Tổ quốc nhìn từ biển. Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao dáng núi còn mang hình góa phụ Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi. (NVC)
TÍCH XƯA LOẠN ĐOÁN Hình như có tích xưa, kể rằng: Năm 207 (sau SCN), sau khi đánh thắng liên minh Viên Thiệu - Lưu Bị, Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh đối với miền đồng bằng Hoa Bắc gồm các tỉnh như Liêu Ninh, Sơn Tây, Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay. Năm 208, Tào Tháo đưa quân về phía nam với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế, mở rộng hàng rào vườn của nhà Hán bao gồm cả Giao Châu. Tuy nhiên mộng của Tào Tháo không thành do sự cự chiến của Lưu Bị, Tôn Quyền nên cuối cùng Tháo đành phải lui quân phương Bắc chia 3 thiên hạ với họ Lưu, họ Ngô, do đó thời điểm này Giao Châu không bị nấu cơm dâng Tào Tháo ! Khi tới Giao Châu và nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau lui binh về Hứa Đô, trước khi lên ngựa Tháo gọi bọn Tuân Úc lại và nói: ta nay chưa cần dùng đất phương Nam này vội, nay lui quân về coi tình thế, nhưng bọn ngươi phải nhớ giùm ta một điều là Ta đã gửi người của ta ở lại phương này, sau này có việc cần dùng tới thì các ngươi liệu đó mà bàn tính ! Bọn Tuân úc nghe rồi quay ra cúng Tháo lui quân! Từ đó đến nay (208 - 2012) đã là 1804 năm có lẻ. Tính bình quân với 20 năm cho ra đời 1 thế hệ thì đến khi Chắn Thủ TÀO DUY MỘT bước chân vào Sân Đình có lẽ cũng đã là đời thứ 90 hay 91 rùi đó nhỉ . Hết tích! O-CE? Kính!
Cuộc sống như một ván cờ! Con Hậu bực bội nói với con Vua: "Này, tại sao tôi là người có quyền lực cao nhất ở đây, nhưng lũ quan lính kia lại cứ lăng xăng bảo vệ ông mà không thèm bảo vệ tôi thế hở?". Vua trả lời: "Trời ạ, khổ bà quá, bà vừa phải thôi, thì bà cũng thấy rồi đó, bà là người có quyền lực nhất ở đây chứ có phải tôi đâu? Bà gần như muốn đi đâu thì đi, trong khi tôi mỗi lần chỉ được nhích có một bước. Mà đường đường mang danh nhà vua, không có quyền lực thì ít nhất cũng phải được bảo vệ chứ! Mất tôi rồi thì coi như rắn mất đầu, trò chơi kết thúc mà!". Nghe thấy Vua và Hoàng hậu nói chuyện thế, con xe cũng quay sang con tượng: "Ờ, mà phải rồi, nghe hoàng hậu nói thế, tui cũng nghĩ sao tui với ông không hơn nhau cấp bậc là mấy, mà sao ông được đi đường xéo, còn tui chỉ được đi đường thẳng vậy? Thật không công bằng, tui khoái đi đường xéo hơn!". Tượng nhếch mắt: "Cũng không công bằng cho tui vậy! Tui thì cũng chỉ đi đường xéo được thôi, có đi được đường thẳng đâu, hay ho gì? Ông cứ làm như tui đi được như Hoàng Hậu không bằng!". Tới Mã khịt mũi: "Tụi bay thôi đi. Tụi bay được đi đàng hoàng vậy là sướng lắm rồi. Như tao lúc nào cũng phải canh đúng chữ L mà đi. Mệt thấy mồ, sao không tội nghiệp tao?". Xe và tượng cùng nhau lườm bọn Mã: "Mày là cái đứa duy nhất được nhảy qua đầu người ta, kể cả tụi tao, còn đòi gì nữa! Đúng là không biết điều!" Một con Tốt chịu hết nổi lên tiếng: "Mấy chú bác im đi cho các con nhờ. Bọn tui mới là những đứa thiệt thòi nhất đây nè! Đi thì cũng chỉ đi được có một hai bước về phía trước, đã vậy nhưng còn chả được ăn cái đứa đứng ngay trước mặt mình! Tức chết được! Mấy người thì cứ thay nhau mà được ăn quân địch, còn bọn tui thì cứ thay nhau bị đem ra làm vật hy sinh cho quân địch ăn. Đúng là thật không công bằng cho tụi này tí nào!" Mấy con Tốt kia nghe vậy đều đồng tình: "Phải đó, phải đó!". Bọn kia bắt đầu cãi lại: "Tụi này cũng bị hy sinh vậy! Mà mấy con Tốt của tụi bay là đông nhất rồi còn gì nữa! Đông nhất mà giá trị thấp nhất thì bị đem ra hy sinh trước là phải rồi!" Thế là cả đám quân cờ nhốn nháo, cãi vã lộn xộn cả lên. Cái bàn cờ nãy giờ nhẫn nhịn lắng nghe bọn quân cờ cãi nhau trên... mặt của mình, bây giờ ngáp một cái chán chường, rồi thở dài lên tiếng: - Đúng là một lũ ngốc nghếch! Mỗi đứa tụi bây đều có một đặc tính riêng. Không ai trong tụi bây hoàn hảo hết, nhưng nếu chỉ cần thiếu một đứa thôi thì cái bàn cờ này sẽ không hoàn thiện! Tụi bây sinh ra là để đi những bước riêng của mình, để biết tận dụng thế mạnh của mình trong mỗi ván cờ, chứ không phải để ghen tỵ với cái lợi của người khác mà không thấy được cái tốt của chính mình. Trong ván cờ nào cũng sẽ có những sự hy sinh, và những sự hy sinh ấy đều có mục đích. Vấn đề là sự hy sinh ấy được quyết định bởi một tay biết chơi cờ hay một tay không biết chơi cờ, và cái mục đích của nó có đáng hay không thôi. Nếu nó đáng, thì đằng sau một sự hy sinh là một mất mát và một thành quả, còn nếu nó không đáng thì sau sự hy sinh đó chỉ là một mất mát. Một tay cờ giỏi thì biết cái gì đáng giá để giữ lại và cái gì đáng phải hy sinh để đạt được một cái khác đáng hơn. Một tay cờ tồi thì đánh mất những quân cờ giá trị của mình mà không hề hay biết, bởi quá bận rộn nhắm đuổi con Vua của đối phương. Mất và được, đó là quy luật của trò chơi. Nhưng mỗi tụi bây đều là một phần của một bàn cờ hoàn chỉnh, và những bước đi của tụi bây đều là một phần của những ván cờ thú vị. Đó là sự hoàn hảo của cái không hoàn hảo. Bàn vừa nói xong, bỗng nhiên cả đám nghe Vua gằn giọng, với bộ mặt... của một người mới ngủ dậy: "Cãi xong chưa? Tụi nó chiếu tướng tao rồi kìa! Sướng nhá!"... (Nguồn)
ANTĐ - 300km của nghị lực và hy vọng! Đó là những vòng xe thẫm mồ hôi trên một con đường dài đầy khó khăn, vất vả nhưng ngập tràn tình người của cậu học sinh nghèo Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành, Nghệ An) để theo đuổi niềm đam mê được học tập, ước mơ giảng đường. Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động về niềm tin và lòng yêu thương. Thí sinh Nguyễn Văn Thuận xem lại bài sau khi thi xong môn hóa, môn cuối cùng trong kỳ thi Cuộc “Hành quân dã chiến” và những “kế hoạch” không thành Sáng 3-7, trên Quốc lộ 1A (đoạn thuộc thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có một cậu thanh niên đi xe đạp, mặt tái đi vì mệt mỏi vào xin nước uống và ngồi nghỉ nhờ ở nhà dân ven đường. “Sắp đến nơi rồi, cố lên!”, Thuận tự nhủ… Xét ở tiêu chí về thể lực, có lẽ Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn có thể được tuyển thẳng vào trường Sỹ quan Lục quân I (nơi em đăng ký dự thi). Xuất phát ở quê (huyện Yên Thành, Nghệ An) từ 1h trưa, đến 9h30 sáng hôm sau Thuận đã đến huyện Thanh Trì, Hà Nội. 300km đạp xe với chỉ một chai nước và vài cái bánh mỳ không. Lúc mệt thì dắt, đỡ mệt lại đạp. 30.000 đồng tiền dành dụm khi mang đi, đến Hà Nội vẫn còn tận… 10.000 đồng cho 2 ngày rưỡi ăn ở và lượt đi về. Trên đường đi, Thuận còn vạch sẵn một kế hoạch “tác chiến” rất cụ thể về nơi ăn, chốn ở khi đi thi tại Hà Nội. Rất đơn giản, ăn vẫn là bánh mỳ không, nước lọc uống hết thì xin, ở thì nếu có đình chùa nào gần điểm thi thì xin ngủ nhờ, không có thì ngay cổng trường thi, dưới cột đèn cao áp cũng là tốt lắm rồi. Thế nhưng “kế hoạch” đó đã không thành. “Sáng hôm đó, khi xuống địa bàn, gặp trường hợp của Thuận, biết hoàn cảnh và cuộc “hành quân dã chiến” của em, tôi quyết định sẽ giúp đỡ ngay để Thuận có thể đến địa điểm thi tận huyện Thạch Thất cho kịp giờ”, Đại uý Nguyễn Quốc Khánh, Công an phụ trách xã Liên Ninh (CAH Thanh Trì) cho biết. Được sự giúp đỡ tận tình của bà con và đặc biệt là đồng chí Trần Trọng Dực, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội là một người dân xã Liên Ninh, nên hai đêm qua Thuận được ăn nghỉ trong phòng trọ đàng hoàng. Chắc chắn đó là những giấc ngủ mà Thuận không thể nào quên. “Em quá may mắn khi gặp được bác Dực, chú Khánh, và cả những người mà em còn chưa biết tên trên đường em ra thi. Không có các bác, các cô, các chú cũng chẳng biết em còn sức mà làm bài nữa không”, Thuận cảm động khi nhớ lại những vất vả đã qua. Muốn đi thật xa trên đường đời “Quê em là vùng đất mà cứ nắng thì hạn, mưa lại ngập. Gia đình thuần nông, dưới em còn một em trai 8 tuổi nữa, cũng hoàn cảnh anh ạ. Bố mẹ không muốn em đi thi đại học vì nếu đỗ biết lấy đâu tiền mà học” - Thuận khẽ nói. Ấy vậy mà Thuận vẫn quyết phải thi đại học bằng được. Được sự động viên của thầy cô giáo, tự tin vào lực học của mình Thuận chọn trường Sỹ quan Lục quân I, vì nếu đỗ bố mẹ sẽ không phải lo học phí. “Nếu không đỗ, em ở quê kiếm việc gì làm phụ bố mẹ, vừa làm vừa ôn, năm sau nhất định phải thi tiếp vì chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” - Thuận nói, mặt rắn rỏi. Chắc chỉ có quyết tâm sắt đá ấy mới giúp cậu học sinh có vóc người nhỏ nhắn, hiền khô này đạp xe cả quãng đường dài đến thế. Sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Thuận vui vì làm bài tốt rồi lại vội vã trở về ngay. Có khác là lần này em về bằng ô tô. Đích thân Đại uý Nguyễn Quốc Khánh đưa em ra tận bến xe. Thuận run run tâm sự rằng cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng em sẽ nỗ lực để vượt qua tất cả bởi bên cạnh em luôn có sự thương yêu của gia đình, thầy cô, bạn bè, và em sẽ không đầu hàng trước những khó khăn nào để xứng đáng với tấm lòng của những người đã giúp đỡ em hết mình trên hành trình khó khăn đầu đời.
Hi hi ! Quả thật học sinh nghèo vượt khó rất quý ! Tự yên E lại nghĩ tại sao không có giải thưởng hay quà tặng gì cho học sinh giàu vượt khổ (cám dỗ) Nghèo thì phải phấn đấu điều này dễ hiểu , Còn giàu mà thành công cũng hiếm không kém đâu ạ . Giàu quá -> hay tự mãn và khi có chút ra đường dễ dính vào các tệ nạn -> Giàu mà thành công cũng rất khó -> đánh giá 1 tài năng chỉ nên dựa vào năng lực thực sự , không nên dựa vào hoàn cảnh và xuất thân chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
Cám dỗ = dòng đời xô đẩy = hoàn cảnh tạo nên em thế thôi các bác ơi! Vì vậy, nếu em có vào Vương vồ trộm con Gà rồi chạy thì mong các bác đại xá!
Tài năng thì không xét xuất thân Nhưng tính cách thì vẫn phải xét đấy ạ . Tính cách là do giáo dục và xã hội tạo thành Tài năng bắt được gà thì không xét , nhưng thói quen ăn chộm rồi chạy là phải xét nhé bác . Nhưng xét hoàn cảnh của bác lần đầu lên vương sắp đi xichlo may sao bắt được gà gỡ lại chút vốn -> AE đại xá thôi với lại bác là người có công nuôi gà từ lúc gà chưa nở -> không phải là ăn trộm mà là tài năng bắt gà chơi chắn online, đánh chắn online, http://sandinh.net/
VỊNH 8 Ông Giời rảnh chuyện ai ơiSinh ra lắm Mốt cho đời trái ngang Thứ nhất cái Mốt mặc sangThứ hai cái Mốt đi làm xe ngonThứ ba cái Mốt dùng PhoneThứ tư cái Mốt phải hôn gái sànhThứ năm cái Mốt trà chanhThứ sáu cái Mốt nổ banh đất trờiThứ bảy cái Mốt đi chơiThứ tám cái Mốt nghỉ ngơi có bồThứ chín cái Mốt tiêu tiềnThứ mười chưa thấy, xin mời các Anh ... Trái ngang thì mặc trái ngang Ông Giời thích thế, cả làng … ngủ ngon ! O-CE? KÍNH!
Làm trai rửa bát quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà tôi đây! Là đàn ông phải mê rửa bát Mê dọn nhà và háo hức sửa xe Làm đàn ông: Tựa cửa đợi vợ vềChạy thật nhanh ra đỡ làn, đỡ nónDịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngónHỏi nàng xem có uống nước cam không?Bưng trên tay một khay nhỏ màu hồngNước thật mát, khăn lau và xí muội Rồi trong khi nàng chân co chân duỗiVừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trangTa tung tăng vào bếp mở lànLấy các thứ bày ra bàn chuẩn bịNước tương này xếp vào ngăn gia vịHành tím này xếp vào giỏ đồ khôĐậu hủ đây thì thả vào tôCòn rau sống bỏ vào thau rửa sạchCá chép tươi còn đang phành phạchĐánh vẩy rồi ta lấy thớt raTay cắt vây, mồm lại hát caLàm việc nhà, đó là hạnh phúcBắc nồi lên tiện nay ta múcNước từ trong máy lọc lưng lưngBỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừngTa sẽ nấu một nồi canh lịch sửTrong khi đó vợ ta đang mặc thửChiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưaTa vừa khen, vừa nạo cùi dừaĐể rắc sẵn lên chén chè trôi nướcĂn cơm xong cho nàng dùng mát ruộtVà kèm thêm lát dưa hấu đẹp da Nồi canh sôi trong tiếng reo òaTa thả cá, rồi làm luôn món mặnMở tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặnRằng hôm nay nàng muốn ăn cuaRang với me, thêm dăm quả trứng rùaTa nhanh nhảu cho vào trong nồi hấpNhớ khi rang phải vặn cho lửa thấpCua mới ngon và mới vàng đềuĐang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?”Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷTa vội vàng chuẩn bị khăn bôngDầu gội đầu, kèm theo cái lược hồngMời nàng vào, không quên mở nhạcNàng bước vô, không hề kinh ngạcVì chuyện này đã quá thân quenTa nhanh tay mở khóa vòi sen Rồi sung sướng chạy ngay ra bếpVà vui mừng nhanh chóng xếp mâmCòn không quên mở lọ khế dầmCùng pha sẵn ly trà sâm thơm phứcNàng bước ra, khăn bông quấn ngựcNhư thiên thần sáng rực vẻ thanh caoKéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vàoKhen ta là chồng ngoan, chồng tốtTa ngây ngất không thốt được lời nàoTa gắp cho nàng thêm món đồ xàoNgắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mếnChính giữa bàn hai ngọn nến lung linhTỏa hào quang xuống góc nhà xinhHai tâm hồn trắng tinh hòa nhịpTa nhai vội để còn nhanh kịpVào trải giường và mở tivi Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thìMời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tậpNàng thong thả chiêu ly trà chống mậpTrước khi xem trai Hàn Quốc ung thưDưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừCòn xa xa ta hăng say rửa chénVừa rửa kỹ ta vừa nhìn lénThấy nàng đang khép mắt mơ màngVới lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàngBàn tay ta dịu dàng khe khẽRắc vào chăn một chút dầu thơmĐặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờmVặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước Ta kiểm soát cửa sau, cửa trướcDắt xe vô và cho chú mèo ănĐậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằnKiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiếnRồi vươn vai ta hùng dũng tiếnVô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm raCho ánh trăng xanh biếc ngọc ngàPhủ lên bóng nàng đang ngon giấcTa dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấcNói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đờiTa thiếp đi nơi chân giường mát dịu. (Nguồn)
Tại sao chó thích gặm xương?? (ĐVO) Nghe có vẻ buồn cười nhưng trên thực tế, đó là thắc mắc chưa từng có một câu trả lời cụ thể. Mới đây, các nhà khoa học cho biết họ đã tìm ra lý do tại sao loài chó lại thích ăn thịt và gặm xương. Khoảng 8 triệu năm trước, những con chó cổ đại sống theo hình thức bầy đàn. Sự phát triển của hàm răng chính là yếu tố đưa chúng tiến hóa thêm 1 bước thành chó sói hiện đại và cuối cùng trở thành vật nuôi trong gia đình như ngày nay. Trong 1 cuộc hội thảo vừa qua tại Ottawa, Canada, Tiến sĩ Joao Munoz-Doran và nhóm cộng sự đến từ Đại học Quốc gia Colombia đã nghiên cứu và xây dựng “cây gia phả” của gia đình nhà chó với các mối quan hệ giữa hơn 300 loài. “So sánh chế độ ăn, chúng tôi phân chia chúng thành 3 nhóm: động vật ăn thịt hoàn toàn, động vật có chế độ ăn trên 70% là thịt (gọi là hypercarnivores) và động vật ăn tạp (ăn cả thịt và rau củ quả). Tổ tiên loài sói hiện đại thuộc nhóm hypercarnivorous”, Munoz-Doran nói Phân tích của các chuyên gia cho thấy đặc điểm hộp sọ giúp phân biệt một con sói (cơ hàm chắc khỏe, răng nanh lớn và nhọn) dần phát triển kể từ khi tổ tiên của chúng bắt đầu tập quán săn mồi theo nhóm cách đây 8 triệu năm, tạo ra không ít áp lực chọn lọc tự nhiên lên hình dáng hộp sọ qua nhiều thế hệ. Theo đó, ở những con vật có răng lớn và hàm khỏe, tỷ lệ săn mồi thành công là khá cao. Cho nên, để tồn tại, kiểu gene quy định đặc điểm này cũng như sức mạnh cơ bắp (đặc biệt là cơ miệng) đã được giữ lại rồi truyền cho các thế hệ sau. Cùng với thời gian, chúng dần thích nghi và trở thành nhóm hypercarnivorous. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng chó nhà có nguồn gốc tiến hóa rất tốt, mang lại cho chúng khả năng nghiền nát những mẩu xương một cách dễ dàng mà không gặp chút khó khăn nào.
Hôm nay, thứ 6 ngày 13! Thứ Sáu ngày 13 bị nhiều người khắp nơi trên thế giới coi là ngày tồi tệ nhất. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều lĩnh vực. Dưới đây là những điều thú vị về con số 13. 1. Năm nay, ngày 13 rơi vào Thứ Sáu 3 lần đó là vào tháng 1, tháng 4 và tháng 7. Những ngày này cách nhau đúng 13 tuần, điều đã không xảy ra kể từ năm 1984. 2. Năm 2015 sẽ là năm tiếp theo ngày 13 rơi vào Thứ Sáu 3 lần giống năm nay: đó là vào tháng 2, tháng 3 và tháng 11. 3. Thứ Sáu ngày 13 được cho là có liên quan đến những điều không may mắn xuất phát từ Kinh Thánh. Vị khách thứ 13 trong Bữa Tiệc Cuối Cùng đã phản lại Chúa khiến người bị đóng đinh trên cây thánh giá vào đúng Thứ Sáu. 4. Khách sạn và bệnh viện khắp nơi trên thế giới không có tầng thứ 13 và thậm chí sân bay cũng không có cổng thứ 13. 5. Thứ Sáu ngày 13 tháng 10 năm 1307, vua Philip IV của Pháp đã cho quân tàn phá nhà của hàng ngàn lính Thập Tự Chinh, bỏ tù họ khiến hàng trăm người chết vì bị tra tấn dã man. 6. Nhà làm phim kinh dị nổi tiếng người Anh Alfred Hitchcock được sinh ra đúng ngày 13 Thứ Sáu . Bộ phim đầu tay của ông “Số 13” đã không thể thực hiện do vấn đề tài chính. 7. Tổng thống Franklin D. Roosevelt không bao giờ đi đâu vào ngày thứ 13 và không mời 13 khách đến một bữa ăn. Napoleon và tổng thống Herber Hoover cũng mắc hội chứng triskaidekaphobic. 8. Đại văn hào Mark Twain đã từng là vị khách thứ 13 của một bữa tiệc tối. Một người bạn cảnh báo ông không nên đi vì họ chỉ có thức ăn đủ cho 12 người. 9. Giới chứng khoán ở phố Wall không giao dịch vào ngày này. 10. Thứ Sáu ngày 13 cũng được xem là ngày đen đủi của các hãng hàng không. Ước tính ngành này thiệt hại khoảng 900 triệu USD do khách hàng không dám bay. 11. Tuy nhiên, đối với những người không mê tín, 13 lại thực sự là một con số may mắn. Nó tương ứng với số lượng đầy đủ của mặt trăng trong một năm. (Nguồn) CHÚC MỌI NGƯỜI CHƠI CHẮN HÔM NAY GẶP NHIỀU MAY MẮN!
(Thơ tình): Người đến sau "Cũng đành xin làm người đến sauĐể nghe niềm đau phía trướcTình như chiếc môi dịu ngọtTreo hờ hững trên cây hoang đường" Câu hát ấy trong bài ca tôi thuộcMà nghe sao giống bản thân mìnhTình yêu ơi, một lần nữa vô tìnhCho kẻ đến sau ngậm ngùi cay đắngMột câu thôi làm hồn tôi chết lặng***"Xin lỗi em, anh có bạn gái rồi"Nhân thế ơi, người đó chẳng phải tôiQuay mặt đi tuôn lệ trào khóe mắtSống mũi cay và niềm vui đã tắtTôi bước về một phía không anhCố quên đi bao mộng ước không thànhĐể thôi khóc, thôi buồn, thôi nhung nhớTình yêu ơi, một lần tôi đã lỡKhông chạm được vào cửa ngõ trái timBởi trong anh đã có một bóng hìnhTôi với anh có duyên mà không phậnKhẽ mỉm cười, gật đầu xin chấp nhậnTôi sẽ quên để thanh thản cuộc đờiMong cho anh luôn cười nhé anh ơiChúc anh bên người anh yêu hạnh phúc. .
Thề non nước (Tản Đà) Nước non nặng một lời thề, Nước đi, đi mãi, không về cùng non. Nhớ lời “nguyện nước thề non”, Nước đi chưa lại non còn đứng không. Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non thời nhớ nước, nước mà quên non. Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non, còn nước, vẫn còn thề xưa. Non xanh đã biết hay chưa? Nước đi ra bể lại mưa về nguồn. Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi. Nước kia dù hãy còn đi, Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui. Nghìn năm giao ước kết đôi, Non non nước nước không nguôi lời thề.
???đọc Ăn rau không chú ơi? Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy. - Ăn hộ tôi mớ rau...! Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã. - Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt. - Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn! Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà: - Rau này bà bán bao nhiêu? - Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ. Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ. - Sao chú mua nhiều thế? - Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy! Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui. Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ... -Nghỉ thế đủ rồi đấy! Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ. Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ. Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế. Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện. Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo: - Bà bán rau chết rồi. - Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi. - Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác. - Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh. Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi. Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!