Chuyện Xưa - Tích Cũ: Danh Nhân Đất Việt Và Những Giai Thoại Văn Học.

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tào Tháo, 24/5/16.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Nguyễn Đăng Cảo.

    Nguyễn Đăng Cảo người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du (nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Năm 28 tuổi đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (tức Thám hoa) khoa thi Bính Tuất niên hiệu Phúc Thái thứ 4 (1646) thời Lê Chân Tông. Do khoa thi này không lấy Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (trạng nguyên) và Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh (bảng nhãn) nên ông là người đứng đầu trong số những người thi đỗ khoa này. Sau ông lại đỗ đầu khoa Đông các và làm quan Đông các Đại học sĩ (1659).
    Ưa phóng đãng, ít chịu kiềm chế, ngoài món rượu ngon và thịt cầy, ông chẳng còn thích gì nữa. Tính ông hay ngạo mạn, thường chẳng coi ai ra gì. Lúc vào thi đình, lẽ ông phải đỗ đầu, nhưng triều đình cố ý để ông xuống hàng thứ ba nên ông chỉ đỗ Thám Hoa. Khi làm quan trong triều, do nói năng không kiêng giữ nên mấy lần bị biếm chức.

    Giai thoại về ông thì rất nhiều. Nhưng có lẽ hay và độc đáo nhất phải là chuyện ông nói Khang Hy là " Ếch ngồi đáy giếng " - 坐 井 观 天 :

    Vua Khang Hy nhà Thanh dùng áp lực để ép các nước nhỏ láng giềng phải cắt tóc kiểu đuôi sam của dân tộc Mãn, điều này khiến vua Lê Hy Tông lúng túng không biết ra sao bèn sai sứ thần là Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo sang thương lượng. Nguyễn Đăng Cảo lập luận sắc bén khiến các quan lại Trung Hoa đuối lý đều đổ cho thiên tử Khang Hy, Nguyễn Đăng Cao bèn lập tờ trình dâng lên Hoàng Đế nhà Thanh và được gọi vào kiến giá. Tại sân rồng, vua Khang Hy đưa ra vế đối nói rằng nếu đối được sẽ bãi bỏ lệnh ấy.

    Vế ra là:
    Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền phệ nguyệt.
    老犬落毛, 犹向前吠月
    Nghĩa là:
    Chó già rụng lông, còn ngóng ra sân sủa trăng.
    Thấy câu đối ra với giọng khinh miệt sứ thần, Trạng ta bực tức bèn đốp ngay một câu:
    Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh để khuy thiên.
    小蛙短颈,谩居井底窥天
    Nghĩa là:
    Ếch con ngắn cổ, bày đặt ngồi dưới giếng dòm trời.

    Vua Khang Hy biết sứ thần An Nam xỏ lá nói mình là ếch ngồi đáy giếng, nhưng vế đối liêm luật chặt chẽ không thể bắt bẻ được đành phải hạ lệnh bãi bỏ việc cắt tóc đuôi sam cho người Việt.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/5/16
    123cháy4ù5, quanguoc1970, mod038 others thích điều này.
  2. Giai thoại văn học

    Ca ngợi cha ông

    Khí chất tổ tông

    Bừng lên kiêu hãnh.


    Cháu con thức tỉnh

    Không sợ Bắc Triều

    Bạn thời quí yêu

    Thù nên hóa giải.


    Văn minh nhân loại

    Hội nhập thời nay

    Đại đồng liên tay

    Các bên cùng thắng.

    ĐỜI SAU CÓ CÂU ĐỐI RẰNG.


    Bắc Triều lụn bại bao đời bởi ước mơ đại bá

    Nam Quốc tàn lụi bấy năm vì ý muốn anh hùng.


    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/5/16
    quanguoc1970, mod03, Ngố Xinh Xinh7 others thích điều này.
  3. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Thánh thơ à !

    Chuyện xưa - Tích cũ
    Kể về ông cha
    Góp sức làng ta
    Đề cao khí tiết.

    Bạn tỏ tôi biết
    Viết cả lên đây
    Chung sức dựng xây
    Sử ca dân Việt.

    Câu đối :

    Rồng bay lên trên đất Thăng Long, đất văn vật vươn mình đổi mới
    Gươm về lại giữa hồ Hoàn Kiếm, hồ thiêng liêng lặng sóng yên bình.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/5/16
    quanguoc1970, mod03, pdhien5 others thích điều này.
  4. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Nguyễn Đăng Cảo và Giai thoại : Thám Cảo Tu Tiên .

    Chuyện kể rằng sau một lần đi sứ về, ông cáo bệnh, xin được về quê. Từ đó, ngày ngày đầu đội nón, tay chống gậy, vai mang bầu nước, chân lê dép, ông ngao du khắp núi khắp khe, có khi mải vui quên cả về. Một lần nọ nhân đêm trăng sáng, ông lên núi Lạn Kha. Vừa hết canh một, giữa bốn bề vắng lặng, chợt thấy ở trên núi cao, có vị đạo sĩ đang nằm ngủ trên một sợi dây rất nhỏ mắc giữa hai cái gậy. Ông lấy làm lạ, đến quỳ gối để đợi. Chừng một trống canh, vị đạo sĩ ấy ngồi dậy nói:
    - Ông có phải Thám Hoa người làng Hoài Bão không?
    Ông cúi lạy và thưa vâng, rồi nói xin bỏ hết việc đời để đi tu tiên. Đạo vĩ vung ngón tay trỏ một vòng và nói:
    - Ông có số nhưng không có mệnh, chớ tự làm khổ mình.
    Ông cố kêu nài mãi, đạo sĩ hỏi:
    - Tu tiên có ba thứ phải ghét, năm thứ phải kiêng. Trong các thứ phải kiêng có món thịt cầy. Liệu ông có thể kiêng được không?
    Ông nói kiêng được. Đạo sĩ lấy gậy và dây cuốn vào rồi giao cho ông vác đi. Ông đi mãi, qua không biết bao nhiêu núi sông phong cảnh khác thường, không giống với những nơi ông ngao du trước đó. Gần trưa, hai người đi qua một cái chợ, mùi thịt cầy trong các quán bay ra sực nức. Ông thèm quá, không thể chịu được, bèn xin đạo sĩ cho một bữa chót, hẹn từ đấy sẽ bỏ hẳn. Đạo sĩ bằng lòng, cầm hộ gậy và dây để ông vào ăn. Ăn xong, ông đi ra. Đạo sĩ nói:
    - Ta chính là Trần Đồ Nam. Ông có số nhưng không có mệnh. Thôi, đừng tự làm khổ mình nữa.
    Nói rồi, đạo sĩ đưa ông một phương thuốc chữa bệnh cho trâu bò và vụt biến đi không thấy đâu nữa. Ông lau mặt nhìn kỹ, thì ra đấy chính là chợ Cầu Lim ở làng Nội Duệ, cách núi Lạn Kha chỉ chừng hơn một dặm. Ông đứng ngẩn ngơ buồn rầu một lúc rồi về”.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/5/16
    123cháy4ù5, quanguoc1970, mod038 others thích điều này.
  5. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Được sự ủy thác của các chú về việc thành lập một topic ý nghĩa ca ngợi tài trí ,hào khí của Cha ông. Cũng là góp phần xây dựng diễn đàn của Sân Đình. Tháo rất mong được sự ủng hộ của BQT Sân Đình cùng toàn thể mọi người.
    Để tránh bị loãng và khó cho mọi người theo dõi.. Chủ trương của Tháo là :

    1. Nêu trên bảng vàng tên từng Danh Nhân một. 2. Mọi người sau đó cùng bổ sung tư liệu và các giai thoại về Danh Nhân đó. Lưu ý viết tiếng việt, có dấu, không viết tắt.
    3. Sau khi có được một lượng thông tin tương đối, mọi người cùng tiến hành bình luận.

    Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa. Một mình Tháo khó có thể làm được. Rất mong mọi người cùng chung tay và bổ trợ thêm cho .

    Kính thư !

    P/s bài viết sẽ bị xóa sau 7 ngày.
     
    quanguoc1970, mod03, hoangcaloc7 others thích điều này.
  6. Bởi chưng chỉ nói cha ông

    Cho nên Thương thấy nhạt lòng chưa vui

    Nghìn năm nước Việt truyền đời

    Còn hôm nay chính nhờ Người Mẹ cơ

    Nam Triều bao những “tay vua”

    Tự thân Bắc Thuộc sử giờ còn ghi

    Học theo ngoại quốc mà suy

    Bắc Triều nô thuộc “Địch Di” bao lần

    Liêu, Kim, Mông, Mãn ngoại nhân

    Mười Bốn Kỷ cai trị dân Hoa mà

    Vây sao riêng nước Nam ta

    Nghìn năm chưa tỉnh thoát ra mạnh giàu

    Đành rằng phải biết tự hào

    Cũng nên có khúc “tự trào” mới hay

    Đôi lời chân thật tỏ bày

    Khi nhìn nghìn cách, góc này: Tiểu Thương.


    :):):)
     
  7. HàNộiMùaThuVàng

    HàNộiMùaThuVàng Công Thần

    Đóng góp bài mà hanoi cảm thấy rất hay và muốn chia sẻ với mọi người cùng với toppick này của chú Tào

     
  8. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Lời Bình.

    Có lẽ không cần phải nói về cái tài của Nguyễn Đăng Cảo nữa . Bởi dân gian đã truyền tụng :

    " Làng Bựu có đấng Thám hoa.
    Tiếng bay thượng quốc gần xa biết tài”.

    Điều làm cho cụ nổi bật nằm ở cái khí chất hiên ngang, thẳng thật . Toát lên cái ngạo nghễ , cái " ngông " theo ngôn ngữ hiện đại.

    Cụ bắt bẻ quan Tham Chính và Hiến Sát ở ngay lần đầu tham gia khoa cử : " Theo điều lệ của triều đình, chỉ được hỏi 6 câu; nay các ông đã hỏi tôi đến 12 câu rồi, tôi biết nhưng tôi không trả lời nữa”... Cao trào là ở vế đối nói vua Khang Hy như " ếch ngồi đáy giếng ". Đứng trước cơ hội tu hành thành tiên , ông cũng không dối mình, dối người. Chẳng phải ông tham bữa ăn mà bởi đó là sở thích.

    Giai thoại thể hiện chất ngông của ông nhất có lẽ nằm ở chuyện " phơi chữ ". Người ta sốt sắng phơi kinh sách ông lại trải chiếu nằm phơi bụng. Với ông sách kinh chỉ là đồ chết, kiến thức hàm thụ được mới là vật sống. Kinh sách trong thiên hạ há chẳng phải nằm hết trong bụng Cảo đó ru ?!?
     
  9. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng

    Chuyện về người viết sử :



    Vào thời Xuân Thu, sau khi tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua Tề là Trang Công để thâu tóm quyền lực, bèn gọi quan Thái sử Bá đến ra lệnh:

    – “Ông phải viết rằng Tiên Vương chết vì bị bệnh nặng.

    Thái sử Bá nói:

    – Lịch sử không thể ghi chép hồ đồ. Viết theo sự thật là bổn phận của Thái sử.

    Thôi Trữ không ngờ Thái sử Bá dám chống lệnh, nổi giận:

    – Ông định viết thế nào?

    Thái sử Bá đáp:

    – Tôi viết xong rồi, ông sẽ biết ngay thôi.

    Thôi Trữ cầm lên đọc thấy rõ:

    – Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân (nghĩa là vào tháng 5 mùa hạ, Thôi Trữ giết vua).

    Thôi Trữ nói:

    – Ông phải viết khác đi, nếu không ta giết ông.

    Thái sử Bá lắc đầu:

    – Giết thì giết, tôi không thể viết khác.

    Thôi Trữ liền chém đầu Thái sử Bá.

    Thái sử Trọng là em trai Thái sử Bá, nghe tin anh bị giết liền đến thay chức vụ của anh. Thôi Trữ kinh ngạc vì thấy Trọng vẫn viết đúng như anh trai mình, liền rít lên:

    – Ông không biết Thái sử Bá đã bị chém hay sao?

    Trọng đáp:

    – Thái sử chỉ sợ viết không trung thực chứ không sợ chết.

    Thôi Trữ lại chém Thái sử Trọng.
    Thái sử Thúc, em trai Thái sử Bá và Thái sử Trọng được vào thay. Ông cũng chép đúng như hai anh của mình và lại bị chém. Thái sử Quý, em út của ba Thái sử trên vào thay, vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”. Viết xong ông nói với Thôi Trữ:

    – Ông càng giết người thì càng chứng tỏ sự tàn bạo. Nếu tôi không viết thì người khác sẽ viết và thiên hạ cũng biết. Ông có thể giết chết Thái sử nhưng không thể giết chết được sự thật.

    Thôi Trữ nghe xong lắc đầu, thở dài, không dám giết tiếp.

    Được Thôi Trữ tha mạng, Thái sử Quý cầm cái thẻ trên viết việc Thôi Trữ giết vua đi ra, sắp đến cửa sử quán, lại gặp Nam Sử Thị. Thái sử Quý hỏi đi đâu, Nam Sử Thị nói:

    – Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa Hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép .

    Quý đưa cái thẻ của mình đã chép cho Nam Sử Thị xem . Nam Sử Thị mới cáo từ mà về .


    ( Có nghĩa : Nam Sử Thị sợ tất cả anh em nhà Thái Sử kia mà chết thì ông ta sẽ là người tiếp tục sứ mạng sẵn sàng để viết đúng như anh em họ nhà Thái Sử đã từng viết và kể cả chết ...)


    Theo tôi biết thì tại Hà Nội ta có họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai ,Cầu Bươu đi vào - mà sử sách vẫn gọi là : Ngô Gia văn phái .Nổi tiếng nhất vẫn là Ngô Thời Nhậm ,Ngô Thời Sỹ ...
    Trong " Hoàng Lê Nhất thống chí " khi nói về vua Quang Trung đại phá quân nhà Thanh vào dịp Tết năm Kỷ Dậu .Mặc dù đứng về phía vua Lê ( Lúc ấy vẫn coi thường anh em nhà Quang Trung là dân áo vải )nhưng giọng văn của dòng họ Ngô khi miêu tả về cách dùng quân và chiến công hiển hách ấy vấn không giấu vẻ tự hào : Vì không biết quân nhà Thanh chạy qua cửa ải ( Bây giờ là Hữu Nghị quan ) thế nào mà dân cư Trung Quốc chạy theo sâu đến " Hơn 100 dặm không thấy bóng người hay tiếng mèo kêu chó sủa ..."
     
  10. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Tháo không tin vào những người chép sử lắm !
    Các quan sử ký mấy người được như nhà họ Thái , nhà họ Ngô. Họ bị chi phối, bị ảnh hưởng bởi thời cuộc. Chả thế mà dân gian từ ngàn xưa đã có câu :

    " Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ ".

    Chế độ nào cũng chứng tỏ mình ưu việt, cũng nói xấu chế độ trước. Ông vua nào chả nhận mình tài giỏi. Chân lý thuộc về kẻ mạnh, lịch sử đứng về kẻ thắng cuộc ... Như một điều bất biến.

    Ông Trời chỉ có một, sao con trời " Thiên tử " lắm thế. Thời Tam quốc , trong một lần tranh luận giữa Học Sĩ Tần Bật người Tây Thục và Xứ thần Trương Ôn của Đông Ngô. Xứ thần của Đông Ngô phải thừa nhận Trời mang họ Lưu bởi lý lẽ của Tần Bật : Thiên Tử mang họ Lưu dĩ nhiên Trời mang họ Lưu.

    Ngẫm thấy hay hay. Chưa nghe chuyện Trời thay Tên nhưng có lẽ Trời đã bao lần phải đổi Họ vì những đứa con tự nhận của mình !
     
  11. maidep

    maidep Chánh tổng

    Người như danh nhân Nguyễn Đăng Cảo thật đáng ngưỡng mộ, vì Người là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo cứng cỏi, suốt đời không màng danh lợi. Chỉ một chi tiết ông đỗ đầu khoa Đông các và làm quan Đông các Đại học sĩ (1659) đã cho thấy cái sức học của ông. Ông đúng là bậc đại trượng phu có tài lương đống xứng đáng là rường cột của nước nhà. Đi sứ mà ông khẳng khái lên tiếng đối đáp với vua Khang Hy không làm nhục đến quốc thể. Tài năng, phong độ, khẩu khí ấy thật đáng khâm phục, kính trọng và tự hào. Lời đối đáp của ông có thể coi là những lời nói kinh động càn khôn!
     
  12. maidep

    maidep Chánh tổng

    Mô típ chán công danh quyền chức, yêu chuộng sơn thuỷ trong giai thoại có nét giống sự tích Đào Tiềm thời Đông Tấn. Qua tiết tháo, cốt cách và chất “ngông” của Nguyễn Đăng Cảo chúng ta càng thêm tự hào về danh nhân đất Việt . Nước Đại Việt ta cũng có những danh nhân mà so luận về tiết tháo, cốt cách cũng không thua kém gì cụ Đào Tiềm thời Đông Tấn bên Trung Quốc. Mặc dù vậy, Nguyễn Đăng Cảo cũng rất đời thường và gần gũi với chúng ta qua chi tiết ông thích ăn thịt cầy.
     
  13. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    TRẠNG TRÌNH

    Ông Trạng Trình có tên thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê ở làng Trung Am tỉnh Hải Dương.

    Khi sanh ra tư chất thông minh, học đâu nhớ đó. Một hôm ông cùng bạn trẻ cởi áo quần xuống tắm tại bến Hàn, có thầy tướng số đi qua, đứng lại nhìn ông rồi nói: "Thằng bé có bộ tướng rất sang, chỉ tiếc da quá dầy nên chỉ làm được Trạng nguyên hay Tể tướng là cùng".

    Vừa lớn lên ông theo học với ông Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lúc Lương Đắc Bằng đi sứ sang Tàu gặp người đồng họ là Lương Nhữ Hốt tặng cho một quyển “Thái Ất Thần Kinh.” nhờ đọc quyển sách này, Đắc Bằng tinh thông về khoa lý số. Đến sau, Đắc Bằng trao quyển Thái Ất Thần Kinh cho Bỉnh Khiêm, nhờ đó ông được giỏi về khoa tiên tri, đoán biết việc hưng vong của đất nước.

    Năm Đại Chính thứ sáu về đời nhà Mạc, ông vào kinh ứng thí, đỗ được Trạng Nguyên, Vua Mạc phong ông làm Đông Các Học Sĩ. Bấy giờ, trong triều bọn nịnh thần kéo phe kết cánh nhiễu hại thần dân. Ông liền dâng sớ xin vua chém đầu mười tám kẻ nịnh thần. Sớ của ông không được vua chấp nhận, ông bèn từ quan về ở ẩn trên bến Tuyết Giang, mượn gió mát trăng thanh, non xanh nước biếc làm thú tiêu dao ngày tháng.

    Tuy đã về trí sĩ, nhưng lúc nào có việc hệ trọng, vua nhà Mạc đều sai sứ giả đến mời về kinh bàn việc nước.

    Nhờ có công và tài học uyên bác bàn bạc mọi việc đều thông suốt, nên vua nhà Mạc phong ông làm Lại Bộ Thượng Thơ, Trình Quốc Công, vì vậy mà mọi người gọi ông là Trạng Trình.

    Lúc Trịnh Kiểm lên cầm quyền, thế lực thu vào một tay, vua Lê Trung Tôn mất, con không có để nối ngôi, ý Trịnh Kiểm muốn thừa dịp này cướp ngôi lấy ngai vàng, nhưng trong bụng còn phân vân mới sai người tâm phúc đến Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông ngoảnh mặt đi và bảo đầy tớ rằng: “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ.”

    Nói rồi, Trạng Trình bảo tiểu quét dọn chùa, đốt hương để ông ra chơi.

    Ông bảo tiểu rằng: - Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.

    Sứ giả về thuật lại mọi lời, Trịnh Kiểm hiểu rằng Trạng Trình có ý khuyên mình nên tìm dòng họ nhà Lê lập lên thì sự nghiệp của họ Trinh sẽ vững bền. Do đó họ Trịnh chỉ giữ lấy nghiệp chúa chớ không làm vua.

    Lúc nhà Lê trung hưng, Trịnh kiểm và Nguyễn Hoàng hiềm khích nhau. Họ Trịnh có nhiều uy quyền hơn nên họ Nguyễn sợ bị ám hại, bèn cho người đến hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông liền nói: “Hoàng sơn nhất đái, vạn đại dung thân.”

    Nguyễn Hoàng hiểu ý liền vận động xin vào trấn giữ Thuận Hóa, và nhờ có dãy Hoành Sơn che chở mà Nguyễn Hoàng dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn lâu dài.

    Lúc về ở ẩn tại Bạch Vân Am, ông có soạn quyển “Sấm Trạng Trình.” bàn đến việc vị lai của nước Nam. Nhớ lại thời Hoa Nhựt chiến tranh và thế giới đại chiến thứ hai, nhiều người thường nhắc đến những câu sấm của Trạng Trình để lại:

    Long vĩ, xà đầu khởi chiến tranh,
    Can qua xứ xứ khổ đao binh (1).
    Mã đề, dương cước anh hùng tận.
    Thân, Dậu niên lai kiến thái bình

    Mà nhiều người cho rằng Trạng Trình đoán rất đúng thời cuộc nước nhà và thế giới.

    Cũng như câu:

    - Bao giờ bèo dạt bể đông,
    Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.

    Ứng vào việc nhà Nguyễn bị loại khỏi hoàng triều cương thổ vậy.

    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    1 Có chỗ viết: “tứ xứ chuyển đao binh.”

    Nguồn Internet.
     
  14. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    Câu chuyện về Giang Văn Minh đi sứ sang Tàu

    "Đằng giang tự cổ huyết do hồng"- Câu đối của Sứ thần nước Nam là Giang Văn Minh cố ý muốn nhắc lại chuyện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) và Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông (1288) trên sông Bạch Đằng, nhắc lại cái nhục của những quân xâm lược phương Bắc đã bao lần cướp nước Nam ta nhưng đều bị đánh cho tơi bời, tan tác... Sau khi khảng khái đối như vậy, ông bị quân "Thiên Triều" mổ bụng xem gan to đến đâu...

    Giang Văn Minh sinh ngày mồng 6 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1582) tại làng Mông Phụ, ấp Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây.

    Năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông, ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh, được bổ ra làm quan.

    Cuối thế kỷ thứ 16 sang đầu thế kỷ thứ 17, triều đại phong kiến nhà Minh bước sang thời kỳ suy vong. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra rầm rộ khắp nơi, lôi cuốn hàng triệu nông dân nghèo khổ vào những cuộc đấu tranh mãnh liệt.

    Tình hình khủng hoảng và suy yếu cực độ ấy không cho phép nhà Minh trở lại xâm lược nước ta. Tuy vậy, nhà Minh vẫn tận dụng mọi thời cơ để uy hiếp và hạch sách nhũng nhiễu những triều đại phong kiến thống trị bạc nhược của nước ta. Nhà Minh sách nhiễu đòi lễ vật và cống nạp người bằng vàng mà nhân dân ta thời đó thường gọi là trả “nợ Liễu Thăng” (vì Liễu Thăng sang xâm lược nước ta, bị giết). Trong lúc đó, vua Lê, chúa Trịnh vẫn một lòng thần phục nhà Minh và vẫn mê muội thi hành chính sách ươn hèn bạc nhược, không còn giữ nổi thể thống của một quốc gia phong kiến độc lập nữa.

    Được thể, nhà Minh ngày càng lấn áp và sách nhiễu vua Lê. Sau nhiều năm đã bãi bỏ lệ cống người bằng vàng mà thay bằng đồ cống nạp khác, lúc này nhà Minh lại yêu sách bắt vua Lê mỗi năm phải đích thân lên tận thành Lạng Sơn để “hộ khám” và dâng đồ cống lễ gồm 2 người bằng vàng và bạc, mỗi người đều cao 1 thước 2 tấc và nặng 10 cân cùng nhiều đồ cống vật khác.

    Mùa đông năm Dương Hoà thứ ba (1637), tức là năm Sùng Trinh, thứ 10 của nhà Minh, vua Lê Thần Tông cử một phái bộ do ông Giang Văn Minh làm chánh sứ cùng với các ông Nguyễn Duy Hiếu, Nguyễn Quang Minh, Trần Nghị… đi sứ sang “Thiên triều” để xin cầu phong cho nhà vua.

    Khi phái bộ của Giang Văn Minh sang đến Yên Kinh gặp lúc sắp đến tiết khánh thọ nên không được vào bệ kiến ngay, mà phải ăn chờ nằm chực ngoài dịch xá. Bọn đại thần nhà Minh có ý khinh thường sứ thần An Nam nên không thèm tiếp và vin cớ là trong bộ bản không có lệ cũ để tra, nên không phong vương, mà chỉ ban sắc khen thưởng khuyến khích và chỉ nhận dâng lễ cống. Chúng hạch sách phái bộ đủ điều và đòi bằng được người cống bằng vàng, đòi trả “nợ Liễu Thăng” như đời Mạc đã làm.

    Trước thái độ khinh miệt và coi thường phái bộ An Nam của vua Minh, Giang Văn Minh hết sức căm giận và phẫn uất, ông luôn luôn suy nghĩ cách đối phó với nhà Minh để làm tròn sứ mệnh của vua Lê giao cho.

    Cuốn ngọc phả “Giang Thám Hoa phả tộc” và câu chuyện của các cụ già họ Giang còn kể rõ giai thoại thời cụ Thám Hoa đi sứ sau đây:

    Một hôm, nhân ngày tiết khánh thọ của vua Minh, tất cả sứ thần các nước có mặt tại dịch xá đều mũ áo chỉnh tề, mang theo lễ vật vào triều kiến “Thiên triều”. Riêng ông không chịu đi và nằm lăn ra mà khóc lóc thảm thiết, cố ý làm sao việc này lọt được đến tai vua Minh.

    Được tin báo, vua Minh vừa tức giận, vừa sửng sốt, cho rằng đây là việc không bình thường, bèn cho sứ ra gọi Giang Văn Minh vào chầu để xem thực hư ra sao? Được lệnh triệu vào chầu, ông Giang Văn Minh mũ áo chỉnh tề, đàng hoàng tiến vào sân rồng yết kiến vua Minh. Thấy Giang Văn Minh có dáng người đi đứng uy nghi lẫm liệt, tài trí thông minh lanh lợi, nói năng hoạt bát, vua Minh liền phán rằng: “Hôm nay là ngày khánh thọ của Thiên triều, cả nước vui mừng, các sứ thần đều phấn khởi vui mừng yến tiệc, cớ sao một mình sứ thần lại không vui mà lăn ra khóc lóc thảm thiết như vậy, là có ý gì?

    Ông liền dõng dạc tâu rằng: “Theo lệnh vua Lê, sứ thần được sang triều cống quý quốc thấm thoát đã hàng năm lưu lạc trên đất khách quê người nhưng vẫn chưa làm tròn trọng trách, còn lòng dạ đâu mà vui được. Nay đã đến ngày giỗ vị tằng tổ của thần mà thần vẫn chưa được về quê hương đèn hương tưởng niệm, như vậy chẳng là đắc tội với tiên tổ hay sao?”, rồi ông lại ôm mặt mà khóc.

    Nghe rõ sự tình, vua Minh liền cả cười mà phán rằng: “Nhà ngươi quả là một người trung hiếu vẹn toàn, thật là chí lý. Nhưng tưởng chuyện gì chứ việc ông tổ đã ba đời rồi đến nay còn gì là ràng buộc tình cảm nữa mà phải lo mang tiếng với người đời chỉ vì không về được quê hương tưởng niệm”.

    Nghe xong vua Minh phán, ông thoáng thấy một ý hay, có thể nhân cơ hội này mà giúp cho nước nhà một việc lớn, ông liền tâu rằng: “Thần cũng nghĩ vậy, nhưng khốn nỗi, người đời có nghĩ thế đâu! Ngay như việc Thiên triều bắt dân tôi năm nay lại phải cống người vàng để trả “nợ Liễu Thăng” mà Liễu Thăng thì đã chết cách hơn 200 năm rồi. Chuyện cũ đã mờ, mà dân tôi hàng năm cũng vẫn còn chưa được Thiên triều xoá bỏ lệ cũ. Hơn nữa vua tôi nhà Lê có tội gì đâu mà hàng năm Thiên triều vẫn đòi lễ cống! Đó chẳng phải là một việc vô lý, trái với đạo lý và thể diện của Quốc vương tôi sao? Ngày nay, Thiên triều khuyên thần đừng thương nhớ người đã quá cố, thì thần cũng xin Thiên triều noi theo mệnh lớn mà từ nay miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống nữa. Đó chẳng phải là một việc tốt để gây lại mối giao hảo bền vững giữa hai nước láng giềng đó sao?”.

    Trước lời tâu chân tình, lý lẽ đanh thép và đầy sức thuyết phục đó, vua Minh cũng tự thấy việc bắt dân An Nam hàng năm vẫn phải dâng lệ cống người vàng để trả “nợ Liễu Thăng” là vô lý, nên đã ra lệnh bãi bỏ lệ cống người vàng, và cũng từ đây hàng năm dân ta chấm dứt được cái việc “trả nợ Liễu Thăng” kéo dài từ thế kỷ thứ 15 đến lúc bấy giờ.

    Thế rồi, thời gian trôi đi, thấm thoát đã được gần một năm nằm ở dịch xá, nhưng vẫn chưa được “Thiên triều” gọi vào yết kiến.

    Một hôm, sau những ngày mưa rơi tầm tã, khí hậu ẩm thấp và rét buốt, nhân được buổi nắng ráo, Giang Văn Minh liền đem mũ áo và đồ văn thư nghiên bút ra phơi nắng. Tiện thể ông cởi áo, phanh ngực và bụng ra để sưởi nắng. Bọn cận thần của vua Minh thấy sứ giả An Nam có hành động lạ thường, bèn vào tâu với vua Minh, Minh Tông liền cho mời ông vào chầu và hỏi: “Sau những ngày mưa rét hôm nay trời nắng ấm, theo lệ thường là ngày vui vẻ của toàn dân, mọi người rủ nhau đi chơi ngắm cảnh, thưởng thức những ngày ấm áp trên đất Yên Kinh, sao sứ thần không đi đâu mà lại nằm phanh bụng ra phơi nắng là ngụ ý thế nào?”.

    Ông liền tâu: “Chẳng giấu gì Thiên triều, thần từ nhỏ vốn người ham đọc sách thánh hiền, học đâu nhớ đấy nên bao nhiêu bồ chữ trong thiên hạ, thần đã thu về để nằm im trong bụng. Từ ngày sang quý quốc, khí hậu ẩm thấp, thần sợ chữ sách thánh hiền lâu ngày không dùng đến sẽ bị mốc nên nhân ngày nắng ấm, thần vạch bụng ra phơi cho khỏi mốc chữ đó mà thôi!”.

    Thấy tài ứng đối lanh lợi lại thông minh và thấy có nhiều điều lạ, biết ông không phải là người thường nhưng để thử tài cao học rộng và trí thông minh của ông đến đâu, vua Minh liền phán: “Đã lâu nay Thiên triều được nghe tin khanh là bậc thông minh, tài giỏi, nhưng trẫm chưa có dịp tiếp kiến. Nay nhân ngày vui vẻ trẫm ra một vế câu đối, khanh thử đối lại xem sao. Rồi vua Minh liền đọc:

    Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

    (Cột đồng trụ tới nay rêu đã xanh).

    Trong vế ra, vua Minh cố ý nhắc lại chuyện Mã Viện nhà Đông Hán xưa kia sang đánh nước ta đã dựng một cột đồng trụ để bêu xấu, khinh miệt nhân dân ta.

    Nghe xong, căm giận trước sự xúc phạm tới danh dự của dân tộc mình, không cần suy nghĩ lâu, ông kiêu hãnh và dõng dạc đọc luôn vế đối:

    Đằng giang tự cổ huyết do hồng

    (Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ)

    Vế đối thật hoàn chỉnh, lời lẽ đanh thép và đầy khí phách anh hùng của người chiến thắng, cố ý muốn nhắc lại chuyện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) và Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông (1288) trên sông Bạch Đằng, để nhắc lại cái nhục của những quân xâm lược phương Bắc đã bao lần cướp nước Nam ta nhưng đều bị đánh cho tơi bời, tan tác.

    Khiếp phục trước tài ứng đối, trí thông minh và lòng tự hào dân tộc của ông, một phần uất ức trước việc sứ thần An Nam dám ngạo mạn nhắc lại cái nhục đi cướp nước của “Thiên triều”, bất chấp cả luật lệ bang giao, vua Minh liền nổi trận lôi đình hầm hầm nét mặt, quát tháo inh ỏi: “Sứ thần An Nam cố ý làm nhục Thiên triều, tội đáng xử trảm”, liền ra lệnh cho quân sĩ lấy trám đường gắn vào hai mắt và bịt miệng ông lại rồi cho mổ bụng ông xem “sứ thần An Nam to gan lớn mật đến chừng nào?”.

    Ngày ấy là ngày 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Ông Giang Văn Minh bị giết chết năm 57 tuổi.

    Sau khi giết hại Giang Văn Minh, vua Minh liền sai người lấy thủy ngân hãm vết mổ, cho ông ngậm nhân sâm rồi cho vào quan tài đóng kín có hai lớp gỗ dày (trong quan ngoài quách) rồi trao trả cho sứ bộ mang thi hài ông về nước an táng.

    Thế là phái bộ chưa hoàn thành được nhiệm vụ vua giao đã phải lên đường về nước. Sau gần 6 tháng ròng, phái bộ đã phải vượt qua bao nhiêu chặng đường vất vả mới mang được linh cữu ông Giang Văn Minh về đến quê hương và đợi tại quán Đồng Dưa (nay ở gần thôn Phụ Khang) chờ vua Lê và chúa Trịnh về làm lễ an táng.

    Được tin sứ thần Giang Văn Minh đã chết một cách anh hùng, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng vô cùng thương tiếc. Đích thân vua Lê và chúa Trịnh đã về tận quê hương để dự lễ an táng ông. Đứng trước linh cữu vị sứ thần dũng cảm và thông minh, không chịu khuất phục trước uy vũ của quân thù để bảo vệ danh dự của Tổ quốc, vua Lê Thần Tông than rằng: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Tạm dịch: đi sứ không trái mệnh vua, không để nhục nước, xứng đáng anh hùng thiên cổ) và truy tặng ông “Công bộ tả thị lang Minh quận công”./.

    Nguồn Internet.
     
  15. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    Đồng hương với nhà cháu. Thật là vinh hạnh quá ạ.
     
  16. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng



    Hay quá Timekiller à ,đọc bài lại nhớ quyển " Giai thọai văn học VN " của bố anh bạn mà mình cùng học suốt nhiều năm .Ông cụ họ Đặng Trần ,còn bạn mình là con cụ họ Tô ( 1 cụ nổi tiếng ở Cầu Giấy có 2 bà vợ và sinh được 24 người con ) về sau cho làm con nuôi cụ họ Đặng Trần .Cụ làm ở HTX dệt Quan Hoa ,cụ thuê cuốn " Giai Thoại ..." và giấu ko trả ,mặc dù phải mắt tiền đặt thuê khá cao .Quyển sách này mình đọc nhiều lần ,nhưng từ khi mở đường Cầu Giấy vì chuyển nhà nên bạn mình để nó bị thất lạc .
    Năm 1989 mình thuê cuốn " Hán - Sở tranh hùng " của Hiệu Sách Nhân dân Từ Liêm và cũng học " đòn " của cụ thân sinh anh bạn - là thuê mà ko trả ,mặc dù phải đặt tiền gấp 7-8 lần giá cuốn sách .Năm đó chỉ có Nhà xuất bản của Đà nẵng mới dám đột phá xuất bản ...Còn cô bé cho thuê sách của Hiệu sách Từ liêm thì nhiều lần vào nhà mình để đòi ,nhưng mình chỉ nói " Cho AE họ mượn mà họ ko trả thì làm thế nào ...?"
    Cuối năm 1991 mình mới lấy vợ ,và cũng từ ngày ấy vì làm kinh tế nên ko đọc 1 cuốn sách nào ,tất cả chỉ là nhớ lại ...Nhưng khi đọc 1 bài viết về Văn học xưa thì máu " hoài cổ " lại như bị ma ám ...
     
  17. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    Cháu hỏi khí không phải chứ bác gái có phải là cái cô hay vào nhà bác đòi sách không ạ?...:)
     
  18. BumeranVN

    BumeranVN Trưởng Lão Tiêu Dao Hội

    Không Timekiller à .:D:D:D.
     
  19. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đối đáp Sứ thần nhà Thanh.

    Bấy giờ vua Càn Long nhà Thanh phái Hàng Địch Lộc và Nhiệm Lan Chi sang An Nam. Trạng Quỳnh được cử đóng giả làm anh lái đò đi đón sứ thần. Ngồi trên thuyền bất ngờ sứ thần đánh rắm, vì chữa thẹn nên mới đọc câu đối để lấn át đi :

    " Lôi động Nam bang " .(nghĩa là: Sấm động cả nước Nam) .

    Không ngờ Trạng Quỳnh vạch quần tè ngay xuống sông rồi đối lại :

    " Vũ qua Bắc hải " . (nghĩa là: Mưa qua cả biển Bắc) .

    Sau khi lên bờ, Đoàn Thị Điểm đã được bố trí sẵn đóng giả làm bà bán nước ngồi ở ven đường. Khi sứ nhà Thanh đi ngang qua bà cố tình vén váy hở ra để sứ thần nhìn thấy. Sứ liền đọc câu đối có ý chê phụ nữ nước Nam lẳng lơ đĩ thõa :

    安南一寸土不知幾人耕 - An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh . (An Nam có một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày) .

    Không ngờ bị bà Điểm đối lại thành ra lại bẽ mặt :

    北國大丈夫皆由此途出 - Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất (Các đại phu nước phương Bắc, đều do từ chỗ ấy mà ra) .
     
  20. Ngố Xinh Xinh 1

    Ngố Xinh Xinh 1 Tiểu Tiên - Thư ký Chắn Hội Hải Phòng

    Ông cụ non