1 cầu luận cầu mong để được luận giải 1 thứ gì đó 2 tam gian là 1 thứ huyệt đạo trên cơ thể con người id 4767916 nick hunglien1992
Tâm vẫn động luôn mơ vật chất Khó lòng buông được mat vô thường suốt đời cữ mãi vấn vương khó lòng thoát được con đường đua chen id 3897470 nick aaaaoooeee
XIn tham gia vui chút thưa chú Tiểu! Cầu Luận: - Cầu người ta hay sử dụng từ này trong các bộ môn như xóc đĩa, lô đề, tài xỉu … Cầu ở đây chính là tính lặp lại của đặc điểm chung hay mối liên hệ của kết quả các lần mở thưởng liên tiếp nhau trong các bộ môn nói trên. - Luận ở đây là bàn bạc! => Cầu luận có nghĩa là bàn về tính lặp lại của đặc điểm chung hay mối liên hệ của kết quả các lần mở thưởng liên tiếp nhau trong các bộ môn như xóc đĩa, lô đề, tài xỉu... giúp người chơi chiến thắng - Tam Gian: -Tam: Nghĩa là ba - Gian: Nghĩa là gian dối, hiểm ác. => Tam gian có nghĩa là nói tới tam giới đều tồn tại sự gian dối hiểm ác. - Vật thức, Ý chất: - Vật thức nói ngược Thực Vất: có nghĩa thật thà là rất vất vả - Ý chất: có nghĩa là suy nghĩ, ý tưởng, ý kiến có chất lượng ( Chứ bây h mà ý kiến linh tinh là vạ miệng) P/S Bài viết mang tính chất tếu táo
Cháu xin tham gia cho vui chứ thực chủ đề này cháu chả hiểu, mạn phép cho cháu ghép “nghĩa cổ” với ngữ nghĩa “trẩu”- teen teen ấy ạ: 1/ “Cầu” là hình cầu, tròn. “Luận” là bình luận, lý luận “Cầu Luận”= lý luận giải thích kiểu vòng vo. 2/“Tam”: từ Hán Việt 三 nghĩa là 3. “Gian”: gian dối, xảo trá, nói xạo. “Tam gian” = ba xạo 3/“Vật Thức, Ý Chất”: “Vật”: vật vã, vạ vật. “Thức”: thức dậy “Vật Thức”= thức dậy một cách vất vả, khó nhọc... kiểu như thèm ngủ mà phải thức dậy! “Ý”: ý nghĩa, ý tưởng, ý kiến. “Chất”: chất lượng, chất vấn.. “Ý Chất”= ý kiến có chất lượng.. Tếu chút cho vui, có gì mạo phạm mong các cụ bỏ qua ạ!
1/ Cầu Luận: Cầu là ý chỉ Mong Muốn Và Luận là ý chỉ Lý Giải vậy nên Cầu Luận có thể hiểu là Mong Muốn được Lý Giải 1 Vấn đề gì đó". 2/ Tam Gian: Tam ý chỉ số Học, Gian Danh Từ ý chỉ Gian Nhà, Dương Gian, Trần Gian, Không Gian, Thế Gian, Vậy lên Tam Gian Xét Theo Danh Từ có thể Hiểu Ba Gian Nhà, Hoặc Theo Phật Giáo, Dương Gian, Trần Gian Thì có thể Hiểu Tam Gian ý Chỉ Tam Độc (Tham, Sân, Si) Hoặc Xét Theo Địa Lý Có thể Hiểu Tam Gian ý Chỉ 3 Loại Thế Giới, Thế giới thứ Nhất (thế giới phương tây) thế giới thứ 2 (thế giới theo phong trào XHCN) Và thế giới thứ 3 (các nước thế giới thứ ba chưa tiến hành công nghiệp hóa và chưa có trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật). Tính Từ ý chỉ tính Gian Trá Lừa Lọc, Vậy TÍnh Từ Tam Gian ý Chỉ 3 Kế Gian Liên Hoàn, Hoặc 3 Kẻ Gian. 3/ Vật Thức Theo Danh Từ Vật ý Chỉ đồ vật, Thức ý chỉ Thức ăn. Vậy Vật Thức Danh từ Nghĩa là đồ Vật Làm Thức Ăn, Vật động từ là Ngã Vật, Vật Lộn... Thức động từ chỉ trạng thái Chưa Ngủ, hoặc làm cho Tỉnh dậy. Vậy Vật Thức Động từ Nghĩa là Bị Ngã Vật ra lên tỉnh Ngủ Câu Này có Thể Cắt Nghĩa Đơn Giản là Cái Ý đó Rất Chất, Hay có thể nói dễ hiểu hơn là ý đó rất hay, ý đó rất tốt. Id : 5338333 Nick : Hoa Đà TS
Bài Dự Thi hãy giải thích các khái niệm: Cháu xin dự thi khái niệm "Tam Gian" Tam Gian từ này bao hàm nghĩ rất rộng, từ cuộc sống hàng ngày đến văn hóa tâm linh hay là về Tự Nhiên bất biến đều có nghĩa riêng của nó. 1- Cháu xin phép đưa ra 1 ý kiến nhỏ trong lĩnh vực cuộc sống con người. Phàm là con người, theo giáo lý nhà Phật ai sinh ra đến lúc chết đi đều vướng vào "bát khổ đế" 8 nỗi khổ của con người. Bao gồm Sinh - Lão - Bệnh - Tử - Oán Tằng hội - Ngũ Ẩn Tịnh - Cầu Bất Đắc - Ái Biệt Ly. Bên cạnh đó còn có Si - Mị - Võng Lạng ( Võng Lượng ) là các yếu tố tự nhiên gây hại cho con người hay còn đc gọi là "Tam Gian". Theo văn hóa xưa Si - Mị - Võng Lạng là hóa thân của núi đá, gỗ và nước. Cuộc sống con người phụ thuộc vào thiên nhiên, mua thuận gió hòa được mùa thì ko phải lo cái ăn cái mặc. Thiên tai trắc trở là đói kém, phải dựa vào thiên nhiên mà kiếm cái ăn để sinh tồn. Trải qua hàng nghìn năm con người đã đúc kết kinh nghiệm thực tiễn gom gọn lại thành những thành ngữ tục ngữ mà truyền lại cho thế hệ sau. VD như " Rừng Thiêng, Nước Độc, Núi Trắc Trở..." Ở 1 khía cạnh nào đó Tam Gian có thể đc hiểu là như vậy. 2- Tam Gian - Tam Thế Gian: ( sưu tầm ): - Theo Luận Đại Trí Độ quyển 47 thì 3 loại thế gian là: 1. Chúng sinh thế gian: Chỉ cho tất cả chúng sinh được cấu tạo thành bằng 5 ấm, là chính báo năng cư. 2. Quốc độ thế gian: Tức khí thế gian, chỉ cho cõi nước mà hữu tình cư trú, như núi, sông, đất liền..., thuộc về y báo sở cư. 3. Ngũ uẩn thế gian(cũng gọi Ngũ ấm thế gian): Ngũ uẩn tức sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Năm uẩn trong 10 cõi đều có sai khác, cho nên gọi là Ngũ uẩn thế gian, là thể chung của y báo và chính báo. - Theo Hoa nghiêm kinh khổng mục chương quyển 3 thì Tam chủng thế gian gồm:1. Khí thế gian: Chỉ cho 3 nghìn thế giới, là cảnh giới do đức Thích ca Như lai hóa đạo. Khí nghĩa là dung chứa và nương dùng, tức là núi, sông, đất liền... dung chứa chúng sinh, là nơi chúng sinh dùng để nương ở. 2. Chúng sinh thế gian: Năm ấm hòa hợp, cùng chung sinh ra, gián cách khác nhau, là những căn cơ do đức Thích ca Như lai giáo hóa. 3. Trí chính giác thế gian: Chỉ cho bậc Trí giả dùng trí vô lậu mà được Chính giác, tức là đức Phật trong chính báo; hoặc chỉ cho cảnh giới mà các bậc trí nương ở, cũng tức là thế gian siêu xuất 3 cõi luân hồi. - Hoa nghiêm kinh sớ Q.3; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.14]. ( Xuất Thế Gian). Tam Chủng Thế Gian. Ba loại thế gian do học phái Số luận của Ấn độ thành lập: 1. Thiên thượng thế gian: Chỉ cho các Thiên chúng ở trên cõi trời. 2. Nhân gian thế gian: Chỉ cho loài người sống trên mặt đất. 3. Thú đạo thế gian: Chỉ cho loài cầm thú sống ở giữa khoảng trời và đất. Ba loại thế gian này đều do 1 Tự tính đế duy nhất sinh ra. [ Luận Kim thất thập Q.thượng]. - Có 5 thuyết về Tam thế gian như sau: + 1.Theo luận Đại trí độ quyển 70 thì Tam thế gian là: a. Ngũ ấm thế gian(cũng gọi Ngũ chúng thế gian, Ngũ uẩn thế gian): chúng sinh của loại thế gian này được hình thành bởi 5 pháp khác nhau, đó là: sắc, thụ, tưởng, hành và thức. b. Chúng sinh thế gian(cũng gọi Giả danh thế gian): chỉ cho chúng sinh do 5 uẩn giả danh cấu thành mỗi mỗi đều khác nhau. c. Quốc độ thế gian(cũng gọi Trụ xứ thế gian): các cõi nước mà chúng sinh của loại thế gian này nương ở mỗi mỗi đều khác nhau. + 2.Theo Thiện kiến luật tì bà sa quyển 4, Tam thế gian là: a. Hành thế gian: Tất cả chúng sinh thuộc loại thế gian này đều nhờ ăn uống mà sống còn. b. Chúng sanh thế gian: Thế gian thường và vô thường. c. Xứ thế gian: Thế gian được chiếu soi bởi sự vận hành của mặt trời, mặt trăng. + 3. Theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 17, Tam thế gian là: a. Khí thế gian: Chỉ cho khí thế giới là chỗ nương ở sống còn của hữu tình. b. Chúng sinh thế gian: Trong chính báo, chỉ trừ đức Phật, tất cả chúng sinh còn lại đều thuộc chúng sinh thế gian. Như đồng sinh chúng, dị sinh chúng... được Phật giáo hóa. c. Trí chính giác thế gian: Chỉ cho tam thân, thập Phật năng hóa. + 4. Theo Nhiếp đại thừa luận thích quyển 15 (bản dịch đời Lương) Tam thế gian là: a. Thế gian: Chỉ cho Khổ, Tập trong 3 cõi.b. Xuất thế gian: Chỉ cho 3 cõi đã thoát khỏi Khổ, Tập. c. Xuất xuất thế gian: Chỉ cho Bát địa đến Phật địa, được thành Phật. + 5. Theo luận Kim thất thập quyển thượng, Tam thế gian là: a. Thiên đạo: Chỉ cho chư thiên ở các cõi trời. b. Nhân đạo: Chỉ cho loài người sống trên mặt đất. c. Thú đạo: Chỉ cho loài cầm thú sống ở khoảng giữa trời và đất. Cứ theo luận Kim thất thập quyển thượng, trong Tự tính đế (Phạm: Prakfti) do sự hòa hợp nhiều hay ít của 3 đức: Tát đỏa (Phạmattva), La xà (Phạm:Rajas) và Đa ma (Phạm: Tamas) mà có sự khác nhau về Tam thế gian: Nếu Tát đỏa nhiều thì là Thiên đạo; La xà nhiều thì là Nhân đạo; còn nếu Đa ma nhiều thì là Thú đạo. Thiên đạo chia ra 8 loại: Phạm thiên, Thế chủ, Thiên đế, Càn thát bà, A tu la, Dạ xoa, La sát và Quỉ thần; Thú đạo chia ra 5 loại: Bốn chân, bay, bò, đi, không chân... Nhân đạo thì chỉ có loài người. [X. luận Đại trí độ Q.47; Thập địa kinh luận Q.10; Hoa nghiêm kinh sớ Q.3; Hoa nghiêm kinh khổng mục chương Q.3; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Đại thừa nghĩa chương Q.6]. 3- Tam vô gián nghiệp: Chỉ 3 thứ nghiệp cực ác chiêu cảm quả địa ngục Vô gián, đó là giết cha, giết mẹ và giết A la hán.
Cháu /em xin góp vui một chút , cũng theo cách hiểu nôm na của người Việt thì: 1. - “Cầu” ở đây nghĩa là hình cầu, hình tròn. - “Luận” là bình luận, là lý luận. - “Cầu Luận” được hiểu là lý luận,là giải thích kiểu vòng vo. 2. - “Tam”: theo từ Hán Việt nghĩa là 3. Từ “Gian”: nghĩa là gian dối, là xảo trá,là nói xạo. - Vậy câu “Tam gian” được hiểu nôm na là ba xạo , là nói xạo . 3. "Vật Thức, Ý Chất”: - Từ “Vật”: được hiểu là vật vã, là vạ vật. - Từ “Thức”: nghĩa là thức dậy - Vậy Câu “Vật Thức” được hiểu nôm na là thức dậy một cách vất vả, khó nhọc. - Câu “Ý”:nghĩa là ý nghĩa, là ý tưởng, là ý kiến. - Câu “Chất”: nghĩa là chất lượng, chất vấn. - Vậy câu “Ý Chất” được hiểu nôm na là ý kiến có chất lượng. Cháu /em xin hết ý kiên ạ, chúc các Bô Lão mạnh khỏe , vui vẻ. Id: 4818749 Nick : Xứ Đoài mây trắng.
Cháu xin góp vui một chút , cũng theo cách hiểu của bản thân cháu thì: 1. - “Cầu” ở đây nghĩa là xin xỏ, mong muốn. - “Luận” là bình luận, lý luận, trình bày ý kiến - “Cầu Luận” được hiểu là xin được trình bày mong muốn của bản thân về vấn đề nào đó 2. - “Tam”: theo từ Hán Việt nghĩa là 3. Từ “Gian”: nghĩa là khó khăn, hiểm ác - Vậy câu “Tam gian” được hiểu là vượt qua 3 thử thách 3. "Vật Thức, Ý Chất”: - Từ “Vật”: được hiểu là đồ vật - Từ “Thức”: nghĩa là ý thức - Vậy Câu “Vật Thức” được hiểu nôm na là đồ vật cũng có những ý thức riêng - Câu “Ý”:nghĩa là ý nghĩa, là ý tưởng, là ý kiến. - Câu “Chất”: nghĩa là chất lượng, chất vấn. - Vậy câu “Ý Chất” được hiểu nôm na là ý kiến có chất lượng. Cháu xin hết ý kiến ạ, chúc các Bô Lão mạnh khỏe , vui vẻ. Id: 4866557 Nick : thao96pb
Cháu xin góp vui một chút , cũng theo cách hiểu của bản thân cháu thì: 1. - “Cầu” ở đây nghĩa là quả cầu - “Luận” là bàn bạc, đang ra luận điểm riêng - “Cầu Luận” được hiểu là một cuộc họp bàn tròn trình bày các ý kiến của những người tham gia 2. - “Tam”: theo từ Hán Việt nghĩa là 3. Từ “Gian”: nghĩa là nhà - Vậy câu “Tam gian” được hiểu là nhà có 3 phòng được xây hình chữ L 3. "Vật Thức, Ý Chất”: - Từ “Vật”: được hiểu là con vật - Từ “Thức”: nghĩa là phép tắc, cách thức - Vậy Câu “Vật Thức” được hiểu nôm na là con vật cũng có những phép tắc, cách thức xử sự riêng với từng vấn đề - Câu “Ý”:nghĩa là lòng dạ, suy nghĩ của cá nhân - Câu “Chất”: nghĩa là kiên cố - Vậy câu “Ý Chất” được hiểu nôm na là suy nghĩ kiên định của bản thân ko thay đổi Trên đây là suy nghĩ của cháu về câu đố của Bô lão, chúc các Bô Lão mạnh khỏe , vui vẻ. Id: 5304002 Nick : Cô gái mùa hạ
Cháu xin mạn phép các Bô Lão được trả lời theo cách cháu sưu tầm được , và cũng theo ý kiến riêng ạ : - Cầu Luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lý tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước. Suy luận, cùng với trực giác là các phương pháp thuộc về nhận thức tự phát. Suy luận, là một phương pháp quan trọng để nhận thức và tìm kiếm chân lý. Nhận thức suy luận là kiểu nhận thức gián tiếp. Nhận thức một định lý toán học, một định luật khoa học... đều là nhờ suy luận. Vì rằng suy luận nhất thiết đòi hỏi phải có trung gian, là những phán đoán, những khái niệm. Ví dụ để nhận biết sự tương đương giữa A và C khi A=B, B=C,thì phải sử dụng các khái niệm phương trình, số hạng, về sự tương đương. Suy luận có tính trừu tượng và tổng quát. SUY LUẬN dựa vào phán đoán, khái niệm mà chúng ta phải thừa nhận là khái niệm bao giờ cũng trừu tượng và tổng quát. Ví dụ khái niệm " người" chỉ định tất cả mọi người và nói lên đặc tính chung của loài người, chứ không nói đến tính riêng biệt như tính chất thông thái vượt trội của Socrates, dũng mãnh như Hercules...hay tính ích kỷ, tham lam, nhỏ nhen...của cá nhân nào đó. Suy luận bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ và đó là điểm khác biệt với trực giác. Vì thế điều gì nhận biết được nhờ suy luận, thì có thể làm cho người khác hiểu trọn vẹn nó thông qua ngôn ngữ chuẩn xác. Khi bạn được nghe chứng minh một điều gì, bạn sẽ hiểu điều này như chính người đã chứng minh điều đó cho bạn. Tuy nhiên, trong các ngữ cảnh triết học lý tưởng, lập luận là quy trình trí óc đem lại cho sự tưởng tượng, tri giác, ý nghĩ, và cảm giác của ta bất cứ cái gì có thể hiểu được mà những hành vi trí óc kia có thể hàm chứa; và do đó liên hệ trải nghiệm của ta với ý nghĩa toàn thể. - Tam Gian - Tam Thế Gian: - Theo Luận Đại Trí Độ thì 3 loại thế gian là: 1. Chúng sinh thế gian: Chỉ cho tất cả chúng sinh được cấu tạo thành bằng 5 ấm, là chính báo năng cư. 2. Quốc độ thế gian: Tức khí thế gian, chỉ cho cõi nước mà hữu tình cư trú, như núi, sông, đất liền..., thuộc về y báo sở cư. 3. Ngũ uẩn thế gian(cũng gọi Ngũ ấm thế gian): Ngũ uẩn tức sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Năm uẩn trong 10 cõi đều có sai khác, cho nên gọi là Ngũ uẩn thế gian, là thể chung của y báo và chính báo. - Theo Hoa nghiêm kinh khổng mục chương quyển 3 thì Tam chủng thế gian gồm: 1. Khí thế gian: Chỉ cho 3 nghìn thế giới, là cảnh giới do đức Thích ca Như lai hóa đạo. Khí nghĩa là dung chứa và nương dùng, tức là núi, sông, đất liền... dung chứa chúng sinh, là nơi chúng sinh dùng để nương ở. 2. Chúng sinh thế gian: Năm ấm hòa hợp, cùng chung sinh ra, gián cách khác nhau, là những căn cơ do đức Thích ca Như lai giáo hóa. 3. Trí chính giác thế gian: Chỉ cho bậc Trí giả dùng trí vô lậu mà được Chính giác, tức là đức Phật trong chính báo; hoặc chỉ cho cảnh giới mà các bậc trí nương ở, cũng tức là thế gian siêu xuất 3 cõi luân hồi. - Tam Chủng Thế Gian. Ba loại thế gian do học phái Số luận của Ấn độ thành lập: 1. Thiên thượng thế gian: Chỉ cho các Thiên chúng ở trên cõi trời. 2. Nhân gian thế gian: Chỉ cho loài người sống trên mặt đất. 3. Thú đạo thế gian: Chỉ cho loài cầm thú sống ở giữa khoảng trời và đất. Ba loại thế gian này đều do một Tự Tính Đế duy nhất sinh ra. - Có 5 thuyết về Tam thế gian như sau: I/.Theo luận Đại trí độ thì Tam thế gian là: 1. Ngũ ấm thế gian(cũng gọi Ngũ chúng thế gian, Ngũ uẩn thế gian): chúng sinh của loại thế gian này được hình thành bởi 5 pháp khác nhau, đó là: sắc, thụ, tưởng, hành và thức. 2. Chúng sinh thế gian(cũng gọi Giả danh thế gian): chỉ cho chúng sinh do 5 uẩn giả danh cấu thành mỗi mỗi đều khác nhau. 3. Quốc độ thế gian(cũng gọi Trụ xứ thế gian): các cõi nước mà chúng sinh của loại thế gian này nương ở mỗi mỗi đều khác nhau. II/.Theo Thiện kiến luật tì bà sa, Tam thế gian là: 1. Hành thế gian: Tất cả chúng sinh thuộc loại thế gian này đều nhờ ăn uống mà sống còn. 2. Chúng sanh thế gian: Thế gian thường và vô thường. 3. Xứ thế gian: Thế gian được chiếu soi bởi sự vận hành của mặt trời, mặt trăng. III/. Theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí . Tam thế gian là: 1. Khí thế gian: Chỉ cho khí thế giới là chỗ nương ở sống còn của hữu tình. 2. Chúng sinh thế gian: Trong chính báo, chỉ trừ đức Phật, tất cả chúng sinh còn lại đều thuộc chúng sinh thế gian. Như đồng sinh chúng, dị sinh chúng... được Phật giáo hóa. 3. Trí chính giác thế gian: Chỉ cho tam thân, thập Phật năng hóa. IV/ Theo Nhiếp đại thừa luận , Tam thế gian là: 1. Thế gian: Chỉ cho Khổ, Tập trong 3 cõi. 2. Xuất thế gian: Chỉ cho 3 cõi đã thoát khỏi Khổ, Tập. 3. Xuất xuất thế gian: Chỉ cho Bát địa đến Phật địa, được thành Phật. V/. Theo luận Kim thất thập quyển thượng, Tam thế gian là: 1. Thiên đạo: Chỉ cho chư thiên ở các cõi trời. 2. Nhân đạo: Chỉ cho loài người sống trên mặt đất. 3. Thú đạo: Chỉ cho loài cầm thú sống ở khoảng giữa trời và đất. Cứ theo luận Kim thất thập quyển thượng, trong Tự tính đế do sự hòa hợp nhiều hay ít của 3 đức: Tát đỏa ,La xà và Đa ma mà có sự khác nhau về Tam thế gian: Nếu Tát đỏa nhiều thì là Thiên đạo; La xà nhiều thì là Nhân đạo; còn nếu Đa ma nhiều thì là Thú đạo. Thiên đạo chia ra 8 loại: Phạm thiên, Thế chủ, Thiên đế, Càn thát bà, A tu la, Dạ xoa, La sát và Quỉ thần; Thú đạo chia ra 5 loại: Bốn chân, bay, bò, đi, không chân... Nhân đạo thì chỉ có loài người. Thập địa kinh luận ; Hoa nghiêm kinh sớ ; Hoa nghiêm kinh khổng mục chương . +Tam vô gián nghiệp: Chỉ 3 thứ nghiệp cực ác chiêu cảm quả địa ngục Vô gián, đó là giết cha, giết mẹ và giết A la hán. - Vật Thức và Ý Chất Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. “ Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triên của những điều kiện vật chất ở những mức độ nhất định. Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp, thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp. Cháu xin cảm ơn các Bô Lão đã đọc bài .
BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI CÁC BẠN KẾT QUẢ DỰ THI CÂU ĐỐ VUI THÁNG 9/2019. I- Nhận xét chung: Ở CÂU ĐỐ VUI THÁNG 8/2019: có lẽ do chủ đề lạ nên ít bạn tham gia và chưa có câu trả lời đúng. - Câu Đố Tháng 9/2019, đáp án mở, mỗi người đều có quyền trả lời theo ý mình, sự phân biệt được dựa vào ĐÁP ÁN của Ban Tổ Chức. -Rất tiếc, không có câu trả lời nào phù hợp Đáp Án. -Tuy vậy, Ban Tổ Chức Giải cũng chọn 3 bài thi đạt Đồng Giải Ba. Không có Giải Nhất, Giải Nhì vẫn có các Giải Khuyến Khích. II- Ban Tổ Chức xin chọn trao Giải như sau: 1- Đồng Giải Ba(50M/1 người): Phán Quan Âm Phủ; ninhtrinh01; Seo 1976. 2-Các Giải Khuyến Khích(10M): dang_tap_yeu_a1; hunglien1992; Khấu Trừ Lương; vechaibinhduong; Hoa Đà TS; Xứ Đoài Mây Trắng; thao96pb; Cô gái mùa hạ; III-Trích đăng lại Đề Thi Tháng 9/2019 dưới đây để các bạn dễ theo dõi. Hẹn Gặp các bạn với CÂU ĐỐ VUI THÁNG 10/2019. NGUYỄN TIỂU THƯƠNG. BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI BẠN CHƠI: CÂU ĐỐ VUI 9/2019 Bạn Dự Thi hãy giải thích các khái niệm sau đây: 1/ “CẦU LUẬN” là gì? 2/ “TAM GIAN” là gì? 3/ “VẬT THỨC, Ý CHẤT” là gì? Yêu cầu của Đề Thi: 1/ Bạn cứ nêu suy nghĩ của mình,có thể giải thích thì càng tốt. Nếu bạn không giải thích được các khái niệm đó, thì được phép thay thế bằng một khái niệm khác. Khái niệm bạn thay thế phải bảo đảm chưa có trong các từ điển và được giải thích cho mọi người hiểu. -Gợi ý: nhân loại thế kỷ 21,những khái niệm “ mạng In tơ nét”, “ a còng”, “phét búc”... là tri thức phổ thông. Con người thế kỷ 19 về trước,nhiều vĩ nhân lắm cũng hoàn toàn không biết những khái niệm đó. Do vậy, quyền tạo ra khái niệm mới là của mọi người và liên tục trong kho tàng tri thức nhân loại có thêm, vậy sao bạn không tạo ra? 2/ Bài Dự Thi gửi về Mục ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG – HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH- SANDINH.COM 3/ Giải thưởng: 3 Giải Nhất Nhì Ba (150M, 100M, 50M) và vô vàn Giải Khuyến Khích 10M. 4/ Thời hạn Dự Thi: 2/9/2019 đến hết ngày 30/9/2019. -Ngày 2/10/2019, Tào Tháo sẽ đại diện Hội BLSĐ gửi phần quà cuộc thi tới các bạn đoạt Giải(nếu có). NGUYỄN TIỂU THƯƠNG
BÔ LÃO SÂN ĐÌNH GỬI BẠN CHƠI: CÂU ĐỐ VUI 10/2019 Bạn Dự Thi hãy giải thích các khái niệm sau đây: 1/ “CẦU LUẬN” là gì? 2/ “TAM GIAN” là gì? 3/ “VẬT THỨC, Ý CHẤT” là gì? Yêu cầu của Đề Thi: 1/ Bạn cứ nêu suy nghĩ của mình,có thể giải thích thì càng tốt. Nếu bạn không giải thích được các khái niệm đó, thì được phép thay thế bằng một khái niệm khác. Khái niệm bạn thay thế phải bảo đảm chưa có trong các từ điển và được giải thích cho mọi người hiểu. -Gợi ý: nhân loại thế kỷ 21,những khái niệm “ mạng In tơ nét”, “ a còng”, “phét búc”... là tri thức phổ thông. Con người thế kỷ 19 về trước,nhiều vĩ nhân lắm cũng hoàn toàn không biết những khái niệm đó. Do vậy, quyền tạo ra khái niệm mới là của mọi người và liên tục trong kho tàng tri thức nhân loại có thêm, vậy sao bạn không tạo ra? 2/ Bài Dự Thi gửi về Mục ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG – HỘI BÔ LÃO SÂN ĐÌNH- SANDINH.COM 3/ Giải thưởng: 3 Giải Nhất Nhì Ba (300M, 200M, 100M) và vô vàn Giải Khuyến Khích 10M. 4/ Thời hạn Dự Thi: 2/10/2019 đến hết ngày 31/10/2019. -Ngày 2/11/2019, Tào Tháo sẽ đại diện Hội BLSĐ gửi phần quà cuộc thi tới các bạn đoạt Giải(nếu có). 5/ P/S: đây là đề thi tháng 9/2019, do chưa có đáp án đúng theo Ban Tổ Chức, nên lặp lại làm đề thì tháng 10/2019. Giải Nhất, Nhì, Ba do vậy gấp đôi thông thường. -Gợi ý: các khái niệm trong đề thi đều là khái niệm triết học TK21. NGUYỄN TIỂU THƯƠNG
cầu luận làây dựng nền tảng kiến thức về triết học rèn luyện tư duy bằng lý trí, lấy dự vật làm chủ thể và tìm hiểu quy luật vạn động tương tác giữa các sự vật trong không gian và thờii gian biện chứng id:5340063
Hội Bô Lão Sân Đình đã trao giải sự kiện Câu Đố Tháng 9 theo danh sách của Bô lão @Nguyễn Tiểu Thương : - Đồng Giải Ba 50m Bảo: @Phán Quan Âm Phủ @ninhtrinh01 @Seo 1976 - Các giải Khuyến khích 10m Bảo: @dang_tap_yeu_a1 @hunglien1992 @Khấu Trừ Lương @vechaibinhduong @Hoa Đà TS @Xứ Đoài mây trắng @thao96pb @Cô gái mùa hạ Các bạn vui lòng kiểm tra giao dịch và báo lại cho BTC nếu chưa nhận được quà. Cảm ơn các bạn đã tham gia Sự kiện Câu Đố Tháng 10, hẹn gặp lại các bạn ở những sự kiện tiếp theo ! Trân trọng !
câu 3:Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. id:5340062❤️❤️ góp vui cùg các bác