Cuộc sống là vô vàn những mảng màu lắp ghép, những cung bậc cảm xúc như nối tiếp nhau: buồn, vui, hạnh phúc, chán nản, thất vọng, vui tươi, xót xa... của hàng loạt số phận. Những niềm vui nho nhỏ, những nỗi buồn man mác tiếp nối nhau, đan xen những giây phút ấm áp, tươi vui. Và đôi khi, ta vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống và lãng quên những điều bình dị vốn rất quen thuộc xung quanh, để khi nhận ra, ta biết mình đã để tuột khỏi tay rất nhiều thứ, rồi nuối tiếc, rồi tự chất vấn mình, tự dằn vặt rằng tại sao? tại sao?... Hãy tự dành cho mình những khoảnh khắc yên bình, những khoảng lặng để suy tư về cuộc sống và niềm tin vào phía trước, "luôn luôn có niềm hy vọng cho người nào bình tâm suy nghĩ về cuộc sống". Hãy một lần ngồi lại và nhìn ngắm cuộc sống xung quanh, trái tim mỗi người hãy tự vấn rằng, liệu có phải mình đã để trôi lãng những khoảnh khắc tưởng như vô nghĩa, nhưng kỳ thực lại giá trị hơn rất nhiều những thứ vật chất khác. Hãy sống chậm lại và cảm nhận", mỗi người đôi khi hãy để mình sống chậm hơn một chút để quan sát con người xung quanh, để lắng nghe những âm thanh rất đỗi thân thương, để tìm kiếm những vẻ đẹp bình dị, để gạn bớt những lo toan, những vội vã trong tâm trí, cảm nhận từng phút giây, từng khoảnh khắc của cuộc sống kỳ diệu và để hi vọng về một ngày mai tươi mới.
Đại chiến Bạch Đằng(Phim hoạt hình lịch sử Việt Nam) chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
(From Jap Tiên Sinh) Dù trong, dù đục vẫn là cái ao! “Người đi, một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn kia đứng... chửi thề”. Tại sao vậy? Ấy là thơ ít chữ quá không diễn đạt hết ý, nên dễ bị hiểu nhầm anh chàng thất tình này đang “văng” bậy. Thực ra, vậy mà không phải vậy đâu! Ấy là anh ta đang “chửi” bản thân mình dốt không biết cách giữ nàng và “thề” điều gì đó, cho nên mấy câu đó anh chàng “thề” bằng chủ nghĩa A.Q để cố quên nàng, kiểu như: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục vẫn là... cái ao. Thơ với thẩn kiểu này chắc được làm trong lúc đang thơ thẩn ngắm trăng ngắm sao hay ngắm... đèn cao áp rồi, và chắc “cái ao” ở đây là một “bóng hồng” khác đang nằm trong trí tưởng... bở của chàng. Thôi cũng còn may, chưa đến nỗi nghĩ quẩn như ai đó: Bỏ tiền trong túi làm chi Mua viên thuốc chuột phòng khi thất tình! Lại nữa rồi, thất tình mua thuốc chuột về làm gì vậy? À, à... hiểu rồi, mua về giết chuột cho hả giận đây mà. Làm sao không giận được kia chứ, yêu gì mà cứ trách người ta đủ đường: Lãng mạn thì bảo... tào lao Mặt nghiêm lại bảo... người sao vô tình! Rồi nữa: Khù khờ, nàng nói... non tơ Khôn lanh lại bảo... hái mơ bao lần (?). Cho nên: Yêu vào để phải phân vân Tơ lòng con gái biết lần sao đây? Lần mãi không ra cách làm cho nàng vừa lòng, vậy là nàng bỏ (bỏ thật hay bỏ doạ cũng hết hồn người ta rồi còn gì). Nhưng thốt được như vậy còn may chán, có nhiều anh chàng thất tình còn đi nhậu say khướt cò bợ, nhậu hoài đến lúc “túi là một tập rỗng” thì lại than: Tiền không có Tình méo mó Mặt nhăn nhó Ngồi một xó... Cơ sự đến nỗi này thì... tệ thật! Nhưng cụ Xuân Diệu bảo rằng “Yêu là chết ở trong lòng một ít / Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu...” kia mà? Cho nên, theo thời gian thơ “thất tình” sẽ còn được ngọn lửa tình yêu khơi nguồn tuôn tràn mãi mãi, làm sao kể xiết. Tất cả cũng chỉ vì hai chữ “muốn yêu” mà thôi, bạn có nghĩ như vậy không?
Sống chậm! (Dân trí) - Buổi sáng cô đồng nghiệp chào anh bằng câu hỏi: “Chiều qua bắt gặp anh chị nắm tay nhau đi đâu?”. Anh cười tủm tỉm: “Vợ đưa anh đi học”. Sau câu trả lời thật thà ấy cả phòng trố mắt rồi rú lên, kẻ khóc người cười… … Có tên “lưu manh” còn hát véo von: “Hôm qua anh đến trường, vợ dắt tay từng bước ớ ơ”. Anh cả của phòng lên tiếng: “Thế đã là gì, cuối tuần nào cũng thấy đôi chim non này người cầm làn, kẻ cầm ô thong dong bên nhau đi chợ, làm cả xóm quanh đó phục lăn như bi”. Anh bật cười và kể lại các cảnh mọi người có suy nghĩ rất khác vợ chồng anh. Hôm họ đang đi bộ, một bác xe ôm gọi với theo gạ gẫm. Anh bạn vô tình gặp còn thương hại bảo lên xe anh chở về cho đỡ mệt. Anh cùng phòng phẩy tay, chế giễu: “Dồi ôi! Sờ đầu xem tăng đến 39 độ chưa? Đi học hai cây số mà chàng nàng cuốc bộ, hai xe máy đời mới thì vứt xó ở nhà. Thời buổi này, từng giờ từng phút là quý giá, chú em âm lịch quá!”. Anh cười xòa: “Vợ em còn tranh thủ tạt qua chợ mua đồ ăn, kết hợp tập thể dục nữa”. Cô đồng nghiệp chưa hết ngây thơ: “Xe hỏng, hết xăng hay tiết kiệm mà phải khổ thế ạ?”. Anh thong thả: “Ừ, anh đang tiết kiệm từng giờ từng phút ở bên vợ. Một ngày đi làm, xa nhau mười tiếng anh đã sốt hết cả ruột. Đi bằng xe máy anh chỉ được ngồi bên vợ có năm phút còn đi bộ bọn anh tha hồ kể chuyện, tâm sự trong hẳn nửa giờ. Quý lắm!”. Anh trưởng phòng chép miệng: “Lãng mạn của hai vợ chồng nhà này chia cho cả phòng mình dùng một năm chẳng hết”. Họ hợp nhau ở cái quan điểm sống chậm. Trong khi xã hội ngày một nô nức, cuộc sống cũng theo đó mà tạo guồng quay sống vội cho kịp thời thế, thì ngày lại ngày, anh càng thấy tư tưởng sống chậm của mình là hợp lý. Khi ai ai cũng luôn miệng nói mình bận, mình cần phải làm thật nhanh, đi bằng phương tiện gì cho tiết kiệm thời gian thì hẳn chuyện tình cảm của họ cũng mau qua chẳng để lại tì vết trong trái tim mỗi người. Anh chị cảm nhau, cũng vì từ từ tìm hiểu để rồi tâm tư cứ ngấm dần, nén đầy cõi lòng, sau đó họ mới cưới nhau không hấp tấp vội vàng. Anh lấy vợ khi tuổi đã chín chắn, không quá cằn cỗi và lại càng không phải cái thủa nông cạn, hời hợt. Khi tìm được chị, hiểu chị, anh biết rằng mình đã chọn đúng. Người ấy giống anh ở điểm trọng nghĩa tình, không quan trọng chuyện bạc tiền trong nhân gian. Vì thế dù sống đơn giản song họ luôn có cảm giác hạnh phúc khi bên nhau. Có người kể với anh, nhà họ thường “tùy nghi di tản”. Mỗi người ăn sáng một nơi cho tiện, cho nhanh, thậm chí có nhà còn “di tản” cả bữa tối. Anh thấy tiếc cho họ, không được thưởng thức những phút giây tuyệt nhất của gia đình. Vợ anh thường đi chợ vào buổi sáng trước khi đi làm, hoặc chiều sau khi tan sở. Thức ăn được chị tính toán tròn trịa làm sao cho vừa hai bữa một ngày, ít khi chị để lưu cữu sang hôm sau, vì trưa họ đều ăn ở cơ quan nên bữa sáng, tối cần tươi ngon, nóng sốt và đủ chất. Mâm cơm của chị không quá cầu kỳ nhưng họ mải mê trò chuyện, anh cứ uống no ánh mắt, ngắm say nụ cười của chị thì những “đồ nhắm” kia đều là lý tưởng. Hàng tối anh chị vẫn rủ nhau chạy, đi bộ tập thể dục chăm chỉ. Chẳng thế mà sau ngày cưới, anh nom khỏe mạnh hơn, người rắn rỏi chắc như nắm cơm và hình như chị chưa phải chăm anh buổi ốm nào. Tinh thần anh lúc nào cũng lạc quan, phơi phới. Sau giờ làm họa hoằn anh mới cùng bạn bè liên hoan, còn lại đều mau chóng về nhà để gặp vợ, để nghe câu hỏi: “Hôm nay có gì vui không anh?”, là anh nói tíu tít, kể đủ mọi chuyện. Có lẽ do đúng với câu: “Thia lia quen chậu vợ chồng quen hơi”, lần cô bạn thân nhờ vợ anh đến ngủ cùng một buổi do chồng cô về quê có việc, anh gật đầu mà trong lòng cứ thấy tiêng tiếc, ấm ức như trẻ con bị giật mất món quà, cả đêm trằn trọc không ngủ được. Anh chị đã chọn cách sống chậm cho gia đình mình vì mỗi ngày anh được lặng lẽ ngắm vợ đảm đang, chuẩn bị cho anh bữa ăn tươm tất. Anh ưa lối sống ấy vì thi thoảng ngồi nhớ vợ anh thấy lòng khắc khoải. Anh nhớ ánh mắt mỗi khi cười lại “không thấy tổ quốc”, anh nhớ lắm điệu cười xả láng “bán giời không văn tự” của vợ, anh ghi nhớ tất cả những gì về vợ, về tình cảm của hai người để thi thoảng lục lại trí nhớ, thấy hạnh phúc, mà nếu sống gấp, sống nhanh thì anh không thể nhớ và nghĩ ra được.
Tản mạn về xích lô! Một ngày đầu Đông, trời lạnh man mát, thành phố Hà Nội tỉnh ngủ sau một đêm dài. Một cô gái đi du lịch người Pháp lên ngồi trên chiếc xích lô chuẩn bị thăm phố cổ Hà Nội theo lịch trình. Cô gái trẻ đẹp rất thích thú, bởi đây là lần đầu tiên cô ta được đi xích lô. Cô gái đãi tôi một nụ cười, tôi dương máy ảnh chụp như một phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy cái đẹp, nhất là một cô gái đẹp. Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938. Cô gái Pháp hồn nhiên với lần đầu tiên được đi xích lô. Nhiều xích lô quá, chiếc nào cũng đẹp vô cùng, đi thành hàng trên phố, mỗi xe chở một ông hoặc bà Tây. Hỏi ra mới biết đó là đội xích lô võng lọng của công ty xích lô “Huy Phong”, chuyên phục vụ khách du lịch. Một ngày đầu Đông, trời lạnh man mát, thành phố Hà Nội tỉnh ngủ sau một đêm dài. Một cô gái đi du lịch người Pháp lên ngồi trên chiếc xích lô chuẩn bị thăm phố cổ Hà Nội theo lịch trình. Cô gái trẻ đẹp rất thích thú, bởi đây là lần đầu tiên cô ta được đi xích lô. Cô gái đãi tôi một nụ cười, tôi dương máy ảnh chụp như một phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy cái đẹp, nhất là một cô gái đẹp. Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938. Tuy nhiên xích lô không được cấp giấy phép hoạt động ở Pháp, mà lại được chuyển sang Campuchia vào năm 1939, rồi đến Sài gòn. Cuối năm 1939 ở Sài gòn có 40 chiếc xích lô, đến năm 1941 thì đã có 200 chiếc. Tháng 2-1941, Bảy Viễn - một tay anh chị khét tiếng ở sài gòn đã cùng với một người Pháp tên Maurice lập công ty xích lô đầu tiên với 30 chiếc độc quyền hoạt động xung quanh khu vực chợ Lớn. Như vậy là chiếc xích lô đã tồn tại ở nước ta gần 1 thế kỷ rồi. Tuy nhiên chỉ ở miền Bắc là còn giữ được xích lô nguyên bản như khi sáng chế, còn ở vùng miền Nam thì đã cải tiến thành xe lôi, tiện lợi hơn cho người đạp. Xích lô ở miền Bắc thì khách ngồi phía trước, có vẻ sang trọng, người đạp gò lưng ngồi phía sau, hình tượng “nô lệ” hơn, còn xe lôi ở miền Nam thì khách ngồi phía sau, còn người đạp lại ở phía trước. Có một nhà văn nói vui, người đạp xích lô ở miền Bắc trông khổ hạnh như thể đầy tớ chở ông chủ đi dạo. Người đạp xe lôi ở miền Nam thì có thế hơn vì khách phải ngồi sau một cách phụ thuộc, thi thoảng người đạp lại nhổm đít lên lấy đà, chổng vào mặt khách. Ông Nguyễn Hữu Thu là Phó giám đốc Công ty xích lô du lịch Huy Hoàng, có trụ sở tại ngõ 217 đường Đê La Thành. Hiện công ty có 90 đầu xe, chuyên chở khách du lịch. Thời buổi bây giờ có lẽ ít ai tham gia giao thông bằng xích lô nữa vì xe ôm và taxi rất nhiều. Để sắm một chiếc xe xích lô phục vụ khách du lịch cần từ 5 - 6 triệu đồng. Số tiền này không lớn đối với nhiều người nhưng lại rất lớn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh T.V.K một xích lô mới gia nhập công ty trò chuyện với chúng tôi: “Em vừa ra tù do tội đánh nhau gây thương tích, có người mách, em xin vào công ty xích lô du lịch, chạy vạy mãi mới sắm được chiếc xích lô này. Em rất thạo đường Hà Nội nên không khó khăn lắm trong việc đưa đón khách. Khách nước ngoài thích tham quan khu phố cổ, cầu Long Biên, Nhà hát lớn, đi dạo xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây... Thật may mắn cho em xin được vào công ty này, mấy năm trong tù chẳng biết mô tê gì, nhiều cơ quan có thành kiến với người lầm lỗi nên từ chối thẳng thừng. Trong bản sơ yếu lý lịch mà có dòng khai đi tù mấy năm thì thôi rồi, xin việc khó lắm. Các bác lãnh đạo công ty Huy Hoàng chẳng ngại điều đó, thôi thì mình cũng lấy sức ra mà đạp xe kiếm sống chân chính. Chở người nước ngoài cũng vui, chỉ tội không biết tiếng nên không giao tiếp được. Sắp tới em dự định học ít tiếng Anh để có thể hiểu được họ nói gì”. Vâng, đó là tâm sự từ đáy lòng của một xích lô còn trẻ. Ông Nguyễn Hữu Thu cho biết trong công ty của ông không ít người đã từng một thời lầm lỡ, nay đã cải tà quy chính, làm ăn lương thiện bằng chính sức lực của mình. Con người muốn tự cải tà thì nhất thiết phải có việc làm, nếu ra tù lại rơi vào cảnh “nhàn cư” thì sẽ “vi bất thiện” nhanh thôi. Trong tập thể công ty toàn là người lao động, ở đó là môi trường tốt nhất để mọi người nhận ra giá trị cuộc sống và chân dung đích thực của chính mình. Chân dung những xích lô trong công ty có đủ mặt loại người trong xã hội, có cả những vị từng đeo lon cấp tá trong quân đội, giờ về hưu đi đạp xích lô kiếm thêm thu nhập và rèn luyện sức khỏe. Ông Nguyễn Văn Minh một xích lô có thâm niên, có tên tuổi trong giới xe ba bánh đã gần 60 tuổi, có hai con thì một đứa đang học cao học, một đứa đang học đại học năm cuối. Suốt đời ông lam lũ đạp xích lô để các con trưởng thành. Mấy chục năm đạp xích lô đưa đón khách chẳng kể đêm hôm gà gáy, bất chấp gió mưa, chỉ đến khi không còn ai đi nữa thì ông mới xin vào công ty chở khách du lịch. Một bậc lão trưởng trong ngạch đạp xích lô xin được dấu tên tâm sự: “Có lẽ không ai hiểu cuộc sống đời thường hơn cánh xích lô chúng tôi. Từ hang cùng ngõ hẻm, chúng tôi từng chở cả những tên cướp của giết người mà không hay biết, chở những cô gái điếm bán thân, chở những chị đi đẻ ra bệnh viện, thôi thì tạp phế lù”. Đời xích lô là như vậy. Chờ đợi Nói chuyện về xích lô tôi chợt nhớ đến giai điệu bài hát “Xích lô” của Đình Tấn, bài này Mỹ Tâm là hát hay nhất. Tôi thích nhất đoạn: “Xích lô ai không hay ước mơ, cứ vui đùa nhé, cứ mơ lặng lẽ cứ lom khom đi về. Dòng đời về đêm dường như vắng tanh rồi, còn lại mình ta ước mơ đã đời...”. Đời xích lô cũng lên tiên đấy chứ, cũng thỏa thích ước mơ giữa phố phường. Giai điệu bài hát này rất hay, chỉ cần nghe một lần thôi là thấy yêu những bác đạp xích lô lặng lẽ trên đường. Cám ơn Đình Tấn đã chia sẻ với đời xích lô một bài hát thật lãng mạn. Ngồi điều hành tua trên vỉa hè phố Tông Đản, Phó giám đốc Công ty Huy Phong Nguyễn Hữu Thu giống như một vị tướng nơi chiến trận. Một cú điện thoại từ công ty du lịch thông báo sắp có khách, gần 70 người Pháp đi thăm phố cổ theo hành trình tại Hà Nội. Tất cả các xích lô được lệnh sẵn sàng, xếp hàng ngay ngắn, chuẩn bị đón khách. Những bác đạp xích lô ngồi sẵn trên xe, chân đặt vào bàn đạp, những chiếc xe sơn màu sáng, giương lọng vàng chuẩn bị lên đường. Mỗi khách lên một xe, vẻ mặt ai cũng thích thú, có lẽ không ở đâu trên thế giới này có xích lô du lịch như ở Hà Nội. Một cô gái Pháp xinh đẹp, chia sẻ với chúng tôi thông qua người dẫn tua của công ty: “Lần đầu tiên em tới Hà Nội, thành phố đẹp quá, có nhiều thứ lạ. Những chiếc xe xích lô ngộ nghĩnh làm sao. Em sẽ chụp ảnh thật nhiều mang về cho người thân, bạn bè cùng xem”. Đoàn xích lô trật tự theo hàng lối đưa khách về khu phố cổ, trông như một con rồng vàng dài vô tận. Một biểu tượng chăng hay một nét đẹp văn hóa xích lô đã trở thành thứ không thể thiếu trong đời thường Hà Nội. Đoàn xích lô cứ thế chậm rãi lướt qua những con phố, len lỏi vào Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Chiếu, Hàng Đường... để cho du khách tha hồ chiêm ngưỡng, chụp ảnh quay phim. Phó giám đốc Nguyễn Hữu Thu cho biết, việc đạp xích lô đưa khách được ký hợp đồng trực tiếp với các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, mỗi giờ đạp chở khách trên phố được thanh toán từ 30 đến 35 ngàn đồng, tiền được thanh toán bằng chuyển khoản, cuối tháng sẽ phát cho các bác xích lô. Mùa du lịch thì thu nhập khá hơn, người nhiều cũng có mỗi tháng đôi triệu. Đã có không ít ý kiến đề nghị dẹp xích lô vì gây cản trở giao thông khiến anh em trong công ty lo lắng. Có không ít người đã bị công an giao thông bắt xe, phạt tiền vì vi phạm luật lệ giao thông. Tua đi phố cổ đã kết thúc, những chiếc xích lô du lịch lại trở về bến đỗ chờ đợi, đứng ngay ngắn dọc theo đường Tông Đản như một hàng quân. Đời xích lô, ơi đời xích lô. Tôi bất giác hát mấy cây trong bài hát “Xích lô”: “Là là la lá la là, là lá la lá la la...”. Lê Tự
Con quỳ lạy Chúa trên trời Sao cho con trốn được người con yêu Rằng con thiếu nợ đã nhiều Nàng còn mua sắm đủ điều. Chúa ơi ! Con cày hai job hụt hơi Người con yêu lại đua đòi chơi xe Biểu gì con cũng phải nghe Nếu con cãi lại là te tua đời Trước đây con tưởng gặp thời Chúa ban con được tìm người con yêu Giờ đây thân xác tiêu điều Đời con phải chịu rất nhiều đắng cay Thân con chẳng khác trâu cày Nợ nàng con trả dài dài chưa xong Con giờ như cá lòng tong Sục ba chục ký, ốm nhong, rã rời Thế mà đâu hết nợ đời Nấu cơm, rữa chén, bị đòi... tù ti Người đâu gặp gỡ làm chi. Để cho khổ thế còn gì là Xuân ? Chúa ơi ! Con khổ vô ngần Chúa mà không giúp là thân con tàn Con đang thiếu nợ trăm ngàn Nhìn đồ nàng sắm hai hàng lệ rơi Con quì lạy Chúa trên trời Giúp cho con trốn được người con yêu.