Xin cảm ơn BQT Hội Chắn Bắc Ninh, BTC giải đấu "QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 3" và Hội Bô Lão Sân Đình. Tôi rất vinh dự, vui mừng và chấp thuận sự đề cử trên, sẵn sàng tham gia giải đấu, chúc giải đấu thành công rực rỡ! Trân trọng.
SỨC KHỎE ĐẠI DỊCH COVID-19 Covid-19 tại Hà Nội: Thêm 27.833 F0, Sóc Sơn đứng đầu ca mắc mới Minh Nhật Thứ hai, 14/03/2022 - 17:29 (Dân trí) - Tối 14/3, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 27.833 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong 24h qua, Hà Nội ghi nhận 27.833 ca bệnh (9.491 ca cộng đồng; 18.342 ca đã cách ly). Bệnh nhân phân bố tại 511 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (1.739); Đông Anh (1.701); Hoài Đức (1.636); Hoàng Mai (1.595); Long Biên (1.552). Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 839.391 ca. Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
BAN TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU " QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 3 " #THÔNG_BÁO LỊCH THI ĐẤU VÒNG LOẠI1 Vòng loại 1 diễn ra liên tục từ ngày 016/03 đến ngày 23/03/2022 Thông tin chi tiết theo dõi trên link diễn đàn: https://chanphom.com/threads/lich-thi-dau-ket-qua-thi-dau-giai-quan-ho-que-toi-mo-rong-lan-3.23182/ DỰ BỊ VÒNG 1: 1. @BangVip18152 2. @Tân đàm 1981 3. @hiensangtdkg 4. @minh tuyển 1983 5. @gia ham vui 6. Doremi BTC Giải đấu sẽ thông tin đến các chắn thủ tham gia thi đấu Vòng loại 1 qua SĐT đã đăng ký của các chắn thủ Các chắn thủ vui lòng cập nhật lịch thi đấu của mình để đảm bảo quyền lợi thi đấu - Lịch thi đấu hàng ngày sẽđược BTCthông báo trước 20 giờ trên topic diễn đàn Giải đấuvà bàn thi đấu sẽ do các TTPV phụ trách điều khiểncác bảng đấu của Giải sẽ cài đặt và thông báo bàn chơi trước giờ thi đấu. . . . . . . . BTC SK Hội chắn Bắc Ninh Trân trọng!!!
Liên Hợp Quốc đề nghị Nga lập tức kết thúc chiến dịch ở Ukraine Minh Phương Thứ sáu, 25/03/2022 - 06:26 quân sự ở Ukraine. Nghị quyết được thông qua với 140 phiếu thuận, 38 phiếu trắng và 5 phiếu chống. Nghị quyết đề nghị Nga lập tức dừng các hành động thù địch nhằm vào Ukraine, đặc biệt các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các mục tiêu dân sự. Đây là lần thứ hai Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết như vậy. Nghị quyết đầu tiên được thông qua hôm 2/3. Tuy nhiên, các nghị quyết này đều không có tính ràng buộc. Hôm 23/3, Nga đã đệ trình một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến tình hình nhân đạo ở Ukraine nhưng không được thông qua. Nghị quyết mới của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được đưa ra trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục leo thang bất chấp nỗ lực đàm phán của hai bên. Nga được cho là đang mở rộng quy mô tấn công các mục tiêu ở Ukraine cả trên bộ, trên biển và trên không. Moscow tuyên bố chỉ chấm dứt chiến dịch khi Ukraine cam kết đảm bảo vị thế trung lập, không gia nhập NATO và đáp ứng một số yêu cầu khác mà Nga đưa ra. Theo AFP
GỬI BẠN TIMEKIILER VỚI CẢ NHÀ Nhân loại văn minh rồi Hết một thời mông muội Hòa bình mọi phương trời Địa cầu này mong mỏi Chỉ cần một tiếng nói Vạch mặt tụi ác nhân Bao nhiêu lũ ngoại xâm Chịu suốt đời tủi hổ Mạng ảo như chảo lửa Thiêu đốt bọn phi nhân Kẻ dựa vào đạn bom Xoay cán cân công lý Trái đất này rất bé Chúng chẳng trốn vào đâu Hôm nay đến mai sau “Sát nhân là giả tử”...
THƯ MỜIBQT Hội Chắn Bắc Ninh và BTC giải đấu "QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 3" Xin trân trọng kính mời BQT & các hội viên @Hội Bô Lão Sân Đình tham gia buổi offline và tổng kết giải đấu"QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 3" Sự tham gia của Quý hội là niềm động viên rất lớn, là yếu tố làm nên sự thành công của Sự kiện. BQT Hội chắn Bắc Ninh. Trân trọng!!!
Nóng: Học sinh lớp 1-6 toàn thành phố Hà Nội đi học trực tiếp từ 6/4 Mỹ Hà Thứ hai, 04/04/2022 - 15:13 Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở 30 quận, huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 6/4/2022. Trẻ mầm non nghỉ học tại nhà. Việc học sinh trở lại trường học theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Nhà trường tổ chức dạy học các ngày trong tuần theo kế hoạch và tổ chức bán trú, dạy 2 buổi/ngày theo công văn hướng dẫn trước đó của Sở GD-ĐT Hà Nội. Các nhà trường phải đạt yêu cầu an toàn chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí của hướng dẫn liên ngành trước đó; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0; tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn trước và sau buổi học. Học sinh lớp 1-6 toàn thành phố Hà Nội đi học trực tiếp từ 6/4 (Ảnh: Mỹ Hà). Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến Covid-19 , nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; Có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại trường học. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường. Trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội ký văn bản về việc xem xét tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 khi học trực tiếp tại trường. Văn bản yêu cầu, các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình và điều kiện của từng đơn vị, xây dựng phương án tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh đi học trực tiếp để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh học sinh, chủ động báo cáo và xin ý kiến phê duyệt của ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. Việc tổ chức hoạt động bán trú phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Các trường, cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành giáo dục, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp. Các trường ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ tại ngay tại lớp học, giãn cách tối đa theo điều kiện của từng lớp. Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch, xà phòng trước và sau khi ăn… Báo Dân Trí 4/4/2022.
HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH 17/04/2022. THÔNG BÁO (V/v thay đổi nhân sự) Kính gửi Ban quản trị Sân Đình, các Hội bạn, cùng toàn thể các Bô Lão! Hội Bô Lão Sân Đình xin thông báo về sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu nhân sự: Vị trí Hội trưởng sẽ do Bô Lão @Gadaubac Tueminh đảm nhiệm. Trước đó, Bô Lão @Nguyễn Tiểu Thương đã xin từ nhiệm từ ngày 1/1/2022 do điều kiện riêng không phù hợp. Nay chúng tôi xin kính báo để Ban quản trị Sân Đình cùng các Hội bạn và toàn thể các Bô Lão thành viên được biết, tiện việc giao lưu và trao đổi thông tin. Trân trọng!
GỬI CÁC CỤ BÔ LÃO SÂN ĐÌNH Dẫu kêu “Hết Tuổi Vào Buồng” Bô Ngọc thường vẫn “...Ve-Gơn” Chẳng bù cho lão Tiểu Thương Chân tay lẩy bẩy ngồi giường “On - Lai” “Bi-Phòng” cầm chắc hôm nay “Gỗ Lũa”nhường ghế cho cây “Lộc Vừng” Các cụ Bô Lão reo mừng...
Hà Nội: Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình thực tế ĐÌNH HIỆP[email protected] Đánh giá tác giả: 19:31 thứ tư ngày 27/04/2022 Hà Nội: Các địa phương chủ động thực hiện phương án ứng phó linh hoạt với dịch Covid-19Hà Nội tăng cường biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (HNMO) - Chiều 27-4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đã chủ trì giao ban trực tuyến với các đơn vị, địa phương về công tác phòng, chống dịch. Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố. Dịch Covid-19 vào giai đoạn giảm mạnh Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong kỳ báo cáo (20 đến 26-4), Hà Nội trung bình ghi nhận 972 ca bệnh/ngày, giảm 28,9% so với kỳ báo cáo trước (trung bình 1.368 ca bệnh/ngày). Từ ngày 16-4, thành phố đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên toàn địa bàn và số trẻ đã được tiêm chủng là 122.952 trẻ, đạt 40,5%. Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, với chiến lược phòng, chống dịch đúng đắn, công tác triển khai quyết liệt, hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thành phố đã kiểm soát tốt tình hình dịch. Trong đó, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã đưa cấp độ dịch về cấp độ 1, thành phố bước sang trạng thái bình thường mới. Dự báo, thời gian tiếp theo, dịch bước vào giai đoạn giảm mạnh, số ca mắc, chuyển nặng tiếp tục giảm. Tuy nhiên, dịch cũng khó kết thúc sớm, do đó các địa phương cần tập trung vào điều trị giảm tử vong; hệ thống y tế dần trở về trạng thái bình thường mới. Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, trong tuần qua, công tác tổ chức cho học sinh các cấp học trực tiếp tại trường thực hiện ổn định, kỷ cương, nền nếp trong các cấp học. Tỷ lệ học sinh đi học được duy trì ổn định. Cùng với đó, Sở đã phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại một số điểm bảo đảm an toàn. Các địa phương cũng tăng cường hỗ trợ, duy trì Tổ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong các nhà trường. Ngoài ra, công tác bảo đảm an toàn khu vực cổng trường, vệ sinh thực phẩm... cũng được tích cực triển khai. Bà Trần Lưu Hoa cho biết, thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tư vấn tâm lý học đường hậu Covid-19, đồng thời đề nghị các cơ sở giáo dục tăng cường phòng, chống dịch trong thời điểm nắng nóng. Đại diện Sở Du lịch cho biết, Sở đang chuẩn bị các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 cũng như các hoạt động chào đón SEA Games 31. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tiếp tục triển khai các phương án phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho du khách; thực hiện tạm dừng khai báo y tế với người nhập cảnh. Đồng thời, Sở cũng tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch của khách du lịch và cơ sở kinh doanh tại điểm du lịch. Nhằm chuẩn bị cho SEA Games 31, Sở Du lịch cũng đã kiểm tra 14 khách sạn phục vụ cho lưu trú, có kịch bản đối với tình huống phát hiện khách du lịch là F0. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã: Hà Đông, Sơn Tây, Mỹ Đức, Thanh Oai, Hoàng Mai, Long Biên, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm… cho biết, số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn trong tuần qua giảm sâu và đa số đều có triệu chứng nhẹ. Cùng với đó, công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi diễn ra an toàn, đúng thời gian theo kế hoạch của thành phố. Trong tuần qua, các địa phương tiếp tục triển khai việc học bán trú, chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch tại những nơi diễn ra hoạt động của SEA Games 31. Chú trọng việc đeo khẩu trang và khử khuẩn Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, trong tuần qua số ca mắc Covid-19 giảm đáng kể trên địa bàn thành phố và không ghi nhận bệnh nhân tử vong; các hoạt động đến nay cơ bản trở lại bình thường. Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng đánh giá cao sự vào cuộc của các địa phương đã triển khai công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; đồng thời tiếp tục rà soát, tiếp nhận, bàn giao, hoàn trả lại các cơ sở thu dung điều trị F0 của thành phố bảo đảm đúng quy định. Cho rằng tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và khử khuẩn. Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em trong diện quy định bảo đảm an toàn; tăng cường tuyên truyền để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc tiêm vắc xin; tiếp tục rà soát các đối tượng có nguy cơ cao để hoàn thành việc tiêm mũi bổ sung. Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu Sở Y tế căn cứ chỉ đạo của Bộ Y tế để sớm có hướng dẫn cụ thể cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tế. Cùng với đó, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính khẩn trương hướng dẫn việc tiếp nhận, bàn giao tài sản đã được trang bị, thanh quyết toán, hoàn trả các cơ sở cách ly, cơ sở thu dung, điều trị đúng quy định. Để chuẩn bị các ngày lễ lớn trong cuối tháng 4, 5-2022 và Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị, các địa phương hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc từ 29-4 đến hết ngày 24-5-2022. Các đơn vị cần thực hiện nghiêm nội dung tại Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 25-3-2022 của UBND thành phố: Thực hiện đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn thành phố hướng tới SEA Games 31 với chủ đề Vì một Thủ đô “sáng, xanh, sạch đẹp”, đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng văn hóa người Hà Nội mỗi người dân “nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp” nhằm tạo nên không khí trang trọng, vui tươi phấn khởi. Từ ngày 28-4, thành phố tổ chức các Đoàn kiểm tra thực tế tại các địa phương để bảo đảm SEA Games 31 được diễn ra thành công, an toàn.
Kính gửi: BQT và thành viên @Hội Bô Lão Sân Đình Chắn hội MU trân trọng kính mời các Bô lão tham gia buổi Offline và Tổng kết giải đấu "Chắn hội MU mở rộng lần 5" Chi tiết tại Topic: Hoạt động offline của Chắn hội MU Rất hân hạnh được đón tiếp các Quý bô lão! Trân trọng!
Ô tô "bơi" trên phố Hà Nội, nhiều tỉnh thành ngập nặng vì mưa lớn Nhóm phóng viên Thứ hai, 23/05/2022 - 09:59 (Dân trí) - Nhiều nơi thuộc các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung sáng nay cùng chịu cảnh ngập nặng vì mưa lớn kéo dài. Giao thông nhiều tuyến phố "tê liệt", ô tô "bơi dập dềnh" trên phố. Sân chung cư ở Hà Nội thành "hồ nước" Sau trận mưa lớn suốt ngày hôm qua 22/5 và rạng sáng nay 23/5, tuyến đường cạnh chung cư Ecohome 3, phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị ngập sâu. Hàng chục ô tô đậu trên đường bị nước ngập lút bánh xe. Tuyến đường cạnh chung cư Ecohome 3 ngập sâu sau trận mưa lớn (Ảnh: Diệu Nga). Thời gian hiện tại 0:00 / Độ dài 3:00 Đã tải:19.91% Người dân chật vật đẩy xe ô tô thoát điểm ngập. Sáng 23/5, trao đổi với PVDân trí, anh Nguyễn Đình Hưng (trú tại chung cư Ecohome 3) cho biết, vào khoảng 6h30 cùng ngày, anh thấy khu vực gần Trường tiểu học Đông Ngạc mênh mông nước. Ô tô bơi trong nước (Ảnh Diệu Nga). Khu vực ngập sâu nhất khoảng 0,5m, nhiều ô tô đỗ dọc tuyến đường cạnh trường tiểu học bị nước ngập hết bánh xe. Theo anh Hưng, khu vực chung cư Ecohome 3 từ lâu được coi là "rốn ngập", cứ mưa lớn là nước dâng cao không có lối thoát. Đến khoảng 9h sáng cùng ngày, nước bắt đầu rút dần. Hàng chục ô tô chịu cảnh ngâm nước sau một đêm (Ảnh: Diệu Nga). Người dân chung cư cho biết đây được coi là "rốn ngập" (Ảnh: Diệu Nga). Nhiều tuyến đường ở TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc "tê liệt" vì ngập sâu Nhiều tuyến đường ở TP Vĩnh Yên ngập sâu (Ảnh: Công an Vĩnh Phúc). Trao đổi vớiDân trísáng 23/5, ông Nguyễn Việt Phương - Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho biết, trận mưa lớn kéo dài từ đêm 22/5 đến sáng nay 23/5 đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố bị ngập nặng, xe cộ rất khó di chuyển. Ước tính mưa lớn đã gây ngập trên địa bàn 4 phường. "Mấy năm nay cứ mưa lớn kéo dài là nhiều tuyến đường ở Vĩnh Yên bị ngập như vậy"- ông Phương cho hay. Sáng 23/5, phương tiện giao thông di chuyển rất khó khăn trên nhiều tuyến đường ở TP Vĩnh Yên (Ảnh: CAVP) Hiện nay, TP Vĩnh Yên đang chỉ đạo các lực lượng gấp rút khơi thông cống rãnh để nhanh chóng tiêu thoát nước và phân luồng giao thông, cảnh báo người dân khi đi lại trên các tuyến đường bị ngập. Trong khi đó, theo thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, khu vực đường Nguyễn Tất Thành và đường Mê Linh (TP Vĩnh Yên) là một những nơi bị ngập kéo dài. Tình trạng ngập lụt đã khiến nhiều phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy di chuyển khó khăn. Nhiều người đã bị ngã, không làm chủ được phương tiện, gây nguy hiểm. Theo ước tính ban đầu, có 4 phường ở TP Vĩnh Yên bị ngập úng nặng sau trận mưa lớn (Ảnh: CAVP). Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị người dân cần chú ý giữ an toàn khi di chuyển trên đường ngập. Nhiều địa phương vùng cao Nghệ An bị chia cắt Ghi nhận của phóng viên, nhiều xã thuộc huyện Quế Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) sáng nay bị cô lập vì ngập lụt. Sáng 23/5, trao đổi với phóng viênDân trí, ông Lương Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, cho biết, mưa lớn làm cho một hồ đập của dân bị vỡ. Tại huyện Quỳ Châu, nước dâng cao bất thường nhấn chìm một số cầu tràn và các cánh đồng lúa đang vào mùa gặt. Cầu tràn bắc qua sông Hiếu ở Quỳ Châu bị ngập sâu gây chia cắt Quốc lộ 48 và khiến hơn 500 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. "Tôi chưa từng thấy cảnh mưa lớn trong tháng 5 như thế này… Nhà tôi ở bản Tằm, thường ngày đi qua cầu bản Lìm chỉ mất 3km, nhưng mưa lũ, gây ngập phải đi đường vòng hơn 30km", chị Trương Việt Hương, trú bản Tằm chia sẻ. Một số hình ảnh ngập lụt ở Nghệ An: Nước cuốn theo đất đá từ trên núi đổ xuống khiến hoa màu tại bản Mường Phú bị hư hại. Đập bản Mường Phú bị vỡ, hơn 3 tạ cá của người dân bị thiệt hại. Cầu tràn bản Lìm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu bị ngập. Cầu bản Lìm bị ngập sâu hơn 2m, bản làng tại xã Châu Phong bị cô lập. Cầu Châu Tiến bị mưa lũ nhấn chìm. Nhiều diện tích hoa màu của bà con chưa thu hoạch xong đã ngập sâu trong nước. Nhiều bản làng của xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu bị cô lập. Mưa lũ xảy ra bất thường trên địa bàn Nghệ An những ngày qua đã làm thiệt hại nặng về kinh tế. Mưa dông ở Bắc Bộ có thể còn kéo dài Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng nay (23/5), ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa tính từ 19h ngày 22/5 đến 8h ngày 23/5) như: Kiến Thiết (Tuyên Quang) 346.2 mm, Minh Quang (Vĩnh Phúc) 232.4 mm, Đông Lai (Hòa Bình) 229.4 mm, Quân Chu (Thái Nguyên) 224.8 mm,... Trận mưa lớn đêm qua và sáng nay (23/5) đã khiến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) ngập sâu. (Ảnh: Toàn Vũ). Dự báo, từ nay đến 24/5, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150mm; riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Từ ngày 25/5, mưa vừa, mưa to diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng giảm dần. Mưa dông ở Bắc Bộ còn có khả năng kéo dài. Ngoài ra, từ nay đến ngày 29/5, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa khoảng 20-50 mm/24h, có nơi trên 80 mm/24h (mưa dông tập trung vào chiều và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Khu vực Hà Nội, từ nay đến 24/5, có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Những câu hỏi "chất" trong phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Thực hiện: Hoàng Dung 10/06/2022 (Dân trí) - Trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính ngày 8/6 và 9/6, nhiều vấn đề "nóng" được đại biểu Quốc hội nêu ra. Một số câu hỏi được nhận xét là hay, khó. "Liệu có sự bắt tay, thao túng vềgiá vàngmiếng SJC trên thị trường?" Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng chiều 8/6, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) đã đặt câu hỏi về diễn biến không bình thường của giá vàng SJC, nhất là đầu năm nay khi mà chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quá cao, có lúc trên 20 triệu đồng/lượng. Đại biểu này cho rằng mức chênh lệch trên quá khác biệt giữa vàng miếng SJC với giá vàng trang sức SJC cùng hàm lượng hay giá vàng miếng SJC với giá vàng miếng đến từ thương hiệu khác. Theo bà Thủy, điều này gây tâm lý hoang mang, bất an cho người dân và làm giảm niềm tin vào giá trị đồng tiền Việt Nam, gia tăng lạm phát. "Trước tình trạng trên, NHNN đã tiến hành thanh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá khi giá vàng miếng biến động hay chưa. Liệu có trường hợp bắt tay, thao túng giá vàng miếng SJC trên thị trường hay không và bao giờ NHNN sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt độngkinh doanhvàng", đại biểu đặt câu hỏi. Ngoài ra, đại biểu Thủy còn đặt ra câu hỏi việc độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là SJC có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC tăng cao. "Cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại còn dáng dấp quản lý theo kiểu bao cấp" Đặt câu hỏi về "room tín dụng" của các ngân hàng, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại hiện nay còn dáng dấp của quản lý theo kiểu bao cấp, có lẽ nó không phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Việc cấp tín dụng hàng năm dẫn đến chuyện năm nào cũng phải cấp lại, khi cần thiết các ngân hàng lại phải đi xin để "nới room". "Có ngân hàng khi đọc tên ra, ai cũng biết cá nhân nào đứng đằng sau" Tại phiên chất vấn, đại biểu đoàn Đồng Nai Trịnh Xuân An cũng đánh giá cao vai trò của NHNN trong việc xử lý tình trạng sở hữu chéo. Về số lượng, không còn cặp sở hữu chéo nào nhưng ông An cho rằng, vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo nhiều quan hệ, nhóm lợi ích đan xen. "Thực tế, ai cũng biết có những ngân hàng mà khi đọc tên thôi thì đứng đằng sau đó là những doanh nghiệp, cá nhân nào. Đề nghị Thống đốc đưa ra giải pháp để xử lý chặt chẽ vấn đề này", ông An chất vấn. "Có tổ chức tín dụng chưa báo cáo hết nợ xấu, không công khai con số thực do lo ngại mất thương hiệu" Đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho rằng, nợ xấu là vấn đề liên tục và luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, ngay cả khi Nghị quyết 42 còn hiệu lực thì việc xử lý nợ xấu có lúc vẫn còn khó khăn, đặc biệt là trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, vị đại biểu này cũng nêu có tình trạng các tổ chức tín dụng chưa báo cáo hết nợ xấu, không công khai con số thực do lo ngại mất thương hiệu của tổ chức tín dụng. "Việc xử lý các ngân hàng 0 đồng chưa đạt yêu cầu, giẫm chân tại chỗ" Đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) nhận định, việc xử lý các ngân hàng 0 đồng trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu đề ra, giẫm chân tại chỗ. Do đó, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 8/6, đại biểu đã đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng cho biết lý do của sự chậm trễ này và biện pháp để giải quyết căn bản vấn đề này, đảm bảo quyền, lợi ích của các khách hàng và an toàn hệ thống tín dụng quốc gia. "Códoanh nghiệpcó vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng nhưng phát hành trái phiếu tới 7.200 tỷ đồng" Nêu nhức nhối, bất cập về vấn đề phát hành trái phiếu, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) lấy ví dụ có doanh nghiệp bất động sản phát hành với lãi suất cao là gần 13%; có doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng nhưng phát hành tới 7.200 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ phát hành trên vốn chủ sở hữu là 47 lần; có công ty phát hành 7700 tỷ đồng trái phiếu nhưng vốn chủ sở hữu chỉ có 270 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ là 28 lần. "Có giải pháp nào để làm lành mạnh hóa thị trường thay vì các quy định siết chặt theo tinh thần là không quản được thì cấm?" Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho biết, thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. "Có phải một phần nguồn cơn trên chính là sự yếu kém, bất cập của các cơ quan chức năng. Bộ Tài chính có giải pháp nào để làm lành mạnh hóa thị trường thay vì các quy định siết chặt theo tinh thần là không quản được thì cấm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trường?", ông Thông hỏi. "Nơi nào chấp hành tốt thì bị thiệt thòi, nơi nào chưa chấp hành tốt thì vẫn bình thường" Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc mua sắm tài sản công còn những bất cập, mặc dù trong thời gian qua có định mức của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, tuy nhiên vẫn còn không ít cơ quan, đơn vị mỗi nơi mỗi khác. Như ô tô, nơi nào chấp hành tốt thì bị thiệt thòi, nơi nào chưa chấp hành tốt thì vẫn bình thường. Câu hỏi đặt ra cho Bộ trưởng Tài chính là nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới là gì. "Can thiệp vào giá xăng dầu quá nhiều sẽ không vận hành phù hợp với giá thị trường" Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. "Can thiệp vào giá xăng dầu quá nhiều thì tôi cho là nó không vận hành phù hợp với giá thị trường. Hãy để giá đó tự nhiên theo giá tăng, giảm của thế giới, có can thiệp thì chúng ta can thiệp phần nào", ông nói. Theo ông, ở đây có rất nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nếu chúng ta giảm cái này thì nó lại ảnh hưởng đến xuất khẩu và các cái khác. Do đó, sự can thiệp cũng cần đúng mức, chúng ta không cố gắng để làm sao giảm tối thiểu nhất và giá rẻ nhất so với các nước xung quanh. "Bộ này chịu trách nhiệm chất lượng sách giáo khoa, bộ kia thẩm định giá" Theo đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) quy định về Luật Giá và các văn bản hướng dẫn, giá sách giáo khoa do doanh nghiệp là các nhà xuất bản tự xây dựng, quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa và thực hiện kê khai với cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường. "Giá sách giáo khoa là do Bộ Tài chính chứ không phải từ phía Bộ Giáo dục quy định, nhưng thời gian qua, có vẻ như trong dư luận thì Bộ Giáo dục lại đang phải hứng chịu nhiều than phiền. Điều này xảy ra một thực tế, đó là Bộ này chịu trách nhiệm chất lượng sách giáo khoa, Bộ kia thẩm định giá, gây ra những vấn đề liên quan đến quản lý và trách nhiệm", đại biểu nêu quan điểm. "Hiện tượng xe biếu tặng, đây thực chất là cách lách luật, trốn thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước" Đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận) nêu: "Trong thời gian qua, báo chí phản ánh về hiện tượng xe biếu tặng, đây thực chất là cách lách luật, trốn thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước" và Bộ Tài chính giải thích rõ thêm về vấn đề này. "Với trang thiết bị phục vụ chống dịch nên đưa vào danh mục được miễn giảm thuế giống như vaccine" Tranh luận về vấn đề xe biếu tặng, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TPHCM) thông tin: "Vừa qua trong đại dịch tại TPHCM, chúng tôi nhận rất nhiều xe cấp cứu, xe cứu thương nhập từ nước ngoài. Lúc đó chúng tôi có xin với các bộ, ngành liên quan về việc miễn, giảm thuế đối với xe cấp cứu, tuy nhiên vẫn không được đồng ý. Một số doanh nghiệp khi chắt chiu kinh phí của mình để hỗ trợ cho phòng, chống dịch, nhất là xe cấp cứu, lý ra việc đó phải được miễn, giảm thuế". Đại biểu này lấy ví dụ, một xe cấp cứu tặng cho Bệnh viện 115 khoảng 5 tỷ đồng. Xin miễn, giảm thuế nhưng không được, do đó doanh nghiệp phải đóng thêm hơn 600 triệu đồng để nhập xe đó về và tặng cho bệnh viện. Vì vậy, đại biểu đề nghị trong chính sách sắp tới, nhất là những trường hợp khẩn cấp với những trang thiết bị mà phục vụ chống dịch cho người dân, đề nghị Bộ Tài chính đưa vào trong những danh mục được miễn, giảm thuế giống như vaccine, giống như thuốc chữa bệnh trong tình huống dịch tại TPHCM và trên cả nước Việt Nam. "Nhập khẩu hàng hóa cũng là nhập khẩu lạm phát" Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, lạm phát ở trên thế giới đang tăng rất nhanh, chúng ta thì nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư đầu vào rất lớn, tương đương với giá trị GDP của cả nước. Điều đó có nghĩa nhập khẩu hàng hóa cũng là nhập khẩu lạm phát. Giá xăng dầu chúng ta tăng rất cao, mà giá xăng dầu lại là giá đẩy để tăng giá các hàng hóa khác. Thêm vào đó, chúng ta lại giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tăng thêm một lượng cung tiền vào nền kinh tế, sẽ tăng thêm áp lực của lạm phát. Đại biểu này đặt ra câu hỏi với Bộ Tài chính là có giải pháp gì để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới để thực hiện mục tiêu về lạm phát mà Quốc hội đặt ra. Nội dung:Hoàng Dung Thiết kế:Ngọc Diệp
Thân gửi: ACE BQT và thành viên HỘI BÔ LÃO SĐ Chắn hội Hải Phòng trân trọng mời ACE Hội Bô Lão SĐ tham gia buổi Offline kỷ niệm 7 năm thành lập và Tổng kết giải đấu Chắn hội Hải Phòng mở rộng lần 8. Chi tiết tại Topic: HOẠT ĐỘNG OFFLINE CỦA CHẮN HỘI HẢI PHÒNG Rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị!
Không được thu khoản tiền nào khi học sinh lớp 10 nhập học MINH ĐỨC[email protected] Đánh giá tác giả: 06:53 thứ ba ngày 28/06/2022 Nhiều lựa chọn trước ngưỡng cửa lớp 10Hà Nội công bố đáp án các môn thi lớp 10Gần 12.000 lượt thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội (HNM) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 27-6 cho biết, công tác chấm thi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 đang được khẩn trương triển khai, bảo đảm an toàn, chất lượng, đúng tiến độ. Theo kế hoạch dự kiến, chậm nhất ngày 9-7, Sở sẽ công bố điểm bài thi của thí sinh trên Cổng thông tin điện tử của ngành, địa chỉ: https://hanoi.edu.vn. Sở yêu cầu các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để học sinh trúng tuyển nhập học. Trong thời gian tuyển sinh, các đơn vị phải có đầy đủ cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên trực để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện thủ tục xác nhận nhập học. Học sinh lưu ý thực hiện thủ tục xác nhận nhập học đúng thời gian từ ngày 10 đến 12-7-2022. Yêu cầu được nhấn mạnh với tất cả các nhà trường, trung tâm là không được thu bất cứ khoản đóng góp nào của học sinh hoặc cha mẹ học sinh khi học sinh lớp 10 nhập học, kể cả việc bán hồ sơ nhập học.
Thám hoa Lương Như Hộc - ông tổ nghề khắc ván in Thứ sáu, 09/12/2016 - 07:24 Đất Hải Dương, ngoài làng Mộ Trạch nổi danh là “làng tiến sĩ”, thì phong vật đất ấy, nhiều nơi vẫn nảy nở nhân tài khoa bảng. Trong số đó, nơi đất Thanh Liêu, Liễu Chàng, dân làm nghề in bởi được truyền nghề từ một tiến sĩ họ Lương. Ông là Lương Như Hộc (1420-1501). Nghề in xưa của người Việt Sách “Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký”, trong “Văn bia đề tên tấn sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bửu thứ 3 (1442)”, tên tuổi Lương Như Hộc nằm thứ ba trong hàng Đệ nhất giáp, ứng với vị trí Thám hoa, ghi rõ: “Lương Như Hộc, người xã Hồng Lục, huyện Trường Tân”. Thám hoa đầu tiên nhà Lê sơ Ấy là nói về lúc họ Lương được “võng giá nghênh ngang” thời trị vì của vua Lê Thái Tông. Và theo ghi chép trong sách “Tam khôi bị lục”, thì họ Lương chính là “Khai quốc Thám hoa” thời Lê sơ. Trước đó, năm Lương Như Hộc 18 tuổi, đỗ hương cống thi Hương. Đường làm quan của Thám hoa Lương Như Hộc, trải qua thời các vua Thái Tông, Nhân Tông, Nghi Dân rồi Thánh Tông. Ghi về các danh nhân đất Hải Dương, sách “Hải Dương phong vật khúc” có đôi câu về quan họ Lương: "Họ Lương đủng đỉnh đai cân, Hai phen sứ dịch phụng lân ra tài". Sau khi nên danh đường khoa cử, Lương Như Hộc bước chân vào chốn miếu đường, làm quan nhà Lê. Nhiều việc làm của ông, được sử ghi lại, trong đó, có dăm ba dấu ấn đáng chú ý. Với khả năng chữ nghĩa đã được khẳng định qua mấy lần “lều chõng”, quan họ Lương hai lần được tín nhiệm tham gia đoàn sứ bộ Đại Việt đi sứ phương Bắc. Ấy là vào ngày 16/11 năm Quý Hợi (1443), đoàn sứ bộ của Hà Phủ, Nguyễn Như Đổ và Lương Như Hộc sang minh đáp từ đã sang tế vua Thái Tông mất trước đó. Lúc này, họ Lương là Ngự tiền học sinh cục trưởng. Cuối năm Kỷ Mão (1459) thời Lê Nghi Dân, một lần nữa ông có mặt trong sứ bộ sang Minh, được Toàn thư chép: “Ngày 20, lại sai bọn Trần Phong, Lương Như Hộc, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong”. Thời vua Nhân Tông, năm Kỷ Tỵ (1449), bấy giờ Lương Như Hộc đang làm An phủ sứ lộ Quốc Oai, trong đợt xếp đặt quan chức tháng 11 năm này, ông cùng với An phủ sứ lộ Quy Hóa Nguyễn Như Đổ được bổ làm Hàn lâm trực học sĩ. Mẹ con vua Lê Nhân Tông bị hại, nối qua thời Nghi Dân, ông được sung vào sứ bộ sang Minh. Công nghiệp của quan họ Lương được nói tới nhiều, ấy là ở thời vua Lê Thánh Tông. Mộc bản xưa Thời vua Thánh Tông trị vì, Lương Như Hộc làm Lễ bộ Tả thị lang, rồi Trung thư sảnh Bí thư giám học sĩ, tham gia sửa sách lề lối làm việc trong việc triều chính. Tỉ như năm Bính Tuất (1466), sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Bọn Trung thư lệnh bí thư giám học sinh Lương Như Hộc vâng mệnh nghị thảo rằng: “Những bản viết của các nha môn, nếu gặp khi chánh quan khuyết hoặc đi việc quan vắng, thì quan tá nhị thay giữ ấn tín của nha môn ấy ký tên ở dưới chỗ đề năm, tháng”. Việc Sách “Tam khôi bị lục” ghi đoạn cuối đường hoạn lộ của ông là “Niên hiệu Quang Thuận, thăng Tả Thị Lang bộ Lễ, rồi Trung thư lệnh kiêm Bí thư Giám học sĩ, về hưu. Thọ 82 tuổi”. Bên cạnh đời làm quan của họ Lương, dấu ấn lớn nhất, hẳn là công lao với nghề in nước Việt. Dày công học nghề khắc in gỗ Cái chí muốn tìm hiểu nghề in của Lương Như Hộc, nguồn cơn được sách “Giai thoại làng Nho” kể, ấy là có lần ở đất Thăng Long, nhân việc tìm mua bộ sách cho bạn, mà sách hồi ấy toàn của Trung Hoa đem sang, giá bán rất đắt, học trò ai có tiền mua, sau lại cho bạn mượn chép, bởi dân ta chưa in được sách. Tìm qua các hiệu của người Hoa thì hết sách; đến hiệu có sách, thì giá cao ngất ngưởng. Chủ bán cho hay: “Lúc này thuyền bên Tàu sang chậm nên khan sách”. Sách đắt, Lương Như Hộc không chịu mua, lấy làm không vừa lòng. Từ dạo ấy, họ Lương đã nuôi cái mộng phải học được nghề in để người nước ngoài không chi phối việc bán sách nữa. Rồi ước mong ấy cũng đến. Nhân tham gia đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Minh, họ Lương rắp tâm phải thực hiện cho được. Dạo ấy, Trung Hoa vẫn còn lối in khắc bản gỗ. Mà người Hoa, hễ có nghề gì hay lạ, thì thường giữ riêng trong gia đình cha truyền con nối chứ hiếm khi lộ ra ngoài. Nghề in xưa của Trung Hoa Lại nữa, sứ bộ nước nào đến, cũng được một cơ quan giám sát cẩn mật là Lý phiên viện, nơi ở là công quán thì tách biệt với dân chúng, không dễ gì mà “tung tăng” ra ngoài phố thị. Vậy thì học làm sao? Biết thật khó để qua được tai mắt của lính canh Trung Hoa giám sát sứ bộ, họ Lương dần dà mua chuộc được chúng, rồi thường ra ngoài thành du ngoạn, tiện bước vào Khâm Thiên giám cùng các ngôi chùa có thợ khắc làm việc, xem cách thức khắc bản ra sao. Rồi ông làm quen với bọn thợ giỏi, dò la học hỏi dần dần rồi nắm được những điểm cần thiết của việc in ấn ấy. Trong “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945” cho rằng, có thể ông đã học được nghề in trong lần đi sứ năm Quý Hợi (1443), nhưng nhiều chỗ còn thô vụng, nên lần đi sứ thứ hai năm Kỷ Mão (1459), Lương Như Hộc đã dụng tâm tìm hiểu kỹ càng hơn. Sách “Việt Nam danh nhân từ điển” thì cho hay về việc học nghề của quan họ Lương. Ấy là “giả làm thương khách, ông đến Bắc Kinh mở hiệu buôn bán ngay cạnh một nhà in rồi khoét vách để xem xét công việc của nhà in. Khi đã biết rõ tất cả bí quyết của nghề in, ông bỏ hiệu buôn, lén trở về nước”. Truyền nghề mở mang sinh kế cho dân Sách “Đại Nam dư địa chí ước biên”, có câu: “Liễu Chàng, Hồng Lục, quan Thám hoa thành thầy dạy khắc ván in”, chính là nói về Lương Như Hộc. Sau khi học được nghề khắc mộc bản ấy, về nước, Lương Như Hộc liền truyền nghề cho người làng mình. Theo “Giai thoại làng Nho” thì “sau người làng Liễu Chàng gần bên cũng sang học. Hai làng này mở đầu nghề in của nước ta”. Thế nên, trong “Hải Dương phong vật khúc”, khi viết về hai làng này, có câu: "Phường Hồng Lục, Liễu Tràng khắc chữ, Bản bộ kinh, bộ sử rành rành". Để nghề in được bén rễ và có cơ phát triển, ông nhiều phen chung sống với thợ, ngày ngày ngồi chỉ bảo cho họ từng li từng tí, nào là loại gỗ gì thịt mềm mỏng, dễ khắc, không bị cong vênh, mối mọt. Nào là dùng thứ dầu gì thoa giấy để lộ nét rõ ràng mà khắc. Nào dao này bào gỗ, dao kia gọt nét… Nhờ đó, nghề khắc bản in mộc bản dần dà trở nên đắc dụng ở quê ông. Mộc bản xưa Cũng bởi được truyền nghề quý, kiếm sống được và truyền đời này qua đời khác, mà như “Hải Dương địa dư” cho hay, “đến nay, dân hai xã đó còn thờ ông làm Tiên sư”, tức là dân Liễu Chàng, Hồng Lục. Nhờ được truyền nghề ấy, dân Liễu Chàng, Hồng Lục nhiều thợ sành nghề lắm. Trong sách “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945” còn cho biết “vào khoản 1942, 1943 và 1944 ở Hà Nội, các sách xuất bản có in kèm chữ Hán muốn cho nét chữ được sắc sảo, hầu hết các nhà xuất bản đều nhờ thợ khắc ở hai làng kể trên, thường gọi tắt là thợ khắc ở Hải Dương”. Ngoài nghiệp chính trị, theo ghi chép trong “Thành ngữ, điển tích danh nhân từ điển”, danh thần họ Lương là tác giả của tập thơ chữ Nôm “Hồng châu ngôn ngữ thi tập” và bài thơ “Tiêu tương bát cảnh”. Riêng về nghề in, thật không quá khi nói rằng, Lương Như Hộc chính là ông tổ nghề khắc bản in của nước ta vậy… Theo Trần A.B/Báo Pháp Luật VN
THÔNG BÁO (V/v: Chia bảng đấu Vòng loại 1) BTC giải đấu Đêm Hội Long Trì 2022 xin công bố kết quả chia Bảng và Lịch thi đấu Vòng loại 1 như sau: Vòng loại 1 được tổ chức vào hồi 20h30 các ngày từ 29/7 đến 04/8/2022 (ngày 31/7 giải tạm nghỉ bởi OFFLINE @Hội chắn Ninh Bình ) - Địa điểm thi đấu: Tri Phủ Đại Lầu - Khu Chánh Tổng. - Mức cược: 500.000 Bảo - Bàn chơi: từ bàn 1 đến bàn 14. Cụ thể sẽ được BTC thông báo vào mỗi ngày tổ chức thi đấu. BTC sự kiện lưu ý các chắn thủ: - Nắm rõ thông tin bảng đấu của mình. - Chuẩn bị sẵn 300 lần mức cược bàn chơi theo quy định. - Các chắn thủ thuộc các Bang hội phải mang avatar chung của Bang hội mình khi vào thi đấu. - Thời gian thi đấu, bàn chơi cụ thể sẽ được BTC thông báo trên diễn đàn và trực tiếp đến SĐT chắn thủ đăng kí. Mọi người chú ý tiếp nhận thông tin để đảm bảo quyền lợi của mình. Chúc các chắn thủ tham gia sự kiện tìm thấy nhiều niềm vui với Tiêu Dao Hội. Có một giải đấu thành công, cống hiến nhiều ván bài, nhiều nước đánh hay cho Cộng đồng! BTC giải đấu Đêm Hội Long Trì 2022 Trân trọng!