ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Nguyễn Tiểu Thương 1, 13/1/19.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  3. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Phán Quan Âm Phủ

    Phán Quan Âm Phủ Lý trưởng

    Cháu xin liệt kê chút ít :
    1. Mịa
    2. Đánh như cái cc
    3. Ăn nùn
    Hầu như toàn những từ nghe chẳng vui tí nào, toàn dùng mưu mẹo để qua mặt hệ thống sân đình là chính.

    Thôi cháu nhường cho mn... Tháng trước 150m rồi tháng này cháu xin 10m thôi
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  2. Nhà_Nguyễn

    Nhà_Nguyễn Lý trưởng


    Nhà cháu xin thêm vài từ ngữ vui trong môn chắn mà địa phương hay gọi và hiện giờ chắn Sân Đình cũng khá phổ biến với cách gọi như sau:

    Ông cụ là chi chi
    Nghị hách là nhị sách
    Vặn đi hay vặn nhi là nhị văn
    Hoa cái là nhị vạn
    Ba vuông là tam văn
    Ba vợ là tam vạn
    tam sách....quên mất rồi :))
    Ca ve là tứ sách
    Bưng phân là tứ văn
    Xe cải tiến là tứ vạn
    Đái ngồi là ngũ văn
    Thuyền tình là ngũ sách
    Đình chùa là ngũ vạn
    Vặt lông là lục văn
    Vạn lực hay nông dân là lục vạn
    Con cấu dái bố hay đông con nhiều cháu là lục sách
    Thất bại là thất vạn
    Thất cách là thất sách
    Thất tôm là thất văn
    Bích vân là bát văn
    Cá mè, cá chép là bát vạn
    Lò to là bát sách
    Cửu sừng hay bốc vác là cửu vạn
    Đèn lồng là cửu sách
    Chín văn hay văn cao là cửu văn...

    Có thể còn nhìu cách gọi vui cho từng quân bài mà nhà cháu chưa nhớ ra hết, xin viết ra vài dòng may ra kiếm được của các Cụ 1 mớ để tiêu tết ạ :D .
    Xin cảm ơn các Cụ đã đọc và ưu tiên cho nhà cháu giải cao! chúc các Cụ luôn khoẻ và vui vẻ giải trí cùng con cháu trong môn chơi tao nhã này ạ.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/12/19
  3. Pháp sư chắn

    Pháp sư chắn Lý trưởng

    Vài câu nói vui và "chọc ngoáy" trên bàn chơi:
    1. Chú sinh năm bao nhiêu (tuổi gì) ấy nhỉ (bị ù đè). Ý nói chưa đến tuổi ù.
    2. Nông dân không được vào Ban thường vụ (làm lãnh đạo) đâu ( ý nói đánh tham bài bị họ ù to)
    3. Bưng bô là con tứ sách
    4. Trường hợp nhà trên bị nhái hoặc đã ăn cạ không ăn được, nhà dưới biết thế nhưng cố tình hỏi xoáy trêu tức: " Trên kìa, ăn đi! ", nhà trên bực mình đáp xoay: "Trên ị vào". Thế là 2 nhà được phen cãi nhau to.
    5. Buông tay mất ngay tạ thóc ( Đánh phát nọc nổi mất ù luôn)
    6. "Lọ lái" (lại nó, ý là bốc nhái cho nhà dưới không ăn được)
    7. Lớ ngớ vớ huy chương. Ý nói: Bài cực xấu mà lại ù được gà to.
    8. Quần đùi đỏ hoặc "Át rô". (Chi chi)
    9. Tay gậy tay bị (Cửu sách)
    10. Nhà mình ít đỏ, cần nhắc khéo nhà đối là nhà dưới họ đang rất thèm đỏ, đừng có tẩy đỏ: " Tam với thất nó còn đánh thì biết bài như thế nào rồi đấy"...
    Còn một số chưa nghĩ ra
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 30/12/19
  4. May A Hi

    May A Hi Chánh tổng

    Nhà cháu xin góp vài thuật ngữ:

    1. Lớ ngớ vớ miếng dồi: Tếu táo với ông trình thấp lại hay ù to.
    2. Cốc mò cò xơi: Than khi nuôi gà bị bắt trộm.
    3. Đỏ như ma làm: Ù liên tục.
    4. Đêm văn ngày vạn: Các cụ bẩu thế.
    5. Rộng cao hẹp thấp: Lại các cụ bẩu thế.
    6. Làng xướng hộ cái: Ù suông.
    7. Cậy đỏ làm càn: Gò ù to, không đì nhà dưới
    8. Tham như mõ: Chửi mấy ông tham ù to, chả quan tâm bài làng.
    9. Đốt tiền: Thốt lên khi bài các nhà có nguy cơ bạch định, tám đỏ trong khi bài mình dặt dẹo, què quặt.
    10. Tát nước theo mưa: Nhà đối tẩy nhà mình cũng tẩy.
    11. Theo đóm ăn tàn: Nghĩa như mục 10.
    12. Mượn gió bẻ măng: Nhà trên gò tám đỏ mình tranh thủ gò bạch định.
    13. Yểm trợ sư trưởng qua sông: Khi đì dưới cho đối cánh ù hoặc khi bơm cho nhà dưới ăn bễ mồm.
    14. Mất ù bù trì: An ủi nhau.
    15. Nhất đì nhì ù: Tiêu chí nằm lòng khi đánh chắn tứ cường.

    Xin hết ạ.
     
  5. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI CÁC BẠN KẾT QUẢ DỰ THI CÂU ĐỐ VUI THÁNG 12/2019.


    I- Nhận xét chung: Ở CÂU ĐỐ VUI THÁNG 12/2019: chủ đề rất quen thuộc, bạn chơi tham gia nhiệt tình. Tuy vậy, vẫn chưa khai thác được nhiều kho tàng “tếu ngữ” của làng Chắn Sân Đình. Theo truyền thống “hài dân gian”, Bô Lão SĐ chấp nhận “nói thanh giảng tục”, không chấp nhận “nói tục giảng lung tung...".

    II- Ban Tổ Chức xin chọn trao Giải như sau:

    1-Giải Nhất(150M): ken_ars

    2-Giải Nhì(100M): JBond007

    3-Giải Ba(50M): Văn Giang Chắn Phổ


    -Ban Tổ Chức chọn ra các Giải Khuyến Khích: quangdiep198657; aaaoooeee; hunglien1992; Thảo Hương Cute; Phán Quan Âm Phủ; Nhà_Nguyễn; Pháp sư chắn; May A Hi;


    III-Hẹn gặp các bạn cùng vui trong CÂU ĐỐ VUI THÁNG 01/2020.

    -P/S: năm 2019, câu đố của các cụ hơi “già ý”, sang năm 2020, Bô Lão Sân Đình nhờ TÀO THÁO và TRẠNG BÒ tuyển chọn câu đố đăng lên vào ngày 2 hàng tháng nhé. BLSĐ cũng kêu gọi cả làng chắn tham gia gửi câu đố để làng cùng vui.

    -BLSĐ đăng lại phần câu đố 12/2019 để mọi người dễ theo dõi ở cuối bài này.


    Nguyễn Tiểu Thương.





    BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI BẠN CHƠI: CÂU ĐỐ VUI 12/2019


    Bạn Dự Thi “LIỆT KÊ CÁC TIẾNG LÓNG, CÂU NÓI LÁI,TỪ VUI TRONG GAME CHẮN SÂN ĐÌNH”.




    Yêu cầu của Đề Thi:

    1/ Bạn cứ LIỆT KÊ CÁC TỪ,NGỮ VUI TRÊN BÀN CHẮN,có thể giải thích thì càng tốt. Bạn diễn giải bằng lời văn của bản thân, không công nhận các bài copy.


    2/ Các giải NHẤT, NHÌ, BA được xét cho các Bài Dự Thi liệt kê được từ “MƯỜI TỪ, NGỮ” trở lên.


    3/ “TỪ, NGỮ” người khác đã nêu không được lặp lại. Nêu lại không được tính.


    4/ “TỪ, NGỮ VUI DÙNG KHI CHƠI CHẮN” là do bạn chơi chắn sử dụng trong Sandinh.com.

    5/ Bài Dự Thi gửi về Mục ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG – HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH- SANDINH.COM

    6/ Giải thưởng: 3 Giải Nhất Nhì Ba (150M, 100M, 50M) và vô vàn Giải Khuyến Khích 10M.

    7/ Thời hạn Dự Thi: 2/12/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

    -Ngày 2/1/2020, Tào Tháo sẽ đại diện Hội BLSĐ gửi phần quà cuộc thi tới các bạn đoạt Giải(nếu có).

    NGUYỄN TIỂU THƯƠNG
     
    moachaptat10, ken_ars, Ken_ars13 others thích điều này.
  6. Hội Bô Lão Sân Đình đã trao giải sự kiện Câu Đố Tháng 12 -2019 theo danh sách của Trưởng lão @Nguyễn Tiểu Thương :

    - Giải Nhất 150m Bảo:

    @ken_ars

    - Giải Nhì 100m Bảo:
    @JBond007

    - Giải ba 50m Bảo:
    @Văn Giang Chắn Phổ

    - Các giải Khuyến khích 10m Bảo:

    @quangdiep198657
    @aaaoooeee
    @hunglien1992

    @Thảo Hương Cute
    @Phán Quan Âm Phủ
    @Nhà_Nguyễn
    @Pháp sư chắn
    @May A Hi

    Các bạn vui lòng kiểm tra giao dịch và báo lại cho BTC nếu chưa nhận được quà.
    Cảm ơn các bạn đã tham gia Sự kiện Câu Đố Tháng 12, hẹn gặp lại các bạn ở những sự kiện tiếp theo !
    Chúc các bạn và toàn thể Cộng đồng yêu thích thú chơi Chắn dân gian một năm mới 2020 vui vẻ ,thành công và hạnh phúc !

    Trân trọng !
     
  7. ken_ars

    ken_ars Thổ địa

    Đầu năm đã nhận được quà của các cụ Bô Lão, nhà cháu xin chân thành cảm ơn, xin chúc các cụ
    Bô Lão năm mới thật nhiều sức khỏe,nhiều niềm vui, chơi bài " đỏ như ma làm" , xin chúc riêng cá nhân cụ @Nguyễn Tiểu Thương năm nay thoát được danh hiệu " vua về nhì " . newyear2020.
     
    Nguyễn Tiểu Thương, moachaptat10Mod01 thích điều này.
  8. moachaptat10

    moachaptat10 Chánh tổng

    Ẵm cả ba giải
    Mừng tuổi em đê
     
    Nguyễn Tiểu ThươngKen_ars1 thích điều này.
  9. Ken_ars1

    Ken_ars1 Chánh tổng

    Sao bảo bỏ rồi... mà xem chỗ nào 3 giải đấy, mỗi giải lù lù thế kia lại bảo 3, mang tiếng chết :D
     
    Nguyễn Tiểu Thươngmoachaptat10 thích điều này.
  10. moachaptat10

    moachaptat10 Chánh tổng

    Thỉnh thoảng cũng vào chơi tí hehe
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  11. Hội Bô Lão Sân Đình Gửi Đến Bạn Chơi Câu Đố Vui Tháng 1/2020

    - Bạn hãy giải thích rõ khái niệm " Một Ly Ông Cụ " Trong trò chơi dân gian Chắn cạ - Tổ tôm.

    Yêu Cầu:
    Giải thích rõ Một Ly Ông Cụ là thế nào.
    Giới thiệu được thú chơi dân gian Chắn cạ - Tổ tôm.

    Bài trả lời hay sẽ được Hội Bô Lão lựa chọn và trao thưởng vào ngày 1/2/2019.
    Chúc các bạn tìm thấy nhiều niềm vui với Hội Bô Lão nói riêng và Sân Đình nói chung !

    Thân ái!
     
    pdhien, Nhà_Nguyễn, trai tản hồng 12 others thích điều này.
  12. moachaptat10

    moachaptat10 Chánh tổng

    Cháu xin mở hàng
    Trong Chắn cạ - Tổ tôm thì "Một ly ông cụ" đơn giản là bắt những lỗi nhỏ nhặt nhất, mọi thứ từ câu từ tới hành động ảnh hưởng đến ván chơi đều bị phạt đền theo luật. Còn phức tạp hơn thì "Một ly ông cụ" nói lái thành "Một ...u ông đụ"
     
    Nguyễn Tiểu ThươngJBond007 thích điều này.
  13. trai tản hồng 1

    trai tản hồng 1 Lý trưởng

    Theo cháu nghĩ 1 li ông cụ tức là
    Có bốn cụ ngồi khoanh chân oánh chắn
    Chung nhau 1 cái li đựng nước chè
    Vô tình 1 cụ chầu dìa oánh đổ ly nước vào bài
    Mờ li nước đó đổ đúng vào con chi chi
    Lên được các cụ lấy ngay ý nghĩa đó thành câu 1 ly oing cụ
    Để rồi ra luật
    1 ly ông cụ bắt khắt khe từng chi tiết nhỏ nhất
    Để oing chầu dìa cũng như 4 oing cùng chơi phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên
    Ví dụ như
    Bài kg có chíu mờ hô chíu bị báo
    Người ta chưa hô mở cũng tự nhiên mở
    Ăn cây bảy văn mờ Hạ ngửa nhầm cây cỉu văn cũng báo...
    Ôi nhiều lắm
    Mục dịch chính vẫn là đi nhẹ nói khẽ cười duyên để tránh bị đổ li nước


    Pê ét câu chuyện trên cháu đc nge bọn tin tin noá truyền tai nhau chứ thực hư cháu kg biết
    Cháu mạnh dạn để lại id để sang tháng kiến bảo đi thi cho bằng anh bằng chị băng bạn bằng em ạ
    Id cháu :5333335
    Ních : trai tản hồng 1
    Chúc các cụ on lai vui vẻ ạ


    Mùa xuân phơi phới
    Bước sang năm mới
    Chúc các bô lão mạnh khoẻ
    Khi nào có bảo lẻ
    Nhờ anh tài cho cháu tí ti
     
    pdhien, Nguyễn Tiểu Thươngaaaoooeee thích điều này.
  14. Miss Hồng An

    Miss Hồng An Lý trưởng

    theo như cháu nghĩ một ly ông cụ là 4 ông ngồi dưới chiếu khoanh chân và cùng nhau mỗi người 1 ly chè mạn và chơi hết canh này tới canh khác và có một trầu rìa không may làm đổ chén trà đó vào con chichi thế là gọi 1 ly ông cụ
    id 4767916
    nick hunglien1992
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. Arsenal1886

    Arsenal1886 Lý trưởng

    cháu nghĩ Một ly ông cụ là bốn ông cụ cùng nhau chơi chắn và 1 ông chầu rìa làm đổ nước chè đặc vào con chichi lên mới được gọi là một ly ông cụ
    id 3897470
    nick aaaoooeee
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  16. Nhà_Nguyễn

    Nhà_Nguyễn Lý trưởng

    Một ly ông cụ ý nói trong bàn chơi phải nghiêm túc, nói năng, phát ngôn cũng như hành động mà sai thì dù to dù nhỏ cũng phải ngồi im và phải đền ván chơi đó với mức quy định là : khi ai ù gì thì đền nấy nếu lỗi vi phạm vào quy định của bàn chơi.
    Ví dụ như đã hô dưới là phải nhường nhà dưới, đã hô ăn được là phải ăn, hô nhờ là phải ù.... ko thể cứ nói cho vui rồi xin lỗi :)) . Như vậy một li ông cụ ở đây ý nói dù lỗi nhỏ nhất cũng sẽ bị bắt báo. Tuỳ theo mức độ có thể ngồi im hoặc bắt buộc phải làm theo nếu đã hô như nhờ, ăn được, nhường...

    Chắn cạ thì hiện nay cùng một bộ bài cũng có nhiều cách chơi như chơi chắn với từ 2 đến 4 người một bàn và dùng bộ bài 100 quân ko có hàng yêu 20 quân, và chơi chắn với 5 người một bàn và dùng bộ bài đủ 120 quân y như bộ bài chơi tổ tôm vậy.

    Nhà cháu nghe ngóng thấy bảo sắp có tổ tôm ở sandinh cũng muốn học hỏi để tham gia cùng các cụ cho phấn khởi.

    Trước đây còn có môn "rút bất" , không biết các cụ thấy thế nào chứ nhà cháu là cũng khoái môn "rút bất" lắm lắm ạ.

    Chúc mừng năm mới!
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/1/20
    Nguyễn Tiểu ThươngJBond007 thích điều này.
  17. JBond007

    JBond007 Chánh tổng

    Tổ Tôm là thú chơi đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Lối chơi này được du nhập từ Trung Hoa vào ta rồi dần dần trở nên Việt Nam hóa, nhưng vì có lối chơi phức tạp nên chỉ có đám quan lại, trọc phú thời phong kiến mới biết chơi và có điều kiện để chơi. Theo thời gian cùng với sự biến đổi của thời cuộc thì thú chơi Tổ tôm cũng mai một đi nhiều, để kế thừa và phát triển lại bộ môn này thì nó đã ra đời một biến thể đơn giản hơn đó là chắn cạ, phù hợp với đại đa số các tầng lớp nhân dân, tổ tôm hiện nay hầu như chỉ còn thấy trong các lễ hội Tổ Tôm Điếm ở một vài địa phương.

    Trong các cuộc chơi Tổ tôm hay Chắn cạ ,ta thường hay gặp khái niệm “ một ly ông cụ”, vậy “ một ly ông cụ” là như thế nào ?

    Thực ra ta có thể hiểu nôm na khái niệm này là luật ăn cây, đánh cây, chờ ù , xướng ù…của bộ môn chắn cạ ,tổ tôm. Luật này thì tùy từng địa phương có thể khác nhau, nhưng về cơ bản đó là những luật mà khi chơi chắn cạ, tổ tôm người chơi phải tuyệt đối tuân thủ, không được phạm phải nếu không sẽ bị bắt báo, bị đền làng, người chơi sẽ soi xét nhau từng ly, từng tý, thậm chí cả lời ăn, tiếng nói, phong thái khi chơi bài .

    - Tổ Tôm do chữ Tụ Tam của Trung Hoa nói lái ra, nguyên câu ấy là“Tụ Tam tử đắc thành nhất phu (Đủ ba cây đạt chuẩn thành được một phu).
    Được người xứ ta yêu mến bởi đây là một trò chơi trí tuệ, tao nhã, lại rất bài bản và không có nhiều yếu tố may rủi như một số trò chơi khác.Bởi thế, nó được dân gian coi như thú chơi tập thể, kể cả việc dùng người thay cho con bài hoặc quân cờ. Và vì vậy, chơi Tổ Tôm đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân ta, nó khác hoàn toàn với lối chơi cờ bạc đỏ đen của những kẻ xấu đã và đang làm vẩn đục xã hội.
    Lối chơi Tổ Tôm phong phú và hấp dẫn, đây đúng là nơi rèn luyện trí óc và sức bền tinh thần, có cao thấp rõ ràng và sau cùng, thú chơi Tổ Tôm đã được đi vào văn chương cùng ngôn ngữ dân tộc. Nếu cờ Tướng có bài thơ Đánh Cờ Người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thì Tổ Tôm có loạt bài Phú Tổ Tôm (Văn Đàn Bảo giám) với các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ… Những cụm từ “Gàn Bát Sách”, “Phỗng tay trên”, “Một ly Ông Cụ", “Lính Cửu Vạn”… của đời thường đã được lấy ra từ ngôn ngữ của Tổ Tôm; cũng như truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã khai thác một khía cạnh đặc biệt nhất: tính hấp dẫn của môn chơi ấy.

    1. -Quân bài Tổ tôm
    - Bài Tổ Tôm có 120 cây nhưng thực ra chỉ có 30 cây vì mỗi cây có 4 cây bài như nhau. Các quân bài được ghi tên bằng chữ Hán, viết cách điệu theo lối thảo (Cách viết thêm râu,thêm nét trông như rễ búi cỏ)

    - - Bài làm bằng bìa dẻo và cứng, cây bài hình chữ nhật (như bài Tam Cúc) cao 10 cm, rộng 2,5 cm, phía trong vẽ hình ghi số, còn phía sau bài thường màu đỏ hay xanh hoặc trắng (ngày xưa các cụ chuộng màu đỏ hơn).
    - Tên gọi các quân bài Tổ Tôm từ trái qua phải, tên 1 quân bài được cấu thành bởi 2 chữ ghép lại số và hoa.

    - + Trước hết nói về hoa, gồm có 3 hoa là: Vạn (萬), Văn (文), Sách(索).
    - + Về số: gồm 9 số từ nhất,nhị,tam….đến cửu.
    Hai thành tố trên ghép lại thành 27 loại quân bài chia ra làm 3 hàng như sau:
    Hàng Văn:
    Nhất Văn, Nhị Văn, Tam Văn, Tứ Văn, Ngũ Văn, Lục Văn, Thất Văn, Bát Văn, Cửu Văn.
    - Hàng vạn:
    - Nhất Vạn, Nhị Vạn, Tam Vạn, Tứ Vạn, Ngũ Vạn, Lục Vạn, Thất Vạn, Bát Vạn, Cửu Vạn
    - Hàng sách:
    Nhất Sách, Nhị Sách, Tam Sách, Tứ Sách, Ngũ Sách, Lục Sách, Thất Sách, Bát Sách, Cửu Sách
    - - Tất cả những cây nhất (Văn, Vạn, Sách) cùng với các cây Chi Chi, Thang Thang và Ông Cụ (đều có 4 cây) còn được gọi là những cây “Yêu”.
    -Ngoài ra còn có 3 loại quân bài đặc biết gọi là yêu đó là:
    + Thang thang: có hình vẽ người đàn bà cho con bú
    + Ông cụ : có hình người già chống gậy
    + Chi chi: có hình người cầm 2 quả chùy.
    -Tất cả mỗi loại cây trên đều có 4 cây giống nhau. Như thế, một bộ bài có 24 con Yêu, trong đó Yêu đỏ gồm: Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ và Yêu đen gồm: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách. Ngoài Yêu đỏ, bài Tổ Tôm còn có 4 cây đỏ khác là Cửu Vạn, Bát Vạn, Cửu Sách, Bát Sách, còn lại là đen cả.
    - Theo tiếng Hán Việt thì Nhất = Một, Nhị = Hai, Tam = Ba,…Cửu = Chín.
    - Những cây Yêu như Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi được xem như tương đương với các cây Nhất.

    2. Phu:
    - Là 1 bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây: Phu dọc, phu bí (phu ngang), Lưng.
    - Riêng quân yêu đứng một mình cũng là một phu.
    3. Phu Dọc
    - Gồm các quân bài cùng hoa nhưng có số liên tiếp.Ví dụ như:
    - + Nhất Văn - Nhị Văn - Tam Văn
    + Tứ văn,ngũ văn,lục văn,thất văn…
    + Ngũ vạn,lục vạn,thất vạn,bát vạn,cửu vạn..
    - Phu Dọc tối thiểu phải có 3 cây bài liên tiếp. Nếu chỉ có hai cây cạnh nhau thì chưa được coi là một Phu, chẳng hạn: Ngũ Vạn - Lục Vạn.
    - Những trường hợp sau đây cũng không được gọi là Phu, ví dụ:
    Nhị Sách - Tam Sách - Ngũ Sách - Lục Sách (thiếu Tứ Sách)
    hoặc Tứ Vạn - Lục Vạn - Thất Vạn (thiếu Ngũ Vạn).
    4. Phu bí
    - - Nếu có đủ 3 hàng: hàng Văn, Vạn hay Sách và mỗi hàng có một con cùng số trở lên được gọi là một Phu Bí.
    - Thí dụ:Nhị Văn - Nhị Sách - Nhị Vạn ( Phu Bí Nhị).
    - Cửu Văn - Cửu Vạn - Cửu Sách (Phu Bí Cửu).

    - Bát Văn - Bát Vạn - Bát Sách (Phu Bí Bát).
    - Nếu mới có Lục Sách và Lục Vạn chẳng hạn thì chưa được gọi là Phu Bí Lục bởi thiếu Lục Văn…
    - Trong khi chơi bài, người ta còn có khái niệm Phu trên tay (không ai biết) và Phu dưới chiếu (ai cũng biết).
    5. Lưng
    - Lưng là khái niệm hết sức cơ bản của lối chơi Tổ Tôm, nó vừa quyết định có thể ù được hay không, vừa có thể biết sẽ ù với chức sắc gì. Bài Tổ Tôm có những Lưng sau đây:
    1. Cửu Văn - Nhất Vạn - Nhất Sách (9+1=10)
    - Bát Văn - Nhị Vạn - Nhị Sách (8+2=10)
    - Thất Văn - Tam Vạn - Tam Sách (7+3=10)
    Tất cả 3 Lưng đầu Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn (số hàng văn là cao nhất) với số cuả hàng vạn hoặc sách bằng 10
    6.Bí Sườn:
    - Trong các Lưng này, từ (1) tới ( 6. ) là dạng đặc biệt của Phu Bí gọi là Bí sườn, (7) là Phu Dọc.
    - Thí dụ, bài có hai con Nhị Vạn thì một để dùng ghép vào Phu Bí với Nhị Văn và Nhị Sách, một dùng để ăn với Nhị Sách và Bát Văn cho có Lưng. Như thế Phu thứ nhất gọi là Phu Bí, Phu thứ hai gọi là Bí Sườn.
    - Riêng (8) có thể có Lưng ngay sau khi chia bài hay Phỗng hoặc Dậy Khàn, trả Bất Thực (sẽ nói ở phần sau), Lưng (3) được gọi là Tôm, Lưng ( 6.) gọi là Lèo. Như vậy (3) và (6.)khi Ù có chức sắc, được tính thêm điểm.
    Các quân yêu cũng là phu
    - Trong bài Tổ Tôm, các cây Yêu không bao giờ là thừa và một mình cũng được coi như một phu, hoặc ghép vào bất kỳ phu nào cũng vậy.
    7.Cạ:
    - Là 1 bộ thiếu 1 quân nữa mới thành phu (Quân thiếu ấy gọi là chờ).Tỷ dụ như:
    -Nhất sách,tam sách (chờ nhị sách)
    -Tứ vạn,lục vạn,thất vạn (chờ ngũ vạn)
    -Cửu sách,thang thang (chờ cửu vạn,hoặc chờ ông cụ)
    -Ngũ văn,lục văn,bát văn,cửu văn (chờ thất văn-Trường hợp chờ thành phu dọc 5 quân tương tự như thế này gọi là chờ xuyên năm gian)
    -Thất sách,thất sách (chờ thất sách, trường hợp chờ phỗng tương tự như thế này hoặc chờ 1 quân bài cuối cùng gọi là bạch thủ)

    8. Khàn - Thiên Khai - Bất Thực

    - Xếp bài trên tay: Khi chia bài xong, Tùy cách xếp cho tiện việc đánh và theo dõi thường xếp theo hình nan quạt. Quân yêu được xếp thụt xuống tâm, 2 quân giống nhau chồng và rút cao hơn cho dễ nhìn để “phỗng”.
    - Các quân đã và sẽ sắp thành phu xếp cạnh nhau
    - Trên nguyên tắc cứ 3 cây tạo thành một Phu.
    Khàn:
    - Gồm 3 hoặc 4 quân bài cùng loại nhận được khi chia bài được dậy khàn ăn cây của làng đánh ra hoặc bốc nọc
    - Sử dụng Khàn có những lối khác nhau nhưng nhất thiết phải tuân theo quy tắc sau:
    a. Úp khàn xuống chiếu:
    - Khàn phải úp sấp xuống chiếu cho đến khi có quân thứ 4 ra do người khác đánh hoặc bốc ở nọc ra (nọc là quân bài của Làng nằm ở trên đĩa) Khi thấy quân bài thứ tư trùng với 3 quân bài đang úp khàn của mình phải hô:"Dậy khàn" đồng thời lật ngửa các quân bài úp khàn dưới chiếu lên kẻo mắc lỗi khê khàn. Cây bài được lấy về để chung với Khàn, lật ngửa theo chiều dọc và sau đó được đánh cây khác đi vào ngay vị trí khe bên phải mình.
    - Các trường hợp còn lại, khi ù phải Dậy Khàn (nếu không dậy Khàn Làng sẽ bắt lỗi và không được tính điểm).
    Trường hợp tính thấy lợi khi khàn xếp vào được 2 phu thì được để trên tay, nhưng phải hô: ”Có 1 khàn bất thực” và xin cho 1 chiếc chén úp sấp trước mặt để đánh dấu. (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc)
    - Nếu có quân trong khàn ra phải hô: ”Dậy khàn”và lật ngửa chén. Khi ù phải hô:”Bất thực 3 con (quân gì) ăn cả (nếu đã đánh đi thì hô: ”Ăn 2 đánh 1 ″trả chén làng!”. Nếu không sẽ bị phạt lỗi thiếu quân”Khê khàn”
    Thiên khai:
    - Gồm 4 quân bài cùng loại nhận được sau khi chia bài.
    - Khi có thiên khai phải úp sấp xuống chiếu. Nhà cái phải dậy thiên khai trước khi đánh quân, nhà quân phải dậy thiên khai khi nhà cái bắt đầu đánh quân bài đầu tiên. Khi dậy thiên khai sẽ hô ”Thiên khai" 4 quân (gì) đồng thời lật ngửa 4 quân bài dưới chiếu lên xếp dọc, gọi là Dậy thiên khai. Cách xếp dưới chiếu cũng như Dậy khàn.
    b. Thiên khai ăn khàn trình phu (úp khàn trình phu):
    - Nếu trên tay có 4 cây giống nhau, đồng thời lại có 1 cây được tạo thành phu Dọc với 2 cây bài trên, người ta sẽ úp 3 cây giống nhau xuống và lật cây thứ tư với 2 cây tạo thành Phu Dọc của nó. Cách này được gọi là Thiên khai ăn khàn trình phu, và khàn này cũng phải dậy khi ù như trường hợp trên
    c. Bất thực (Úp chén):
    - Nếu có Khàn (3 cây) nhưng lại có thể dùng 3 cây ấy cho 2 việc, thậm chí 3 việc khác nhau, thì sẽ để cả trên tay nhưng khi đó cần xin làng một cái chén (trong Tổ Tôm thường có 4 cái chén hạt mít để gần chỗ Nọc) nhỏ úp xuống trước mặt mình và nói: “Xin làng một cái Bất thực”. Có những khả năng sau đây:
    Phỗng:
    - Khi thấy quân bài trùng với 2 quân bài trên tay phải hô:"Phỗng"và được ăn không theo cửa.
    Tái kiến:
    - Khi phỗng cây nếu trùng với khàn bất thực, phải hô: " Phỗng tái kiến, trả chén làng" đồng thời hạ quân trên tay ăn quân và lật ngửa chén.
    - Chú ý: Muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được (phỗng cây trùng với 3 cây giống nhau ở trên bài trong đó có một cây đã sắp xếp vào một phu dọc, hai cây còn lại với cây vừa phỗng làm thành một lưng mới).
    - Chú ý: muốn Tái kiến phải có phu Dọc mới được.
    - Cũng có thể không Tái kiến nhưng khi ù phải hô “trả Bất thực, trả lại chén cho Làng” với nội dung:
    - Bất thực cây gì.
    - Ăn cả hay ăn hai, đánh đi một cây.
    - c2. Bất thực để xé khàn sắp xếp 2 hoặc 3 phu Dọc: trường hợp này không thể Tái kiến được (vì không thể phỗng để tạo một Lưng mới) , mà chỉ cần nói Bất thực và “trả chén” khi ù.
    - c3. Bất thực Yêu: chỉ có thể Bất thực những cây Yêu đen mà thôi.
    - c4. Yêu hoàn Yêu: có nghĩa là bất thực cây Yêu mà không có phu Dọc cũng được, nói cách khác khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn.
    - Thí dụ về trường hợp yêu hoàn: Có 3 nhất văn, nay bất thực để mong tạo phu nhất nhị tam văn nhưng nếu không tạo được mà đã đủ điều kiện ù thì vẫn được ù. Lúc đó yêu nhất văn sẽ hoàn yêu.
    Khi bất thực phu khàn thì được yêu hoàn, không được bí hoàn (tùy nơi).
    - c5. Bí hoàn Bí có nghĩa là cây bài Bất thực có thể không có Phu Dọc hoặc cây dùng để vào phu dọc với cây bất thực đã làm việc khác nhưng vẫn có đủ những cây bài cùng số ở hai hàng kia tạo thành phu bí thì cũng được.
    - Ở ví dụ trên nếu bài có thêm tam sách, tam vạn và phá phu dọc ăn xoay tứ văn ngũ văn thành bí tứ bí ngũ hoặc đánh đi thì sẽ mất phu dọc còn bí tam, khi ù phải hô bí hoàn bí.
    - Nếu Bất thực mà không có phu Dọc, không có cả phu Bí thì gọi là Bất thực Trùng trục, không hợp lệ (nghĩa là khi ù không được tính điểm). Khi ấy phải xin làng một cái Bất thực thiên khai, Bất thực khàn. Khi ù cũng phải trả Bất thực như mục c1 (nhưng cũng có nơi quy định phải dùng 2 chén 1 úp xuống, 1 ngửa lên).
    - c6. Nếu trên tay có 4 cây giống nhau (thiên khai) nhưng chúng có thể dùng vào nhiều việc khác nhau, chẳng hạn: như mục Bí hoàn Bí nhưng không có Phu Dọc mà cây bài thứ 4 lại làm thành một phu Bí khác nhau nữa.
    - Đặc biệt, có thể Bất thực để làm 3 việc khác nhau (hai Dọc, một Bí)…
    - c7. Nếu có hai khàn mà Bất thực một, phải xướng rõ Bất thực cái cao hay cái thấp.
    9. Khe - Cửa.
    - Lối chơi Tổ Tôm chính quy có 5 người (thường gọi là Bí ngũ) và ngồi trên chiếu. Xếp theo hình tròn, mọi tính toán đều theo chiều ngược kim đồng hồ. Giữa chiếu để đĩa nọc. Khoảng giữa hai người được gọi là khe, vì vậy trong một cuộc chơi có 5 khe. Khe bên phải ai, được coi là cửa của người ấy, vậy một cuộc chơi có 5 cửa.

    Thực ra kinh nghiệm về bộ môn Tổ Tôm của tôi chỉ bằng không nên tôi có mạn phép sử dụng tư liệu từ bài viết của người khác để giới thiệu sơ qua về bộ môn này, ai có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn có thể liên lạc trực tiếp tác giả @khuongtunha .
     
    HAT TRICKNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. _Ngọc Trinh_

    _Ngọc Trinh_ Lý trưởng

    ĐÁNH TỔ TÔM
    Đầu hội khai xuân đã có thang
    Điều quân khiển tướng rất nghiêm trang
    Nắm binh dười chiếu danh lừng giỏi
    Mười đỏ trong tay tiếng nức sang
    Đắc sắc thiên khai lưng lắm bạc
    Thông lèo tái kiến túi nhiều vàng
    Thập thành mới biết tài ông lão
    Bỉ thử chi chi kế diệu quang

    Phạm Vũ Quí - xuân 1987
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. _Vy Tiểu Bảo_

    _Vy Tiểu Bảo_ Lý trưởng

    THÚ TỤ TAM
    Trò chơi ấy của Trời cho
    Làm trai không biết phí cho cuộc đời
    Một Trăm cùng với Hai Mươi
    Kỳ ảo như thể cuộc đời vần xoay
    Tổ Tôm dù rất Cao Tay
    Nọc Đì , Mở Nhái vứt bài mà thôi
    Lại kia mấy chú tập chơi
    Ăn Chầy, Phỗng Bửa thì thôi Hại Làng
    Bạch Định gặp chị Thang Thang
    Bài Chờ, Yêu Đấm dở dang mất rồi
    Đánh Hai,Ăn Một, bậy rồi
    Làng mà Bắt Báo thì đời đi tong
    Bài Ù vừa mới Xướng xong
    Bị ông Đầu Cánh chỉ thằng Treo Tranh
    Bài Trên Tay chẳng Thập Thành
    Nọc còn Một, tham ăn đành đền to
    Người ta Bất Thực như mơ
    Còn anh Lấy Chén thành ra cổi truồng
    Tam Văn chê ẩm, chê ương
    Thất Văn ăn vội làng thương cho Đò
    Ù Thông khoái chí la to
    Méo mặt mới nhớ vừa cho Cái Làng
    Không ăn dọc, lại ăn ngang
    Bơi Thuyền mới rõ là chàng Buôn Phu
    Tổ Tôm đánh mãi còn ngu
    Vài câu tếu táo còn chờ người chơi
    TIỂU THƯƠNG 01/2010
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  20. _Quan Vũ_

    _Quan Vũ_ Lý trưởng

    Để tận 1/2 thì hết tết mất rồi. Kể ra các cụ chốt sớm, mừng tuổi cho quan khách tham gia thì hay quá, tết mọi người cũng có cái để tý toáy cho vui.