Thú Tiêu Dao

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tiêu Dao Hội, 28/5/17.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Trung tuần tháng 9 năm 1952, cuộc đại chiến Dương Đổng lần thứ 3 diễn ra. Lần này theo sắp xếp của BTC, cả hai sẽ chơi trong 10 ván cờ chậm. Tính đối kháng sau 10 ván làm kết quả chung. Dương Quan Lân với tư cách đài chủ sẽ đấu với đệ nhất Hoa Đông là Đổng Văn Uyên. Phía sau cuộc chiến công khai này còn là cuộc đọ sức ngầm giữa các tay môi giới cờ độ lớn của thành phố Thượng Hải. Dương Quan Lân biết sớm muộn gì việc này cũng phải diễn ra nên chuẩn bị rất kỹ, ngày đêm nghiên cứu phương pháp khai cục đấu lại với kỹ thuật đỉnh cao của Đổng Văn Uyên. Dương cho rằng lối đánh của Đổng rất ghê gớm, biến hóa đa đoan, thiên về công sát, trong trận thường lộ nhiều sơ hở nhưng ngược lại khi đối công rất mãnh liệt, luôn có nhiều cạm bẫy đi kèm. Do đó Dương Quan Lân - với nền tảng cờ tàn rất mạnh - đã suy nghĩ thấu đáo, ngày đêm luyện tập tạo cho mình một lối chơi chắc chắn toàn diện gọi là "Tỏa công pháp", lấy sự an toàn làm chiến thuật chủ đạo, tức là tạo sự kiềm chế quân lực lẫn nhau, tránh đưa đến sự phát sinh đa biến phức tạp của trận hình, tránh đi vào lối đánh đối công sở trường của Đổng. Lối đánh này dễ khiến cho đối phương từ chỗ gặp khó khăn mà dẫn đến sai lầm đủ để Dương khai thác giành thắng lợi.
    Quả nhiên cách đánh đó đã khiến Đổng Văn Uyên gặp rắc rối và lúng túng thấy rõ. Đổng càng đánh càng dao động, còn Dương cứ nhẹ nhàng từng bước chậm rãi, không ham tấn công. Khi mới vào trận, Đổng Văn Uyên đầy khí thế hùng hổ xông lên, nhưng Dương luôn tránh các cuộc đối sát mà Đổng ưa thích, nên vào giai đoạn cuối Đổng Văn Uyên luôn thất thế, đến nỗi các ván cuối cùng Đổng phải từ bỏ lối chơi mạnh bạo quen thuộc mà quay ra chơi giằng co, giành sức giữ thế thi triển nội công đến tàn cục với Dương Quan Lân. Tất nhiên điều đó chỉ có lợi cho Dương mà thôi. Ở 2 trận đầu tiên Dương Quan Lân dẫn trước với 1 thắng, 1 hòa. 4 trận tiếp theo Dương tiếp tục ưu thế với 2 thắng, 1 hòa, 1 thua. Bây giờ chỉ còn lại 4 trận. Đổng Văn Uyên biết Dương Quan Lân trình độ không thua mình bao nhiêu, lại bị dẫn trước 2 ván thắng nên đành phải dốc sức mà đánh, kết quả sau 2 ván Đổng giành lại chút hy vọng với 1 thắng, 1 hòa. Lúc này đã là 8 ván, Dương Quan Lân hơn Đổng Văn Uyên đúng 1 ván thắng. Ván thứ 9 Đổng đi trước, quyết trận sinh tử nhưng Dương Quan Lân khôn khéo tránh đi, sau vào trung cuộc chỉ là giằng co, Đổng Văn Uyên cầu biến quên cả nguy hiểm, bỏ quân tấn công dữ dội nhưng Dương Quan Lân tài nghệ hơn người giải được nguy biến, Đổng hết lực bị tập kích nhanh chóng đầu hàng. Ván thứ 10 đánh lấy lệ, Dương Quan Lân tiếp tục chiến thắng. Qua đó Dương Quan Lân trong lần đấu công khai một mình một ngựa quyết chiến sa trường với Đổng Văn Uyên đã đắc thắng ra về với tỷ số 5 thắng, 3 hòa, 2 thua. Chiến thắng này khiến cho Đổng Văn Uyên buộc phải im lặng, và lần đầu tiên người ta không thấy nhân vật khét tiếng này tỏ ra tức giận khi thua. Đổng Văn Uyên chỉ thoáng chút buồn rầu, nói lời chúc mừng đối thủ rồi lặng lẽ từ biệt người hâm mộ. Người hâm mộ Thượng Hải vì thế tỏ ra rất ngạc nhiên, sau đó không hiểu sao đã chuyển từ buồn sang vui, tất cả đều ở lại hoan hô và ủng hộ cho Dương Quan Lân. Vì rằng Dương Quan Lân với nhất thân tuyệt nghệ, dựa vào sức mình đã nhất kiếm trấn đài, đả phá tất cả các lộ anh hùng của Thượng Hải, khiến cho giới cờ Thượng Hải hoàn toàn bị thuyết phục !


    Tương truyền vào thời thượng cổ, 5 vị tiên trên trời trong cơn say ngà ngà đã cưỡi trên 5 con dê tốt đạp mây ngũ sắc đáp xuống trần gian, vì mê cảnh đẹp đã ở lại đó dạo chơi rồi dạy dân chúng biết cách trồng trọt chăn nuôi nên mọi thứ sinh sôi nảy nở, của cải càng lúc càng dồi dào. Về sau nơi này được gọi là Dương Thành, chính là thành Quảng Châu bây giờ. "Ngũ cốc đăng phong, vạn dân lạc nghiệp" - theo dòng thời gian lịch sử, vùng đất Dương Thành ngày càng sung túc và náo nhiệt, quy tụ dân chúng từ khắp nơi quanh thành đổ xô về lập nghiệp và mưu sinh, rồi trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả vùng Hoa Nam từ lúc nào chẳng biết. Xét riêng về truyền thống và phong trào chơi cờ ở đây thì có thể xem Quảng Châu là náo nhiệt khác thường nên còn có tên khác là "Tượng kỳ thành". Trong dân gian lưu truyền câu nói "Lĩnh Nam cường vương khí, Việt Hải tụ giao long" ám chỉ rằng thời nào ở Hoa Nam rộng lớn này cũng sẽ xuất hiện những bậc kỳ tài, những nhân vật xuất chúng có tài năng thiên bẩm khiến cho cả thiên hạ phải ngưỡng mộ.

    Năm 1931, lần đầu tiên Quảng Châu tổ chức giải đấu vô địch cờ Tướng toàn tỉnh Quảng Đông với sự tham gia của 23 tay cờ mạnh nhất thời bấy giờ. Trải qua bao giao tranh ác liệt, 4 người xuất sắc nhất được chọn đã nhất loạt xưng danh lập thành "Tứ Đại Thiên Vương" : Hoàng Tùng Hiên, Lý Khánh Toàn, Phùng Kính Như và Lư Huy. Tháng 7 năm 1935, "Thất Tỉnh Kỳ Vương" Chu Đức Dụ nam hạ Quảng Châu, khiêu chiến với toàn thể giới cờ Hoa Nam khiến giới cờ ở đây không vui vì cho rằng Chu Đức Dụ quá ngạo mạn. Lĩnh Nam kỳ vương đệ nhất là Hoàng Tùng Hiên được quyền xuất chiến dạy cho họ Chu một bài học đáng nhớ. Kết quả Hoàng Tùng Hiên không phụ lòng tin cậy đã kích bại Chu Đức Dụ một cách sít sao. Dân chúng Quảng Châu vui sướng tự phong cho Hoàng Tùng Hiên là "Bát Tỉnh Kỳ Vương". Sau này đại cao thủ Tạ Hiệp Tốn đi qua Quảng Châu chơi đã từng nhận xét ngắn gọn về Hoàng Tùng Hiên như sau: "Tài nghệ đã ở mức như vậy, danh hiệu đệ nhất quốc thủ kia chẳng phải họ Hoàng thì còn là ai nữa ?". Sau đó nổ ra cuộc chiến Trung Nhật, nhân sĩ làng cờ vì thế tản mác. Chiến tranh kết thúc, các lộ anh hùng chẳng ai hẹn trước đã lại tề tựu đông đủ như xưa. Bấy giờ Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận hoa diệp tương đan, đương lúc tuổi thanh xuân phơi phới, khí thế hào hùng lại có thêm kỳ tài thao lược nhất đời, có thể lấn áp hết chư hầu, tuy nhiên chẳng ai chịu ai, chia làm 2 đường, cùng mơ ước trở thành Dương Thành kỳ chủ. Năm 1951, hai người lĩnh ấn lên đường tới Thượng Hải thi đấu tranh hùng, rốt cục mã đáo thành công quay về nức tiếng. Sau lại hợp tác cùng nhau viết ra "Liên Tinh dịch phả" rất được nhiều người mến mộ. Mùa xuân năm 1953, Dương Quan Lân trở về Quảng Châu sau 1 năm trời phong ba sóng gió ở Thượng Hải. Tài nghệ của Dương Quan Lân giờ đã vượt qua khỏi ranh giới của cả 2 miền Đông Nam Trung Quốc, giới cờ ở Thượng Hải vẫn cho Dương Quan Lân là đệ nhất cờ Hoa Nam. Tuy nhiên ở Quảng Châu có nhiều người đã không nghĩ thế, vì thực ra Trần Tùng Thuận và Dương Quan Lân chưa chính thức khai chiến với nhau bao giờ. Trước đây khi mới tới Quảng Châu lập nghiệp, Dương đi đánh độ nhiều nơi đã có lần đã chạm trán Trần nhưng lúc đó sức cờ của Dương Quan Lân chưa đủ tầm nên Trần Tùng Thuận cũng không có nhiều ấn tượng sâu sắc về Dương. Mãi đến khi Dương Quan Lân nổi lên đánh thắng Lư Thiên Vương, tài nghệ càng lúc càng cao, bất ngờ liên tiếp hạ được các danh thủ lẫy lừng khác thì Trần Tùng Thuận mới có phần tỏ ra quan ngại về Dương Quan Lân nhiều hơn.

    Trần Tùng Thuận sinh năm 1920, người trấn Đài Sơn nay thuộc thành phố Giang Môn tỉnh Quảng Đông. Năm lên 10 tuổi, Trần Tùng Thuận đã nức tiếng là một thần đồng đặc biệt ở quê nhà, sức cờ có thể ngang ngửa với rất nhiều các cao thủ có tiếng khác của địa phương. Lớn thêm chút nữa thì may mắn được Kỳ du quái hiệp Chung Trân - một tài năng thiên bẩm khét tiếng của Hoa Nam, là người trong nhóm Việt Đông Tam Phụng - thu nhận làm đệ tử đích truyền. Chung Trân là kỳ nhân trên giang hồ, thoắt ẩn thoắt hiện kỳ nghệ ở mức siêu quần bạt chúng. Có lần vua cờ Hoa Nam là Hoàng Tùng Hiên đã từng tiếp kiến và thua trận nên coi Chung Trân có tài nghệ chơi cờ cao hơn hẳn mình. Trần Tùng Thuận theo học Chung Trân thì công lực ngày một tăng tiến, đánh đâu thắng đó kích bại hàng loạt danh thủ hàng đầu, khét tiếng với kỳ nghệ "bát đề đạp tuyết" nên về sau được giới cờ đặt cho biệt danh là "Hoa Nam Thần Long".

    Tháng 4 năm 1952, tại Lĩnh Nam Văn Vật cung (tức là công viên văn hóa Quảng Châu bây giờ), hai người Dương Trần lần đầu tiên cùng tham gia 1 giải cờ chính thức dành riêng cho 6 tay cờ mạnh nhất Quảng Châu bao gồm Trần Tùng Thuận, Dương Quan Lân, Lư Huy, Tăng Ích Khiêm, Đàm Kiếm Thu và Viên Thiên Thành. Kết quả Dương Quan Lân vinh đăng bảng chủ. Trần Tùng Thuận xếp thứ 2 nhưng xem ra vẫn không phục, thêm nữa lại có 2 phe hâm mộ họ Dương,họ Trần phân biệt, rầm rộ bàn luận với nhau, chẳng hề chịu nhịn ai mới dẫn đến tranh cãi kịch liệt, cuối cùng nhờ sự dàn xếp của "Lĩnh Nam đệ tam tôn" là lão sư Đàm Kiếm Thu nên mọi thứ mới tạm ổn thỏa. Đàm Kiếm Thu đưa ra lời đề nghị sẽ tổ chức 1 giải đấu kỳ bá của Dương Thành chỉ dành riêng cho 2 người cao nhất là Trần Tùng Thuận và Dương Quan Lân thi đấu tay đôi với nhau, qua đó sẽ chính thức công khai chọn ra nhân vật nào mới là số 1 của cờ tướng Hoa Nam. Tất cả đều rất hưởng ứng và hồi hộp chờ đợi đến ngày trận đấu đó diễn ra.

    Tháng 6 năm 1953, cuộc đại chiến Dương Trần lần thứ nhất đã được khai màn. Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận, hai vị cao thủ trẻ nhất nhì của Quảng Châu đã đi đến thỏa thuận về điều lệ thi đấu của giải, qua đó sẽ thi đấu trong 10 ván cờ chậm kéo dài làm nhiều ngày liên tục. Kết quả cuối cùng của trận đấu là tính đối kháng cả 10 ván cộng lại. Đêm thứ nhất, "Hoa Nam Thần Long" Trần Tùng Thuận cầm tiên, khai cuộc hăng hái đóng Pháo đầu tấn công dữ dội. Về sau tập trung uy lực công phá trung lộ. Thế mạnh như nước lớn chảy tràn, dần dà xuyên phá thành lũy của Dương, lợi dụng ưu thế chém Tượng đưa binh mở cổng thành ào tới. Dương Quan Lân không thể chống đỡ đành phải xin thua. Người hâm mộ họ Trần chứng kiến Trần Tùng Thuận chiến thắng đẹp mất lấy làm vui sướng ra mặt, hò hét gây nhiễu loạn cả khu vực khán đài. Trần Tùng Thuận vì xuất chiến thành công thì lấy làm hoan hỉ lắm, đêm đó mở ngay tiệc mừng khao bạn bè rất to.

    Sang đến đêm thứ 2, Trần Tùng Thuận cầm quân đen hậu thủ, kiếm pháp phi thường đã từng bước hóa giải mọi thế công sắc bén của Dương Quan Lân, trung cuộc đánh cực hay nhưng về tàn cục đang chiếm ưu thế lại xuất hiện tình huống éo le đi nhầm phải nước kém bị Dương Quan Lân khéo léo tập kích Pháo Mã mà thành thua. Hai bên cân bằng tỷ số. Trần Tùng Thuận đang trên đà thuận lợi chỉ vì xử lý tàn cục ván 2 không tốt đâm ra bị thua ngược, tâm thế vì vậy không yên, tâm lý không tránh khỏi bị dao động. Đến đêm thứ 3, Trần lại đi tiên nhưng do vội vã tấn công bị Dương Quan Lân thủ vững rồi phản kích mạnh mẽ nên thất bại. Đêm thứ 4, Trần Tùng Thuận đi sau tiếp tục bại trận. Phe hâm mộ Trần lấy làm lo lắng. Trần Tùng Thuận do biết mình đã chủ quan khi đánh giá không đúng tiềm lực của đối thủ nên ở ván thứ 5 đánh cẩn trọng đến mức một gợn sóng cũng không xuất hiện mà thành hòa. Đêm thứ 6 rồi đêm thứ 7, Trần Tùng Thuận đã lấy lại được sự cân bằng tâm lý, nay lại phát huy đúng lúc uy lực của Thần Long, đường cờ tự nhiên trở nên khác lạ đã liên hồi công phá thành công kích bại Dương Quan Lân nhờ vậy cân bằng tỷ số. Cuộc quyết chiến càng lúc càng căng thẳng và khó đoán.

    Đêm thứ 8, Dương Quan Lân với lợi thế đi trước khởi binh bằng Pháo đầu một cách rất thận trọng, từng bước triển khai tấn công Bình Phong Mã của họ Trần. Từ khai cục đến trung cục cả hai ra sức tranh tiên. Thế trận luôn ở mức cân bằng, không ai tỏ ra có ưu thế vượt trội. Nhưng đến gần tàn do Trần Tùng Thuận nóng lòng cầu thắng mới khí Tốt tranh công tìm đường mà tiến nhưng bất thành nên về sau thành ra hình tàn chỉ có hòa và thua. Lúc này Dương Quan Lân với ưu thế hơn Tốt qua sông, thi triển công phu cờ tàn đầy ma lực dẫn quân ngày đêm vòng vèo, kiên trì nước chảy đá mòn tấn công từ nhiều phía, rốt cục đẩy Trần Tùng Thuận vào thế bại mà phải xin hàng. Dương Quan Lân thắng trận quyết định này đã vượt lên trên đối thủ một bước. Đêm thứ 9, Trần Tùng Thuận không còn gì để mất dốc toàn sức lực tấn công nhưng Dương Quan Lân với tài nghệ phòng thủ thành đồng vách sắt hòa được với Trần, bảo toàn ưu thế. Ván thứ 10 - ván đấu cuối cùng, Dương Quan Lân đi trước và chỉ cần hòa, đã không để tuột thời cơ nhanh chóng đưa về vị hòa khiến Trần dù muốn công phá chẳng tiếc hy sinh cũng không đạt được mục đích, thành ra 2 bên tiếp tục hòa. Tổng kết sau 10 ván cờ, "Ma kỳ" Dương Quan Lân với chiến tích 4 thắng, 3 hòa, 3 thua đã xuất sắc khắc chế được "Hoa Nam Thần Long" Trần Tùng Thuận, qua đó được Đàm Kiếm Thu xướng danh chính thức trở thành Dương Thành kỳ bá, đồng thời xứng đáng đoạt luôn danh hiệu đệ nhất cờ Hoa Nam !
     
    Tịnh_Đế, Tào Tháo, Tiêu Dao Hội3 others thích điều này.
  2. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    tiếp theo
    Chuyện sẽ dừng ở đây và chẳng có gì phải bàn cãi thêm nữa nhưng trên thực tế lại không diễn ra suôn sẻ như thế. Phía sau sự bình yên luôn luôn ẩn chứa rất nhiều giông bão. Do phe ủng hộ Trần Tùng Thuận thấy Hoa Nam Thần Long đau lòng thua với tỷ số quá sít sao nên đều cảm thấy ấm ức, tỏ ra bất phục luôn miệng kêu ca phàn nàn khiến cho Dương Quan Lân cũng cảm thấy e ngại. Đàm Kiếm Thu hỏi Dương nên tính thế nào, Dương Quan Lân chỉ im lặng chứ chẳng nói câu gì. Lúc này có người đại diện của phe họ Trần mới đứng lên đề nghị BTC cho tổ chức thêm 1 trận tái đấu nữa. Theo ý họ kết quả hôm nay chỉ đáng hòa (?), nếu Dương Quan Lân đồng ý thì hai bên cao thủ Dương Trần sẽ chính thức thi đấu lại lần thứ 2 và nếu Dương thắng Trần thua, tất cả sẽ đều tín phục danh hiệu vừa có của Dương Quan Lân. Đàm Kiếm Thu quay sang hỏi dò ý của 2 người, Trần Tùng Thuận thì im lặng gật đầu, phía Dương Quan Lân cũng đang im lặng chưa có phản ứng gì nhưng sau đó người ta thấy họ Dương cũng khẽ gật đầu. Vậy là cuối cùng cuộc quyết chiến "Dương Trần tranh bá" lần thứ 2 cũng được bắt đầu. Ngày 2 tháng 2 năm 1954, Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận tái ngộ trong cuộc đấu "Thập cục tái" lần thứ 2 của đời mình. Cuộc quyết đấu sinh tử lần 2 này mang một ý nghĩa quan trọng chẳng kém gì lần đầu tiên diễn ra vào nửa năm trước đó. Không những thế do có thời gian chuẩn bị khá dài nên nó được rất nhiều người quan tâm, có rất nhiều người hâm mộ và cả các cao thủ có tiếng của Hongkong, Macau cũng kéo sang. Các đoàn khác đến từ các huyện thị lân cận cũng đã có mặt từ nhiều hôm trước. Giới tài phiệt và quan chức Quảng Châu cũng không thể bỏ lỡ cơ hội hiếm có này và đã đến dự rất đông. Hai phe ủng hộ Dương Trần cũng nhân cơ hội tốt đó mà tự động tổ chức cáp độ rất lớn với nhau. Nói chung tất cả đều nóng lên trước khi trận đấu bắt đầu. Phải nói thêm rằng tại thời điểm cuộc quyết đấu lần thứ 2 diễn ra, cả Dương Quan Lân lẫn Trần Tùng Thuận đều đang ở phong độ rất cao, hai người liên tiếp giành nhiều chiến tích vẻ vang tại các cuộc đấu tay đôi với các tên tuổi lẫy lừng khác, cho nên tính quyết liệt và hấp dẫn hơn hẳn cuộc đấu đầu tiên.


    Đêm thứ nhất, Trần Tùng Thuận đi tiên sử dụng Ngũ Lục Pháo ra oai trước. Dương Quan Lân đỡ lại bằng Bình Phong Mã tiến Tốt 7. Hai bên đi cờ rất nhanh, khai trung cục xử lý chính xác, thế trận rất cân bằng, ổn định. Về sau Dương Quan Lân hơi bị lép vế một chút nhưng cũng đánh hòa được. Sang đến đêm thứ 2, Dương Quan Lân cầm đỏ đi tiên, đánh một ván rất đẹp, đã lấn áp được Trần vào thế khó, chỉ cần đi Binh biên ép Xe khỏi vị là có thể chiến thắng tuy nhiên trong thực chiến như bị quỷ thần sai khiến đi cờ rất mê muội, bình Xe ăn Tốt bị Trần túm lấy sơ hở sử dụng Xe Pháo Tốt, diệu thủ chuyển binh đánh bật trở lại làm Dương sa mày tối mặt mà chịu đầu hàng. Trần Tùng Thuận tạm thời vươn lên dẫn trước. Đêm thứ 3, đến lượt Trần đi tiên, Dương Quan Lân đi hậu và vì do thua ở đêm thứ 2 rồi nên ở trận này Dương phải vận hết công phu cố gắng đánh hòa cho được. Hai bên trải qua giao tranh ác liệt, đánh nhau tơi bời, Trần Tùng Thuận cơ hồ không thể tiến quân mới chấp nhận cho hòa. Đêm thứ 4, Dương lại đi tiên và tiếp tục không thắng. Cơ hội vẫn nghiêng về phía Trần Tùng Thuận. Đêm thứ 5, Trần cố thắng xông lên nhưng Dương lại đỡ được nên hòa. Đêm thứ 6, Dương dốc hết công phu quyết chí chiến thắng để lập lại cân bằng nhưng Trần Tùng Thuận tài năng xuất chúng đâu dễ bị thua, phòng thủ kín mít, kết quả vẫn hòa. Đêm thứ 7, tiếp tục một tỷ số hòa nữa. Đêm thứ 8, Dương Quan Lân vẫn chưa thể công phá được Trần Tùng Thuận nên phải chấp nhận một kết quả hòa. Giờ chỉ còn lại có 2 ván đấu. Đêm thứ 9, Trần Tùng Thuận cầm tiên, Dương Quan Lân lành ít dữ nhiều vì nếu để thua Dương sẽ hết hy vọng thắng Trần, chỉ có hòa hay được mới có hy vọng đoạt ngôi. Vào trận Trần Tùng Thuận đánh rất thận trọng nên Dương Quan Lân dường như không có mấy cửa thắng, rốt cục trải qua tới gần trăm hiệp giao tranh thì hai bên đưa nhau về hình cờ tàn Pháo Mã 2 Tốt Sĩ Tượng bền, cơ hội đánh hòa là rất lớn. Lúc này Dương Quan Lân bắt đầu thi triển tàn kỳ tỏa công từng bước ép chặt Trần Tùng Thuận. Do Trần Tùng Thuận chỉ chủ trương đấu hòa nên rất lo lắng, sau cùng bị Dương đưa Tốt áp thành tạo thế phối hợp ba quân sức mạnh rất lớn nên đành lòng ngậm ngùi nhận thua. Dương Trần cân bằng tỷ số. Tất cả lại quyết định ở ván cờ cuối cùng, ván cờ thứ 10 của giải. Lợi thế từ chỗ ở phía họ Trần bây giờ lại quay sang phía họ Dương vì trong ván quyết định này Dương Quan Lân giành quyền đi trước. Đêm thứ 10, Dương Quan Lân đi tiên bất ngờ sử dụng đòn thế mãnh công là Pháo đầu Mã đội đã gây bất ngờ không nhỏ cho Trần Tùng Thuận, liên tiếp trung cuộc xuất diệu chiêu đẩy Trần Tùng Thuận rơi vào thế bị động. Đánh thêm nhiều hiệp nữa ưu thế càng lúc càng rõ ràng hơn, Trần Tùng Thuận vì căng thẳng nên không thể tìm ra cách đỡ hiệu quả. Dương Quan Lân được đà tiến công đã phát huy tối đa khả năng ép buộc được đối phương tới chỗ bại. Trần Tùng Thuận dù tài cao đến mấy cũng không thể cứu vãn đành phải nhận thua. Kết cục Trần thua Dương thắng. Cuộc đại chiến Dương Trần lần thứ 2 kết thúc với tỷ số vẫn là sít sao. Dương Quan Lân thắng với tổng kết 2 thắng, 7 hòa, 1 thua. Dương Quan Lân đã liên tiếp công khai thi đấu và hạ đo ván Trần Tùng Thuận sau 20 ván cờ đầy bản lĩnh đã làm cho phe ủng hộ họ Trần từ đó mà nhận thua tâm phục khẩu phục, không còn muốn lên tiếng bào chữa cho Trần Tùng Thuận nữa.
     
    Tịnh_Đế, Tào Tháo, Tiêu Dao Hội3 others thích điều này.
  3. ĐẠO VẪN VỜI XA



    Uống trà cùng với đánh cờ

    Bao nhiêu tâm huyết vẫn là “trò chơi”

    Tiền nhân hẹp một khoảnh trời

    Mãi không đạt đạo của người hôm nay

    Trà hợp với người mới hay

    Cờ hòa như Vũ Trụ này tồn vong

    Người xưa dẫu có gắng công

    Bởi vì ít chữ mà không tựu thành

    Vài lời thủ thỉ tâm tình

    Tâm tư “phe phẩy” nhà mình đừng chê.......:):):)
     
    Tịnh_Đế, TCSK_TDH, Tào Tháo5 others thích điều này.
  4. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    IMG_0281.PNG Mời các bạn yêu cờ ở Chắn Phỏm tham giải giúp mình thế cờ mình copy được ở fac
    Đỏ đi trước, thắng thua hay hoà
     
  5. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    IMG_0282.JPG IMG_0283.JPG IMG_0285.JPG Các bạn viết lời giải theo ký hiệu sau nhé,:
    Tướng : ký hiệu Tg
    Sĩ: ký hiệu S
    Tượng : ký hiệu T
    Xe: ký hiệu X
    Pháo : ký hiệu P
    Mã: ký hiệu M
    Tốt : BInh : ký hiệu B
    Còn đi ngang, tiến lùi quy ước như sau:
    Bàn cờ ngang từ phải sang trái từ 1 đến 9.
    Bàn. Cờ dọc từ 1 đến 9.
    Ví dụ tướng đỏ ở giữa cung tiến lên 1 nước sẽ ghi là: tg .1, nếu đi ngang sẽ là tg 5-6
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 14/9/17
  6. dachem123

    dachem123 Thổ địa

    -Tốt đỏ tiến chiếu tướng; Tướng đen lùi;
    -Tốt đỏ nhập cung chiếu tướng; Tướng đen lại lùi;
    -Tốt đỏ tiến 1 đến vị trí ban đầu của tướng đen (tiến thêm 1 nước nữa chiếu tướng là thắng); Tốt đen chiếu các kiểu cũng không hết cờ nên đành vào pháo chiếu tướng đỏ.
    -Tốt đỏ sang phải chiếu lại. Hết cờ.

    Theo ký hiệu của bác nó rối quá. Tóm lại là đỏ đi trước, đỏ thắng. Xin được chỉ giáo !
     
    TCSK_TDH, Tào Tháo, THIÊN_VINH2 others thích điều này.
  7. hoangcaloc

    hoangcaloc Hội trưởng Chắn hội Hải Phòng

    khi tốt đỏ tiến lên 1 nước thì tốt đen chiếu nhập cung tướng đỏ lệch sang bên pháo đen,khi đó bên đen dâng pháo lên 1 nước chống nước tốt đỏ xuống chiếu thì bên đỏ sẽ thua vì tốt ăn sang pháo bên đen còn 2 nước là hết cờ bên đỏ cũng 2 nước nhưng đi sau. ván này bên đen thắng
     
  8. dachem123

    dachem123 Thổ địa

    -Pháo đen dâng lên 1 nước; Tốt giữa sang phải chiếu tướng.
    -Tướng đỏ vào chính điện; Tốt đỏ dạt vào chân tượng.
    TH1: Tốt đen cắm xuống 1 nước dọa chiếu hết; Tốt đỏ từ chân tượng nhập cung chiếu.
    -Tướng đen dạt sang bên pháo; Tốt đỏ ăn pháo chiếu
    -Tướng đen lại vào; Tốt đỏ vào theo chiếu. Hết.
    TH2: Pháo đen dâng lên 1 nước; Tốt đỏ xuống nhập cung, chiếu; Tướng đen dạt sang bên pháo.
    Vậy mỗi bên còn đúng 2 nước để kết thúc. Đỏ thắng vì được đi trước.

    Chờ bác hồi đáp !
     
  9. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Mình ghi lại nước giải của bạn @dachem123 nhé:
    1 - B 4 tiến 1 Tg lùi 1
    2 - B 6 bình 5 Tg lùi 1
    3 - B 4 tiến 1
    Đến đây bạn kết luận là bên đen đi kiểu gì đỏ cũng thua.
    Anh @hoangcaloc phản bác lại ý của bạn và anh phân tích gần đúng, nhưng chưa đi hết các biến dẫn đến đen thắng.
    Em ghi lại nước đi của anh @hoangcaloc nhé:
    1 - B 4 tiến 1 Tg lùi 1
    2 - B 6 bình 5 Tg lùi 1
    3 - B 4 tiến 1 Pháo 4 tiến 1
    đến đây anh @hoangcaloc kết luận là đi vài nước nữa là bên đen thắng, anh Hoàng phân tích kỹ hơn 1 chút nhé ạ, vì sẽ rất nhiều biến rất cao nữa bên den mới thắng được ạ.
     
  10. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Bạn phân tích rất hay, nhưng gần đúng các biến, ban nghiên cứu nước đi của pháo 1 chút nữa thì sẽ ra bạn ạ.
     
  11. dangbotot

    dangbotot Tiêu Dao Hội

    Cam Ki Thi Hoa - Copy.JPG

    Các bác giờ thêm món Cầm thuật & Họa thuật vào là đủ bộ đấy ạ! \:D/\:D/\:D/
     
    Tửu Thần, Tào Tháo, Tiêu Dao Hội2 others thích điều này.
  12. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Em đang tìm bàn cờ động và nước đi để post lên để mọi người bàn luận và theo dõi tiện hơn ạ
     
    Tào Tháo, Nguyễn Tiểu ThươngTCSK_TDH thích điều này.
  13. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    van co-1.
    Em gửi ảnh ván cờ đi đến nước đỏ Binh sau bình 5, đến đây đen đi nước tiếp theo thế nào ạ ?
     
    Tào Tháo, Nguyễn Tiểu ThươngTCSK_TDH thích điều này.
  14. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Đến lượt đen đi.
    1) Tg5-4 B5.1
    2) P4.7 B4.1
    3) B5.1 Tg6-5
    4) P4-5
    Hoà
     
  15. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Bạn giải đến đây cũng rất hay, nhưng chưa hết nước biến của tàn cục, bạn nghiên cứu thêm chút nữa nhé bạn.
    Vì ván này đỏ đi trước đỏ thua bạn à. van co-1.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 15/9/17
  16. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    1) Tg5-4 B5.1
    2) P4.7 B4.1
    3) B5.1 Tg6-5
    4) P4-5 B4-5
    5) P5/8 B5.1
    6) Tg4.1 B5-4
    Đến đây .
    Nếu
    T9.7 B4-3
    T7/5 B3-2
    Nếu
    Tg4.1 B5-6
    Nếu
    B6-7 Tg5.1
    Vẫn Hoà
     
  17. hoangcaloc

    hoangcaloc Hội trưởng Chắn hội Hải Phòng

    Anh cũng nghĩ mãi rồi ván này kết thúc là hòa nếu em nói đỏ thua em giải cho mọi người đi Thiên Vinh.
    Anh chỉ nghĩ đến nước cuối là pháo vào cung đè mặt tướng đỏ đỡ nước tốt đỏ vào chiếu bên đỏ còn nguyên cây nhưng 1 tốt lụt không vào chiếu đc bên đen còn 1 pháo 1 tốt
     
    Tào Tháo, THIÊN_VINHNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Cuối cùng đen còn 1 tốt và 1 tượng, đỏ còn 1 tốt đáy nhưng vẫn di chuyển đúng luật được.
     
    Tào Tháo, THIÊN_VINHNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. THIÊN_VINH

    THIÊN_VINH Thổ địa

    Bạn đi đến đó là gần giải xong thế cờ rồi đó.
    Mình vừa ngủ trưa, thì bị anh @hoangcaloc gọi giật dậy để bàn luận về thế cờ tàn này đó :)):)):))
    Anh @hoangcaloc vừa nghĩ ra nước tàn như ban @Thái Bạch Tiên Sinh đi, Bên đen đi ............Tướng tiến 1 - đỏ đi
    Tốt 4-5 Tượng 9.7
    Tốt 5-6 Tượng 7/5
    Tốt 6-5 Tướng /1
    Tốt 5-4 Tướng /1
    Tốt 4-5 Tường -5
    đến đây đen thắng.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 15/9/17
    Tào Tháo thích điều này.
  20. Thái Bạch Tiên Sinh

    Thái Bạch Tiên Sinh Chánh tổng

    Đỏ làm gì có tốt6
     
    Tào Tháo thích điều này.