[Chắn - Express] Hội làng việt nam- nét đẹp văn hóa

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi Mod08, 9/8/12.

?

Bạn thích gì ở các hội làng của Việt Nam?

  1. Trò chơi dân gian

    83.3%
  2. Giao lưu văn hóa, tiêt mục văn nghệ

    66.7%
  3. Các trò đỏ đen ăn tiền

    0 vote(s)
    0.0%
Được phép bình chọn nhiều mục.
  1. Mod08

    Mod08 Moderator Ban quản trị


    E đang định làm một topic về chủ đề hội làng theo tháng ở Việt Nam.
    Tìm mãi mới thấy một cái hội làng tháng 6 âm lịch, bác nào biết ở đâu nữa thì cho mọi người thêm chút thông tin nhé:D
    Lễ hội đền Lảnh Giang - Hà Nam

    Đền Lảnh Giang ở thôn Yên Lạc, thờ Tam vị Đại Vương thời Hùng Duệ Vương có công đánh Thục và thờ Tiên Dung. Một năm ở đây có hai kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25 dành, kỳ hội tháng 8 diễn ra vào ngày 20.

    Ngày 18/6 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ than trước cửa đền, ngày 21 bắt đầu làm lễ cáo kỵ. Các ngày từ 22 - 24/6 là ngày chính tế và rước kiệu Thánh xung quanh đền. Ngày 25/6 tổ chức lễ tạ và hạ cờ, đóng cửa đền. Ngày 25/8 âm lịch, đền Yên Từ (xã Mộc Bắc, Duy Tiên) thờ Ngọc Hoa công chúa rước kiệu về bái vọng. Ngoài các nghi lễ như tế lễ, rước thánh còn có phần hội hết sức phong phú như múa rồng, múa lân, chiếu chèo sân đền, hát chầu văn, võ vật, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thổi cơm trên quang gánh, chọi gà, đuổi vị dưới nước, đi cầu khỉ…

    Lễ hội vào tháng 6 còn có trò bơi chải trên sông Hồng và lễ rước nước. Nước được lấy từ giữa sông Hồng đem về làm nước cúng và làm lễ tắm tượng của các đền trong khu di tích. Nghi thức lấy nước giữa dòng sông Hồng để thờ cúng và tắm tượng vừa biểu thị nguyện vọng cầu xin mưa thuận gió hòa, vừa thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta. Căn cứ vào tục thờ, căn cứ vào vị trí của đền bên bờ sông, có thể nhận thấy rằng, các vị thần mà đền Lảnh Giang thờ tuy có tên tuổi sự tích nhưng kỳ thực là những vị thủy thần. Và cũng như các nơi thờ cúng thủy thần khác, tục thờ cúng thủy thần ở đền Lảnh Giang thể hiện hai mặt của đời sống tâm linh: khát khao được thần thiên nhiên chở che và ước muốn chế ngự được sức mạnh của thiên nhiên hung hãn đó.

    Theo nguồn tin trên Internet^^

     
    đỗ thành chung, TinhYeu0hocmachoi_choimahoc thích điều này.
  2. hocmachoi_choimahoc

    hocmachoi_choimahoc Học chơi

    E cũng mới đọc được thêm lễ hội ở Quan Lạn nè:

    [​IMG]Lễ hội truyền thống Vân Đồn thường lệ hàng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6 âm lịch tại làng đảo Quan Lạn ngày nay (Vân Đồn xưa).
    Lễ hội Vân Đồn khác hẳn với một số lễ hội ở trong nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Khác ở chỗ không phải là lễ: Cầu mưa-cầu ngư, mà ở đây phần lễ cũng như phần hội được khắc họa không gian hồi cố lịch sử về sự kiện của quân dân thời Trần dưới sự chỉ huy của Phó tướng Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của triều đình nhà Nguyên vào mùa xuân năm 1288 tại luồng Sông Mang địa danh Vân Đồn xưa (Quan Lạn ngày nay).


    Lễ hội diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 10 đến hết ngày 19/6 âm lịch.

    Ngày 10/6 (âm lịch) treo cờ thần khóa làng, tiếng trống thu quân được đánh lên ở trung tâm lễ hội, tiếng trống có ý nghĩa: Báo hiệu có giặc xâm phạm bờ cõi Tổ quốc. Cho nên ngày khóa làng mọi người dân trên đảo không được đi ra khỏi làng.

    Cùng ngày, các bô lão làm lễ thay áo cho vua Lý Anh Tông- Nhân huệ Vương Trần Khánh Dư- tướng Phạm Công Chính... Công bố luật tổ chức lễ hội cho bàn dân thiên hạ biết, để mọi người chuẩn bị lương thực và mọi sinh hoạt trong 10 ngày, thuyền cho đậu vào vị trí an toàn.

    Ngày 11 và ngày 12 phân chia thành hai giáp: 1- Giáp Đông Nam Văn, 2- Giáp Đoài Bắc Võ. Hai Giáp chuẩn bị tổ chức làm lễ cai đám cho các bé trai từ 1 đến 5 tuổi, mỗi giáp giết 1 con lợn ngoài 80 kg, một ván xôi có từ 10 đến 15 kg gạo nếp, một con gà trống thiến trên 2kg, các gia đình có con trai trong độ tuổi làm cai đám phải đóng góp 10đ (tiền ngày xưa). Công việc xong xuôi mang ra đình làng làm lễ rồi xin lộc đưa về giáp ăn uống vui vẻ, các bé trai có quyền được ngồi vào mâm cùng ăn với các bậc cao niên. Từ năm 1960 thế kỷ XX trở lại đây, việc làm lễ cai đám không tổ chức nữa, bởi rất tốn kém cho các gia đình nghèo. Tuy vậy có thể coi việc cai đám là điểm danh những trai đinh mới của cộng đồng nơi đây.

    Ngày 13,14, 15 Hai giáp chuẩn bị chọn thuyền có trọng tải từ 5 đến 6 tấn sửa sang tháo dỡ cột, buồm, tuyển mộ quân chèo và người cầm cờ, cầm lọng, tàn, đánh trống, pheng la. Quan trọng hơn cả là mỗi giáp họp bàn phong một tướng cầm quân, tướng phải to cao lực lưỡng, trước đây người được phong tướng phải có chức sắc từ phó lý, ngày nay người được phong tướng phải có uy tín với làng xã. . .

    Ngày 16/6 âm lịch tướng quân hai bên văn võ cùng các vị bô lão trong làng tập trung ở đình làng đi rước thần. Kiệu rồng được khênh đi trước cùng với nhiều mâm hoa quả, xôi gà, hai bên là hai hàng quân văn võ trong trang phục lính thời Trần, trống, cồng, pheng la hàng chục cái, đi sau kiệu rồng là các vị bô lão, các phật tử chùa Ninh Quang, tiếp đến là các dân làng trên đảo cùng du khách thập phương về dự hội, đoàn người đi rước thần kéo dài trên một cây số (năm 2008 người đi rước thần có tới 1000 người). Kiệu lên đến nghè thờ Trần Khánh Dư, các cụ bô lão lần lượt vào lễ thần và xin âm dương đón sắc phong cùng với chân linh Trần Khánh Dư đưa ra kiệu rồng. Đoàn người lại khênh kiệu đưa về đình, ngày 16 là một ngày rất trọng vọng trong việc tâm linh, trước đây chiều ngày 16 dù giàu hay nghèo gia đình nào cũng làm một mâm cỗ cúng trời đất, tổ tiên, ông bà cha mẹ đã quá cố.

    Ngày 17 hai bên giáp văn và võ dựng doanh trại luyện tập quân sĩ, quán triệt luật lệ, chuẩn bị hậu cần ăn uống. 11 giờ ngày 18/6 âm lịch, trước khi quân tướng ra trận, một bộ phận nhỏ có trách nhiệm đưa hai thuyền vào đậu trước cửa miếu đức ông để làng cho người xuống vẽ rồng, tối ngày 17/ 6 lễ đài sân khấu được trang hoàng lộng lẫy, cờ xí rợp trời, cồng, pheng la âm vang cả một vùng biển đảo, các đội văn nghệ hai giáp cũng như các đội văn nghệ các xã bạn giao lưu trên sân khấu. Đặc biệt năm nào cũng có một vở kịch ngắn khoảng 30 phút diễn lại cuộc võ công vệ quốc của tướng quân Trần Khánh Dư giết giặc trên luồng Sông Mang lịch sử. Nhìn chung kể từ ngày mồng 10 đến ngày 17 ngày cũng như đêm ở đình, miếu, chùa, nghè luôn luôn đông nghịt người tế lễ hương đăng, cầu đức thánh Trần về dự hội, ngoài ra ban ngày các trò chơi kéo co, đánh vật, bóng đá, bóng truyền góp thêm cho không khí ngày hội đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt hơn.

    Ngày 18/6 âm lịch vào hồi 8h sáng hai tướng văn võ dẫn quân ra trước miếu Phạm Công Chính, hàng ngũ chỉnh tề để hai tướng vào lễ thần nhận binh khí: Kiếm, gươm, đao, lọng tàn, rầm chèo, quân sĩ trút bỏ quần áo dân binh thay vào đó là quần áo ra trận, văn quần áo màu xanh lam thắt đai màu đỏ, Võ quần áo màu đỏ thắt đai màu xanh, hai tướng mặc áo giáp, đội mũ Tướng ra trận rồi đẫn quân về doanh trại nghỉ ngơi. Vào lúc này trọng tài cũng như ban tổ chức lễ hội bận bịu với công việc cắm đường đua dưới biển, kiểm tra lại lần cuối các quy định trong quy trình thi đấu, ngoài ra còn có một bộ phận đi kiểm tra doanh trại cũng như hậu cần của hai giáp.

    14h chiều cùng ngày hai tướng văn võ dẫn quân diễu hành trên bộ ba vòng tròn khép kín, mỗi lần gặp nhau ở trung tâm trước cửa miếu đức ông, tướng quân hò reo như sấm dậy, kết thúc 3 vòng lượn ngoài hai tướng dẫn quân vào sân miếu lượn tròn ba vòng trong sân.Khi lượn trong sân tướng quân phải chạy nhanh không được lạc đường, Văn trong Võ ngoài đã được quy định bất di bất dịch hàng ba bốn trăm năm nay. Sau ba vòng tròn khép kín, hai hàng quân đứng nghiêm trang để ban tổ chức làm việc, sau đó hai tướng vào lễ thần nhận lệnh ra trận. Lúc này, tại sân miếu đức ông, như một cuộc hỗn chiến, người cõng tướng người cầm đao phát đường quân dân hò reo cùng với trống cồng inh ỏi đưa quân xuống thuyền rồng lao ra biển. Hai thuyền diễu hành trên biển ba vòng khép kín rồi từ từ cập bến để hai tướng đọc lời rao. Lời rao mang nội dung cầu mong tiên tổ phù hộ độ trì cho dân làng sức khỏe, cho già trẻ bình an, cho dân khang quốc thịnh. Lời rao còn có một hàm ý mang đầy ý chí quyết tâm bảo vệ non sông đất nước. Lời rao cũng như lời hịch, lời cáo hoặc lời truyền một hình thức bố cáo phổ biến và phù hợp với giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Rứt lời rao hai thuyền rồng quay mũi thật nhanh ra cọc tiêu điểm xuất phát, hiệu còi bắt đầu cuộc thi nổi lên hai thuyền lao ra phía trước, đến điểm quy định vòng vào đường dây băng chấm thắng thua(ra vào 1600m) cuộc đọ sức đo tài khoảng 13 phút thắng hay thua hai tướng đều dẫn quân tập trung trước cửa miếu đức ông để làm lễ trả kiếm và dẫn quân về doanh trại ăn uống vui vẻ.

    8h30 phút ngày 19/6 âm lịch tướng quân lại tập trung ngoài sân đình cùng với các bô lão và bà con cô bác làm lễ cầu bình, mang thuyền chiến làm bằng giấy ngũ sắc, vàng bạc, hương vàng ra mép nước đốt, vãi gạo, vãi muối mọi người thì thầm khấn vái rồi cùng nhau đưa sắc phong và chân linh Trần Khánh Dư lẫn kiệu về nghè gọi là: xa giá hoàn cung kết thúc ngày hội làng.

    Lễ hội chèo bơi ở Quan Lạn Vân Đồn, Quảng Ninh đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân vùng đảo, từ già trẻ, trai gái, không ai là không ngưỡng mộ. Ngày hội hàng năm có sức quy tụ dân làng còn hơn cả ngày tết âm lịch.

    Lễ hội tổ chức thường lệ hàng năm tại làng đảo Quan Lạn, có ý nghĩa và giá trị nhiều mặt về: Kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và văn hóa xã hội. Cùng với quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Thương Cảng cổ Vân Đồn - Trung tâm buôn bán thịnh vượng trong nhiều thế kỉ tại cảng cổ Cái Làng xã Quan Lạn ngày nay. Lễ hội thực sự là một di sản văn hóa quý báu cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

    (Nguồn: Dulichvn)
    Ai có đi du lịch ở đây thì cố gắng đi dịp này để được tham dự vào lễ hội độc đáo này nhé^^
     
    Mod08 thích điều này.
  3. ___s2_bỜm_s2___

    ___s2_bỜm_s2___ Chánh tổng

    >:D< cái nỳ phải zề quê em các anh các chị nhé đất kinh bắc;)
     
  4. hocmachoi_choimahoc

    hocmachoi_choimahoc Học chơi

    Quê bạn có những lễ hội đặc biệt thì để anh e cùng biết đi ;)
     
  5. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Có hội thi chim!
     
    Mod08 thích điều này.
  6. Mod08

    Mod08 Moderator Ban quản trị

    Sao anh Tào biết rõ thế:)) bác đã tham gia chưa nhỉ ;))
     
  7. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    Thi chim ăn thua gì...Còn hội mang chim đi chọi :))

    Hội chọi Chim Họa My huyện Mường Khương
    Hàng năm cứ vào dịp tết nguyên đán hội thi chọi chim Hoạ my tại trung tâm huyện Mường Khương lại được tổ chức. Đây là giải thi chủ yếu giành cho những người hay chơi chim thường xuyên và chuyên nuôi loại chim chọi mà cũng chỉ được diễn ra quanh khu vực trung tâm huyện, qui mô chưa được mở rộng, cơ cấu giải thưởng cũng mới ở mức độ vui xuân là chủ yếu. Qua tìm hiểu đi sâu vào nghiên cứu thì mới biết loại chim hoạ my quý hiếm này ở Mường Khương đã có những người nuôi truyền thống từ lâu đời. Họ đã thành lập hội chuyên nuôi chim hoạ my và nó được đem thi chọi từ những năm của thập kỷ 70, có lần đã đem sang tận nước bạn Trung Quốc để thi chọi chim Hoạ my và giành giải thưởng rất cao.
    Đến tận nhà chủ nuôi chim hoạ my truyền thống. Ông hảng seo Phù người dân tộc Mông, Anh nguyễn văn Bình...chúng tôi thấy gia đình ông có rất nhiều loại chim như chim hoạ my chuyên để chọi, chim mồi. Loại chim này chuyên dùng để săn, bẫy thu hút các chim rừng đem về để nuôi dạy, chim cái. Loại chim này lại chuyên dùng để mồi cho những con chim chọi. Như là trước khi vào trận chiến con chim này chúng được đem để cạnh những con chim chiến cho nó nhìn thấy thì con chim chiến này nó thi đấu như không biết mệt mỏi để tranh giành bạn gái cho mình...Chim cảnh. Loại chim này thì chuyên dùng để nghe hót... Tất cả các loại chim này chúng đều được nuôi dậy và chăm sóc với các chế độ khác nhau. Riêng loài chim chiến của ông thì không phải nói, nó đã nổi tiếng từ lâu vì cứ những ngày vui, nhàn dỗi là lại có những chủ nuôi chim xách lồng chim của mình đến nhà ông để cùng nhau hàn huyên tâm sự, hay cho chúng chọi tập để từ đó cùng nhau bình phẩm các kiểu chiến đấu của từng con...Một con chim chiến của ông nếu đem giao bán thì có con lên tới trên chục triệu đồng. Hiện nay tại khu vực trung tâm huyện Mường Khương đã xuất hiện rất nhiều nhà nuôi giống chim hoạ my quý hiếm này đặc biệt là loại chim chuyên để thi chọi. Được biết có chủ chim đã có lần đem sang tận nước bạn Trung Quốc để thi đá chọi hay khắp mọi nơi trong những dịp lễ hội.
    [​IMG]
    Dinh giả thưởng về - Ảnh Bùi Duy Hiền
    Năm 2010 để nâng cấp các hoạt động trong lễ hội cũng như nhằm thu hút khách du lịch ở thập phương đến với Mường Khương tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội từ đó nhằm quảng bá bản sắc các dân tộc của địa phương. Phòng Văn Hoá & thông tin Huyện Mường Khương đã chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức các hoạt động trong lễ hội GRÂUK TAOX tai khu vực của xã Pha Long như các họi thi ném còn, đánh quay, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chọi chim hoạ my. Riêng hội thi chọi chim hoạ my năm nay đã được mở rộng đến khắp các huyện trong toàn tỉnh cả về cơ cấu giải thưởng cũng như qui mô, cách thưc tổ chức đều được nâng cấp vì thế giải thi chọi chim hoạ my năm nay đã có rất đông các chủ nuôi chim ở khắp mọi nơi đăng ký tham gia thi đấu....

    [​IMG]


    Một Góc Chợ chim -Huyện Mường Khương - Ảnh Bùi Duy Hiền

    Kết quả đúng như đã dự đoán của những người chuyên môn, các ông chủ nuôi chim chuyên nghiệp Anh nguyễn văn bình đạt giải nhất, ông hảng seo Phù đạt giải nhì, Ông Hảng sùng Diu đạt giải ba. Trao đổi với anh Bình chủ chim đạt giải nhất đã nói nếu giải thi chọi chim được tổ chức thường xuyên thành giải truyền thống và cơ cấu giải thưởng cao hơn... thi bọn em sẽ về chủ động chăm sóc nuôi dậy đầu tư tốt hơn để tham gia thi đấu và cũng từ đó bọn em lại có nhiều bạn chơi chim ở khắp mọi nơi hơn nữa. Anh còn nói có thể còn có cả các chủ chim từ nước bạn Trung Quốc sang để thi đấu như thế mình sẽ quảng bá được giống chim hoạ my quý hiếm của Mường Khương với bạn bè quốc tế và cũng từ đó lai thu hút được du khách quốc tế sẽ đến với Mường Khương càng đông hơn.

    [​IMG]

    Chim Họa My Chọi - Ảnh Bùi Duy Hiền
    Hiện nay nếu đến Mường Khương đúng vào ngày chủ nhật đó là ngày chợ phiên tại trung tâm huyện các bạn yêu thích và chơi chim hoạ my một giống chim quý hiếm các bạn sẽ thấy ngay cạnh chợ chính có riêng khu chợ chim, ở đó có đủ các loại chim để trưng bày nghe hót, chêm ngưỡng hay chọi thử... mà đặc biệt là chim hoạ my được bán nhiều nhất. Có những con vừa mới bẫy về giá bán chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng nhưng có con hót rất hay chọi rất hăng thì giá bán phải tới khoảng trên trục triệu đồng.
    Hiện nay cơ quan chuyên môn chúng tôi đang đề xuất với uỷ ban nhân dân huyện sẽ đưa giải chọi chim hoạ my quí hiếm này thành giải chọi chim truyền thống và có khả năng sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ cấu giải lớn hơn nhằm thu hút các chủ chim khắp nơi tham gia cũng như nhằm thu hút khách du lịch tới thăm quan chêm ngưỡng ngày một đông hơn nữa.
    Bùi Duy Hiền

    Trung tâm văn hoá TT-TT Mường Khương
     
    crom1Mod08 thích điều này.
  8. Mod08

    Mod08 Moderator Ban quản trị

    Sao ảnh này nhìn có nét giống bác Khoai thế nhỉ:-/
     
    _Thu Hương_Củ khoai lang thích điều này.
  9. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Sau đây là đến Mục Thi Chim!
    Ban Tổ chức xin thông báo, để hội thi Chim được diễn ra an toàn, tốt đẹp, đề nghị mọi người chấp hành tốt các quy định sau:
    1. Đối với các cụ mang Chim đi thi thì chú ý: Cụ nào có Chim to, đứng sang 1 bên; Cụ nào Chim bé, đứng sang một bên để tiện chấm điểm, đánh giá. Các Cụ chú ý, khi nào BTC đánh trống "Tùng" thì các cụ cởi chuồng cho Chim ra!

    2. Các anh bảo vệ chú ý bảo đảm tốt an ninh trật tự, lưu ý các cháu nhỏ, tránh trường hợp như năm ngoái, các cháu cầm gậy chọc Chim các cụ.
     
    _Thu Hương_ thích điều này.
  10. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    Độc đáo Lễ hội Chọi Trâu Hải Lựu...

    (PL&XH) - Người dân xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, có câu: "Dù ai đi đâu, ở đâu, tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề, tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu". sử.


    Lễ hội chọi trâu Hải lựu là một trong những lễ hội cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nước Nam Việt tan rã, thừa tướng là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để ẩn náu đồng thời chiêu mộ dân binh tiếp tục kháng giặc, mưu đồ phục quốc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi (cả chiến thắng và chiến bại) đều được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu lập đền thờ để tưởng nhớ, suy tôn ông là Thành hoàng làng, lễ hội chọi trâu trở thành một tập tục của người dân nơi đây.
    [​IMG]
    Lễ hội chọi trâu Hải Lựu thu hút rất nhiều du khách tham quan.
    Đến năm 1947 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt, hoàn cảnh đó khiến lễ hội chọi trâu đã phải tạm dừng một thời gian. Đến năm 2002 được sự quan tâm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND huyện Lập Thạch (huyện Lập Thạch cũ, bao gồm cả huyện Sông Lô bây giờ) lễ hội được khôi phục trở lại. Năm 2004, lễ hội được tổ chức trong 2 ngày, 16 và 17 tháng giêng, vì số lượng các cặp "chiến ngưu" tham gia ngày càng đông.

    Người dân xã Hải Lựu gọi các "chiến ngưu" tham gia lễ hội là các "ông cầu", một cách gọi thân thiết. Khác với lễ hội chọi trâu khác, trâu chọi thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng. Còn ở Hải Lựu các "ông cầu" được các xóm, thôn, làng, họ tộc, hay các tổ chức cựu chiến binh, người cao tuổi... nuôi dưỡng, huấn luyện - những người có quan hệ gần gũi và thân thiết, trong mối quan hệ "tình làng nghĩa xóm".

    Hàng năm, khoảng tháng 7, tháng 8, mỗi thôn làng lại cử người lên mạn Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên... để tuyển trâu. Mua được các “chiến ngưu” đã không đơn giản, nhưng việc chăm sóc và huấn luyện càng khổ công hơn. Những người vinh dự được làng cử đi tìm và nuôi "ông cầu" phải là những người có uy tín trong làng xóm, có kinh nghiệm huấn luyện, gia đình phải thuận hòa, con cháu hiếu thảo…

    Các "ông cầu" được gia đình nuôi giống như con mình vậy. Chuồng trại luôn sạch sẽ, mùa hè dẫn trâu đi tắm, mùa đông che chắn gió cẩn thận. Nhà nào cũng trồng một ruộng cỏ voi thật lớn, nấu cháo ngô cho "ông cầu". Hàng ngày phải xuống chuyện trò, gãi lưng, xoa đầu, xoa tai chăm sóc để ông khỏe mạnh. Giai đoạn này gọi là "vỗ béo". Khi người chăm sóc và "ông cầu" đã "tâm đầu ý hợp" thì mới đến lúc "luyện trâu". Lúc chiều muộn người nuôi trâu thường dẫn trâu ra đồng để "luyện sừng" cọ sát với thực tế, thực hành với các miếng đánh mà huấn luyện viên giao. Nhưng tuyệt đối không được cho đấu với các trâu khác, không được "tơ tình", những điều đó là vi phạm luật. "Ông cầu" nào trước khi đưa vào "đấu trường" cũng đều có trọng lượng từ 5 tạ trở lên.

    Ông Hà Văn Thư - Chủ tịch UBND xã Hải Lựu cho biết: "Nuôi trâu chọi kỳ công lắm, cần phải biết các kỹ thuật chăm sóc và các miếng đánh, qua những năm tổ chức các "huấn luyện viên" đã rút ra một kết luận là trâu có 4 miếng đánh cơ bản: Bổ đao, xung trận lao thẳng vào đối thủ, đòn này cũng là đòn phủ đầu thuộc về những "ông cầu" có tính khí hung tợn; Móc mắt, thuộc về những chiến ngưu có sừng ngắn, khôn khéo trong việc tiến, lui, đợi đối thủ sơ hở là dùng sừng ra đòn độc thủ; Ngáng chân, lừa miếng làm đối thủ vấp ngã; Khoá sừng quật ngã đối thủ, sở trường này của những "ông cầu" có sừng dài".

    Thông thường các "chiến ngưu" không thể nào hội tụ được cả 4 miếng đánh trên. Người nuôi trâu phải biết cách huấn luyện để phát huy các sở trường, hạn chế sở đoản.

    Thắng bại của "chiến ngưu" phụ thuộc rất nhiều vào huấn luyện viên, đặc biệt là cách dắt trâu ra đấu trường tham chiến. Nếu gặp đối thủ hung tợn, hiếu chiến thì phải để "chiến ngưu" của mình tránh được đòn bổ đao. Nếu là trâu đánh móc mắt thì phải thả trâu vào thật nhanh tung đòn phủ đầu. Ngược lại, nếu đối thủ có bộ sừng dài, nên để "ông cầu" của mình vào xới từ từ để tránh bị "khóa sừng" quật ngã.

    Lễ hội diễn ra vào ngày 16, 17 tháng giêng, trước đó khoảng tháng 9 âm lịch (năm cũ) đã diễn ra một buổi lễ "trình trâu", để kiểm tra xem trâu chọi có đạt tiêu chuẩn không. Đúng ngày lễ hội, các "ông cầu" được đưa đến khu vực gò Mả Đàm (cũ) nay đã được xây thành đấu trường, với sức chứa 7 vạn khán giả, có hai cửa đông và tây. Ở cửa đông có bố trí ao thoát hiểm để trâu thua cuộc có nơi ẩn nấp. Thể lệ thi đấu gắp thăm, đấu loại trực tiếp cho tới khi còn cặp trâu cuối cùng, thi đấu để tìm ra "ông cầu" thắng cuộc. Lễ hội kết thúc, cả trâu thắng và thua đều được giết thịt để cúng tế trời đất, người chủ trâu cũng được chia phần là bộ sừng để làm kỷ vật. Theo quan niệm dân gian những làng nào có "ông cầu" chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng phong túc bội thu.

    Sỹ Hào
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sưu tầm
    chơi chắn online, đánh chắn online,http://sandinh.net/
     
    Mod08crom1 thích điều này.
  11. chanthu_9933

    chanthu_9933 Chánh tổng

    Hội làng là tinh hoa văn hóa Việt Nam


    [​IMG]
    Hội làng Triều Khúc
    Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì hội làng vui không kể xiết.
    Hội làng ở các làng quê nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Có thể nói, trên cái nền hết sức phong phú và đa dạng của hội hè, đình đám ở nông thôn Việt Nam, hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng...
    Ngoài các quốc lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà họ tôn phụng. Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt.
    Hội làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Ngay trên trống đồng cổ, cũng có những nét hoa vǎn, dấu ấn của hội làng. Có những hội làng trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng-tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội, hội Liễu Đôi (Nam Hà), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim... Bắc Giang có hội Yên Thế, Xương Giang, Thổ Hà, Vạn Vân, các hội làng ở Hà Tây, Hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), hội chùa Keo (Thái Bình) và hội đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ, hội vùng núi Sam (Châu Đốc - An Giang)...
    Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son.
    [​IMG]
    Hội làng bún Phú Đô
    Cũng như Lễ hội truyền thống, hội làng gồm hai phần lễ và hội, thường diễn ra ở các ngôi đình làng. Nhưng, ở hội làng, phần hội bao giờ cũng nổi trội hơn. Lễ thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề, có thể là những thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện cho tôn giáo, người bảo trợ tinh thần và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho cộng đồng. Phần lễ thường gồm các hoạt động rước nước và mộc đục, rước và tế... Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát thờ, các diễn xướng sân khấu cổ truyền, các cuộc thi tài mang tính thượng võ (bơi trải - hội làng Đăm, chạy cờ - làng Triều Khúc, thú chơi cờ người - làng Xuân Phương...), các trò diễn phong tục (thổi cơm thi - làng Thị Cấm, bơi cạn và bắt chạch trong chum - làng Hồ, trình nghề - làng Sài Đồng, thú chơi thi thơ, thú chơi tạo cây cảnh, con giống bằng sáp nến, thú chơi chọi gà, vùng Bưởi)...
    Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế, có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn hóa giữa các thế hệ.
    [​IMG]

    Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, hội làng còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. Ở một số nơi, hội làng được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vòng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: lên đồng, bói toán, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tǎng. Hơn nữa, trong hội làng đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, cá cược, hút thuốc phiện...
    Một mùa lễ hội mới đã về trên khắp nẻo làng quê Việt Nam. Chúng ta mong rằng hội làng vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn của nó, giảm trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội. Bởi hội làng là tinh hoa văn hóa Việt Nam, là chìa khóa vĩnh cửu - một sự đảm bảo chắc chắn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
    Sưu tầm
    chơi chắn online, đánh chắn online,sandinh.com
     
    Mod08 thích điều này.
  12. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Tính bình quân từ hội xóm, hội làng đến hội cấp quốc gia, mỗi ngày nước ta có 1 hội!

    Đây là 1 trong những nguyên nhân tại sao đất nước ta có rừng Au, biển Ag, nhiều GÀ SỐNG THIẾN SÓT mà vẫn nghèo!
     
    Mod08 thích điều này.
  13. Củ khoai tây

    Củ khoai tây Lý trưởng


    [​IMG]
    Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì hội làng vui không kể xiết. Hội làng ở các làng quê nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Có thể nói, trên cái nền hết sức phong phú và đa dạng của hội hè, đình đám ở nông thôn Việt Nam, hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng...
    Ngoài các quốc lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà họ tôn phụng. Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt.
    [​IMG]

    Hội làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Ngay trên trống đồng cổ, cũng có những nét hoa vǎn, dấu ấn của hội làng. Có những hội làng trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng-tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội, hội Liễu Đôi (Nam Hà), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim... Bắc Giang có hội Yên Thế, Xương Giang, Thổ Hà, Vạn Vân, các hội làng ở Hà Tây, Hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), hội chùa Keo (Thái Bình) và hội đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ, hội vùng núi Sam (Châu Đốc - An Giang)...

    Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son.
    [​IMG]

    Cũng như Lễ hội truyền thống, hội làng gồm hai phần lễ và hội, thường diễn ra ở các ngôi đình làng. Nhưng, ở hội làng, phần hội bao giờ cũng nổi trội hơn. Lễ thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề, có thể là những thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện cho tôn giáo, người bảo trợ tinh thần và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho cộng đồng. Phần lễ thường gồm các hoạt động rước nước và mộc đục, rước và tế... Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát thờ, các diễn xướng sân khấu cổ truyền, các cuộc thi tài mang tính thượng võ (bơi trải - hội làng Đăm, chạy cờ - làng Triều Khúc, thú chơi cờ người - làng Xuân Phương...), các trò diễn phong tục (thổi cơm thi - làng Thị Cấm, bơi cạn và bắt chạch trong chum - làng Hồ, trình nghề - làng Sài Đồng, thú chơi thi thơ, thú chơi tạo cây cảnh, con giống bằng sáp nến, thú chơi chọi gà, vùng Bưởi)...
    [​IMG]
    Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế, có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn hóa giữa các thế hệ.
    Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, hội làng còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. Ở một số nơi, hội làng được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vòng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: lên đồng, bói toán, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tǎng. Hơn nữa, trong hội làng đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, cá cược, hút thuốc phiện...

    Chúng ta mong rằng hội làng vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn của nó, giảm trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội. Bởi hội làng là tinh hoa văn hóa Việt Nam, là chìa khóa vĩnh cửu - một sự đảm bảo chắc chắn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    ----------------o0o-----------------
    Một số Hội làng trên cả nước
    - Làng cổ Đường Lâm có mở hội làng từ ngày mùng 8 đến 15 -1 âm lịch
    - Đêm hội Giã La
    Thời gian: 06-01-2005 Lịch âm
    Địa điểm: Xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
    Đối tượng tôn vinh: Thành hoàng Đương Cảnh.
    Đặc điểm: Rước đêm, diễn trò săn hổ, rước hoàn cung. Giới thiệu một số điển tích về những lễ hội chính
    - Hội chùa Trăm Gian
    Thời gian: 04-01-2005 Lịch âm
    Địa điểm: Xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
    Đối tượng tôn vinh: Phật và đức thánh Nguyễn Bình An.
    Đặc điểm: Rước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn.
    Mở hội là lễ rước kiệu Thánh, rước nhang án, rước giá cỗ (bánh chưng, bánh giầy của nhà chùa)... xuống núi và tế ở Quán Thánh giữa đồng, nơi có dấu chân thánh về quê xin tương cà. Buổi tối diễn ra lễ trình rối trước cửa điện Thánh. Hội tổ chức thi cỗ chay vào ngày mùng 6. Trong lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian như cờ người, đấu vật, múa rối nước dưới hồ.
    - Lễ hội Cổ Loa
    Thời gian: 06-01-2005 Lịch âm
    Địa điểm: Huyện Ðông Anh, Hà Nội
    Đối tượng tôn vinh: vua An Dương Vương
    Đặc điểm: Hội Cổ Loa: 6-15 tháng giêng âm lịch tại huyện Ðông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc,
    - Hội làng Phú Đô
    Thời gian: 07-01-2005 Lịch âm
    Địa điểm: Thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Đối tượng tôn vinh: Lý Thiên Bảo (anh ruột Lý Nam Đế), Đinh Dự và Mãn Hoa Đường (Tổ sư Nghề ca trù), Bà An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Bà Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).
    Đặc điểm: Lễ tổ Thành Hoàng dâng cúng Mâm bún, thi làm bún, hát chèo.
    - Hội làng Thổ Hà
    Thời gian: 20-01-2005 Lịch âm
    Địa điểm: Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    Đối tượng tôn vinh: Đào Trí Tiến (ông tổ nghề gốm làng Thổ Hà).
    Đặc điểm: Lễ rước, lễ tế, hát văn.

    Làng Thổ Hà xưa kia là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa có tiếng nhất của người Việt. Dấu vết của làng gốm còn lại là những mảng tường nhà, hàng rào, đường làng xây hoàn toàn bằng các phế phẩm gốm khiến làng mang dáng dấp một phế đô gốm.
    Hội làng gồm có lễ rước, tế lễ, hát văn ban ngày, diễn tuồng ban đêm... trong một không khí lễ hội thực sự của những người nông dân chân chất.
    -------------- o0o-------------

    chơi chắn online, đánh chắn online,sandinh.com
     
    Mod08crom1 thích điều này.