ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Nguyễn Tiểu Thương 1, 13/1/19.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Khấu Trừ Lương

    Khấu Trừ Lương Thổ địa

    Còn 1 lỗi nữa cũng hay thấy đó là: b và p
    b là âm bật tiếng còn p là âm bật hơi
    ví dụ : khi đọc Phan Xi Păng nhưng các PTV đọc như Phan Xi Băng
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/4/19
  2. chachavn1

    chachavn1 Chánh tổng

    người do tháo và người dái
     
  3. Điệp Già

    Điệp Già Thần Ám

    Theo cháu được biết thì cách phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn (hay gọi là ngọng) thường gặp phải ở những dạng sau:

    1. Ngọng nguyên âm: Ví dụ ngọng giữa chữ L và chữ N. (Cụ thể: bạch định có lèo/ bạch định có nèo) :))

    2. Ngọng phụ âm sau: Ví dụ ngọng giữa A và Â (cụ thể bảo / bẩu), ngọng O và cụm OA, chữ E và cụm EA... (Cụ thể: Ù to thế / Ù toa thế, có đè / có đeà) - Trường hợp này hay gặp ở trường hợp "NÓI ĐIỆU" hơn là " NÓI NGỌNG". (Mới ra thành phố được tý thời gian về nhìn bụi tre đã thành ... bụi trea =)) ).

    3. Ngọng dấu: Thường gặp là ngọng dấu ngã (~) thành dấu sắc ('). Ví dụ bị ngã / bị ngá.
    Cá biệt có những địa phương như Ba Vì - Hà Tây và Minh Tân - Yên Lạc - Vĩnh Phúc có ngọng toàn bộ dấu (Nui Ba Vi có con Bo vang, Tâu chuân bi đi Minh Tơn đơi...) Đây có thể coi là âm sắc địa phương thay vì nói ngọng.

    Vẫn còn một số lỗi phát âm nữa. Nhưng cháu ko tiện nêu ra. Cơ bản là tham dự cho có khí thế và sát với đề bài của BTC thôi, chứ không phải để lấy bảo thưởng ạ. Hai nữa là cháu cũng không chắc chắn các lỗi này đã gặp trên Đài Việt Nam.

    Kính các cụ! Cháu xin phép được không để lại id ạ!
     
  4. 1Axe1Axe

    1Axe1Axe Chánh tổng

    BE505582-6584-4267-A8A7-FB01E4EF3040. Cháu có thấy vài đoạn hội thoại sai!
    trong phần Tin tức do MC Hoài Anh dẫn có một dòng phụ đề bị sai chính tả, thay vì "Tìm kinh phí cho trẻ bị ngộ độc chì" thì đoạn phụ đề bị nhầm từ "chì" thành "trì".
    Trong một chương trình khác, thay vì phần phụ đề là "Doanh nghiệp bỏ trốn người lao động lao đao" thì phần chính tả bị nhầm giữa "trốn" và "chốn".
    Trong bản tin Thời sự trên sóng VTV1 lúc 12 giờ ngày 23/11/2016, MC Hoài Anh đã vô tình mắc phải lỗi khi đang dẫn chương trình trực tiếp.

    Cụ thể ở phút 12 của chương trình, MC Hữu Bằng đang đưa tin về cách thay đổi đầu số, mã vùng của điện thoại. Tuy nhiên, nam MC gặp phải sự cố đọc sai từ, thay vì nói "phòng, dự trữ" anh lại đọc ngược thành "dự trữ phòng".
    Trong bản tin thời sự 19 giờ tối 13/1/2015, khi BTV Hương Linh kết nối trực tiếp với phóng viên Lê Hồng Quang ở Brussels (Bỉ) để nói về chủ đề “Châu Âu phản đối việc kỳ thị người Hồi giáo?”, anh giữ vẻ mặt rất nghiêm trọng và lẩm bẩm câu “mất điện thoại rồi” liên tục.
    BTV Lê Bình lẩm bẩm “CÁI BỌN ĐIÊN NÀY “ trên sóng ạ
    Phát thanh viên đọc nhầm thủ tướng: Trong chương trinh thời sự 19h trên VTV1 và VTV3 vào ngày 24/5/2016
    -Còn lại, phần lớn BTV của Đài phát âm sai nhiều quá. Ví dụ: BTV phát âm không chịu phân biệt âm tr, ch; âm d, gi, r,... Còn về dấu thì dấu "hỏi" thì phát thành dấu "huyền". Ví dụ: "Kính chào quý vị khán "già" ; "câu hòi"; Boeing 777 phát thành "bày bày bày"; Nguyễn Ngọc Hảo phát thành "Nguyễn Ngọc Hào"; lời rao phát thành "lời "giao"; hát sẩm phát thành "hát "sầm""; chính phủ Nhật Bản phát thành "Chính "phù" Nhật "Bàn".
    Id của cháu là : 4935317
     
  5. tueminh2009

    tueminh2009 Lý trưởng

    Cả truyền hình, đài và dân thường sai do đọc theo thói quen. Ví dụ: Bản tin hôm gần tết (27 tết) nghe thế này nhé. ''Vào dịp tết, tình trạng buôn bán riệu lậu, riệu giả lại gia tăng...''. Rõ họ ghi ''rượu'' lại cứ đọc ''riêụ''
    Thói quen này dân cũng đọc hay sai ạ. ''Hôm nay, đi bắn súng em tìm ''hiêu'' hết'' (phải là tìm hươu) đúng không ạ
    ID: 556330
    Nick: tueminh2009
     
  6. tueminh2009

    tueminh2009 Lý trưởng

    Thêm lỗi thứ 2 ạ. Lỗi các phát thanh viên thường đọc sai tên viết tắt các cụm từ.
    Ví dụ: CPI: Hôm thì đọc là: cê-pi-i, hôm thì đọc là cê-pê-ai
    VAC: có chương trình đọc vê-a-cê, có chỗ đọc Vác
    ADSL: đọc Ai-đi-s-eo, ây-đi-s-eo
    ...Các bác xem có đúng không ạ
    ID: 556330
    Nick: tueminh2009
     
  7. Trên truyền hình, trong các bản tin dự báo thời tiết thường hay mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa, ví dụ như:
    - “Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến 21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như con chó quanh quẩn trong sân…
    - “Những thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…".
    -“Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”. Hoá ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? ý người nói muốn nói mưa từ Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất căn bản về ý nghĩa của câu nói.
    -Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào, có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết?
    - Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao?
    -Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.
    -Ngoài ra các biên tập viên dự báo thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung. Trong khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự.
    Trong các bản tin khác cũng vậy vẫn mắc những lỗi dùng từ, Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ…
    -Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên: À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là, mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn.
    -thêm nữa, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”. Chương trình cà phê sáng phát trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập nghiệp. Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì.
    - Chương trình Kinh tế 22h00 tối, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.
    -
    Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt) của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.

    Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ “cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại: Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào: “Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”.

    Các hư từ vô nghĩa như: thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng, vô duyên.
    Cháu tìm hiểu được vậy mong bác xem xét
    Id 4706375
    Nik nắng ấm quê hương 98
     
    BÔ LÃO SÂN ĐÌNH thích điều này.
  8. Một số lỗi dùng từ của các MC trên truyền hình nữa là :
    -Dùng từ bóng bẩy, cầu kì nhưng không rõ nghĩa hoặc thiếu chính xác: Đây là loại lỗi có tính chất đặc trưng của nghề dẫn chương trình. Ngôn ngữ của MC thường ưu tiên cho sự trau chuốt, cảm xúc. Khi chuẩn bị lời dẫn, không nhiều thì ít, các MC đều cố gắng hình tượng hóa, tu sức cho ngôn từ của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Ví dụ: Với những ca khúc nổi tiếng đã thấm vào phần sâu thẳm nhất của cảm xúc, chúng tôi nghĩ rằng, chương trình ca nhạc hôm nay sẽ là bức tranh bằng âm nhạc giúp quý vị và các bạn sống lại những kí ức hào hùng đó. ( MC Mỹ Vân, VTV3)
    - Dùng từ ngữ khoa trương quá mức. Ví dụ: Kính thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa được thưởng thức một tiết mục vô cùng độc đáo, đó là “Hòa tấu đàn tranh” và “Hát liên khúc dân ca Nam Bộ”... (Bích Ngân, VTV2, Liên hoan dân ca khu vực Nam Bộ) Phụ từ mức độ nên dùng “hết sức” là vừa đủ ở đây.
    Tính từ đánh giá “tuyệt vời” (hoặc “rất tuyệt vời”, “tuyệt tuyệt vời”) vốn được dùng một cách thừa thãi trong khẩu ngữ Bắc cũng đã đi vào lời dẫn của các MC gốc Bắc, điển hình như trong lời dẫn của MC Thanh Bạch. Ví dụ: Vâng, xin cám ơn ban giám khảo rất tuyệt vời! Xin cám ơn quý vị khán giả đã nhiệt tình ủng hộ cho Đại Nghĩa. (Thanh Bạch, VTV3, Gương mặt thân quen) Nhưng có điều đáng ngạc nhiên là nhiều MC gốc Nam (như Hồng Phúc) cũng rất hay bắt chước, cũng như họ hay bắt chước cụm từ của MC Lại Văn Sâm: Vâng! Xin cảm ơn!
    - Lỗi đặt câu, lỗi thường gặp là phát triển câu quá dài hoặc tạo câu văn bóng bẩy, mượt mà nhưng vì năng lực ngữ pháp hạn chế nên làm cho câu trở nên lơ lửng. Đây là trường hợp câu sai về cấu trúc (chỉ là một trạng ngữ có bao chứa cụm chủ - vị, hoặc một chủ ngữ + định ngữ, nhưng MC tưởng rằng đã là một câu hoàn chỉnh): Quý vị và các bạn thân mến! Từ những đêm trăng thật yên ả nơi quê hương ta, ở đó có hàng cây xõa tóc dưới ánh trăng bàng bạc, ở đó có những cánh cò chao nghiêng trong lời ru của mẹ, ở đó có sân đình bến nước và cả tuổi thơ không bao giờ trở lại. Trong chương trình giới thiệu tác phẩm mới hôm nay, xin trân trọng gửi tới quý vị và các bạn ca khúc “Đêm trăng lời ru”, sáng tác của tác giả Khánh Trình. (Mỹ Lan, VTV1, Tác phẩm mới: Đêm trăng lời ru). Lỗi này cũng có thể do MC chuyển ý định cấu trúc, lúc khởi đầu muốn dùng một kiểu câu này, lúc kết thúc lại thay đổi sang một kiểu câu khác.
    - Lỗi diễn đạt, diễn đạt dài dòng, rối rắm: Nói dài dòng, diễn đạt rối rắm, thiếu tính chuyên nghiệp là loại lỗi khá phổ biến của MC hiện nay. “Bệnh” chung của đa số MC là nói gấp, nói vội, nói “cương” theo tình huống sân khấu, nên ngôn từ lổn nhổn, ý tưởng tù mù, lời nhiều ý ít. Với nhiều MC, nói là để thể hiện bản thân chứ không phải để thông tin. Ví dụ: Kính thưa quý vị, để ghi nhận những sự đóng góp, những sự đồng hành, của rất nhiều những cá nhân, những tập thể, thưa quý vị, những cá nhân, những tập thể có những người xuất hiện trên sân khấu như các nghệ sĩ, nhạc công hay vũ công, nhưng vẫn có những người rất thầm lặng ở phía sau cánh gà để làm nên những thành công của chương trình “Vầng trăng cổ nhạc. (La Thoại Phi, Vầng trăng cổ nhạc 100). Trong ví dụ này, cấu trúc câu vừa rối, lại dùng từ “những” lặp lại đến 9 lần nên đã làm mất đi sự trau chuốt, biểu cảm của lời dẫn truyền hình. Nếu như MC là người vững vàng về ngôn ngữ thì chỉ cần nói ngắn gọn như sau đây là đủ ý mà sáng rõ: Kính thưa quý vị, thành công của chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”có sự đóng góp, sự đồng hành của rất nhiều cá nhân, tập thể, những người xuất hiện trên sân khấu cũng như những người góp sức thầm lặng ở phía sau cánh gà.
    -Lúng túng trong việc dùng từ hô khởi đầu câu: Lời nói trang trọng mở đầu câu tiếng Việt thiếu từ hô khởi có chức năng như tiếng hắng giọng, tạo sự chú ý, báo hiệu sẽ mở đầu lượt lời. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều MC rất lúng túng trong việc mở lời, tiếp tục lượt lời sau một tiết mục biểu diễn hay phỏng vấn...Từ mà các MC ưa dùng nhất trong trường hợp này là “vâng” (có lẽ bắt đầu từ cách nói của MC Lại Văn Sâm), “và”, hoặc kết hợp cả hai từ đó với nhau. Trong một số trường hợp, MC dùng từ hô khởi “à” của văn nói. Chúng ta hãy quan sát một đoạn trình diễn điển hình về cách sử dụng từ hô khởi đầu câu của hai MC Kỳ Vọng và Minh Hà qua ví dụ sau: Kỳ Vọng: Vâng, và ngay bây giờ đây chúng tôi xin được công bố giải thưởng dành cho doanh nghiệp phần mềm hoạt động hiệu quả nhất, đã thuộc về công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông
    ELCOM. Xin chúc mừng... Minh Hà: Và thưa quý vị, doanh nghiệp phần mềm có sản phẩm và dịch vụ nội địa tốt nhất. Xin chúc mừng công ty cổ phần hệ thống FPT. Và xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Minh Trung trưởng ban truyền thông công ty cổ phần hệ thống công ty FPT sẽ lên nhận giải... Kỳ Vọng: À vâng, và như chúng tôi đã chia sẻ lúc đầu chương trình, thì năm nay là năm đầu tiên chúng ta sẽ cùng vinh danh những doanh nghiệp, đơn vị xuất sắc nhất trong lĩnh vực an toàn thông tin. (Kỳ Vọng - Minh Hà, VTV1, Lễ trao giải thưởng CNTTTT Việt Nam 2010) Trong cả ba lượt lời, hai MC đều không lần nào dùng cách mở đầu lời nói theo truyền thống là “Kính thưa quý vị!” hay “Thưa quý vị!”. Như nhiều người đã biết, từ “vâng” vốn là từ hô đáp, còn “và” là liên từ nối kết hoặc dùng để nhấn mạnh ý của điều đã nêu ra. Vậy nên, cách dùng “vâng” và “và” trong ví dụ trên đều không chuẩn, vì không có tình huống ai gọi, ai bảo để mà đáp “vâng” cả, cũng như “và” không nhằm rút ra một kết luận gì cả. Còn nếu “và” dùng với tư cách liên từ ở đầu câu thì lại không cần thiết.
    - Lỗi xưng hô, biểu hiện dễ thấy nhất của dạng lỗi này là MC chọn các từ ngữ xưng hô không đi đôi với nhau, như “chú - con”, “chị - mình”. Dạng biểu hiện thứ hai là xưng hô không chính xác, gây ngộ nhận, do tìm hiểu không kĩ nhân thân của khách mời. Ví dụ: Thì không biết là từ góc nhìn lịch sử thì nhà giáo Lê Văn Lan có đồng tình với nhà sử học Dương Trung Quốc hay không? (Hồng Nga, VTV2, Nghĩ mở nói thẳng: Văn hoá của người Hà Nội). Mới nghe qua, khán giả tưởng rằng, nhà nghiên cứu Lê Văn Lan không phải là nhà sử học, còn nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc lại không phải là nhà giáo, nhưng trong phần sau của chương trình này, MC Hồng Nga lại gọi nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc là nhà giáo, còn nhà nghiên cứu Lê Văn Lan là nhà sử học.
    - Diễn đạt không đúng ý định, Ví dụ: Thưa quý vị, một lần nữa chúng ta sẽ dành một tràng pháo tay thật lớn để cám ơn sự đóng góp của rất nhiều những cá nhân, những tập thể ... (La Thoại Phi, Vầng trăng cổ nhạc 100). Câu vừa nêu không phải là một lời yêu cầu mà là một thông báo, trái với ý định của MC (muốn yêu cầu khán giả vỗ tay), hai MC La Thoại Phi và Quế Trân đều dùng sai (thừa từ “sẽ”, thiếu từ “hãy”) như ví dụ vừa nêu.
    - Trích dẫn sai: Câu văn, câu thơ, danh ngôn, tục ngữ,... nếu không cẩn thận dễ bị trích dẫn sai. Ví dụ: Hồ Chủ tịch lúc sinh thời từng có thơ lúc Người 60 tuổi như sau: “Chưa năm mươi đã kêu già, Ta 60 tuổi vẫn là đang xuân” (Mạnh Thắng, VTV2, Sống khỏe mỗi ngày: Ngày xuân nói chuyện về sức khỏe người cao tuổi). Nguyên văn chữ Hán của bài này là bài “Thất cửu”, được làm năm 1953, lúc Người 63 tuổi: “Chưa năm mươi đã kêu già, Sáu mươi ba, mình vẫn là đương trai, Sống quen thanh đạm nhẹ người, Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” (bản dịch).
    - Hiểu sai kiến thức chuyên ngành: Do thiếu kiến thức chuyên ngành cần dẫn nên một số MC khi nói về các vấn đề cần có kiến thức chuyên môn thường hay mắc lỗi nói nôm na, thiếu chuyên nghiệp . Ví dụ: Các nghiên cứu gần đây thì cho thấy rằng là đinh lăng làm tăng sự dẻo dai của cơ thể và tăng sự dẻo dai của chất đề kháng, chống lại hiện tượng mệt mỏi, giúp cho chúng ta ăn ngon và ngủ ngon, tăng khả năng lao động, giúp lên cân và chống giải độc rất là tốt. (Quyền Linh, Bữa cơm gia đình 1).
    - Nói hớ: Vô ý nói ra những lời không nên nói, thường do nhầm lẫn về bối cảnh dẫn chương trình hoặc do không lường trước hết những hàm ý tiêu cực của lời dẫn. Ví dụ, ngay trong lần đầu tiên lên sóng truyền hình quốc gia trước hàng triệu khán giả, MC trẻ Yumi Dương của The Voice đã khiến cư dân mạng dậy sóng vì một câu nói “kinh điển”: “Xin khán giả một tràng pháo tay cho nạn nhân vùng lũ”.
    - Nói xàm: Nói ra những điều vô nghĩa lí, sai quấy, những lời gây cười dễ dãi, không sát với chủ đề của chương trình, hoặc đi ra những chuẩn mực thông thường của một cuộc hội thoại nghiêm túc của giao tiếp truyền hình. Ví dụ như lời dẫn vô vị của MC Trấn Thành sau đây: “Còn bây giờ thì một phần rất quan trọng của chương trình. Mời quý vị và các bạn... nghỉ giải lao trong giây lát, chúng tôi sẽ trở lại ngay. (Trấn Thành, VTV3, Chung kết Cặp đôi hoàn hảo). MC này cũng có nhiều lời giảđịnh ngớ ngẩn, những sự dẫn dắt gượng gạo, nói bông đùa không đúng chỗ. Theo nhiều người thì đôi khi “Trấn Thành đã bốc đồng thái quá, sử dụng những câu bông đùa vốn chỉ phù hợp để nói trên... bàn nhậu.”
    - Thiết lập câu hỏi không hợp lí: Câu hỏi không hợp lí là loại câu dùng để hỏi một điều quá hiển nhiên hoặc trong câu hỏi đã hàm chứa sự trả lời. Câu hỏi không hợp lí còn là câu hỏi hàm chứa những ý nghĩa tiêu cực ngoài ý muốn. Vua dụ “ Thưa nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân, người cao tuổi không có nghĩa là già. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào ạ? “(Ngọc Diễm, VTV2, Sống khỏe mỗi ngày: Ngày xuân nói chuyện về sức khỏe người cao tuổi) Câu hỏi của MC Ngọc Diễm không hợp lí, vì MC đưa ra một nhận định đúng, khách mời còn có thể nêu ý kiến gì được nữa.
    Cháu tìm hiểu được thêm ở trên đây.
    Id 4706375 Nik nắng ấm quê hương 98
     
    BÔ LÃO SÂN ĐÌNH thích điều này.
  9. Một lỗi nữa của MC thể hiện sự thiếu kiến thức về lịch sử: Chương trình S-Vietnam phát sóng trên VTV1 ngày 19/2 với chủ đề "Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh" (Hải Phòng) đã đưa sai thông tin lịch sử. Khi MC nam người nước ngoài hỏi vị tướng nào của Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và có một trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng, MC nữ trả lời: "Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này người Việt Nam nào cũng biết".
    Câu trả lời của MC nữ là sai bởi chiến tích 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông là của vua tôi nhà Trần ở thế kỷ 13, còn Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938.
    Id 4706375
    Nik nắng ấm quê hương 98
     
    Hội Bô Lão Sân Đình thích điều này.
  10. gốc nhãn

    gốc nhãn Dân đen

    Tại sao đại đa số
    người miền Bắc không thích xem hài miền nam
    Và tại làm sao đại đa số
    người gốc miền nam không thích xem hài miền Bắc
    Vâng tại vì ngôn ngữ Việt nam phong phú và đa dạng
    Đại đa số người miền Bắc kg thích xem hài miền nam vì họ kg nghe đc kịp vì nghe cũng chả hiểu dì
    Còn đại đa số người miền nam thì họ lại cho rằng người miền Bắc nói cộc lốc kg dịu ràng như họ
    Chính vì thế người ta lấy tiếng và chữ viết của người Hà nội Thủ đô của nước ta làm tiếng nói chung




    Vâng và cháu được đi từ lạng sơn theo quốc lộ 1 vào đến tiền Giang đi theo quốc lộ 61 về trà vinh chạy theo đường tiếng ra cần thơ ăn tiếp theo quốc lộ 1 đến cà mau đi theo quốc lộ 91 sang kiên Giang vòng theo đường N2 lên sg đi theo ql 14 ra đường mòn hồ chí mình chạy về cột mốc số 0 đường mòn hcm ở hàng pắc bó

    Cháu đc đi qua rất nhiều đài truyền hình
    Cũng như đài phát thanh xã đc nghe rất nhiều biên tập viên
    Về cơ bản mờ nói mỗi địa phương hay từng vùng miền đều có những từ đặc trưng riêng

    Ví dụ nghe từ THUYỀN HOẶC TOA kéo dài cái nhận ra ngay người 15 16

    Nghe từ trong hay rồi cái nhận ra ngay người 36
    Hoặc nghe từ CHU CHOA cái nhận ra ngay người 75

    Còn cháu bị ngọng gia chuyền từ N và l


    Vấn đề chính là
    Cháu kg biết BIÊN TẬP VIÊN đó người quê ở đâu để phân tích


    Oii chết cháu nói dài quá cháu sin lỗi ạ


    Chính cháu đây viết bài này cũng sai lỗi chính tả quá nhiều

    Cháu sin phép để lại id nha 5247777
    ních :gốc nhãn


    Cháu chào cả nhà chúc cả nhà ngày cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân ạ
     
  11. JBond007

    JBond007 Chánh tổng

    Tôi cũng đất quê nhãn nói cũng ngọng N vs L , nhưng viết tôi ít sai lắm, x-s , n-l, tr-ch... đều tương đối chuẩn. Góp ý " xin lỗi ", " xin phép" chứ ko phải " sin lỗi ", "sin phép, " gia truyền" chứ ko " gia chuyền.
     
  12. Moon Kem

    Moon Kem Lý trưởng

    Nhà anh viết ngọng người ta góp ý chả chịu sửa còn tính đi bắt lỗi người sao...:-S
     
  13. Moon Kem

    Moon Kem Lý trưởng

    Nể bác này ở kỹ năng bắt lỗi nhà đài. Kể họ đọc được hết các bài của bác cũng vỡ ra được ối điều thú vị.
     
  14. THÂN GỬI CẢ NHÀ

    Góp ý cho cuộc thi CÂU ĐỐ THÁNG TƯ 2019: “CHỮA NGỌNG CHO ĐÀI VIỆT NAM”.

    Chúng ta đều qua tuổi học sinh, đều đã từng viết chính tả Tiếng Việt theo thầy cô đọc. Tuổi thơ, nhiều lần bị bắt lỗi chính tả, trừ điểm, mình rất buồn và thắc mắc đều không được. Lớn lên, mình mới thấy, nếu “VIẾT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” theo “NHÀ ĐÀI ĐỌC MỤC THỜI SỰ” thì cũng mắc vào các lỗi đó. Chúng mình, thật thiếu uy tín chuyên môn, chẳng có chức quyền để lớn giọng, chỉ mong rằng: một năm, mười năm, trăm năm, nghìn năm nữa, Tiếng Việt được “NHÀ ĐÀI ĐỌC” thật chuẩn mực, có qui định rõ ràng, khỏi mơ hồ như bây giờ. Thời gian cuộc thi sắp kết thúc, mình có mấy ý kiến với cả nhà:

    1/ Đề thi là tìm lỗi “ĐỌC CHƯA ĐÚNG” của ĐÀI, chứ không phải lỗi ngữ pháp, ngữ nghĩa.

    -“ĐỌC ĐÚNG MỘT TỪ TIẾNG VIỆT” được hiểu là cách đọc duy nhất cho từ đó, để người “VIẾT CHÍNH TẢ VIẾT ĐÚNG” với chỉ một cách viết. Tất nhiên bài viết để phát thanh viên đọc đã đúng với chính tả Tiếng Việt chuẩn mực.

    -Lưu ý là bắt lỗi của “PHÁT THANH VIÊN ĐỌC MỤC THỜI SỰ”, tức là nhân viên xịn của ĐÀI: “không phải dạng vừa đâu”.

    2/ Mình liệt kê các lỗi làm ví dụ theo đáp án trả lời đề thi:

    LỖI 1/ Không phân biệt rõ “S với X”: ví dụ: “XA trường” với “Trường SA”.

    LỖI 2/ Không phân biệt rõ “R với D”: ví dụ: “đủ RỒI nhé” với “DỒI đủ nhé”.

    LỖI 3/ Không phân biệt rõ “D với G”: ví dụ: “hoang DÔ với “GIà từ”.

    LỖI 4/Không phân biệt rõ “G với R”: ví dụ: “GIÃ từ" với "tan Rã".

    LỖI 5/ Không phân biệt rõ “TR với CH”: ví dụ “TRÂU bò” với “CHÂU Á”.

    LỖI 6/ Đọc sai vần “ƯU”: ví dụ “ về HƯU” với “HIU hắt”.

    LỖI 7/ Đọc sai vần “ƯƠU” thành vần “iêu”: ví dụ “uống RƯỢU” toàn đọc là “uống DIỆU”.

    LỖI 8/ Đọc sai vần “AU” thành vần “ÂU”: ví dụ “GIÀU MẠNH” đọc là “GIẦU mạnh”.

    LỖI 9/ Đọc sai “NHÓM SỐ QUI ƯỚC”: ví dụ ngắt câu “091” khi đọc “091 3288260” chứ không phải “ 0913 288260”.

    LỖI 10/ Không phân biệt rõ được “C với K,Q”: "ca, ka, qua"; “I với Y”: “quốc kỳ với kì cọ”; “UA với ƯƠ”: “thủa hay thuở”; “G với GH”: "gã ghì chặt"; “NG với NGH”: "người nghiện"…Loại lỗi này thật siêu khó!


    3/ Mình rất mong mỏi các bạn phát hiện thêm nhiều “LỖI ĐỌC CỦA NHÀ ĐÀI” để “con, cháu, chắt, chút, chít…” của chúng ta có thể “ĐỌC, VIẾT CHÍNH TẢ” đúng hơn.


    4/ Nhờ Tào Tháo dựa theo ví dụ trên chấm điểm bài dự thi và tổng hợp vào 30/4 nhé.

    Nguyễn Tiểu Thương.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 25/4/19
  15. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Thú thật với Thầy là Trò cũng nói ngọng, cũng phát âm lẫn lộn L và N , S và X. Thêm vào nữa là từ khi Người Phát Ngôn Bộ XYZ nhà ta và Phát Thanh Viên đài truyền hình Quốc gia đọc sai cụm từ "Tầu Trung Quốc" thành "Tầu Lạ" Trò đã rất ít xem tivi đặc biệt là không theo dõi chương trình thời sự nữa...
    Ở sự kiện Tháng 4 này, Thầy chủ động chấm điểm, xếp hạng và công bố giải thưởng nhé. Trò sẽ căn cứ vào kết quả đó để trao giải ạ !
    ^:)^^:)^^:)^
     
  16. Ngố Xinh Xinh 1

    Ngố Xinh Xinh 1 Tiểu Tiên - Thư ký Chắn Hội Hải Phòng

    Vãi cả râu ria. Em k ngọng sao a lại ngọng . Thầy ơi loại khỏi đảng đi ah : ((
     
  17. Thành Nguyễn.HN1234

    Thành Nguyễn.HN1234 Chánh tổng

    Tào tháo mắc bệnh đa nghi bây giờ cộng thêm cả khiêm tốn hay:)):)):))
     
  18. maidep

    maidep Chánh tổng

    Lỗi chính tả hiện nay không chỉ dừng lại ở các bài viết của học sinh mà còn lan sang cả báo chí, truyền hình. Sau đây là một số lỗi sai và mẹo sửa.

    1. Lẫn lộn S và X
    Mẹo kết hợp âm đệm:

    S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này.

    Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua… (Có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát…, soạn trong soạn bài và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng…)

    Mẹo láy âm:

    Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này.

    Ví dụ như: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lộn xộn, lì xì, xoi mói, xích mích…

    Mẹo từ vựng:

    Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X.

    Ví dụ như: Xôi, xa lat, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt…

    Hầu hết các danh từ còn lại viết với S. Chặng hạn như: Ông sư, bà sãi, cây sen, cây sim, cây sồi, cây sung, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, sông, suối, sấm, sét… (Có các trường hợp ngoại lệ: Chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi sách hay cái xắc, cái xẻng, mùa xuân…)

    1. Lẫn lộn L và N
    Đây là lỗi khá phổ biến ở ngoại thành Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Sự lẫn lộn về mặt từ vựng đã khiến nhiều trường hợp trong khi nói và viết đã nhầm lẫn giữa L và N. Để khắc phục lỗi này, ta có các mẹo sau:

    Mẹo về âm đệm:

    L có thể đứng trước âm đệm, còn N thì không.

    Theo thống kê, các vần có âm đệm trong tiếng Việt là oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Vì vậy, chỉ cần nhớ câu sau “Ngoa ngoắt Tuấn khoe quê Thúy” để nhận biết vần có âm đệm là có thể áp dụng mẹo này.

    Theo mẹo này, ta có thể yên tâm viết: lòa xòa, cái loa,loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận, quần loe, lóe sáng, luyến tiếc, luyện tập, lũy thừa, liên lụy…

    Mẹo này có một ngoại lệ: noãn nghĩa là trứng chỉ dùng trong hai từ Hán Việt là noãn cầu và noãn sào.

    Mẹo láy âm:

    Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này.

    Vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết với L hay N, ta hãy thử tạo một từ láy âm phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết với L.

    Sau đây là một số ví dụ về khả năng láy phụ âm đầu rất rộng rãi của L:

    1. L láy với B: lắp bắp, lõm bõm, lạch bạch, lấn bấn, lu bù…
    2. L láy với C (K, Q): la cà, lục cục, lấn cấn, lẩm cẩm, luẩn quẩn, loăng quăng…
    3. L láy với D: lở dở, lim dim, lai dai…
    4. L láy với Đ: lốm đốm, lục đục, lờ đờ, lao đao, long đong, lênh đênh…
    5. L láy với H: lúi húi, loay hoay…
    6. L láy với M: lơ mơ, liên miên, lễ mễ, lan man, lề mề…
    7. L láy với X: lao xao, lăng xăng, loăn xoăn, lèo xèo…
    8. L láy với T: le te, lon ton, lách tách, lung tung, lả tả…
    9. L láy với R: lai rai, lâm râm, lè rè…
    10. L láy với V: lởn vởn, lảng vảng, lặt vặt…
    11. L láy với CH: loắt choắt, loạc choạc, lanh chanh, loạng choạng…
    12. L láy với NH: lăng nhăng, lam nham, lải nhải, lảm nhảm…
    13. L láy với KH: lom khom, lọm khọm, lụ khụ…
    14. L láy với NG: lơ ngơ, loằng ngoằng, lêu nghêu…
    Trong trường hợp tiếng đang xét ở vị trí thứ hai của từ láy âm, ta lại có một quy tắc khác: L láy âm với các âm khác ngoài GI và âm đầu zêzo mà không láy âm với các âm khác.

    Chẳng hạn ta có:

    1. L láy âm với B: bông lông, bảng lảng, bằng lăng…
    2. L láy với CH: chói lọi, cheo leo, chìm lỉm…
    3. L láy với KH: khóc lóc, khéo léo, khét lẹt…
    Trong khi đó, N chỉ láy với GI và âm đầu zêzo: giãy nảy, gian nan, áy náy, ảo não…

    Mẹo đồng nghĩa lài – nhài:

    Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với L hay N mà thấy đồng nghĩa với một tiếng khác viết với NH thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy sẽ được viết với L.

    Có thể minh họa mẹo này qua các ví dụ sau:

    Lài – nhài, lầm – nhầm, lem – nhem, lời – nhời, loáng – nhoáng, lố lăng – nhố nhăng…

    1. Lẫn lộn R với D và GI
    Người miền Bắc không phân biệt R với D và GI trong phát âm nên thường lẫn lộn chúng trong chữ viết. Có thể dùng một số mẹo đơn giản sau để khắc phụ lỗi này.

    Mẹo về âm đệm:

    R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần này. Chẳng hạn như: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất… (Trường hợp ngoại lệ roa trong cu – roa).

    Mẹo láy âm “Co ro – bịn rịn”:

    R láy âm với B và C :-* là những hình thức mà D không có. Ví dụ như: Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập…

    Mẹo run rẩy – rừng rực:

    Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng thanh, chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ…

    1. Lẫn lộn TR với CH
    Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt:

    Những từ Hán – Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR mà không đi với CH.

    – TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…

    – TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị…

    Mẹo láy âm:

    CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau, trái lại TR không láy âm đầu với các phụ âm khác, trừ bốn ngoại lệ đều là láy với L: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét…

    – CH đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình, choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng…

    – CH đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chởm, loai choai…

    Mẹo đồng nghĩa tranh – giành:

    Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với CH hay TR mà lại đồng nghĩa với một từ viết với GI thì từ đó phải được viết với TR.

    Ví dụ: Tranh – giành, nhà tranh – nhà gianh, trầu – giầu, trai – giai, trăng – giăng, tráo trở – giáo giở, trối trăng – giối giăng, trời- giời, tro – gio, trả – giả…

    Mẹo trường từ vựng:

    – Mẹo cha – chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với CH chứ không viết với TR: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít…

    – Mẹo chum – chạn: Đồ dung trong gia đình được viết với CH chứ không viết với TR: Cái chạn, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày giã gạo, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh, cái chậu… (Có một ngoại lệ: Cái tráp).

    – Mẹo kết hợp âm đệm: TR không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có CH là đi với các vần này.

    Trên đây là một số lỗi chính tả và các mẹo khắc phục. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất. Những mẹo nêu trên chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp chúng ta viết đúng chính tả hơn.
     
  19. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Riêng về X và S thì ngày bé, đã được các cô giáo lớp 1 dạy rồi, có điều là mọi người không nhớ thôi!
    - Chữ s, viết hoa, giống hình con chim, nó có trong từ sung sướng
    - Chữ x, viết hoa, giống hình con bướm, nó có trong từ xấu xa

    Vì vậy, để phân biệt, ta có thể tóm lại như sau:
    - "xờ chim" thì sung sướng
    - "xờ bướm" thì xấu xa.
     
  20. Thành Nguyễn.HN1234

    Thành Nguyễn.HN1234 Chánh tổng

    Tào 1 có vẻ am hiểu bái phuc =D>
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.