+ Trong các cuộc chơi Chắn hay Tổ Tôm ,trước khi khai cuộc người chơi thường nhắc nhau chơi " Một ly ông Cụ". Về cơ bản ta có thể hiểu đó là những quy định khắt khe trong cuộc chơi bài, từ cách ăn cây, hạ cây, đánh cây, ...đến cách xướng ù sao cho không phạm luật, mà ai đã phạm luật thì sẽ bị phạt hoặc đền làng như giao ước , không có kiểu xuề xòa xin bỏ qua, không có chíu nhưng hô chíu, hô nhà dưới nhưng lại kéo lại ăn, không phải cái nhưng đánh cây trước...khi đã đồng ý chơi " Một ly ông cụ" thì phải tuân thủ tuyệt đối . + Thú chơi tổ tôm : Nhiều trò chơi dân gian chúng ta đã từng nghe đến. Mỗi khi Tết về, trẻ con ai ai cũng thích chơi Tam Cúc, còn các cụ già thì khề khà bên bàn Tổ Tôm. Trò chơi tổ tôm là một nét văn hóa tiêu khiển không thể thiếu được trong xã hội làng mạc Việt Nam thời xưa, cũng giống như thú chơi cờ. Tổ Tôm có thể được du nhập từ Trung Quốc từ rất lâu rồi. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn, Sách (là ba "chất" của bài Tổ Tôm, tương tự như Cơ, Rô, Bích, Nhép trong bài Tây) Chơi Tổ Tôm khá là khó, và cách biến hóa cũng nhiều nên thường được nam giới và người già chơi, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Cũng vì khó, nhưng thú vị, nên từ cách chơi Tổ Tôm đã sinh ra một cách chơi khác dễ hơn là "Chắn" dành cho thanh niên và phụ nữ. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Chắn cạ, nhưng nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử như câu ca dao: Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo ngâm nôm Thuý Kiều Trong văn học Việt Nam, trò chơi Tổ Tôm cũng được nhắc đến rất nhiều. Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật... Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài. Tổ Tôm có các dạng chơi: - Tổ Tôm điếm Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu * Lưng: 1. -Thiên khai 2. -Khàn (có 3 lá giống nhau) 3. -Phỗng (bài có hai lá phỗng thêm 1 lá giống như chíu trong đánh chắn) 4. -các tụ tam sau <nhất vạn + nhất sách + cửu văn> <Thang thang + ông lão + cửu sách> <cửu vạn + cửu sách + thang thang> (ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang) <tam vạn + tam sách + thất văn> <cửu vạn + bát sách + chi chi> <nhị vạn + nhị sách + bát văn> <nhất văn + nhị văn + tam văn> * Bí: 1. -bí tam - giống như phỏm trong "tá lả" tứ văn + tứ vạn + tứ sách tứ văn + ngữ văn + lục văn 1. tương tự có bí tứ, bí ngũ... Tài bàn Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...) . Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn. Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài" * Nhị, cửu văn * Tứ, thất sách * Ngũ, bát vạn. Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chíu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chíu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách... * Trong tài bàn không có cước tôm lèo.. * Ù tài bàn khi người ù có 14 lưng trở lên * Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được. Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn. * Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất. Cách tính cước tùy người chơi. Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được tổ tôm cũng vì lẽ đó. Đánh chắn Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ : chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù. Bộ bài Tổ Tôm sẽ bị bỏ bớt đi hàng Nhất và hàng Yêu (quân Thang Thang và Lão). Như vậy, bộ bài bây giờ chỉ còn 100 quân, gồm các quân có số Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu (mỗi số đều có 3 hàng Vạn, Văn, Sách, mỗi hàng 4 quân) và Chi Chi (chính là hàng Nhất Văn, có 4 quân). Trong 100 quân có 20 lá bài đỏ (các quân Bát Sách, Bát Vạn, Cửu Sách, Cửu Vạn và Chi Chi) và 80 lá bài trắng (các quân bài còn lại).
Góp vui với các cụ ! - Trước khi khai cuộc chơi Chắn hoặc Tổ Tôm , người chơi thường giao ước với nhau bằng khái niệm " Một ly ông cụ". Nôm na thì đây là một kiểu luật lệ khi chơi bài, với những quy định rất khắt khe, đòi hỏi người chơi phải tuyệt đối tuân theo, nếu vi phạm sẽ bị làng phạt. - Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử: Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo ngâm nôm Thuý Kiều. Tổ tôm có 120 con bài. Nó là trò chơi dân gian , cũng là một môn " thể thao" trí tuệ rất thịnh hành ở nhiều miền quê đồng bằng Bắc Bộ Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá caọ Người không quen có thể chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bàị. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam và Hồng Kông). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Đặc trưng có lẽ Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (une) cũng là những hình ảnh Nhật? Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Về chữ trong 120 quân tổ tôm : Người đánh thực ra chỉ cần học các chữ Hán sau đây : Nhất (1), Nhị(2), tam(3), tứ(4), ngũ(5), lục, thất(7), bát(8), cửu(9) và 3 chữ Văn , Vạnéách; và 3 chữ hàng yêu Chi chi Thang Thang Ông cụ; Như vậy dù có 120 quân nhưng sự xuất hiện của chữ Hán cũng tổng cộng chỉ có 15 ( mười lăm) chữ ; 15 chữ người sáng dạ chỉ hướng dẫn qua là thuộc ngay mặt chữ trên các quân bài; Về hình trong 120 quân tổ tôm Hàng văn có 9 hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Hàng vạn có 9 hình khác nhau (mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Hàng sách cũng có 9 hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau); Và hàng yêu có các hình vẽ của : Chi chi(4 quân giống nhau) Thang thang( 4 quân giống nhau) Ông cụ( 4 quân giống nhau); Như vậy dù có 120 quân , nhưng theo hình cũng chi có tổng công ba mươi(30) hình khác nhau ( mỗi con bài có 4 quân giống nhau , vị chi là 30 x 4 =120 ); Nếu ai muốn nhớ hình trong 120 quân tổ tôm thực ra cũng chỉ cần phân biệt 30 hình khác nhau mà thôi; Điều tồn nghi là hình vẽ trên 120 quân tổ tôm có là văn hoá Việt nam? Câu trả lời cũng rất khó , ví dụ bát vạn chỉ vẽ con cá , trong khi đánh theo “ khẩu ngữ” , nhiều khi người đánh hô ;” Cá chép rán đây’, thì cả 5 người chơi đều hiểu là Bát vạn. Hình "Bát Vạn" như nếu là "cá chép" thì nhiều nước có giống cá chép , vậy có thể của Việt , của Tàu, của "Nhật Bản hoặc Triều Tiên chăng? Dấu vết văn hoá Việt trong hình vẽ, chúng tôi thấy có lẽ "Bát văn" đứa trẻ đi cà kheo trong trò chơi dân gian VN? "Thang thang" mẹ cho con bú, tình mẫu tử cũng rất VN ? "Lục văn" vẽ hình người chống cuốc/vồ, một công cụ cũng của nông dân Việt Nam? "Bát sách" vẽ người ngỗi hút thuốc lá tẩu, hình ảnh này dễ thấy ở nước ta. "Tam sách" vẽ người đội nón cầm sợi dây, nón rộng vành trùm vai đúng là kiểu nón Việt nam ? "Ngũ sách" vẽ thuyền buồm , nước ta có nhiều sông ngòi, biển Đông , cảnh thuyền buồm này không xa lạ với VN chúng ta? "Cửu sách "vẽ người vác đèn lồng chống gậy, cũng có thể thấy trong quy định của nhiều hương ước làng Việt: đi đêm phải cầm đèn? "Nhất văn" vẽ cô gái múa quạt: điệu múa quạt rất thịnh hành trong lễ hội của người Việt? "Ngũ văn" vẽ người đội nón trùm vai cầm tẩu hút thuốc, nón rộng vành chứ không phải mũ, cđúng là nón VN, đúng là vẽ cảnh người lao động nghỉ ngơi thoải mái , chúng ta thường gặp trong sinh hoạt người Việt. Quân "Cửu vạn "vẽ ngưòi bố vác một kiện hàng trên vai.Quân bài "Cửu vạn" còn là 1 " thuật ngữ" được " khẩu ngữ " thông dụng chỉ những người bốc vác "thuê" dọc biên giới phía Bắc , họ làm công ăn lương và vô tình tiếp tay cho bọn buôn lậu tuồn hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái , hàng chất lượng cực kỳ thấp , thực phẩm hoá quả có hoá chất độc hại bảo quản hoặc tiền giả "tuồn" vào thị trường Việt nam. Hoặc dẫn đường cho bọn bán rẻ phụ nữ trẻ em VN qua biên giới , " Cửu vạn " một con bài tổ tôm đã sống động trong tâm thức người Việt để chỉ người khuân vác, họ Vô tình hay hữý ý , vì mưu sinh " miếng cơm ,manh áo " thường nhất " mà "cõng rắn cắn gà nhà"" nối giáo cho giặc", phá hoại thị trường nội địa VN , phá hoại sự tăng trưởng kinh tế VN và về mặt chính trị xã hội quấy động sự bình yên của từng gia đình VN ? "Nhất vạn" võ cảnh múa võ cũng rất quen thuộc với người Việt. "Nhị vạn" vẽ cành đào có quả ,đào này ở phía bắc nước ta cũng có ? "Ngũ vạn" vẽ tháp 3 tầng , hình ảnh này cũng không xa lạ với người Việt, Tuy nhiên trong y phục của các quân tổ tôm thì không thấy " khăn xếp+ áo dài truyền thống " ! Nhưng có lẽ khăn xếp áo dài khẳng định là " quốc phục" cũng chỉ mới biết qua ảnh cụ Huỳnh Thúc Kháng trong chính năm 1945; Còn bài tổ tôm có lẽ ra đời trước năm 1945. Trong ca dao tục ngữ : " Tổ tôm " đã đi vào lời ăn tiếng nói trong dân gian , ví dụ khi một người quá mềm yếu trước đối phương thì được gán cho là " sao mà nhũn như con chi chi "( Tổ tôm có 4 con chi chi , nó thuộc hàng " yêu " ). Hoặc gặp một người hay tranh cãi không có tình có lý thì được gọi là loại người " đồ gàn" bát sách "( "Bát sách" là một trong những con bài quan trọng nhất trong cỗ bài Tổ tôm , nó có thể " ăn “ với “Cửu Vạn” “chi chi” để “ ù có cước sắc gọi là " "Lèo " , nếu ù 2 ván liền thì gọi " Thông lèo " hoặc "ù" to hơn nếu Thông Tôm Lèo ( ù liền có hai cước sắc đi kèm : Lèo ( Cửu vạn cửu sách + bát sách+ chi chi ) , tôm ( Thất văn + tam vạn + tam sách ). Hoặc ai làm gì cũng thiếu suy nghĩ hoặc đổ vỡ thì bị gán là " đồ thất sách” . Trong văn học viết : Tổ tôm còn đi vào văn học Việt nam qua chuyện ngắn của Phạm Duy Tôm , các quan đi kiểm tra” hộ đê" , mải mê đánh tổ tôm đến mức quên cả tai hoạ thiên thiên bậc nhất " ( Thuỷ , Hoả , đạo tặc). Tổ tôm không chỉ là trò giải trí trong lúc nông nhàn , mà nay là trò giải trí rất thích hợp với đông đảo ngưòi già đã nghỉ hưu ở nông thôn và thành thị . Di cư vào Nam từ 1954: Tôi có quen biết cụ Vũ Văn Kính ( tác giả cuốn Đại từ điển chữ Nôm ) gốc Hưng Yên , vì thời cuộc năm 1954 cụ di cư vào Nam , năm 2008 tôi vào thămcụ tại nhà riệng ở 205/39/48 Trần Văn Đang,Phường 12 Quận 3 TP HCM , trong khi trò chuyện tôi hỏi thăm Cụ hàng ngày cụ làm gì , cụ bảo hàng ngày vẫn đánh tổ tôm với các bạn già gốc Bắc hàng xóm . Như vậy Tổ tôm đã theo gót chân người Bắc vào tận Sài Gòn. Tôi chưa có chứng cứ để xem xét liệu tổ tôm có theo gót chân Việt Kiều ra nước ngoài không? Trong tâm linh người Việt: Tuy đã nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu Hán Nôm , tôi vẫn chữ hiểu tại sao ở quê tôi khi " liệm" người chết thì thường bỏ cỗ tổ tốm đã đánh( chơi) rồi vào quan tài , và có để ngoài quan tài một số quân, Cụ Nguyễn Văn Nhuận (năm 1983) thì cho rằng : " nên bỏ quân thất sách ". Vì trong dân gian ai làm cái gì cũng hỏng , cũng thất bài thì thường bị chê trách là " đồ thất sách “ , cũng có nơi thì bỏ hết quân " yêu’ ngoài quan tài ". Có hôm , tôi đến mua hộp trầm ở cửa hàng bán đồ tín ngưỡng ở chùa Quán Sứ để đốt Tết Canh Dần ( 2010), nhân khi cô bán hàng hướng dẫn một Phật Tử nhớ vứt tiền kẽm vào huyệt cũ và huyệt mới khi "thay áo ", nam 7 đồng , nữ 9 đồng , có tiện thể tôi hỏi cô bán hàng : " Tại sao khi liệm người chết không bỏ quân Tướng -sỹ- tượng- xe- pháo- mã – tốt mà lại bỏ 120 quân tổ tôm vào vào áo quan ?". Cô trả lời tôi " Tổ tôm quân đồng hơn tam cúc”. Tôi thấy chưa thật thuyết phục, nhưng để vào ô " tồn nghi " trong đầu ! Như vậy "tổ tôm" đã vào tâm linh người Việt , cỗ tổ tôm đã chơi rồi là một trong những vật không thể thiếu khi nhập quan cho ngưòi chết ! Chắc là các quân tổ tôm sẽ bào vệ người chết khỏi sự "tấn công " ciủa ma quỷ dưới âm phủ ? Ngày xưa nhà có đám thường tổ chức đánh tổ tôm để chia sẻ vui ( đám cưới ) và buồn ( đám ma) với gia chủ . ( ST )
GỬI CẢ NHÀ MỘT ĐÁP ÁN THAM KHẢO CÁCH GIẢI NGHĨA: “MỘT LY ÔNG CỤ” Từ, ngữ, câu có nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa riêng biệt theo vùng miền, lĩnh vực. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH có một đáp án để cả nhà tham khảo: 1/ Nghĩa đen: a-Từ “MỘT LY”: a1-Thứ nhất: “MỘT LY” là đơn vị đo chiều dài, gọi tắt của “MỘT MI LI MÉT”, bằng “một phần nghìn mét”. Viết thành số MỘT LY = 1mm = 0,001m. a2- Thứ hai: “MỘT LY” gọi theo người miền Nam là “MỘT CHÉN”. Người Nam hay nói “một ly rượu”, như người Bắc nói “một chén rượu”. b-Từ “ÔNG CỤ”: b1-Thứ nhất: “ÔNG CỤ” là đại từ nhân xưng chỉ người, nói đến một cụ già, một người cao tuổi. b2-Thứ hai: “ÔNG CỤ” là một quân bài trong bộ bài “TỔ TÔM” có 120 quân (gồm 4 quân ÔNG CỤ màu đỏ). Ông Cụ là một “quân Yêu đỏ”. Trong 100 quân bài chơi chắn(chơi bí tứ) không có, thường gọi lái sang là “quân Chi Chi”. Cần phân biệt với một quân bài khác “gọi lóng” là “ông cụ non”, chính là “quân Nhị Sách”. 2/Nghĩa bóng: a- “MỘT LY” được hiểu là “MỘT QUI TẮC, MỘT LUẬT LỆ CHẶT CHẼ, CHÍNH XÁC”. b- “ÔNG CỤ” được hiểu là “MỘT ĐẲNG CẤP, MỘT THỨ HẠNG KHẮT KHE, NGHIÊM NGẶT”. 3/ Nghĩa của cả ngữ “MỘT LY ÔNG CỤ”: đây là một “thành ngữ” chuyên dùng trong chơi TỔ TÔM, sau được vận dụng sang chơi CHẮN, rồi sang các thứ bài lá khác, lĩnh vực khác. “MỘT LY ÔNG CỤ” nêu lên yêu cầu của cuộc chơi vận dụng “QUI TẮC LUẬT LỆ CHẶT CHẼ, NGHIÊM NGẶT NHẤT”. 4/ GIẢI NGHĨA THEO CÁC CỤ NON “ÔNG CỤ” già rồi thích tòm tem “Dưa khú” còn đòi chọc mấy em “Ba thang Minh Mạng” không thấy ngỏng “MỘT LY chưa lút” đã tàn đêm “Lọ mỡ đuôi con” mơ hàng nóng “Sếch-Toi các kiểu” ước vài dem “MỘT LY ÔNG CỤ” hằng trông ngóng “Cụ non lưng khọm” khóc trong rèm. 5/ TRÒ CHƠI TỔ TÔM VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM (Về CHẮN CẠ, BLSĐ không đề cập nữa). a/ Đến ngày nay, trên cả thế giới, chỉ thấy ở Việt Nam chơi TỔ TÔM. Chưa tìm thấy ở các quốc gia lân cận có trò chơi này, kể cả tại các nước Châu Á( Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...). Bởi vậy, với tài liệu các bạn đã sưu tầm tại các bài viết trên, từ 2 cuốn sách nghiên cứu TỔ TÔM của Nguyễn Lưu, Trần Gia Anh có thể khẳng định TỔ TÔM là trò chơi bài lá duy nhất chỉ có tại Việt Nam. b/ Chữ viết trên bộ bài TỔ TÔM là chữ Hán viết theo lối chữ Kanji của người Nhật. Trang phục nhiều nhân vật trong bộ bài TỔ TÔM gần gũi với kiểu cách mặc của người Nhật. Tuy vậy tới nay tại Nhật Bản và cả Trung Quốc đều không có trò chơi TỔ TÔM. Do vậy suy đoán, với giao lưu văn hóa các quốc gia, TỔ TÔM xuất hiện tại Việt Nam khoảng gần 3 thế kỷ trước, do người Việt (người Kinh tại đồng bằng Bắc Bộ) sáng tạo ra. c-Kết luận: TỔ TÔM là trò chơi bài lá dân gian phong phú, đa dạng nhất; là một thứ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ quí giá của người Việt. SÂN ĐÌNH.COM, với tư cách là trang mạng duy trì món CHẮN HỌC hay nhất tại Việt Nam hiện nay cần nỗ lực hoàn thành phần mềm CHƠI TỔ TÔM. Như vậy VĂN HÓA PHI VẬT THỂ quí báu của người Việt được lưu truyền mà SÂN ĐÌNH.COM cũng trường tồn với văn hóa Việt Nam.
BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI CÁC BẠN KẾT QUẢ DỰ THI CÂU ĐỐ VUI THÁNG 01/2020. I- Nhận xét chung: Ở CÂU ĐỐ VUI THÁNG 01/2020 có nhiều bạn tham gia, đã trả lời khá đúng câu hỏi. Tuy vậy chưa có bài nào hoàn chỉnh cả hai ý: ý hỏi chính giải thích nghĩa của thành ngữ “MỘT LY ÔNG CỤ”; ý hỏi phụ “THÚ CHƠI DÂN GIAN CHẮN CẠ, TỔ TÔM”. Đầu xuân, BÔ LÃO SÂN ĐÌNH chúc tất cả các thành viên của SÂN ĐÌNH.COM một năm CANH TÝ an lành, hạnh phúc và có kết quả chấm thi sau đây. II- Ban Tổ Chức xin chọn trao Giải như sau: 1-Giải Nhất(150M): Nhà_Nguyễn 2-Giải Nhì(100M): ù bé thui 3-Giải Ba(50M): Văn Giang Chắn Phổ -Ban Tổ Chức chọn ra các Giải Khuyến Khích(10M): moachaptat10; trai tản hồng 1; hunglien1992; aaaoooeee; Diêm La Trần Gian; JBond007; _Ngọc Trinh_; Vy Tiểu Bảo; III-Hẹn gặp các bạn cùng vui trong CÂU ĐỐ VUI THÁNG 02/2020. -P/S: năm 2019, câu đố của các cụ hơi “già ý”, sang năm 2020, Bô Lão Sân Đình nhờ TÀO THÁO và TRẠNG BÒ tuyển chọn câu đố đăng lên vào ngày 2 hàng tháng nhé. BLSĐ cũng kêu gọi cả làng chắn tham gia gửi câu đố để làng cùng vui. -BLSĐ đăng lại phần câu đố 01/2020 để mọi người dễ theo dõi ở cuối bài này. Nguyễn Tiểu Thương. Hội Bô Lão Sân Đình Gửi Đến Bạn Chơi Câu Đố Vui Tháng 1/2020 - Bạn hãy giải thích rõ khái niệm " Một Ly Ông Cụ " Trong trò chơi dân gian Chắn cạ - Tổ tôm. Yêu Cầu: Giải thích rõ Một Ly Ông Cụ là thế nào. Giới thiệu được thú chơi dân gian Chắn cạ - Tổ tôm. Bài trả lời hay sẽ được Hội Bô Lão lựa chọn và trao thưởng vào ngày 1/2/2019. Chúc các bạn tìm thấy nhiều niềm vui với Hội Bô Lão nói riêng và Sân Đình nói chung ! Thân ái!
Hội Bô Lão Sân Đình đã trao giải sự kiện Câu Đố Tháng 01 -2020 theo danh sách của Trưởng lão @Nguyễn Tiểu Thương : - Giải Nhất 150m Bảo: @Nhà_Nguyễn - Giải Nhì 100m Bảo: @ù bé thui - Giải ba 50m Bảo: @Văn Giang Chắn Phổ - Các giải Khuyến khích 10m Bảo: @moachaptat10 @trai tản hồng 1 @hunglien1992 @aaaoooeee @Diêm La Trần Gian @JBond007 @_Ngọc Trinh_ @_Vy Tiểu Bảo_ Các bạn vui lòng kiểm tra giao dịch và báo lại cho BTC nếu chưa nhận được quà. Cảm ơn các bạn đã tham gia Sự kiện Câu Đố Tháng 01, hẹn gặp lại các bạn ở những sự kiện tiếp theo ! Chúc các bạn và toàn thể Cộng đồng yêu thích thú chơi Chắn dân gian một năm mới 2020 vui vẻ ,thành công và hạnh phúc ! Trân trọng !
Hội Bô Lão Sân Đình Gửi Đến Bạn Chơi Câu Đố Vui Tháng 2/2020 Câu hỏi chính: - Bạn hãy đưa ra giả thuyết của mình về Sự Tích Bộ Tôm trong trò chơi Chắn dân gian. Câu hỏi phụ: - Tại Sao Bộ Tôm lại bao gồm Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn mà không phải là các quân bài khác. Yêu Cầu: Trình bày rõ ràng, nếu là tư liệu sưu tầm cần ghi rõ nguồn. Bài trả lời hay sẽ được Hội Bô Lão lựa chọn và trao thưởng vào ngày 1/3/2020. Chúc các bạn tìm thấy nhiều niềm vui với Hội Bô Lão nói riêng và Sân Đình nói chung ! Thân ái!
Bộ Tôm tuỳ bút. Không hiểu sao nhìn các con bài Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn thuộc tụ tam Tôm trong bộ bài Chắn học tôi cứ liên tưởng đến tích Lưu Bình Dương Lễ rất kinh điển của văn hoá dân gian Việt Nam. Lưu Bình xuất thân danh gia vọng tộc nuôi Dương Lễ con nhà nghèo ăn học từ thở hàn vi. Dương Lễ chịu khó học hành đỗ đạt làm quan còn Lưu Bình lười học ham chơi nên mấy đâu đến hồi khuynh gia bại sản. Đến cậy nhờ lúc tay trắng Lưu Bình bị Dương Lễ hắt hủi đuổi đi nên hận người hận đời mà quyết tâm tu chí chờ ngày rửa nỗi nhục cơm hẩm cà thiu. Được cô hàng nước Châu Long tình nguyện nâng khăn sửa túi đồng cam cộng khổ Lưu Bình ngày đêm dùi mài kinh sử rồi cũng đỗ đạt Trạng nguyên nhưng Châu Long biết tin Lưu Bình vinh quy bái tổ cũng đột nhiên ra đi không lời từ biệt. Tìm gặp lại Dương Lễ mới hay tri kỷ dùng kế khích tướng để Lưu Bình tỉnh giấc u mê. Và Châu Long không ai khác chính là tì thiếp của Dương Lễ được cử theo hầu hạ Lưu Bình trong những ngày gian khó. Lưu Bình hiểu ra mọi chuyện càng thêm kính trọng nể phục Dương Lễ và Châu Long. Câu chuyện của họ từ đó đi vào văn hoá nghệ thuật dân gian Việt Nam như một biểu tượng của tình bạn cao đẹp, tình yêu thuỷ chung sắt son vô cùng đẹp đẽ. Lưu Bình - Tam sách ham chơi Châu Long - Tam vạn một đời chính chuyên Thất văn - Dương Lễ bạn hiền Chỉn chu Tình - Nghĩa mọi miền lưu danh... Xuân Canh Tý 2020 Nick: KLM99 ID: 5229999
1. Tôi thì tôi thấy cây Thất văn trông như ông Quan Văn, cây Tam sách như ông Quan Võ. Tam vạn thì hiển nhiên là một cô gái đẹp. Phàm là đàn ông, dẫu sức mạnh vô địch thiên hạ hoặc văn hay chữ tốt như Google đều phải quỳ gối, gục ngã trước một người đàn bà đẹp. Ba cây này ghép lại với nhau toát lên một chân lý: Anh hùng không qua được ải mỹ nhân. Giả thuyết về nguồn gốc bộ Tôm của tôi là như vậy. 2. Theo lý thuyết Tổ tôm (tiền thân của Chắn học đại cương) thì bộ Tôm là một tụ tam. Tụ tam gồm 3 cây Văn Vạn Sách trong đó hàng Văn lớn nhất và tổng trị số của cây hàng Văn với một trong hai cây hàng Sách, Vạn phải bằng 10. Do đó đứng đầu bộ Tôm là Thất văn thì hai cây còn lại phải là Tam vạn và Tam sách, không thể là cây khác. Xin hết. Nick: May A Hi ID: 5225555
BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI CÁC BẠN KẾT QUẢ DỰ THI CÂU ĐỐ VUI THÁNG 02/2020. I- Nhận xét chung: Ở CÂU ĐỐ VUI THÁNG 02/2020 chủ đề gợi mở hay thế mà ít bạn tham gia quá. Tuy vậy có bài rất hay của KLM99. Bởi chỉ có 3 bạn dự thi, nên BTC gửi giải đến cả 3 người. II- Ban Tổ Chức xin chọn trao Giải như sau: 1-Giải Nhất(150M): KLM99. 2-Giải Nhì(100M): May A Hi 3-Giải Ba(50M): Diêm La Trần Gian -Ban Tổ Chức không trao giải Giải Khuyến Khích(10M) trong tháng 2 này. III- CÂU ĐỐ VUI THÁNG 03/2020 sẽ cân nhắc việc có tiếp tục được không, Tào Tháo và Trạng Bò nhé. -P/S: BLSĐ đăng lại phần câu đố 02/2020 để mọi người dễ theo dõi ở cuối bài này. Nguyễn Tiểu Thương. Hội Bô Lão Sân Đình Gửi Đến Bạn Chơi Câu Đố Vui Tháng 2/2020 Câu hỏi chính: - Bạn hãy đưa ra giả thuyết của mình về Sự Tích Bộ Tôm trong trò chơi Chắn dân gian. Câu hỏi phụ: - Tại Sao Bộ Tôm lại bao gồm Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn mà không phải là các quân bài khác. Yêu Cầu: Trình bày rõ ràng, nếu là tư liệu sưu tầm cần ghi rõ nguồn. Bài trả lời hay sẽ được Hội Bô Lão lựa chọn và trao thưởng vào ngày 1/3/2020. Chúc các bạn tìm thấy nhiều niềm vui với Hội Bô Lão nói riêng và Sân Đình nói chung ! Thân ái!
Tiếc quá, bài tháng 2 nhà cháu làm xong rồi, mà vì bận bịu công việc mà quên bẵng đi mất, hôm nay cụ Thương đăng diễn đàn mới nhớ ra, thôi thì đã trót viết rồi thì cứ đăng lên đây cho các cụ đọc cho vui, rút kinh nghiệm tháng sau vậy. Sự tích bộ tôm! Trong trò chơi Chắn dân gia của Việt Nam thì bộ Tôm được hợp thành bởi bộ ba cây bài Thất Văn- Tam Vạn- Tam Sách, điều này làm tôi liên tưởng đến câu truyện cổ tích “ Ông Công- Ông Táo” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đại khái câu truyện như sau: Ngày xửa ,ngày xưa, có hai vợ chồng nhà nghèo sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn, dù rất chăm chỉ nhưng cuộc sống của họ vẫn không khấm khá hơn được, tuy cuộc sống nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai Vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước. Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai Vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu. Túng thế hai Vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ: – Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được. Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo: – Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác. Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi. Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng. Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có tình cảm với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng.Nhưng nàng trả lời. – Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo. Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới. Đám cưới chưa được bao lâu thì người chồng cũ trở về, khi biết vợ đã lấy chồng mới nhưng chàng không hề oán trách,chỉ biết tự trách mình đã lỡ lời hẹn thề. Chàng tìm đến nhà vợ cũ và từ biệt, dù đưuọc vợ cũ tha thiết xin ở lại , và người chồng mới kia xin trả lại vợ nhưng anh ta quyết chí ra đi. Nhưng anh ta cũng chẳng biết đi đâu, trong lúc đau khổ túng quẫn đã treo cổ tự tử, nghe tin người vợ suy sụp, đau khổ , tự trách mình bội bạc rồi cũng gieo mình xuống sông. Người chồng mới nghe tin vợ chết thì cũng đau khổ tột cùng, cho rằng vì mình mà hai người kia phải chết nên cũng tự vẫn theo. Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật. Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chưa lâu. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng. Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế. 2.Tại Sao Bộ Tôm lại bao gồm Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn mà không phải là các quân bài khác ? Tổ Tôm là thú chơi đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Lối chơi này được du nhập từ Trung Hoa vào ta rồi dần dần trở nên Việt Nam hóa,sau có biến thể ra bộ môn Chắn phổ biến như ngày nay. Chữ Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là“Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Đủ ba cây đạt chuẩn thành được một phu). Một bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên , được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây: Phu dọc, phu bí (phu ngang), Lưng. - Lưng là khái niệm hết sức cơ bản của lối chơi Tổ Tôm, nó vừa quyết định có thể ù được hay không, vừa có thể biết sẽ ù với chức sắc gì. Bài Tổ Tôm có những Lưng sau đây: 1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách (9+1=10) - Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách (8+2=10) - Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (7+3=10) Tất cả 3 Lưng đầu Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn (số hàng văn là cao nhất) với số cuả hàng vạn hoặc sách bằng 10.
Hội Bô Lão Sân Đình đã trao giải sự kiện Câu Đố Tháng 02/2020 theo danh sách của Trưởng lão @Nguyễn Tiểu Thương : - Giải Nhất 150m Bảo: @KLM99 9 - Giải Nhì 100m Bảo: @May A Hi - Giải ba 50m Bảo: @Diêm La Trần Gian - Khuyến khích 10m Bảo: @Văn Giang Chắn Phổ Cảm ơn các bạn đã tham gia Sự kiện. Các bạn vui lòng kiểm tra giao dịch và báo lại cho BTC nếu chưa nhận được quà. Hội Bô Lão xin tạm dừng sự kiện Câu Đố Vui để cải cải tiến hình thức và nội dung. Hen gặp lại các bạn ở những sự kiện tiếp theo. Chúc các bạn tìm thấy nhiều niềm vui với Hội Bô Lão nói riêng và Sân Đình nói chung. Trân trọng !
Hôm trước cháu có xem một bộ phim cổ trang Trung Quốc ( Quyền Lực Vương Triều ) bộ phim kể về việc soán ngôi đoạt vị của Chu Đệ thời Minh Triều , có thấy một nhóm cung nữ già và thái giám già ngồi chơi bài tổ tôm , cũng hô ngũ vạn và nhị vạn. Chắc bên Tàu cũng có chơi đấy chú nhỉ..
GỬI SEO: Khả năng đó là trò chơi MẠT CHƯỢC. Mình trích dẫn Wikipedia để tham khảo: Mạt chược Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . Mạt chược là một trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa, có thể có đến 4 hay 6 người chơi cùng lúc. Mạt chược Một bộ bài Mạt chược Tên tiếng Trung Phồn thể 麻將 Giản thể 麻将 Phồn thể 麻雀 Giản thể 麻雀 Tiếng Việt mạt chược 1Từ ngữ 2Nguồn gốc 3Các quân bài 4Cách chơi 5Cách gọi tên và tính điểm 6Các dị bản khác của Mạt chược 7Tham khảo Từ ngữ[sửa | sửa mã nguồn] Mạt chược là một từ Hán Việt kép, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông (麻雀 - Ma tước) nghĩa là con chim sẻ vừng, còn phiên âm theo tiếng Phổ Thông (麻將 - Ma thương) là Ma Gioong, vì thế trong tiếng Anh là Mahjong. Trong bài mạt chược thì ký hiệu con chim sẻ là con bài thứ nhất của bộ bài, tức là con Nhất Sách. Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn] Có giả thuyết cho rằng, mạt chược do một nhà quý tộc ở Thượng Hải sáng tác khoảng những năm 1850, có người nói rằng khoảng từ 1870-1875, và khởi đầu nó là những con bài làm bằng giấy. Không hiểu từ khi nào nó trở thành những con bài bằng chất liệu cứng như hiện nay. Dù là một môn giải trí nhưng nó đòi hỏi người chơi phải có trình độ, hơn nữa việc chế tác những con bài đòi hỏi nhiều công phu và dĩ nhiên tốn kém, ngay cả trước 1975 ở miền Nam Việt Nam, chỉ những dân trí thức hoặc giàu mới chơi mạt chược, còn giới bình dân thì ít ai biết đến, cũng chỉ vì nó khó học, khó chơi và rất đắt tiền khi sắm bài, sắm bàn. Những bộ mạt chược ngày xưa thường được làm bằng gỗ hoặc xương, riêng bài của những đại phú gia, các vương tôn công tử hoặc giới quý tộc, hoàng thân quốc thích thì nghe nói được làm bằng ngà voi. Ngày nay, hầu hết bài mạt chược được làm từ nhựa PVE hoặc PVC. Những bộ bài thường thì các quân bài được dập và sơn bằng máy, bài đặc biệt được khắc bằng tay. Trước năm 1975, trong Chợ Lớn nhiều người dùng máy khắc thẻ bài để khắc bài mạt chược vì thế những quân bài có đường nét rất thanh và đẹp. Nhưng dù làm bằng chất liệu gì, bài mạt chược vẫn phải đạt được một số yếu tố như vuông vức, đều đặn, không tì vết, phải bền chắc và tạo ra âm thanh vui tai khi va chạm với nhau. Bên cạnh đó, việc chơi mạt chược còn được gọi là "xoa mạt chược". Sở dĩ nó được gọi như vậy, vì khi chuẩn bị chia bài, người chơi sẽ xoa bộ bài trên mặt bàn để trộn bài, thay vì xào bài liên tục trong hai bàn tay như các loại bài giấy, bài thẻ khác. Các quân bài[sửa | sửa mã nguồn] Trước khi nói về các quân bài mạt chược, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về chiếc bàn kê mạt chược, một công cụ không thể thiếu trong trò chơi này. Bàn để chơi mạt chược của người Hoa khá đơn giản, nó có mặt hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 80cm và cao chừng 60 - 85cm; khi chơi người ta thường trải một tấm khăn để các quân bài không bị trầy xước. Bàn mạt chược của người Việt lại là một công cụ đặc dụng cao chừng 90cm, cũng có mặt hình vuông với mỗi cạnh dài khoảng 90 - 95cm và có gờ bao xung quanh, gờ cao từ 3 - 4cm được bọc da hoặc nỉ. Mặt bàn cũng được lót bằng một loại chất liệu nylon hoặc mica cứng, trơn láng và có màu tối; thường là màu xanh lam hoặc xanh lục để tăng độ tương phản, giúp những quân bài (thường có màu sáng) trở nên nổi bật hơn. Mục đích của việc phủ mặt bàn bằng chất liệu trơn láng và cứng để khi xoa bài, những quân bài không rớt ra ngoài và dễ dàng chạy trên mặt bàn hơn. Qua một thời gian sử dụng, mặt bàn sẽ khó tránh khỏi việc bị nhiễm bẩn, độ trơn láng cũng theo đó mà giảm đi ít nhiều. Lúc này, người ta sẽ dùng một lớp phấn bôi lên mặt bàn, giúp cho việc xoa bài trở nên dễ dàng hơn. Bài mạt chược tuy do người Hoa sáng tạo, nhưng qua thời gian, cách chơi trò này của người Việt và người Hoa có nhiều khác biệt, và vì thế, bộ bài cũng khác biệt theo. Người Hoa dùng bộ bài có 144 quân, nghĩa là chỉ có 2 bộ hoa và không có khung. Trước năm 1975, người Việt đã chơi bài có 4 bộ hoa và 1 bộ khung, tổng số quân bài lên tới 160 quân. Còn bây giờ bài thông dụng có tới 4 bộ khung, thậm chí có khi lên đến 4,5 bộ, đồng nghĩa sẽ có thêm bốn con Nhị Khẩu. Ở đây chúng ta chỉ nói về bộ bài cơ bản, có 1 bộ khung và 160 quân, được chia ra như sau: Bài Nạc gồm ba loại là: ..........................................................còn nữa...................................