BÓNG ĐÁ "Tiên học lễ, hậu học...chơi" Bóng đá, môn thể thao vua thực chất cũng chỉ là trò chơi của con người. Một trò chơi mang tính gắn kết tập thể cao nhất, vừa thể thao vừa nghệ thuật đầy hấp dẫn. 22 cầu thủ trên sân cỏ là niềm vui hay nỗi buồn của hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỉ người. Nó có thể mang lại sự sung sướng thăng hoa đến nghẹn ngào hoặc nỗi buồn bã tiếc nuối đến ngơ ngác của cả một dân tộc. Trong nhiều trận đấu cùa đội tuyển Việt Nam lòng tôi rưng rưng khi thấy trên khán đài lá cờ đỏ sao vàng to lớn được các cổ động viên chuyền tay nhấp nhô như sóng lượn và bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng vang lên hùng tráng. Khi đội tuyển chiến thắng, chao ôi, đất nước cuồn cuộn trên những dòng sông đỏ thắm sắc cờ hoa và chẳng gì đẹp hơn ánh mắt, nụ cười của chúng ta lúc ấy. Trên đường, mãi vui, mãi say lỡ có đụng xe nhau một chút thì cũng, thôi mà Việt Nam chiến thắng, xin lỗi nhé. Cả hai đều bắt tay nhau, cười như đang dự tiệc cưới. Bóng đá, là cuộc chơi danh dự gắn liền với màu cờ sắc áo của một đất nước, của một cộng đồng, một tập thể. Nó là thể thao nhưng cũng là văn hóa. Đối kháng trên sân cỏ dù quyết liệt gay cấn đến mấy cũng không bao hàm sự triệt hạ nhau, không mang lại hận thù. Bóng đá, cũng như nhiều môn thể thao khác là nhịp nối hòa bình giữa các dân tộc, các cộng đồng, các tập thể, là cuộc chơi nhân văn trên nền tảng đức - tài - trí - lực của những con người mang danh hiệu cầu thủ dồn nén trong 90 phút thi đấu chính thức hoặc lâu hơn chút đỉnh khi có hiệp phụ và sut phạt luân lưu. Đó là tình yêu của hàng tỉ người trên hành tinh xanh này. Trong tôi, đến bây giờ vẫn nguyên vẹn những cảm xúc thương mến, tự hào với đội bóng đá Thể Công. Chẳng thể nào khác được, chúng tôi - những người lính - còn yêu Thể Công lắm dù hiện tại trong giải bóng đá cao nhất Việt Nam không có cái tên đó nữa. Đội bóng Thể Công đã thành dĩ vãng, cái mạnh mẽ, hào hoa của những người lính trên sân cỏ mà bấy nhiêu lấp lánh như Thế Anh, Cao Cường, Trọng Giáp, Hồng Sơn, Việt Hoàng, Đức Thắng...đã là vang bóng một thời. Bây giờ, khi chuyên nghiệp đã thành xu hướng không thể đảo ngược nếu chẳng muốn nói là tất yếu của bóng đá thì có nhiều vấn đề đặt ra cho cầu thủ, trọng tài, khán giả... Ngoài đội tuyển quốc gia, các đội bóng hiện nay ở nước ta phải gắn với một doanh nghiệp ăn nên làm ra nào đó mới mong tồn tại được. Người ta nói, các giải bóng đá thực chất là cuộc chơi của các ông lớn, các đại gia kinh tế và đương nhiên nó mang mầu sắc thị trường. Tiền! Trong và ngoài sân cỏ sột soạt tiếng những tờ polime mệnh giá lớn. Tiền làm cho bóng đã chuyên nghiệp hơn nhưng cũng chẳng ra làm sao nếu các cầu thủ chỉ đá vì tiền. Tiền, động lực thúc đẩy các cầu thủ chơi hay hơn những cũng dễ làm cho họ cay cú, nôn nóng. Tiền, gắn liền với những được thua trên sân cỏ, người ta vinh hạnh vì nó và cũng có thể nhục nhã vì nó. Đồng tiền có làm cho đạo đức sân cỏ xuống cấp như hiện nay không? Tôi nghĩ không hoàn toàn thế, nó còn do nhiều yếu tố khác từ khâu giáo dục, tổ chức và hoàn cảnh xã hội. Nhưng sự xuống cấp đạo đức sân cỏ là một hiện thực không gì bao biện được. Trên sân cỏ xanh mượt, máu của cầu thủ, của trọng tài, của cổ động viên đã chảy. Đánh nguội, đánh nóng, kín đáo, lộ liễu, đủ cả. Cầu thủ cay cú mắng chửi nhau trong sân. Cầu thủ chém đinh chặt sắt, bỏ bóng đá người, nhăm nhăm làm gãy giò kẻ khác. Cầu thủ đối mặt nhau với những đôi mắt mang hình viên đạn. Cầu thủ rượt đuổi trọng tài chạy búa xua trong và sau trận đấu. Cầu thủ quì gối vái lạy tế sống người cầm cân nảy mực khi không vừa lòng với cách điều khiển của họ. Rồi, nhổ nước bọt vào mặt nhau. Những tiếng còi vô lý không minh bạch của các ông vua sân cỏ đôi khi là ngòi nổ xung đột trên cầu trường. Khán giả thì la ó chửi mắng, ném vật cứng xuống sân khi đội nhà bị thua hay bức xúc trọng tài. Không phải tất cả, không phải ai cũng thế nhưng chỉ cần mấy hiện tượng như thế đã đủ làm hỏng bữa tiệc bóng đá và khiến chúng ta phải xấu hổ. Liệu còn không những cảm xúc yên bình, lâng lâng hồi hộp khi vào sân cỏ? Liệu còn không những cung bậc trọng sáng của người chơi và người xem trên cầu trường? Liệu còn không những thăng hoa thi sĩ của các cầu thủ, những nghiêm ngắn tinh tế của trọng tài và sự cẩn trọng minh bạch của các nhà tổ chức? Bóng đá đẹp phải được dựa trên nền đạo đức sáng của mỗi cầu thủ, trọng tài, các nhà tổ chức, tài trợ và khán giả. Đạo đức là gốc của con người ta. Gốc có vững thì cây mới bền. Một cầu thủ chuyên nghiệp không thể là một con người có phẩm chất đạo đức kém. Tài hoa của bạn sẽ đi xa nếu nó được đảm bảo bằng đạo đức tốt. Những tấm gương tày liếp sờ sờ ra đó. Tôi tin rằng, một cầu thủ dù tài giỏi đến mấy, nổi tiếng đến mấy mà có hành vi hay phát ngôn vô văn hoá chắc chắn sẽ bị khán giả tẩy chay. Với truyền thống trọng tình, trọng lễ như Việt Nam ta thì đạo đức càng được coi trọng. Công Vinh chỉ mới vái lạy trọng tài mà đã bị chỉ trích phản đối rầm rầm từ Bắc vào Nam. Thương, cho roi cho vọt đấy mà. Công Vinh, bạn ơi, một lần vấp là một lần bớt dại, sự nhẫn chịu rất cần thiết cho ta, mười bàn thắng của bạn đôi khi sẽ bị nhấn chìm bởi một bàn thua về hành vi thiếu kiềm chế như thế. Trong bóng đá, sự cộng hưởng giữa cầu thủ với khán giả rất lớn. Tiếng la hét, chửi mắng, tục tĩu của cổ động viên chính là dầu đổ vào lửa làm cho sự nóng nảy của các cầu thủ tăng lên. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi sân vận động Lạch Tray của Hải Phòng, Thiên Trường của Nam Định, Vinh của Nghệ An là những chảo lửa nóng bỏng. Tính hiếu thắng thái quá đã hun nóng làm tăng nhiệt độ ở các cầu trường này. Xem bóng đã cũng như xem nghệ thuật, cần có văn hoá và sự am hiểu. Không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng ở đỉnh cao, không có đội bóng nào bách chiến bách thắng cả. Cách yêu đội bóng con cưng của mình như Hải Phòng vừa qua thực đúng là yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau. Dài dòng đôi chút như vậy cũng chỉ muốn nói rằng: nếu chúng ta không có đạo đức sân cỏ tốt thì khó xây dựng được một nền bóng đá đẹp. Càng chuyên nghiệp thì càng phải đạo đức. Thói lưu manh côn đồ phải bị đẩy xa sân cỏ để cuộc chơi của đại đa số cầu thủ, trọng tài và khán giả đượ hứng khởi lành mạnh, để cho ai bước vào đây đều không nơm nớp lo bị đánh, bị chửi rủa lăng nhục. Nếu như ở nhà trường có câu Tiên học lễ, hậu học văn thì theo tôi trên sân cỏ cũng cần có câu Tiên học lễ, hậu học chơi để nhắc nhở mọi người phải biết Lễ nghĩa trong bóng đá./. (Tạp chí VNQĐ - THANH KHÊ)
Tặng các bác bộ lịch thi đấu EURO 2012 được tạo bằng Excel, có tuỳ chọn ngôn ngữ và múi giờ, các bác chỉ việc điền kết quả, tất cả sẽ tự động chạy (dùng office 2007 trở lên nhé). Download: http://www.mediafire.com/?g28z9i6iyxtfss5. Hình nó đây:
Cái Hyper Link này thì mình biết chứ, tuy nhiên muốn để link trực tiếp là (link MF) để mọi người nhìn thấy ngay, đỡ bị nghi nghờ là đưa link kiếm tiền hoặc là link khó download. (Tất nhiên chỉ cần trỏ chuột vào link, không bấm chuột, thì sẽ thấy link thật nổi lên ở góc dưới cùng, bên trái màn hình; nhưng đâu phải ai cũng biết; mà mọi người thì ngại những link vòng vèo, khó down, link kiếm tiền,...)
Mọi người xem lịch thi đâu theo kiểu file Flash thì vào trang Marca.com nhé! Trong lịch thi đấu trên bao gồm rất nhiều thông tin: ngày giờ, Sân vận động, bảng đấu,... Đảm bảo sẽ thích!
Kết quả bốc thăm cúp châu Âu 2013: Kết quả bốc thăm vòng play-off Champions League: Nhóm các đội VĐQG FC Basel 1893 (Thụy Sỹ) v CFR 1907 Cluj (Romania) Helsingborgs IF (Thụy Điển) v Celtic FC (Scotland) FC BATE Borisov (Belarus) v Hapoel Kiryat Shmona FC (Israel) AEL Limassol FC (Đảo Síp) v RSC Anderlecht (Bỉ) GNK Dinamo Zagreb (Croatia) v NK Maribor (Slovenia) Nhóm các đội không VĐQG SC Braga (Bồ Đào Nha) v Udinese Calcio (Italia) FC Spartak Moskva (Nga) v Fenerbahçe SK (Thổ Nhĩ Kỳ) Málaga CF (Tây Ban Nha) v Panathinaikos FC (Hy Lạp) VfL Borussia Moenchengladbach (Đức) v FC Dynamo Kyiv (Ukraine) LOSC Lille Métropole (Pháp) v FC København (Đan Mạch) Kết quả bốc thăm vòng play-off Europa League: Anzhi (Nga) - AZ Alkmaar (Hà Lan) Heart of Midlothian (Scotland) - Liverpool(Anh) Sheriff Tiraspol (Moldova) - Marseille (Pháp) Horsens (Đan Mạch) - Sporting (BĐN) Lokeren (Bỉ) - Viktoria Plzen (CH Séc) APOEL (Đảo Síp) - Neftchi Baku (Azerbaijan) Athletic Bilbao (TBN) - HJK (Phần Lan) Trabzonspor (Thổ Nhĩ Kì) - Videoton (Hungary) Hapoel Tel Aviv (Israel) - F91 Dudelange (Luxembourg) Lazio (Italia) - Mura 05 (Slovenia) Atromitos (Hy Lạp) - Newcastle (Anh) Maritimo (BĐN) - Dila Gori (Georgia) Midtjylland (Đan Mạch) - Young Boys (Thụy Sĩ)