan họ, mục đích người Quan họ đi hát là để kết tình, kết nghĩa, gặp nhau là để chơi, để tình cảm thêm gắn bó. Nếu như bên này ca lên những lời ca Quan họ là để biểu hiện tình cảm, tâm tư của mình cho bạn nghe thì bên kia là khán giả để nghe bạn mình thể hiện và ngược lại. Văn hoá Quan Họ Bắc Ninh đã đc phong là Văn hoá phi vật thể.
Chùa Cổ Nhất Giống như một hòn đảo xanh xinh xắn, nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ là chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là một trong những điểm tham quan, du lịch hấp dẫn của thủ đô Hà Nội. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá thì Trấn Quốc được coi là ngôi chùa cổ bậc nhất đất Hà thành. Tương truyền rằng, chùa được xây dựng vào thời kỳ tiền Lý Nam Ðế (544- 548) với tên gọi "Khai Quốc" (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân). Sau này tên gọi của chùa còn thay đổi nhiều lần như "An Quốc" năm Ðại Bảo đời Lê Thánh Tông (1434- 1442), "Trấn Quốc" năm Vĩnh Tộ thứ X (1628); "Trấn Bắc" năm 1844 do vua Thiệu Trị đặt nhân dịp nhà vua ra thăm xứ Bắc và đến ngày nay thì người dân Hà Nội vẫn gọi chùa là chùa Trấn Quốc. Buổi đầu khởi dựng, ngôi chùa nằm ngay bên dòng Nhị hà, phía Bắc thành xưa, thuộc địa phận xã An Hoa, huyện Quảng Ðức, phủ Phụng Thiên. Rồi vào năm Hoàng Ðịnh thứ VI (1615) bờ sông bị sụt lở, nhân dân đã dời chùa tới làng Yên Phụ. Chùa toạ lạc trên một hòn đảo nhỏ có tên "Kim Ngư" (tức cá vàng), bốn bề được bao bọc bởi sóng nước Hồ Tây. Do vậy, thời xưa muốn đi vãng cảnh chùa hay di lễ Phật, du khách và mọi người dân đều phải dùng thuyền để đi lại. Mãi đến năm 1624, khi đắp đê Cố Ngự (chính là đường Thanh Niên bây giờ), dân làng Yên Phụ mới làm con đường nhỏ nối liền chùa và đê Cố Ngự tạo thuận lợi cho việc đi lại tham quan, lễ chùa. Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến thăm, thưởng ngoạn, vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Ðặc biệt, vào đời Lý và đời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thuý Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua. Ðánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan của ngôi chùa, viện Viễn Ðông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong toàn sứ Ðông Dương (theo Nghị định ngày 16/5/1925). Và chùa cũng là một trong mười hai di tích lịch sử, văn hoá được Bộ Văn hoá- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng đợt đầu tiên.
Người cha già kính yêu nhất Người lãnh tụ vĩ đại nhất Người được yêu thương nhất Người được biết ơn nhất Người được ghi nhớ nhất Và người được nhắc đến nhiều nhất trong mỗi vần thơ ca , trong mỗi lời dăn dậy, trong mỗi khi đến với Hà nội không thể không đi thắm lăng Bác được Chiến tranh đă di qua gần nửa thế kỉ nhưng nỗi xót thương và niềm yêu kính của mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam - chưa bao giờ nguôi cạn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn, vườn cây,... sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 đã được khánh thành. Mặt chính của lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. Mặt chính lăng có dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín. Lăng là nơi lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già dân tộc, người đã được UNESCO tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 - 1990). Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhận hai nước Việt Nam - Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt - Xô. Lăng Bác quay về hướng Đông để đón ánh mặt trời, trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chứng kiến những giờ phút thiêng liêng nhất của dân tộc khi Hồ Chí Minh đứng trước quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn Độc lập" công bố với thế giới nền độc lập lâu bền của dân tộc Việt Nam ta. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch. Tại đây còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt.. Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam: "Anh dẫn em vào cõi Bác xưa Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tôm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa". Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác nàm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vần Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê... Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nhắc đến lăng Bác, lòng người lại rưng rưng trong niềm thương nhớ: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa đang bảy mươi chín mùa xuân ...
Hưởng ứng dự thi của Hội bô lão về những cái nhất, em xin mạo muội trả lời về những cái nhất của quê mình như sau: 1. Quảng Ninh nhất về sản lượng khai thác than so với cả nước. 2. Quảng Ninh nhất về chỉ số cạnh tranh CPI hai năm liền. 2017 và 2018.
Theo mình biết thì vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ có Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, không có Quảng Ninh...
Sân Đình chắn phỏm "on lai" Thành viên đông nhất chẳng sai tẹo nào Đất lành quy tụ anh hào Thịnh hưng bang hội phong trào nổi sôi Cước ù đặc dị nhất đời Phá thiên cá lội hoa rơi cửa chùa... ID 2921456
@Ngố Xinh Xinh: Thái Nguyên là một trong chín tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Mười tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc Thân mến!
... NƯỚC SÔNG HỒNG VỪA TRONG VỪA MÁT Vùng đồng bằng lắm thứ nhất lắm ai ưi .... NHẤT TẮM SÔNG Nhì ( ị ) đồng Đặc biệt quê cháu có món chuột đồng ngon nhất ...Dù ai đi ngược về xuôi Cơm lắm lá cọ là người sông thao... Phú thọ có rừng cọ đồi chè ăn cơm lắm lá cọ là ngon nhất Quê cháu có ngọn ba vì phủ đầy mây trắng có hoa dã quỳ đang được giới trẻ yêu thích Mờ hình như hoa dã quỳ độc nhất ngoài Bắc thì phải Ngày sưa chỉ có vua chúa mấy đc thưởng thức CÁ ANH VŨ chỉ sống ở ngã 3 sông bạch hạch Cá còn có trên gọi là cá tiến vua Vì thế cá đó đc gọi là nhất ... Ôi còn nhiều lắm cháu chưa thống kê hết đc H cháu bận đi tán gái tý cho oách Cháu sin phép để lại id ạ 4809388 Ních quangdiep198657 Chúc các cô các chú các anh các chị các bạn các em và các cháu cùng toàn thể và con sân đình tháng mới sức khỏe dồi dào và vồ đc nhiều gà trong tháng mới
Cháu chào các bác, cô, chú, anh, chị. Cháu xin góp vui đôi dòng viết về Tỉnh Hà Giang nơi cháu sinh ra và lớn lên. Câu Đố tháng năm, 2019. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của đồng bào các dân tộc trên tỉnh Hà Giang. Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên. Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay. Sau năm 1954, tỉnh Hà Giang có tỉnh lị là thị xã Hà Giang và 4 huyện: Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên. Ngày 15 tháng 12 năm 1962, chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh; chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Quản Bạ. Ngày 1 tháng 4 năm 1965, chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc Quang và Quản Bạ. Sau năm 1975, Hà Giang được hợp nhất với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 18 tháng 11 năm 1983, 8 huyện được điều chỉnh lại diện tích và nhân khẩu. Cùng năm này, huyện Bắc Mê được thành lập trên cơ sở nhận 10 xã của huyện Vị Xuyên.[7] Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Khi tách ra, tỉnh Hà Giang có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang (tỉnh lị) và 9 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, huyện Quang Bìnhđược thành lập trên cơ sở tách 12 xã thuộc huyện Bắc Quang, 2 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và 1 xã thuộc huyện Xín Mần.[8] Ngày 27 tháng 9 năm 2010, chuyển thị xã Hà Giang thành thành phố Hà Giang.[9 2. Vị trí địa lý. Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng Phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang Phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [3]. Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối [4]. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti(2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê[6], và nhiều loại chim thú phong phú khác. 3.Danh lam thắng cảnh và di tích. Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ[10] v.v.. Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, đại hồi, quế chi... Hệ thống các hang động: Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên.Động Tiên và Suối Tiên nằm cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.[11]. Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá. Hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác. Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc[12].Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ "vương", tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung. Chợ tình Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khau Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khau Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khau Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật vùng cao[11]. Tiểu khu Trọng Con Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía đông nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996). Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang [13]. Chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật năm 1993. Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, được đúc thời Hậu Lê(1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang[13]. Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Nhân dân ở đây còn lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần[13]. 4. Lễ hội. Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng. Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ. Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách. Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái chàng trai, cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ (chồng). Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông đối tượng và chờ "đối phương" đáp lại. Đáng buồn, tục lệ tảo hôn vẫn tiếp diễn trong lễ hội này Cột mốc Km số 0. Núi cô tiên thị trấn Tam Sơn- Quản Bạ Đỉnh Mã Pì Lèng.