[Chắn - Express] Blog sân đình

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 7/2/12.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Đàn ông tồi và phụ nữ hư

    Dẫu đàn ông tồi đến cỡ nào, thì cũng sẽ có những phụ nữ yêu họ. Dẫu phụ nữ hư đến mức nào, thì cũng sẽ có đàn ông yêu họ - Tất cả chỉ là vì: Phụ nữ muốn thay đổi những người đàn ông tồi và đàn ông muốn chinh phục những người phụ nữ hư.

    ***

    Phụ nữ hư, là do đàn ông dạy họ hư; đàn ông tồi là do phụ nữ chiều chuộng để họ trở thành người tồi.

    Người đàn ông tồi có thể kích thích bản năng làm mẹ và sự hoang dã của người phụ nữ.

    Người đàn ông càng tồi tệ bao nhiêu, phụ nữ càng cảm thấy họ thiếu thốn tình yêu bấy nhiêu, thế là họ muốn dùng tình yêu của mình để cảm hóa đàn ông.

    Mỗi người phụ nữ đều luôn tự cho rằng chi có duy nhất mình họ có thể thay đổi một người đàn ông tồi tệ. Đàn ông càng không chịu hợp tác, thì phụ nữ lại càng không từ bỏ. Đàn ông đuổi họ đi, họ nhất định không chịu đi, họ tưởng rằng khi người đàn ông tồi tệ bị mất họ, thì anh ta sẽ càng trở nên đáng thương.

    Họ không hề biết rằng, trong mắt người khác, chính họ mới là kẻ đáng thương nhất.

    Đàn ông xấu lầm đường lạc lối, làm trái đạo lý, phóng túng bất kham, khi một phụ nữ bình thường nào đó gặp phải anh ta, họ mới hiểu được mặt tối của thế giới. Hóa ra ngay cả tình yêu mà cũng có thể tàn khốc, hung hãn, dã man, bán rẻ, phản bội... đến mức như thế, thực sự quá mức tưởng tượng. Người đàn ông tồi là chất gây hưng phấn của họ, họ dần dần không còn phân biệt được đâu là tốt đâu là xấu nữa, họ chỉ chạy theo những phút giây hoan lạc ngắn ngủi mà thôi.

    Phụ nữ hư có thể làm cho tính đàn ông và cảm giác anh hùng của người đàn ông được thỏa mãn.

    Đàn ông đều là những người thuần thú, họ thu phục những phụ nữ khó huấn luyện và hoang dã. Cái hư của người phụ nữ là gian xảo, thâm hiểm, lộng hành, phóng đãng. Đàn ông muốn thu phục họ hoặc phải là những người còn gian xảo và thâm hiểm hơn họ, khiến họ phải đầu hàng, hoặc là những người tốt bụng, thật thà, biết yêu thương và biết tha thứ, để họ dần dần tình ngộ, hiểu rằng trên đời này vẫn có những người đàn ông tốt.

    Đàn ông cũng muốn làm anh hùng, nhưng phụ nữ hư lại luôn khiến người ta phải liên tưởng đến chuyện thể xác, họ rất phóng túng, rất nhiều đàn ông muốn lên giường với họ.

    Và anh hùng muốn cứu vớt một đóa hoa bị dập vùi dưới biển, dùng tình yêu để cảm hóa họ, dùng ái ân để chinh phục họ, khiến họ từ nay về sau sẽ chi chung thủy với một người đàn ông mà thôi.

    Nếu có tình yêu, thì phụ nữ hư sẽ trở nên ngoan ngoãn, còn đàn ông tồi sẽ trở nên càng tồi hơn, bởi tình yêu của đàn ông là sự điều khiển, tình yêu của phụ nữ là sự nuông chiều.



    (Trích "Tuyển tập tản văn hay" - Trương Tiểu Nhàn)
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMạnh Đức thích điều này.
  2. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    LƯỜI YÊU!

    Lười yêu, ta chỉ muốn quanh quẩn với bạn bè, lê la ăn uống, tìm quên trong cà phê, thậm chí là bia rượu. Tự thấy cuộc sống như vậy có vẻ đủ rồi, không cần thêm.

    Sáng tối tự đi tự về không cần ai đưa đón, lúc buồn ngồi gõ gõ viết viết chẳng cần nhõng nhẽo với ai. Bỗng thấy mình mạnh mẽ lên nhiều!

    Thật đấy!
    Lười yêu, không phải không có cảm giác với ai, hay không có ai yêu mình. Mà bởi đã nhìn tình yêu bằng một đôi mắt khác. Không phải những buổi chiều mưa, con đường, tiếng hát; không phải nụ cười trong bữa ăn nấu cùng nhau; càng không phải góc quán quen hò hẹn, nhìn nhau là đã thấy hạnh phúc… Mà, tình yêu là chờ đợi, là nỗi buồn giấu kín, là chịu đựng, là tổn thương, là đau, là chia ly. Nhìn đâu cũng thấy buồn thấy khổ – lười yêu là phải rồi!
    Lười yêu, ta chỉ muốn quanh quẩn với bạn bè, lê la ăn uống, tìm quên trong cà phê, thậm chí là bia rượu. Tự thấy cuộc sống như vậy có vẻ đủ rồi, không cần thêm. Sáng tối tự đi tự về không cần ai đưa đón, lúc buồn ngồi gõ gõ viết viết chẳng cần nhõng nhẽo với ai. Bỗng thấy mình mạnh mẽ lên nhiều!
    Lười yêu, sống thoáng ra thì đã sao? Hư hỏng trong nguyên tắc của bản thân thì đã sao? Bởi lười yêu nên chẳng cần phải thật tốt để gây ấn tượng với ai. Chẳng cần phải nết na thùy mị, chẳng cần phải nấu ăn cho ngon hay phải biết cắm hoa thêu thùa… Cũng khỏe phết!
    Lười yêu – đôi khi cũng thấy chán. Chẳng có ai bên cạnh mỗi lúc yếu mềm, chẳng có cái ôm vỗ về ấm áp, cũng chẳng biết gọi ai khi gặp khó khăn nguy hiểm. Chẳng thể có được cái cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, chẳng biết bao giờ trái tim lại đập rộn ràng, lý trí mới lại thổn thức, chẳng thể nếm cái hương vị yêu thương bằng ánh mắt, nụ cười… Nhưng chán còn đỡ hơn cái nỗi buồn âm ỉ. (Tất nhiên, Tình yêu không phải lúc nào cũng buồn; đó chỉ là cách ngẫm chủ quan). Sẽ không phải quan tâm đến từng bữa ăn giấc ngủ của ai, không phải âm thầm nén đi cái tôi của mình, không hờn ghen không oán trách, không phải đau phải khóc, không tổn thương! Mọi thứ thật bình yên biết bao… Lười yêu để tránh cái “hạnh phúc đi đôi đau khổ” và chọn cái bình yên. Lựa chọn đâu có lỗi?
    Thế nhưng…
    Sẽ khó khăn biết bao khi đối diện với tình cảm của ai đó. Chân muốn bước tới mà lòng thì níu lại. Không phải lòng không yêu thương mà vì chẳng còn lòng tin vào hạnh phúc, cũng không tin vào bản thân mình đủ sức giữ lấy nó. Sợ tổn thương, sợ khổ sợ buồn, sợ đổ vỡ. Không tin nên lười yêu, sợ nên lười yêu. Nhưng nếu cứ như vậy thì làm tổn thương người khác… Không bắt người ta chờ đợi, nhưng nếu họ quay đi thì cũng buồn. Chắc do bản thân ích kỷ quá… Không cố gắng huyễn hoặc tình cảm của bản thân mà cho mình cơ hội và thời gian để… yêu lại.
    Mà suy cho cùng, vẫn lười yêu…
    Bởi sợ quan tâm người ta không đủ đầy, yêu thương không nhiều để chấp nhận hay sửa đổi, không đủ tốt để tự tin…; trong thâm tâm rất sợ làm tổn thương mình và tổn thương người.
     
  3. a0988508686

    a0988508686 Dân đen

    cả năm nay đánh chắn đen vãi. mọi năm còn được đỏ tài khoản lên đến gần +- 1 tỷ. năm nan chơi chưa lần nào lên đến 500 đen thế là sao các bác mod yêu ơi. có cách nào hên hơn tý không bảo rùm tôi với... hihihi
     
  4. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    (VnEconomy) Trăm năm phở Việt

    Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động hào hùng.

    Phở không chỉ còn đơn thuần là một món ăn khoái khẩu mà thực sự đang trở thành “đại sứ ẩm thực” góp phần vinh danh văn hóa Việt trong lòng bạn bè quốc tế. Phở đã được người đời ca tụng bằng đủ các hình thức nghệ thuật: thi văn, hội họa, phim ảnh, kịch nghệ. Một món ăn đầy ắp “bóng dáng, hương vị quê hương”!

    Phở "thực lục"

    Khoảng năm 1908-1909 có khá nhiều tuyến tàu thuỷ chạy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, đi Nam Định, đi Phủ Lạng Thương. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông, song món “xáo trâu” được ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ Ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua các đô thị khác.

    Rầm rộ nhất có lẽ là thành Nam nhằm phục vụ công nhân nhà máy dệt mới mở hồi cuối thập niên 20 thế kỷ trước, đến nỗi nhiều người ngộ nhận, muốn gán cái vinh hạnh “nơi khai sinh ra phở”cho Nam Định. Theo các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành mạn tây bắc hồ Gươm, song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm.

    Danh từ phở được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam từ điển (trước 1930) do Hội Khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Nhà thơ tài hoa Tản Đà trong bài “Đánh bạc” (1905-1907) đã viết “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ”. Ông đã gọi nhục phấn là nhục phơ... và là nhân chứng cho cách gọi “phấn thành phơ”. Sau dân chúng đổi thành phở lúc nào không hay.

    Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn đã khẳng định khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hàng “quốc hồn-quốc túy” trong nền ẩm thực Việt. Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 Hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”.

    Các cửa hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến một quán phở Tầu bán cả đồ xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ và quán Cát Tường chủ người Việt chuyên bán phở bò ở số 108 phố Cầu Gỗ. Năm 1918 xuất hiện thêm hai quán phở hàng đầu khác, một ở Hàng Quạt, một ở phố Hàng Đồng trong khu 36 phố phường cổ đất Hà Thành. Phở Trưởng Ca số 24 phố Hàng Bạc từng là một quán phở sớm nổi danh ngay từ thời đầu có phở. Cuốn biên niên sử “Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20” cho biết “Đền thôn Dũng Thọ... còn gọi là đền Trưởng Ca tên một người vừa làm từ coi đền vừa làm nghề bán phở”. “Đình Phở” này bán tới 4 giờ sáng hàng ngày.

    Chỉ trong một thời gian ngắn, cửa hàng phở mở thêm nhiều và đến khoảng năm 1930 hàng phở đã lan tràn khắp phố phường. Thoạt đầu chỉ bán phở chín, sau các hàng phở sáng tạo thêm phở tái và được nhiều người hưởng ứng chấp nhận, chính thức khai sinh thêm một kiểu phở mới. Song phải từ sau 1954, phở tái lấn dần phở chín chiếm lấy vị trí chủ soái.

    Khoảng dăm năm sau khi ra đời, nhiều ông chủ phở không ngừng tìm tòi sáng tác “món phở cải lương” muôn màu muôn vẻ. Đầu năm 1928 ở con phố mang tên thực dân Đồ Nghĩa Phổ (Jean De Puis), nay là phố Hàng Chiếu, cho ra đời món phở có vị húng lìu, dầu vừng, đậu phụ. Anh Phở Sứt chế ra ngón phở giò (thịt bò cuốn lại như dăm bông thái mỏng lừng lát như khoanh giò), Phở Phủ Doãn nhỏ thêm giọt cà cuống, cái hương vị từng làm thăng hoa “anh bún chả”, “bác bún thang” tới cái đỉnh tuyệt trác lại có vẻ giết chết vị của phở. Nhìn chung trường phái “phở cải lương” đều sinh non chết yểu không thọ với thời gian, song cũng vương vấn đôi nét mờ nhạt trong cuộc hành trình 100 năm của phở.

    1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày là thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán, các tiệm phở đành bó tay! (Cũng nên nhớ rằng lúc này tủ lạnh chưa ra đời). Chưa rõ vì sao có sự cố này? Song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến do trâu bò vẫn là sức kéo chính của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Song giới hâm mộ phở không thể thiếu nó dù chỉ một ngày! Để đáp ứng thịnh tình ấy, một số quán xoay sang thử nghiệm món phở gà.

    Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1930). Phở sốt vang, một sản phẩm thử nghiệm của giao lưu ẩm thực Á-Âu khá thành công. Thịt bò thái miếng vuông ướp và hầm với rượu vang chan lên bánh phở. Gia vị châu Âu kết hợp với gia vị châu Á cho phở sốt vang một hương vị là lạ không món nào có được. Tuy không phổ biến nhưng loại phở này đã khẳng định được vị trí trong “menu phở”, ít nhất cũng đã trên 50 năm trải nghiệm.

    Kháng chiến bùng nổ, cả dân tộc tản cư về nông thôn và phở gánh cũng lên đường cùng cộng đồng dân tộc. Cuộc trường chinh ấy mang lại cơ hội để phở phát tán len lỏi, xâm nhập tới mọi nẻo nơi thôn dã Việt Nam. Trong vùng tự do có phở Giơi, phở Đất chất lượng không thua phở trong thành. Vùng căn cứ địa có phở cơ quan.

    Phải chờ đến năm 1954, theo chân những người Bắc di cư, mở ra cuộc “nam tiến lần thứ nhất” đại quy mô của phở Việt. Từ đây mốc son chính thức mở màn cho sự bành trướng của phở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi của vùng đất phương Nam thể hiện ngay trong phở: thêm giá sống, rau thơm, húng quế, ngò gai cho bỗ bã mát ruột, thêm sắc ngọt của đường và các vị tương đen, tương đỏ của người Hoa.

    Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào Nam lập nghiệp trong cơ hội lịch sử này trong đó có phở “Tàu bay”. Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950 (chưa có tên) ở Hà Nội khi di cư vào Nam, được người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay, ông rất thích nên thường xuyên đội nó, khách thấy lạ, gọi ông “Tàu bay” rồi thành tên quán.

    Hiệu phở Nam nổi tiếng Sài Gòn phải điểm danh phở Hoà-Pasteur. Ban đầu lúc ra đời khoảng năm 1960, tiệm mang tên Hoà Lộc, sau khách truyền nhau giảm bớt chữ Lộc chỉ còn lại phở Hoà: Gọn dễ nhớ đúng theo qui luật bất thành văn về loại tên “nhất tự” đặc thù của phở. Đáp ứng thói quen mạnh mẽ, khoáng đạt của hậu duệ lớp người từng khai hoang mở cõi, phở tàu bay, ôtô, xe lửa lần lựợt ra đời.

    Cái thủa ăn “phở không người lái” để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm tưởng nhiều thế hệ người Việt. Phở Thìn Bờ Hồ là điểm lựa chọn của nhiều người. Ăn phở Thìn phải xếp hàng, trả tiền trước và tự phục vụ. Bù lại, ông chủ luôn miệng kể chuyện thời sự như một chương trình phát thanh miễn phí. Năm 1949 vì hoàn cảnh ông Thìn phải bôn tẩu lên Hà Nội chọn kiếm sống bằng gánh phở lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm Thủ đô. Dần có uy tín, năm 1955 ông quyết định dừng chân mở quán ở 41 đường Đinh Tiên Hoàng đối diện đền Ngọc Sơn và sống chết với Thủ đô. Ông có chín người con, có tới 5 đứa kế nghiệp ông mở quán đều mang tên “phở Thìn”.

    Phở lầm lũi cùng dân Việt qua suốt thời kỳ gian khó và năm 1975 hoà vào niềm vui thống nhất bất tận của dân tộc, phở lại đồng hành mở cuộc “nam tiến thứ hai”. Từ đây hậu duệ của phở Thìn, phở gia truyền Nam Định, phở Lò Đúc, phở Bắc Hải, phở Hàng Nón... chính thức chinh phục đất phương Nam trên từng cây số.

    Sau 1975 cũng là một trang sử mới, mở đầu thời kỳ toàn cầu hoá của phở. Trước tiên, do hoàn cảnh, thời thế, thế thời phải thế. Phở lên tầu cùng các cư dân vượt biên dấn thân vào trường chinh ly hương. Phở sang kinh đô ánh sáng Paris hoa lệ, trú ngụ quận 13. Phở sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp. Cả một “tiểu Sài Gòn" di cư sang đất Mỹ mà không có phở thì thật phi lý. Rồi dần dần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xichlo xứ sở sương mù, phở chợ Sapa ở Cộng hòa Séc...

    Phở thời @

    Chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế Việt Nam cất cánh và hội nhập cùng thế giới. Từ sau năm 2000, bỗng xuất hiện các “nàng Phở” thời @ mơn mởn sức xuân, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ánh sáng trang nhã, đèn màu kiêu sa, bảng hiệu đồng nhất cho cả hệ thống của Phở 2000, Phở 24, Phở 5 sao, Phở Việt ở Tp.HCM, Phở Vuông ở Hà Nội rực rỡ trên những con đường. Đặc biệt, yếu tố vệ sinh thực phẩm là không thể thiếu ở những “nàng phở thời @”.

    Món phở Việt đã được gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000. Đại diện nặng kí nhất cho phở thời @ chính là Phở 24. ánh sáng có gu, trang trí nội thất lịch lãm, máy lạnh mát rượi, các đầu bếp nấu phở đội mũ mặc áo trắng toát khả kính như các vị giáo sư đại học. Ra đời năm 2003 ở Tp.HCM, Phở 24 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lan toả ra Hà Nội, rồi Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, tới nay có chuỗi hàng chục cửa hàng bề thế. Phở 24 còn bành trướng sang Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, Mỹ và sắp tới sẽ là Âu châu.

    Hành trình xuyên thế kỷ của phở đã được các bậc trưởng lão làng phở tổng kết: giai đoạn 1908-1930 xuất hiện và định hình món phở; 1930-1954 phở phát triển và đạt đến đỉnh cực thịnh. Giai đoạn 1954- 2000 ghi nhận một thời kỳ đầy biến động mang lại cho phở dung mạo đa sắc như tấm kính vạn hoa. Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ của thế hệ phở @ chính thức đánh dấu thời kỳ hoà nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt.
     
  5. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

  6. bao_h_lay_ck X_X

    bao_h_lay_ck X_X Lý trưởng

    KHÓ KHĂN THẾ SAO MỘT VỊ TRÍ TRONG LÒNG ?
    Thương nhớ ai đó đôi khi đem lại cảm giác thật tồi tệ, và càng đắng nghẹn hơn khi biết rằng ta chẳng có chỗ đứng nào trong trái tim của họ dù là nhỏ nhoi nhất.
    Ta cứ ngồi đó và chờ đợi, nhưng rồi bàng hoàng nhận ra rằng, ta đang trong vô vọng bởi lẽ nếu người thực sự có tình cảm họ đã không để bản thân người mình trân trọng phải cất công kiếm tìm và đợi mong những điều giản dị mà những người yêu nhau hoàn toàn có thể dành cho nhau.
    Ta luôn tìm lý do để bao biện cho sự thờ ơ của ai đó, mà quên mất câu trả lời đã quá rõ ràng: trong lòng người ta đã không còn dành vị trí cho mình.
    Đôi khi người ta cứ cố tình phủ nhận lại thực tế cay nghiệt, vì không muốn phải đối mặt với nỗi cô đơn. Thà tin rằng ở đâu đó trên thế giới đang có ai đó thuộc về mình. Mù quáng và tự khiến bản thân hạnh phúc trong cô đơn với thứ ảo ảnh tự vẽ ra.
    Sự im lặng của người ta yêu khiến cho bản thân không thể nói lời chia tay khi chưa thoả đáng, nhưng cũng không thể tiếp tục với sự thờ ơ nối tiếp tháng ngày. Dứt khoát thì không đủ can đảm, tiếp tục lại khiến cho mối quan hệ chìm ngập trong mỏi mệt.
    Một ngày có 24h, một năm có 365 ngày, nếu thực sự ai đó là cả thế giới, thứ họ không bao giờ để lãng phí, đó là thời gian ở bên cạnh bạn.
    Một mối nhân duyên không nên tồn tại khi vị trí trong lòng nhau không còn.
    Đau đớn và kiệt cạn những tâm tư khi biết rằng chúng ta chỉ như những kẻ chưa từng ràng buộc. Và gượng đắng nhìn về phía trước khi đã không còn thấy chung một lối hẹn hò.
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMạnh Đức thích điều này.
  7. hoangkhaisale01

    hoangkhaisale01 Dân đen

    Cám ơn rất nhiều vì bạn đã chia sẻ
     
  8. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Từ thiện chỉ là một phiên bản tối giản của lòng tốt!


    Nếu bạn có lòng tốt, bạn đã có tất cả



    Huyền Thanh | ĐKN24/01/2020


    Lòng tốt là phẩm chất cao quý nhất, giản dị nhất, nguyên thủy nhất và thuần khiết nhất ẩn sâu bên trong mỗi người.


    “Xuân có hoa, thu có trăng, hạ có gió, đông có tuyết”. Bất kể mùa nào, lạnh hay nóng, tuyết hay mưa đều mang vẻ đẹp riêng. Mà vẻ đẹp thực sự trên thế giới này không chỉ là trăng, hoa, gió, tuyết của thiên nhiên. Sự thiện lương mang lại cho con người trí tuệ, tình yêu, lòng khoan dung, độ lượng… Đó là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Trong hàng ngàn năm, qua những thăng trầm của gió mưa, cuối cùng ánh mặt trời vẫn mang đến cho thế gian sự ấm áp.

    Ở Trung Quốc có một câu nói: “Nhà nhà có Quan Thế Âm, nơi nơi có Phật bảo hộ”. Cho dù bạn có tin vào Thần Phật hay không, Quan Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà vẫn được thờ cúng trên khắp vùng đất Trung Quốc. Đặc biệt, Quan Âm Bồ tát được kính ngưỡng ở khắp Đông Nam Á và trên toàn thế giới vì lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của Bà.

    Không ai có thể phủ nhận rằng lòng tốt là một loại vẻ đẹp. Giống như mọi người nghĩ về Bồ Tát Quan Âm, khuôn mặt từ bi của Bồ Tát sẽ xuất hiện trong tâm trí họ, khiến trái tim họ tràn đầy sự bình an và thanh thản. Đây là sức mạnh mà lòng tốt mang lại. Không cần ngôn ngữ hoa mỹ, quần áo sang trọng hay địa vị cao sang, ánh sáng tỏa ra từ lòng tốt đủ khiến mọi thứ trên thế giới trở nên mờ nhạt.

    Lòng tốt là trách nhiệm của tất cả chúng ta, không kể giàu sang, ngoại hình, địa vị, cũng không kể đến danh tính hay tuổi tác. Chăm sóc người già, nuôi dưỡng con trẻ, giúp đỡ người khó khăn và quan tâm tới người khác là trách nhiệm ai cũng cần gánh vác.

    Lòng tốt cũng là một nghĩa vụ. Khi ai đó cần sự giúp đỡ của chúng ta mà chúng ta có khả năng, thì giang tay giúp đỡ cũng là một nghĩa vụ, không phân biệt người thân, bất kể tuổi tác hay nghề nghiệp. Một người ăn xin vẫn có thể vứt vội bát cơm xin được của mình để kịp đỡ cụ già bị ngã. Những người còn trẻ và khỏe mạnh thì giang tay giúp đỡ người khác là điều đương nhiên. Giúp được việc gì thì giúp, đừng lo lắng những rắc rối sẽ xảy ra. Chỉ cần tự mình không hổ thẹn và bằng sự chân thành, chúng ta có thể đường hoàng đối mặt với các vấn đề gặp phải. Đừng bao giờ từ bỏ cơ hội để thể hiện lòng tốt.

    Lòng tốt còn là biểu hiện của lương tri. Nhân chi sơ tính bản thiện. Lòng tốt luôn ở sâu thẳm trong trái tim của mọi người. Ngay cả một người làm nhiều việc xấu xa, có lẽ vẫn còn lương tri ở một vài khía cạnh, trong một vài mối quan hệ. Cho dù anh ta là loại người nào, cũng sẽ cảm thấy tội lỗi khi làm tổn thương một người đặc biệt nào đó với mình.

    Lòng tốt là một hình thức tu luyện. Đừng thúc giục người khác phải làm việc tốt, và đừng lấy sự thờ ơ của người khác làm lý do từ bỏ lòng tốt của mình. Tử tế là một sự tu dưỡng. Để có thể luôn lấy lòng tốt đối đãi với mọi người, chúng ta cần từ bỏ một số sở thích riêng, cần hy sinh về vật chất hoặc tinh thần, cần học cách khoan dung, học cách thấu hiểu và cống hiến. Đây cũng là một cách làm thăng hoa cuộc sống của chính mình. Trong cuộc sống, dịu dàng hơn, bao dung hơn, dành cho nhau nhiều nụ cười hơn, sự tu dưỡng xuất phát từ nội tâm của một người tạo nên sự quyến rũ cho người đó.

    Lòng tốt thắp lên niềm tin. Cổ nhân nói rằng, một người tốt, ngay cả khi bị dồn đến đường cùng, cuối cùng anh ta sẽ tìm ra một con đường chính đạo. Khi chúng ta đang chìm trong nỗi đau, khi chúng ta vướng vào những rắc rối, hay lang thang trong sự hoang mang của cuộc sống, hãy tin vào sức mạnh của lòng tốt và tin rằng lòng tốt sẽ đưa chúng ta ra khỏi màn sương. Dù xảy ra bất kể điều gì, hãy lấy lòng tốt làm niềm tin và sự tốt đẹp làm tiêu chí sống. Hãy là một người tốt. Sau đó, dù bạn có lựa chọn gì đi chăng nữa, bạn sẽ không đi chệch khỏi tọa độ của cuộc sống. Nó sẽ không gây hại cho người khác, cũng sẽ không gây ra sự hối tiếc cho chính mình.

    Lòng tốt đem lại niềm vui. Niềm vui của cuộc sống là cho đi nhiều hơn những gì nhận được. Những đòi hỏi mù quáng thường mang lại nhiều rắc rối cho chính bạn. Vì có lòng tốt, tôi chưa bao giờ làm tổn thương người khác, vì vậy tôi chưa bao giờ làm tổn thương chính mình. Vì có lòng tốt, chúng ta đã tránh xa sự thù hận, tranh chấp và nỗi đau, vì vậy chúng ta cảm nhận được nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống. Vì có lòng tốt, chúng ta biết cách cho đi vô tư, để dành được sự trọn vẹn và tinh khiết của tâm hồn. Lòng tốt là phương châm sống và đích đến của tâm hồn.

    Lòng tốt là niềm hy vọng. Có lẽ chúng ta đã trải qua nhiều bão giông của cuộc đời và cũng đã nhìn thấy nhiều mặt tối của xã hội. Do đó, những người tự coi mình là “thông minh” đã dùng sự thờ ơ để “tự bảo vệ” chính mình và coi lòng tốt là ngu ngốc. Họ lạnh lùng với những khó khăn và khổ đau của người khác. Và trái tim thờ ơ này không chỉ mang lại sự lạnh lẽo cho thế giới mà còn mang lại sự cô đơn và mong manh cho chính mình. Nó khiến trái tim bạn cằn cỗi như sa mạc vậy.

    Những gì thế giới cần không phải là sự thờ ơ, cũng không phải sự tổn thương. Thế giới cần sự ấm áp, lòng tốt và sự tử tế. Những điều ấy ở trong trái tim mỗi người, là nền tảng cốt lõi của xã hội và hy vọng của nhân loại.

    Lòng tốt là năng lượng tích cực của cuộc sống, một sức mạnh có thể phá tan mọi khó khăn cản trở. Nó có thể hóa giải mọi mâu thuẫn và xích mích, có thể mang lại hòa bình và hạnh phúc, làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

    Dù có trải qua bao nhiêu gió mưa và băng giá, lòng tốt trong mỗi người vẫn sẽ như mặt trăng đêm rằm, luôn tỏa ra ánh sáng dịu dàng và trong trẻo./.




     
    pdhien thích điều này.