[Chắn - Cười] Truyện hài hước dân gian...

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi Lều anh Chí, 10/7/12.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Cấu đối có chí khí

    Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :

    - Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
    Ðứa học trò chí khí đối lại liền :
    - Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
    Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.

    Trả ơn con lợn

    Có hai anh kết nghĩa đen sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp.Năm bảy phen nhứ thế, anh này giận lắm.
    Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào. Vào đến nơi, quan chào hỏi cồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.
    - Tao trả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt ban cũ!

    Trung thần nghĩa sĩ cả


    Nhà vua vi hành, gặp một ông lão đang cày ngoài đồng. Nhà vua dừng lại hỏi thăm về ruộng nương, lúa má, rồi lân la hỏi đến chính sự, tư cách quan trong địa hạt thế nào.

    Ông lão nói:
    - Ối chà! Các quan ở đây đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ cả.
    Nhà vua hỏi:
    - Làm sao mà lão biết?
    Ông lão đáp:
    - Tôi xem hát xưa nay, thấy những vai nịnh như Ðổng Trác, Tào Tháo đều mặt trắng mà các quan ở đây tôi chưa thấy ông nào mặt trắng như thế bao giờ! Ông nào mặt mũi cũng hồng hào béo tốt cả!


    Bẩm chó cả
    Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thủơ trước.
    Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết. Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:
    - Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.
    Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...
    Nhà nho thong thả nói:
    - Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.
    Phê đơn xin li dị


    Hai vợ chồng nhà nọ xích mích với nhau đã lâu. Thấy khó lòng chung sống, chị vợ vác đơn lên quan huyện xin li dị để lấy chồng khác.
    Xem đơn, quan thấy việc xin li dị của chị vợ này không chính đáng, hơn nữa thấy chị ta cũng chẳng có lễ lạt gì, nên quan liền phê một câu vào đơn bàng chữ Hán: "Phố hồi cải giá bất đắc phu cựu", nghĩa là "Cho về lấy chồng không được, cứ chồng cũ". Chị ta không hiểu gì, vội mang đơn về nhờ thầy đồ trong xóm giảng hộ. Xem qua lời phê, thầy đồ biết ý quan huyện, song muốn nhân
    dịp này vạch cái dốt mà sính chữ của quan cho thiên hạ thấy.
    Ông bảo chị kia:
    - Thế là chị toại nguyện rồi đấy nhé. Lời quan phê, rành rành ra đây này.
    "Phó hồi cải giá" nghĩa là cho về lấy chồng khác", còn "bất đắc phu cựu" nghĩa là "không được trở về với chồng cũ".
    Ðược lời như cởi tấm lòng, chị kia lấy chồng ngay. Tự nhiên mất vợ, người chồng cũ phát đơn lên tỉnh kiện về việc quan huyện vô cớ phê chuẩn cho vợ mình đi lấy chồng khác. Bị quan trên quở trách là không nắm vững luật lệ, là ngu xuẩn, quan huyện tắc họng không dám cãi nửa lời.
    Ra khỏi tỉnh đường, quan huyện chửi đổng:
    - Cha cái lão thầy đồ nào đã bày cho nó cách ngắt câu!
    Từ đó quan cạch đến già không dám phê đơn bằng chữ Hán nữa.

    chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
    ST
     
    đỗ thành chung thích điều này.
  2. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Đắp chăn

    Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

    - Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể.
    Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.


    Diêm vương thèm ăn thịt


    Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt.
    Hồn nó về chầu Diêm vương. Diêm vương hỏi:
    - Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
    - Dạ, họ bắt tôi làm thịt!
    - Ðược rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?
    - Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
    - Rồi sao nữa!
    - Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi họ xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào nồi. Rồi thì... họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên. ..
    - Thôi! Thôi... đừng nói nữa mà tao thèm!

    Kiện ruồi


    Có một anh thật thà chất phác, nhiều khi thật thà chất phác đến nỗi ngớ ngẩn. Năm nọ đến bữa giỗ cha, anh ta mua thịt, gạo nếp về làm cỗ cúng. Mâm cỗ vừa đặt lên bàn thờ, nén hương chưa kịp thắp thì mấy con ruồi láo xược đã dám bậu lên bát nọ, đĩa kia rồi. Anh ta cho là bầy ruồi vô phép, liền làm đơn đến cửa quan kiện.

    Nghe anh ta phân xử đầu đuôi, quan phán:
    - Từ nay hễ thấy ruồi đậu ta cho phép mày đập.
    Nào ngờ, quan vừa xong, một con ruồi từ đâu bay tới, đậu giữa mặt quan.
    Anh nông dân giang thẳng cánh tay nhè mặt quan "bốp". Bị tát một cái như trời giáng, quan tức quá mà không làm gì được.

    Ăn no, to bãi.


    Một vùng nọ, dên kêu ca đói kém, thiếu thốn mọi bề. Ðể kiểm tra tình hình thực tế, quan đích thân xuống thăm.
    Quan không cần đi vào nhà dân chúng để hỏi han, vì quan thừa biết họ sẽ không khai thật. Quan ra đồng, chỗ dân thường phóng uế. Sau khi xem xét kỹ lưỡng nhiều nơi quan cho tập họp dân lại rồi phán:
    - Ðứa nào kêu đói nữa, tao chém đầu! Tụi bây hãy ra đồng mà xem, đồng nào đống ấy to tướng. Người đời thường nói: "ăn no to bãi". Tụi bây kêu đói sao bãi tụi bây lại to vậy? Toàn là một bọn láo toét!
    Quan rẻ thối


    Có một ông quan huyện thấy cần phải đi hành hạt để xem dân tình trong huyện đối với mình ra sao.
    Chọn ngày lành tháng tốt quan lên đường. Ðể cho oai, quan bắt dân phi phải khiêng mình bằng một chiếc võng đòn con thật đẹp. Lại thêm một chiếc lọng xanh do một cậu lính vác cho ra vẻ. Ngày ấy là phiên chợ huyện. Quan muốn dạo chợ. Sắp đến đầu chợ, quan nghe trong một nhà bên phố, tiếng chồng bảo vợ:
    - Bà mày hôm nay không mua thịt chớ thịt rẻ lắm. Một quan phải hai người gánh. Quan thịt rẻ thối như thế không biết đường mà mua.
    Nói xong chị ta còn đay lại: "Quan rẻ thối"
    Quan huyện biết lão này chửi xỏ mình, tức quá nhưng không biết trị làm sao được. Thấy lính hầu và dân phu có vẻ đắc ý cười tủm, quan tức quát chạy thẳng, không dạo chợ nữa.
    Cấu đối có chí khí


    Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :

    - Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
    Ðứa học trò chí khí đối lại liền :
    - Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
    Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
     
  3. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Khỉ hiểu tiếng người



    Có một ông quan nọ nuôi một con khỉ rất khôn ngoan. Một người hành nghề xiếc muốn trổ tài với chủ nhà, nói rằng y có thể làm cho khỉ cười, khỉ khóc được. Quan hứa sẽ thưởng tiền cho anh ta nếu anh ta thực hiện được theo lời nói.
    Ðược sự thoả nguyện của quan, anh ta đến thì thầm bên tai phải con khỉ, khỉ cúi đầu chăm chú nghe, rồi bỗng nhiên cười khà khà. Anh ta lại thì thầm bên tai trái, khỉ đột nhiên khóc nức nở. Ðến khi anh ta qua tai phải nói lần thứ hai, khỉ hoảng hốt chạy vào rừng, mất tích.
    Thế là quan mất con khỉ. Chẳng những không thưởng tiền cho anh ta, quan lại còn đòi bồi thường công lao dã nuôi khỉ bấy lâu. Anh không chịu, cãi lại vì đã thực hiện đúng như lời đã nói với chủ nhân. Lời qua tiếng lại, nội vụ được đưa ra toà. Toà thẩm vấn anh xiếc:
    - Tại sao nói mà khỉ cười?
    - Thưa, tôi nói quan và đồng nghiệp là những người thanh liêm, mẫn cán nhất nước.
    - Thế tại sao anh nói mà khỉ lại khóc?
    - Tôi nói, thần dân dưới sự cai trị của các ngài đều đói rách cùng cực.
    - Thế anh nói gì mà khỉ lại bỏ chạy vào rừng?
    - Dạ thưa, tôi nói: Khỉ có muốn làm vợ quan không?

    Quan sợ ai


    Ông quan nọ hống hách hay đánh người, tưởng chừng như không ai to hơn mình nữa. Một hôm, trời mưa, quan rỗi việc bắt chuyện với anh lính hầu cho qua thì giờ. Anh lính hầu mới thủ thỉ hỏi, có vẻ nịnh:

    - Bẩm, từ khi ra làm việc, quan có sợ ai không ạ?
    Quan vuốt râu tự nói:
    - Ta làm quan chỉ đấng minh quân mà thôi.
    - Bẩm, thế ông vua ngày nay có phải đấng minh quân không ạ?
    - Thằng này hỏi hay chửa? Không phải minh quân, sao lại làm được vua?
    - Bẩm vua có sợ ai không ạ?
    - Vua là Thiên tử, còn sợ ai nữa?
    Anh lính ngẫm nghĩ một lúc, rồi thưa:
    - Bẩm, con tưởng Thiên tử là con trời thì còn phải sợ trời chứ ạ!
    - ừ, thì sợ trời, nhưng trời thì không sợ ai cả.
    - Bẩm, con tưởng trời thì phải sợ mây, mây có thể che kín trời.
    Nghe nó hỏi cũng có lý, quan bèn hỏi gặng:
    - Thế mày bảo mây có sợ ai không?
    - Bẩm, mây sợ gió, gió thổi bạt mây.
    - Thế gió sợ ai?
    - Bẩm gió sợ bức tường, tường cản gió lại.
    - Bức tường sợ ai?
    - Bức tường sợ chuột cống, chuột cống khoét đổ tường.
    - Chuột cống sợ ai?
    - Chuột cống sợ mèo.
    - Mèo sợ ai?
    - Mèo sợ chó.
    - Chó sợ ai?
    - Bẩm chó mà cắn càn thì có ngày người ta vác gậy đánh chết ạ!

    chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
  4. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Rắm của con đấy ạ


    Một bà huyện đến chơi nhà chị em, cùng đi có anh đầy tớ theo hầu. Ðương ngồi trò chuyện đông đủ, bà huyện bỗng vãi rắm ra. Anh đầy tớ đứng hầu sau lưng, vội bưng miệng cười. Lúc bấy giờ bà lớn tẽn lắm, nhưng cũng không dám nói gì.

    Về đến dinh, bà mới gọi anh đày tớ vào buồng mắng một thôi một hồi:
    - Ðồ ngu! Ðồ ăn hại! Không ra thể thống gì cả! Như người ta thì mày nhận là của mày, có được không? Ðằng này mày lại nhe răng ra mà cười như con khỉ! Bà lại đánh tuốt xác ra bây giờ!
    Anh đầy tớ sợ mất vía, vội lui ra, rồi chạy một mạch đến nhà kia, thanh minh với mọi người:
    - Bẩm các bà! Cái rắm bà con đánh lúc nãy là của con đấy ạ!
    Phép lạ của nàng dâu


    Thấy con dâu mới cưới về được vài tháng đã xanh xao vàng vọt, bố mẹ chồng để ý theo dõi mới biết nàng dâu vì giữ lễ phép với mình, phải nhịn đánh rắm nên mới như thế.

    - Thì con cứ việc đánh đi tội gì mà nhịn cho nó khổ!
    Bố chồng bảo thế, nhưng cô dâu cho biết cái rắm của cô đánh đâu phải bình thường, mọi đồ đạc phải khuân ra hết và mọi người phải lánh xa không thì hư hại. Ông bèn bảo mọi người làm theo y lời. Và cuối cùng một tràng rắm phát ra như tiếng sấm, căn nhà nghe tiếng răng rắc như có một trận gió mạnh lướt qua. Một hồi lâu mới mở cửa, người ta còn thấy cái hũ treo ở xà nhà vì quên khuấy, mà vẫn còn lúc lắc dữ dội. Từ đó bố chồng nhìn nàng dâu bằng con mắt khác trước, nếu không muốn nói là... kính nể.
    Một hôm trên đường đi chợ ông thấy có toán lính chừng vài trăm người đang ra sức đẩy một chiếc thuyền rồng bị mắc cạn trên bãi lầy. Nhưng bao lần tiếng "Hò khoan" cất lên, thuyền vẫn không nhúc nhích. Sốt ruột, ông buột miệng: "Hò khoa hò uậy, không bằng rắm dậy dâu tôi!"
    Bị bắt về tội ngạo mạn ông đành cho biết "cái lạ" của nàng dâu. Lập tức, họ bảo ông đưa về để mời cô ra giúp kẻo chậm trễ việc quan. Thế rồi trước mũi thuyền rộng, chị con dâu chổng mông làm một tràng rắm. Chiếc thuyền lao vùn vụt xuống nước. Quan lính nhìn nhau lác mắt.

    Ỉa đầu vua


    Một ông lý, miệng lúc nào cũng lu loa: "Có quan phụ mẫu ở trên đầu".

    Thằng bé - con ông - mới dăm bảy tuổi, một hôm thóc mách hỏi bố:
    - Ai ở trên đầu cha?
    - Quan phụ mẫu.
    - Quan phụ mẫu là ai?
    - Là quan huyện.
    - Trên quan huyện là ai?
    - Là quan tỉnh.
    - Trên quan tỉnh là ai?
    - Là các quan trong triều.
    - Trên các quan trong triều là ai?
    - Là vua.
    - Trên vua là ai?
    Ông lý bí. Nhưng sực nhớ mỗi khi đi xem tuồng, thấy vai vua ra sân khấu, khi nào cũng đội mũ có thêu hình hai con rồng chầu một cái hình tròn.
    Ông đáp:
    - Là con rồng.
    - Thế con rồng mót đi ỉa, ỉa đầu vua à?!

    Ai lấy tiền của bố !


    Anh chồng nọc mấy đứa con ra khảo:
    - Đứa nào lấy tiền trong túi của bố?
    Cô vợ nóng ruột đến can và nói đùa:
    - Sao anh không nghĩ là em lấy?
    - Mất như thế, chắc chắn không phải là em lấy!
    - Tại sao?
    - Bởi vì vẫn còn lại một ít.

    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    mod09 thích điều này.
  5. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Quan lái lợn làm cụ trong dân


    Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn.
    Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
    - Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
    - Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).

    Ông huyện với ông đồ


    Có anh học trò thi đậu ông đồ ở đâu tới xứ chỗ ông huyện nhậm để dạy học, mà hay làm ra vẻ ông đồ lắm, đờn địch chơi bời phong lưu, ông huyện không ưa mới làm một bài thơ biếm chơi rằng:

    Tú tài đỗ những khoa mô?
    Làm tích trong nhà mặt tỉnh khô.
    Con trẻ ngất ngơ kêu cậu cống,
    Mụ già nhóc nhách gọi cha đồ.
    Ngày dài đờn phím nghe inh ỏi,
    Buổi vắng thơ ngâm tiếng ầm ồ.
    Ai khiến tới đây làm bậy bạ?
    Khen cho phổi lớn quá mơ hồ.
    Ông đồ nghe được thì bộ (hoạ) lại như vầy:
    Biển rộng mênh mông dễ cạn khô.
    Tuy chửa vẻ vang quyền cậu cống,
    Song đà tỏ rõ mặt ông đồ.
    Nhờ chút ơn Nghiêu nhuần phơi phới,
    Sá chí muôn Chích sủa ồ ồ.
    Căm loài thạc thử lòng tham cha,
    Ðố khoét cho tao lúa hết bồ.


    Quan lớn mua vàng


    Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

    Một ông quan nọ vừa đến nhậm chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dỡ như cọp, mới bẩm:
    - Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.
    Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi;
    - Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì?
    Chủ hiệu vàng đáp :
    - Con chờ quan lớn trả tiền cho.
    Quan bảo:
    - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?
    Chủ hiệu vàng đáp:
    - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.
    Quan nổi giận:
    - Nhà người lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!

    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    mod09 thích điều này.
  6. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Ðánh trống cấm


    Sau một thời gian làm mõ, Xiển lại phải làm đầy tớ hầu điếu tráp cho lão chánh tổng. Một lần, lão chánh tổng đi chơi xa, Xiển theo hầu.

    Khi đến làng nọ thấy có một cái trống mặt to bằng cái nong, hai thầy trò lấy làm lạ quá, vào xem. Có tới mười người khách qua đường cũng đang bàn tán về cái trống đó, trên tang trống có đè mấy chữ: "trống cấm", nên chả ai dám lại gần. Bỗng Xiển lớn tiếng:

    - Có ai dám đố tôi đánh cái trống cấm này không nào?

    Một người cười:

    - Ðến cố tổ nhà anh sống lại cũng không dám đụng đến nữa là anh.

    Xiển một hai cam đoan là đánh được, không sợ gì cả. Trong số đó có một người buôn bán giàu có, trong túi sẵn tiền, cho là Xiển khoác lác, ngứa tai lắm, bảo:

    - Anh đánh được đủ ba hồi chín tiếng tôi sẽ cho anh năm chục quan tiền!

    Xiển nói:

    - Năm chục chả bõ, ít ra cũng phải một trăm.

    Người kia bằng lòng, bảo:

    - Ðược, anh không làm được đúng như lời nói, thì phải ở cơm không cho tôi mười năm.

    Hai bên làm giấy giao kè, có một người đứng tên làm chứng.

    Xiển bắc thang, vác dùi trèo lên, dang thẳng cánh nện đủ ba hồi chín tiếng. Trống kêu, vang cả tai, nhức cả óc. Vài ba người nhút nhát, sợ liên lụy, vội tháo lui. Chiếu theo giao kèo, Xiển bắt người kia phải giao đủ số tiền.

    Nghe trống đánh bất thình lình, dân làng kinh ngạc, lũ lượt kéo nhau ra đông như hội. Lý trưởng, tay cầm hèo, len qua đám đông, khệnh khạng bước vào đền quát tháo ầm ĩ. Xiển ra trước mặt lý trưởng vái chào rồi gãi đầu gãi tai nói:

    - Dạ trình ông, tôi là khách qua đường, thấy cảnh làng ta trù phú, thấy đền ta linh thiêng, nên có năm chục quan tiền trước để hầu thánh sau hầu làng. Nhưng vì không biết làm thế nào gặp ông cùng tất cả dân làng được, buộc lòng phải đánh vài hồi trống, xin các ông đánh chữ đại xá cho.

    Thấy có món tiền lớn, lý trưởng cùng hội đồng chức sắc thích quá, bàn nhau hãy trích ngày ra mười quan làm bữa chén đãi ông khách hảo tâm.
    Chim chuột ở U Minh


    Năm đó, tui làm đám mạ ở gần mé rừng. Nói là "làm đám mạ", vậy chớ có làm gì đâu. Ở xứ này mà, tháng hạn châm một mũi lửa là mặt đất bị cháy sạch, chờ tới sa mưa, đội lúa giống ra, coi chổ nào ưng ý là gieo.

    Giống lúa tôi đã ngâm lên đủ ba càng một mộng đàng hoàng, từ trong nhà đội ra. Bữa đó trời trong, im gió. Nhưng không biết sao tui nghe dường như có mây che mù mịt trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa nữa, ra đến nền đám mạ, tui để thúng lúa giống trên đầu xuống thì... Trời ơi! Chim dòng dọc với chim lá rụng nằm đầy nhóc thúng giạ. Chúng đã ăn sạch sẽ cái thúng lúa giống của tui, không còn một hột để nhổ râu. Nghe động, chúng bay lên cái rần chỉ còn lại cái thúng không.

    Tức quá, tui về nhà ngâm thêm một giạ lúa giống nữa. Vài ngày sau, tui cũng đội lúa ra gieo y nền cũ. Lần này biết khôn, tui không để thua mấy con chim này nữa. Một tay tui vịn thúng, một tay cầm nhánh chà quơ quơ phía trên đầu. Vậy mà tới đám mạ, thúng lúa giống cũng bị chim ăn hết phân nữa.

    Bây giờ mới bắt đầu gieo hột. Tui cặp thúng lúa vào nách, đi thụt lùi, vãi ào ào. Vãi hết thúng lúa giống, đến chừng coi lại thì không có một hột nào rơi được tới đất. Chuột! Chuột đứng xếp hàng. Con nào cũng vậy, một tay chắp sau đít, một tay đưa ra hứng lúa. Chúng vừa ăn vừa vuốt râu. Có mấy con chuột già không hứng được lúa để ăn, ngồi ngoài rìa đám mạ mặt mày buồn thiu.
    Tên nhà giàu bị chơi khăm


    Tại vùng nọ có tên nhà giàu lúc nào cũng vênh vang tự đắc cho là trong thiên hạ không ai lắm của, thông minh bằng mình. Một hôm nhà nó có giỗ, những khách được mời lại phỉnh phờ thêm làm hắn càng kiêu hãnh. Ðể chứng thực điều đó trước mọi người đang ăn uống, hắn cho đầy tớ đi gọi một người nghèo nhất trong làng đến bảo:

    - Nhà ngươi hãy kể cho ta nghe một chuyện gì mà ta cho là nói khoác, ta sẽ cho nhà ngươi nửa gia sản và gả con gái cho, Bằng không, nhà ngươi phải đi ở không công cho ta suốt đời.

    Anh nhà nghèo đứng nghĩ một lúc rồi xin kể : "Có một cái nhà tranh bị cháy, chỉ cháy rui mà không cháy tranh". Mọi người cho đó là chuyện nói khoác, nhưng tên nhà giàu bảo :"Khoác lác gì, cố Bợ thường làm được chuyện ấy".

    Anh xin kể chuyện thứ hai :"Chắc ông đây cũng như bà con đều biết vợ tôi chết cách đây đã hai năm. Năm qua, hai con tôi cũng chết. Hôm vừa rồi vợ tôi sống lại về thăm tôi và bảo tôi, nếu thong thả thì đi thăm hai con. Tôi đi ngay, Vợ tôi liền chắp cho tôi đôi cánh và bảo tôi bay đi. Tôi bay lên trời. Ðiều kì lạ là tôi thấy hai con tôi đều mạnh khoẻ và giàu sang...".

    Nghe đến đây, tên nhà giàu chen lời vào, hỏi:

    - Thế anh có gặp cha ta không ? Chắc cha ta cũng sống nhàn hạ lắm nhỉ ?

    Anh nhà nghèo vẫn thủng thẳng kể tiếp: "Vợ tôi bảo tôi hãy ở đây vài ngày với vợ con. Vừa lúc đó ông thân sinh của ông chạy ra. Ông thân sinh của ông thong thả lắm, chỉ làm công việc giặt giũ quần áo cho vợ con tôi thôi".

    Tên nhà giàu nghe đến đây giận tím mặt:

    - Ðồ lếu láo, thằng nói khoác !

    Nhưng quát xong hắn biết là dại mồm, song biết nói sao, đành phải chia đôi gia tài và gả con gái cho anh nhà nghèo.




    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    _Thu Hương_ thích điều này.
  7. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng

    Tốc độ phát triển các nước!


    Trong một cuộc thi về tốc độ phát triển các nước trên thế giới , Có 3 nước tham gia là Mỹ , Nhật và Việt Nam.
    Nước Mỹ lên tiếng trước...
    - "Nước tôi là số 1, Nếu chúng tôi đào xuống đất 10m thì phát hiện ra dây điện ngầm...trong khi các anh còn chưa có dây điện trần.Nguồn điện bắt đầu từ đó."
    - Nước Nhật tức giận..."Như thế mà cho là phát triển hả? Nếu như chúng tôi đào xuống 50m thì đó là nơi chúng tôi chôn dây cáp quang...Đó là lúc internet xuất hiện đầu tiên."
    Đến lượt Việt Nam: Loay hoay mãi chẳng biết làm sao? Nhưng vì cuộc thi nên cũng phải đào... Đào mãi , đào mãi chẵng thấy dây gì..Suy nghĩ một hồi rồi trịnh trọng tuyên bố:
    - "Các nước mấy chú còn lạc hậu quá.! Chúng tôi đào hoài mà không thấy gì chứng tỏ lúc bấy giờ nước tôi đã bắt đầu dùng wireless (không dây)..."

    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
  8. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng


    Một anh nhà giàu hỏi người nghèo:
    - Tôi giàu anh có nịnh tôi không?
    Người nghèo:
    - Ông giàu mắc mớ gì đến tôi mà tôi phải nịnh ông?
    Nhà giàu:
    - Nếu tôi cho anh nửa gia tài, anh có nịnh tôi không?
    Người nghèo:
    - Lúc đó tôi giàu bằng ông rồi việc gì tôi phải nịnh ông.
    Nhà giàu:
    - Nếu tôi cho anh cả gia tài, anh có nịnh tôi không?
    Người nghèo:
    - Chắc chắn lúc đó ông phải nịnh tôi.

    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
  9. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng


    Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
    Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
    Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
    Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
    Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
    - Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
    - Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.
    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    crom1 thích điều này.
  10. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng


    Bố Vợ Và Con rể Đi lên huyện.
    Tới Bờ Sông, 2 bố Con nhìn thấy 1 con chó bơi ở dưới Sông.
    Bố vợ: Con có biêt bơi không?
    Con rể: dạ! Không ạ!
    Bố Vợ: Ui! Mày không cả bằng con chó nữa à?
    Con rể: Thế Bố biêt Bơi không ạ?
    Bố Vợ: Ta Có Chứ!
    Con rể: Thế Bố cũng chỉ ngang Với Con Chó Thôi! hehehe

    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    crom1 thích điều này.
  11. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng


    - Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng…vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?
    - Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.
    - Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?
    - Quỳnh: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.
     
    crom1 thích điều này.
  12. Lều anh Chí

    Lều anh Chí Chánh tổng


    - Thầy: Uống nước nhớ gì, em nào biết!
    - Quỳnh: Dạ thưa thầy, uống nước kẻ trồng cây!
    - Thầy: Sao lại uống nước nhớ kẻ trồng cây?
    - Quỳnh: Dạ , vì em uống nước dừa mà thầy!
    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    crom1mod09 thích điều này.
  13. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng

    - Thầy:Một cái bánh giá 1 hào, vậy 10 cái giá bao nhiêu, trò?
    - Trò: Thưa thầy khoảng chín hào ạ!
    - Thầy: Sao lại 9 hào, con tính lại đi!
    - Trò: Thưa thầy, tại vì mua nhiều…họ bớt tiền cho ạ!


    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,

     
    crom1 thích điều này.
  14. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng

    208 cái


    - Này, mày biết người ta có bao nhiêu chiếc xương không?
    - 207 cái.
    - Thế mà tao có 208 cái đấy!
    - Xạo mày!
    - Chứ sao, tao mới nuốt 1 cái xương cá xong!

    Sưu tầm : intenet​
    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/

     
    mod09crom1 thích điều này.
  15. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng



    - A (thở dài): Có đôi lúc tớ cũng ko biết tớ có phải là con người ko?
    - B: Tại sao vậy?
    - A: Lúc tớ cười thì nhỏ hàng xóm bảo tớ như đười ươi, lúc tớ ko hiểu bài thì anh tớ bảo ngu như heo và những lúc tớ quên tắm thì em gái tớ bảo tớ hôi như cú!

    Sưu tầm : intenet
    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    crom1 thích điều này.
  16. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng


    Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
    - Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
    - Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
    - Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái up lên trên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
    Sưu tầm : intenet
    _______ chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    khuongtunha08 thích điều này.
  17. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng


    Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
    - Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
    - Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
    - Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
    - Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
    - Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
    - Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."
    - Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
    - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

    Sưu tầm : intenet
    [FONT=Arial]_______ [/FONT][SIZE=12px][B][URL='http://www.youtube.com/watch?v=4tPnwwrZJMs&feature=relmfu'][COLOR=#6d3f03]chơi chắn online[/COLOR][/URL], đánh chắn online,[/B][/SIZE][SIZE=12px]http://sandinh.net/[/SIZE]
     
  18. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng


    Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
    - Ông bảo: Đồng nào cũng được!
    - Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?
    - Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.
    - Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên!
    - Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.

    Sưu tầm : intenet
    [SIZE=12px][FONT=Verdana][COLOR=#333333][SIZE=15px][FONT=Georgia][SIZE=12px][FONT=Arial]_______ [/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/COLOR][I][SIZE=15px][FONT=Georgia][COLOR=#141414][SIZE=12px][B][URL='http://www.youtube.com/watch?v=4tPnwwrZJMs&feature=relmfu'][COLOR=#6d3f03]chơi chắn online[/COLOR][/URL], đánh chắn online,[/B][/SIZE][/COLOR][/FONT][/SIZE][/I][URL='http://sandinh.net/'][SIZE=15px][FONT=Georgia][I][SIZE=12px]http://sandinh.net/[/SIZE][/I][/FONT][/SIZE][/URL][/FONT][/SIZE]
     
  19. Củ khoai tây

    Củ khoai tây Lý trưởng


    Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).

    Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:

    - Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?

    Thầy nói:

    - Ðược lắm!

    Anh ta lại hỏi:

    - Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?

    Thầy nói:

    - Ðược lắm!

    Anh ta lại hỏi tiếp:

    - Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?

    Thầy gật đầu:

    - Ðược lắm, được lắm!

    Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".
    Cuối cùng anh ta xin đọc:

    - Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".

    chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
  20. Củ khoai tây

    Củ khoai tây Lý trưởng


    Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi.

    Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không.

    Người đàn bà thấy vậy hỏi:

    - Thầy không sợ sét ư?

    Thầy đồ đáp:

    - Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất.

    chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/