Cây đa – giếng nước – sân đình

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi 2tay3sung___, 23/3/12.

  1. 2tay3sung___

    2tay3sung___ Lý trưởng

    Cây đa – Giếng nước – Sân đình



    [​IMG]

    Trong các ngôi làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ, ta thường gặp một mô típ quen thuộc: Cây đa – Giếng nước – Sân đình. Bao thế hệ sinh ra và lớn lên, bao thăng trầm biến động của thời gian, Cây đa – Giếng nước – Sân Đình còn đó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người.
    Cây đa – Giếng nước – Sân dình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ xe duyên cho bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những quan niệm về vũ trụ của nhân dân ta.
    Những năm tháng sơ khai trong lịch sử dân tộc, trước nhu cầu trị thủy, khai phá đất đai, chiến đấu chống kẻ thù hai chân và bốn chân, người Việt cổ có nhu cầu rất lớn về sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Những con người vì nghĩa lớn hy sinh thân mình được nhân dân tôn vinh thờ phụng. Trong dân gian vẫn lưu truyền quan niệm: “Thần cây đa, ma cây gạo”.
    Sau mỗi mùa bội thu hay khi đã hoàn thành một công việc trọng đại, dân làng lại tập trung ở sân đình chung vui. Theo thời gian, sinh hoạt cộng đồng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
    Đình là nơi thờ Thành Hoàng và là nơi họp làng. Đây cũng là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống văn hóa: Hội Lim, hội hát Xoan, hội võ vật đầu xuân…
    Cây đa – Giếng nước – Sân đình còn là nơi hẹn hò, gặp gỡ nên duyên cho bao đôi lứa:
    Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…
    Câu ca dao tình tứ, ý nhị sống mãi với thời gian như tình yêu bất tử.
    Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng tự do, hòa bình, nhưng kẻ thù không để chúng ta yên. Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Đặc biệt từ khi có Đảng, những người nông dân với tình yêu quê hương đất nước lại từ giã ngôi nhà thân thương, từ giã mảnh vườn, thửa ruộng đã gắn bó biết bao kỷ niệm của mình cầm súng lên đường đánh giặc:
    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính
    (Đồng chí – Chính Hữu)
    Nhà thơ Chính Hữu đã phát hiện điểm sáng trong tình cảm của những người nông dân mặc áo lính. “Giếng nước, gốc đa” nhớ hay các anh luôn mang theo tình cảm của quê hương? Các anh chiến đấu hy sinh vì những điều bình dị, thân thương nhưng rất đỗi thiêng liêng máu thịt:
    Anh đi để giữ quê mình
    Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
    (Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông)
    Cây đa – Giếng nước – Sân đình còn là nơi ghi lại những sự kiện trọng đại, những dấu son bước trưởng thành của cách mạng Việt Nam:
    Mình về còn nhớ núi non
    Nhớ khi kháng chiến thuở còn Việt Minh
    Mình đi mình có nhớ mình
    Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa
    (Việt Bắc – Tố Hữu)
    Đất nước được độc lập, người dân được tự do, mặt trời cách mạng làm rạng rỡ thêm những giá trị tinh thần cao quí, những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Dân tộc Việt Nam mãi mãi nhớ ơn lãnh tụ vô cùng kính yêu. Bác Hồ sống mãi trong lòng những người dân đất Việt. Trong gian tiền sảnh của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Người đứng đó vẫy tay chào, phía sau là cây đa cổ thụ, tượng trưng cho truyền thống dân tộc sâu gốc bền rễ, tỏa bóng mát xum xuê cho đời và trên cao là mặt trời cách mạng soi sáng mỗi bước đi của dân tộc.
    Trong quan niệm của người xưa, vũ trụ có ba tầng bốn thế giới. “Thiên -Địa – Nhân” là ba lực lượng có tương quan và quan hệ mật thiết với nhau. Cây đa chính là biểu tượng của cây vũ trụ, vừa phân cách, vừa là cầu nối với trời.
    Với nhiều dân tộc trên thế giới, những cái giếng không đáy, con sông Stic, hay sông Mê… chính là nơi để người chết gột rửa và rũ bỏ quá khứ của mình trước khi hồi sinh và sống trong một thế giới khác.
    Phải chăng chính từ quan niệm thế giới ba tầng thông tỏ và giao cảm ấy, mà từ xưa trong các làng cổ Việt Nam luôn hình thành, tồn tại bộ ba: Cây đa – Giếng nước – Sân đình, để rồi tự lúc nào đã trở thành biểu tượng thân thương của làng quê Việt Nam, là kỷ niệm cao đẹp không thể nào quên về nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Mỗi người dù ở lứa tuổi nào, sống ở chân trời góc biển nào, vẫn neo đậu lòng mình nơi quê hương yêu dấu, nơi có bao kỷ niệm dưới bóng đa mát rượi ríu rít tiếng chim chuyền cành, hay bên giếng làng trong vắt, dưới mái đình trang nghiêm mãi mãi dấu yêu.
     
    hà văn sơn thích điều này.
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    ảnh thì đẹp nhưng chữ thì không đọc được, không biết hay dở thế nào.>:D<
     
  3. 2tay3sung___

    2tay3sung___ Lý trưởng

    duc.

    Em thấy lỗi gì đâu , hay tại máy của Bác :-/

    Làng có ai nhìn không thấy ko còn báo lỗi cho các MO...??? thank
     
    Chắncạ lôđề bóngđá thích điều này.
  4. oknatasa

    oknatasa Dân đen

    MOD ƠI giỗ tổ mà không có chương trình khuyễn mại gì ah
     
    2tay3sung___ thích điều này.
  5. chipchip

    chipchip VITCON

    Bài của bác em đọc bình thường không thấy lỗi font chữ đâu! :)
     
  6. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    dev xem giúp cách khắc phục với nhé, thanks



    loi font1.