Nhà cháu nghĩ mãi mới được bốn câu. Các cụ tài thật. Đúng là: Tiêu dao thật lắm anh tài Cứ đi một bước ra vài bài thơ...
HẠ đã mưa rồi em biết không? Bỏ lại những ngày nắng cháy mông. Sáng lên cơ quan đường không thấy Phố thị ơ kìa... chỉ thấy sông. P/s: sáng nay ở Hà Nội mọi người đi làm có một cảm giác thật là Yomost các bác ợ!
Tác giả @maithuyanh0205 TÂM SỰ.cùng các bạn nhé ! Đoạn đường về đích không xa Bao ngày vất vả nhưng ta hài lòng Một điều vẫn mãi thầm mong Luôn bền ý trí học xong thơ này Trèo đèo cơ cực nào hay Cầu mong qua được tháng này là thi Dù bao khó nhọc bất kỳ Lòng ta đã quyết chỉ vì yêu thơ Giờ đây thuyền sắp đến bờ Để ta hát khúc ầu ơ vui mừng Những điều mơ mộng đã ưng Sắp thành hiện thực lẫy lừng trong ta.
Thùy Anh xin được chia sẻ với các bạn, Đây là 3 bài thơ cuối cùng của lớp 18. Đọc bảng luật xong chắc chớt quá. Thuỳ Anh phải làm 3 bài thơ này mà không được sai bất kỳ dù là một vần bằng hay vần Trắc thì mới được lên lớp 19. Thật muôn vàn gian nan và thử thách phải không các bạn.
HÈ VỀ Hè về phượng đỏ trên cây Bằng lăng tím biếc rơi đầy lối đi Tháng sáu lại một mùa thi Bâng khuâng nỗi nhớ chia ly trong lòng Hè về khắc khoải buồn trông Sân trường đầy nắng mà không bóng người Về đây tìm lại tiếng cười Của ngày xưa ấy vui tươi thuở nào Hè về chợt thấy nôn nao Tiếng ve gọi bạn nghe sao não nề Trên tay cánh phượng mang về Tâm tư nặng chĩu tái tê tâm hồn... Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (P/S. Hôm nay đi công tác cùng đoàn về một ngôi trường khảo sát để chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới. Thật vui vì trong đoàn lại có một cựu học sinh trường đó. Được nghe tâm sự của anh, thấy có một chút thoáng buồn trong câu chuyện. Tức cảnh sinh tình, liền làm vài câu nghêu ngao đăng lên tham gia góp vui và nhờ các bậc tiền bối góp ý thêm thôi ạ. Chứ em không đăng để dự thi. Vì làm còn sơ sài lắm. )
Em trai ơi, chị chỉ nỗi cho em chút nhé. Đây là thể loại thơ lục bát. Thông thường về luật học thơ của chị, thì trong một câu thơ tối đa chỉ được 3 thanh trầm , hoặc 3 thanh bổng viết liền kề nhau. Câu 1.( Hè về phượng đỏ ) là 4 thanh trầm liền nhau. Câu 2. ( lăng tím biếc rơi ) là 4 thanh trầm liền nhau. Câu 3. Chữ ( tháng sáu ) chữ sáu phải là vần bằng. ( nghĩa là chữ có dấu huyền, hoặc chữ không có dấu ) Câu 4. ( Bâng khuâng nỗi nhớ chia ly trong ) 7 câu này cùng thanh bổng. Câu cuối cùng của bài. ( chĩu tái tê tâm ) 4 câu đều thanh bổng. P/s : Chị học như nào thì chị góp ý và chỉ ra nỗi sai cho em trai nhé Hihi.
Bà chị dạo này soi còn kinh hơn cả @Tào Tháo Có vài vấn đề em muốn tham vấn chỗ chị để bản thân em và mọi người hiểu cho rõ hơn : - Bản thân thường nghe luật Bằng - Trắc chứ chưa nghe qui định Trầm - Bổng trong thơ. Nhất là chuyện tối đa 3 thanh trầm hoặc bổng đi liền nhau trong thơ lục bát, thuần túy , truyền thống của Việt Nam. - Chúng ta có 2 thanh Bằng và 4 thanh Trắc. Nếu chia theo cao độ thì sẽ có 3 Trầm ( huyền, nặng, hỏi ) và 3 Bổng ( ngang, sắc, ngã ) phải không ? Và việc phân chia theo cao độ như vậy chỉ mới xuất hiện từ khi có phong trào Cách tân thơ lục bát của một số clb và trang thơ ? - Chị thử xem cho em câu thơ này có sai gì không và sai chỗ nào : Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non . Tranh luận là cơ hội để học hỏi, tìm ra cái đúng, chị và mọi người cứ việc nói thẳng nói thật nhé !
Như chị đã nói về những lỗi ở bài thơ của @Lộc Phong Lan . Là những luật hiện nay chị đang học chứ không nói về luật của ngày xưa, Thứ nhất : chị làm bài tập cứ 4 thanh trầm hoặc 4 thanh bổng liền nhau là cô bắt chị làm lại. Thứ hai : nếu nói về ca dao ngày xưa thì câu ca dao của em ( cò lặn lội bờ ) là 4 thanh trầm liền nhau, Nhưng câu ca dao này chỉ cùng một thanh ( Bổng) ( Công Cha như núi thái sơn ). Theo luật chị học bây giờ thì nếu câu nào mà có 4 thanh trầm hoặc 4 thanh bổng, liền nhau thì là cưỡng thanh. Và ý của câu thơ đó phải thật đặc biệt , thì tạm chấp nhận được em ạ.
Đây là vấn đề. Tại vì đang có phong trào Cách tân thơ lục bát , ở đó người ta muốn đưa vào một vài qui định khắt khe hơn... Tuy nhiên còn quá nhiều vấn đề còn phải bàn. Có thể chỗ chị học, người ta cũng đang cổ xúy cho phong trào này ?!? Tại chị nói là luật, qui định không quá 3 thanh trầm hoặc bổng và còn nói là bài thơ của @Lộc Phong Lan bị lỗi cho nên em mới hỏi lại. Thực ra, những điều chị nói chỉ là nghệ thuật dụng từ cho bài thơ thêm âm điệu và cái mẹo để gieo vần trong các bài có số câu nhiều thôi ! Hè về phượng đỏ trên cây Bằng lăng tím biếc rơi đầy lối đi Tháng sáu lại một mùa thi Bâng khuâng nỗi nhớ chia ly trong lòng Hè về khắc khoải buồn trông Sân trường đầy nắng mà không bóng người Về đây tìm lại tiếng cười Của ngày xưa ấy vui tươi thuở nào Hè về chợt thấy nôn nao Tiếng ve gọi bạn nghe sao não nề Trên tay cánh phượng mang về Tâm tư nặng chĩu tái tê tâm hồn... Bài thơ này theo em chỉ sai mỗi chữ " sáu " ở câu lục thứ 2. Thay vì Trắc thì phải là Bằng. Trình làm thơ của em thì thấp như vịt chặt chân rồi. Có làm được bài nào ra hồn đâu, chỉ được cái băm chém là tàm tạm . Mạnh dạn góp nhặt vài câu, cũng chỉ mong mọi người cùng lên tiếng. Bổ trợ cho nhau để vườn thơ thêm sôi nổi thôi ạ
Chị chia sẻ thêm một chút nữa nhé, nếu nói về làm thơ tự do thì không cần phải đúng bảng luật , nhưng khi chị đã học thì chị phải làm theo bảng luật em ạ, kể cả những câu thơ làm tự do , nhưng lên xen kẽ thanh trầm bổng thì khi đọc câu thơ nó sẽ mượt mà và âm điệu du dương hơn nhiều , khi chị đọc bài thơ của @Lộc Phong Lan có viết P/s : có lời nhờ các bậc tiền bối góp ý thêm , thì chị thấy sai thanh trầm thanh bổng như những gì chị đang học thì chị góp ý thôi. Tất cả những lời chị góp ý ,chị đều dựa theo những gì chị đang học vậy thôi em ạ. Chị vừa tìm lại bài học lớp .12 và lớp 14. Có ba bài chị làm 3 thanh liền kề , 4 âm bổng và 5 âm bổng liền kề ,cô bắt chị sửa lại đây em, chị góp ý đều có cơ sở chứ không dám góp ý lung tung em ạ. Những chữ in hoa là chữ của cô chấm bài đấy em. Còn đây là những câu lục bát biến thể, Chị học ở lớp 16. Có 2 loại lục bát, 1. Lục bát 2. Lục bát biến thể. Vì hai chị em đang góp ý về thơ lục bát , Lên chị đăng luôn 5 bài lục bát biến thể mà chị học ở lớp 16. lên đây mời mọi người cùng đọc, và 5 bài này cô đã chấm ở lớp 16. Trên 5 bài biến thể Thuỳ Anh đã ghi rõ từng loại biến thể rồi đó ạ . Thuỳ Anh mời các bạn cùng đọc.
chị khiến cho em bị lôi cuốn rồi đấy. Em luôn thích tranh luận, lâu lắm rồi mới lại có dịp thế này, thú vị thật đấy ! Thứ nhất chị soi khiếp quá, em sợ @Lộc Phong Lan và nhiều người khác sẽ ngại khi đăng bài trên diễn đàn. Thứ hai là nếu như chị nói sớm cái câu " nên xen kẽ thanh trầm bổng thì khi đọc câu thơ nó sẽ mượt mà và âm điệu du dương hơn nhiều ". Thay vì " sai luật " hai là " phải " thì nó đã khác. Bởi bài thơ đó vốn dĩ chỉ sai mỗi một chữ " sáu " trong luật Bằng - Trắc mà thôi. Còn nói về thể thơ tự do. Đã là tự do là không có luật lá, khuôn mẫu, phép tắc gì hết cơ mà. Thơ tự do có bảng luật đâu mà cần với không cần tuân theo bảng luật ? Chị đã làm em chột dạ, bởi lẽ theo em thể thơ lục bát là thể thơ quần chúng, phổ thông, dễ làm, bởi chỉ có một số ít qui tắc về luật bằng - trắc, cách ngắt nhịp, gieo vần. Cẩn thận hơn em cũng đã gọi điện hỏi lại thầy giáo dạy em hồi cấp 3 đã nghỉ hưu và một người bạn học đang làm giảng viên khoa văn trường Đại học Tây Bắc. Kết quả cũng như em nghĩ : Không có qui định về thanh trầm, thanh bổng mà chỉ là nên đan xen cho bài thơ tăng thêm tính âm điệu, đọc hay hơn thôi. Hai chữ " Nên " và " Phải " nhìn tuy gần nhưng lại cách quá xa nhau. Kiểu như các chữ : Thắng, Bại, và Thua. Thắng - Bại khác nghĩa nhau chứ gì ? Tương tự Thua với Bại là đồng nghĩa ? Thế mà khác nghĩa lại có thể thay thế nhau trong khi đồng nghĩa thì không thể . Ví dụ : " Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán " Có thể thay bằng : " Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán " Nhưng : " Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán " không thể nói thay bằng " Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán " được Cười lên nhé bà chị , hãy cứ để câu chữ rung theo từng nhịp của cảm xúc !
ĐOẢN HÀNH CA Cuộc vui có được là mấy chốc? Có khác chi hạt móc sáng ngày. Nguồn sâu lai láng vơi đầy, Giải phiền hoạ có rượu này làm vui! Tràng áo xanh ngậm ngùi làm tớ. Hươu ngoài đồng hớn hở gọi nhau. Khách ta, ta đã gặp nhau, Gảy đàn, thổi sáo ngó hầu thêm vui! Trăng sáng tỏ, bùi ngùi trong dạ, Nỗi lo này biết ngỏ cùng ai? Chuyện trò kể lể xa xôi. Nhớ người nghĩa cũ cười vui đề huề... Quạ đêm trăng bay về nam hậu. Lượn ba vòng biết đậu cành nao? Nước càng sâu, núi càng cao. Chu công trọng khách xôn xao kéo về. .................... Kiến An 13 (208 CN) nd: Phan Kế Bính P/S: Sáng ghé vườn thơ, Bồi hồi tích cũ.
Tất cả những gì chị chia sẻ và góp ý chị cũng nói hết rồi , nếu em dùng từ soi là ko đúng chút nào cả, em lên đọc lại bài thơ của @Lộc Phong Lan đi nhé .P/s : @Lộc Phong Lan có nhờ mọi người góp ý , thì chị mới góp ý , và trong bài chị đăng góp ý chị đã nói rõ là những nỗi sai này là theo luật lớp chị học thơ ( chị đã nói rất rõ ) Còn như em nói làm thơ tự do thì chẳng cần phải luật lá , khuân mẫu , phép tắc gì hết. ( những câu này em nói rất đúng ) nếu như chị ko học thì cũng làm thơ như em nói, nhưng chị đã mất công sức đi học thì chị làm theo luật chị học,tại sao những bài thơ khác đăng lên biết sai chị ko nói mà chị lại chỉ góp ý một bài thơ của @Lộc Phong Lan thôi, vì em ý có lời nhờ mọi người góp ý lên chị em trong hội chị mới góp ý em nhé, chị nghĩ một đằng , em cho là một nẻo đấy @Tào Tháo ạ, Nói cho cùng thân chị cũng đã học xong đâu mà soi người khác, mà thời gian này chị rất bận lên ko có thời gian để soi em ạ, Phong Lan có lời nhờ mọi người góp ý thì chị góp ý vui vẻ thôi .Nhưng em lại làm cho quan trọng hoá vấn đề lên, nói thật với em chứ , thời gian mà chị vào đọc thơ người khác để soi xem đúng hay sai ý, thì thời gian đấy chị dành để học cho nhanh tốt nghiệp em ạ. Thôi ko bàn luận nữa nhé ! Đúng là ở đời cứ sống thẳng thật lại hay mất lòng. P/s : tất cả các bài chị làm sai lỗi thanh trầm , hoặc thanh bổng, chị cũng đã chụp lại và đăng lên cho mọi người cùng xem, chứ có phải chị tự đặt ra để góp ý @Lộc Phong Lan đâu em. Nếu chị làm thơ đăng lên tặng mọi người mà có sai lỗi gì , ai góp ý chị lại chân thành cám ơn, vì nhờ có người ta chỉ lỗi sai của mình, thì mình mới rút được ra kinh nghiệm để sửa cho bài thơ hoàn thiện hơn.
Hì Em cảm ơn các bác sĩ thơ đã mổ xẻ, phân tích.. Thật tình em làm cũng vội, đọc qua cũng thấy vần vần, tạm suôi mồm thôi. Chứ thật sự cũng không để ý nhiều đến các lỗi như bác sĩ @maithuyanh0205 phân tích... Để chữa được bệnh này đề nghị bác sĩ Anh tiếp tục điều trị và đưa ra các phác đồ điều trị để các bài thơ sau này của bản thân em nói riêng và của mọi người trên diễn đàn nói chung hay hơn và ý nghĩa hơn...
....... Tại ve sầu tôi phải xa ai Buồn bã thế làm sao không ngớ ngẩn Con ve sầu vì ve thương nhớ bạn Tôi cũng sầu, ai đó nhận ra đâu! ........ Trích 4 câu trong bài thơ : GỞI CON VE SẦU của Tác giả: Cao Thoại Châu.
Đọc những lời này của em mới thật sự đúng ý với chị , chứ ko như @Tào Tháo bảo chị là soi , cùng là chị em trong hội với nhau, chị góp ý rất chân tình chứ ko có ý soi mói ai cả. Cám ơn em đã rất hiểu ý của chị. Em muốn làm thể loại thơ gì cứ bảo chị , luật thơ nào chị cũng biết , và sẽ gửi cho em bảng luật của bài thơ em muốn làm, và chị sẽ hướng dẫn em làm nếu như em muốn. P/s : thật tâm chị muốn góp ý với em như vậy là vì chị cũng mong em biết làm thơ hay , để đăng lên vườn thơ cho đông vui , ngoài ra chị ko có ý gì khác, em hiểu được ý chị như vậy là tốt rồi.
Con kiến con muỗi và… thơ. Con kiến gặp cành đa cụt, cành đào cụt, nó leo ra leo vào, leo hết ngày này sang ngày kia, có khi như cái đường đi luẩn quẩn đã định trước của con kiến... Có bốn câu ca dao từ xa xưa, hẳn ai cũng nhớ cũng thuộc: "Con kiến mà leo cành đa/ Leo phải cành cụt leo ra leo vào/ Con kiến mà leo cành đào/ Leo phải cành cụt leo vào leo ra...". Bài ca dao nối vần, có thể đọc đi đọc lại vần điệu vẫn chưa dứt. Hẳn tác giả khuyết danh kia muốn nói tới sự quẩn quanh, quanh quẩn không chỉ ở con kiến mà còn ở trong tạo vật cuộc đời. Con kiến gặp cành đa cụt, cành đào cụt, nó leo ra leo vào, leo hết ngày này sang ngày kia, có khi như cái đường đi luẩn quẩn đã định trước của con kiến. Trong bài "Trời mưa ở Huế", Nguyễn Bính có những đoạn tả chân mà lồng được tâm trạng riêng. Giữa khung cảnh ngày mưa, ông nhìn thấy mây mờ ở trên trời, nhìn thấy cả đàn kiến trên thềm cũ: ...Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói Trời mờ ngao ngán một loài mây Tràng Tiền vắng ngắt người qua lại Đập đá mênh mang bến nước đầy... Bốn câu trên, đọc kỹ, càng thấy khung cảnh buồn bã trong ngày mưa hiện ra, thấm sâu vào tâm hồn. Tác giả sử dụng những cặp từ đối nhau, đồng điệu về cảnh trí, lòng người. Những cặp từ: "Thềm cũ nôn nao”; “Trời mờ ngao ngán”; “Đàn kiến đói”; “Một loài mây" vừa đối lập nhau, vừa điêu luyện về bút pháp, vừa truyền tải được tâm trạng. Bài "Trời mưa ở Huế", Nguyễn Bính viết năm 1941, viết trong những ngày mưa mà ông là khách trọ giang hồ. Bài "Chiều thu", Nguyễn Bính viết năm 1959 thiên về tả cảnh, tinh tế trong cảm xúc, quan sát: Lá thấp, cành cao gió đuổi nhau Cuối vườn rụng vội chiếc mo cau Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Đoạn thơ có gió đuổi nhau nơi cành thấp cành cao, có chiếc mo cau rụng vội, có trái na mở mắt, có đàn kiến trường chinh. Một bức tranh, với những nét vẽ cụ thể đến từng chi tiết nhỏ bỗng hiện ra trước mắt người đọc. Tôi lại nhớ bài thơ "Em đi về phía biển của Phạm Tiến Duật. Bài thơ nhắc đến nỗi cô đơn của một người đàn ông phải ở nhà một mình. Cô đơn, vẩn vơ buồn, tác giả thốt lên: "Anh ở nhà với tường và với kiến/ Em đi xa hun hút biển như xanh.../ Người cũ kỹ bỗng nhiên anh cảm thấy/ Con kiến trên tường cũng cũ kỹ như anh". Nếu bận rộn về công việc, nếu không buồn không nhớ, mấy ai chú ý tới con kiến trên tường? Phạm Tiến Duật dùng con kiến mà chuyển tải được tâm tình tạo nên cái hay, cái độc đáo của bài thơ. Con kiến trong ca dao Việt Nam, con kiến trong thơ của Nguyễn Bính, Phạm Tiến Duật… Còn rất nhiều những câu thơ có hình bóng con kiến mà tôi không thể dẫn chứng hết. Tôi có một anh bạn là nhà thơ. Trong một lần ngồi đàm đạo về thơ, anh có nói với tôi rằng anh đã và đang viết một trường ca: "Kiến". Quả thật đó là ý nghĩ độc đáo, anh đọc thử cho tôi nghe một đoạn dài, tôi thấy hay. Anh cứ viết, viết cho hết mình, rồi sửa chữa và viết tiếp, trường ca mà viết dầm dề thì khó tạo được cảm xúc liền mạch lắm. Mong sao dòng chữ của anh đừng như đàn kiến bị chết trong bản nháp mà chúng nối nhau hàng nọ hàng kia đi vào trí nhớ người đọc. Đã nói về con kiến, lại xin được phép nhàn đàm về con muỗi ở trong thơ. Trong bài thơ "Đêm ở Đồng Tháp Mười", tôi nói về cảnh các chiến sĩ ngủ trên mảng lục bình kết lại thay giường. Giấc ngủ giữa một vùng thiên nhiên sông nước, trải ra mơ mộng, có hương sen, có trăng vàng, có tiếng cá quẫy, tôm búng càng và có cả tiếng muỗi: Giữa đồng lầy không cây mắc võng Lục bình lót dày tự tạo chiếc giường con Tiếng muỗi kéo đêm ra từng sợi mỏng Gió quyện sương, giọt hương rơi tròn Bài thơ "Đêm ở Đồng Tháp Mười", tôi viết năm 1974, câu thơ: "Tiếng muỗi kéo đêm ra từng sợi mỏng" chỉ dừng ở mức quan sát tinh tế, chẳng có gì đáng bàn về nghệ thuật. Bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của Phạm Tiến Duật, có đoạn thơ nói về tình cảm của anh lái xe với cô thanh niên xung phong: Trường Sơn Tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Rau hết rồi, em có lấy măng không? Ở đoạn thơ trên cái câu khó diễn đạt nhất lại là câu hay nhất: "Muỗi bay rừng già cho dài tay áo". Phạm Tiến Duật vốn là nhà thơ thông minh, giỏi đưa chi tiết vốn sống vào thơ. Người lái xe muốn được chia sẻ với người con gái thanh niên xung phong phải vất vả gánh gạo giữa mùa mưa trong rừng. Đã mưa nhiều thì muỗi lắm, cho nên người con gái phải thả dài tay áo để muỗi khỏi đốt. Cái ý ấy thật thô mộc, có gì là thơ đâu, ngay đến đưa vào văn xuôi cũng khó, cũng rất dễ sa vào lủng củng huống hồ là thơ. Vâng, chỉ một câu thơ thôi, Phạm Tiến Duật đã gói gọn được ý mình muốn diễn đạt: "Muỗi bay rừng già cho dài tay áo". Câu thơ ngổn ngang chất liệu đời sống mà hay, giản dị mà thật khó viết. Cũng xin nói thêm, sau này, Phạm Tiến Duật còn có hẳn một bài thơ: "Quảng cáo cho máy đuổi muỗi nhãn hiệu Jumbo". Bài thơ có cái tên rất hiện đại, thơ cũng viết về đề tài hiện đại: Cứ cắm điện vào muỗi sẽ bay đi hết Cái máy kỳ diệu này của hãng Jumbo Xua đuổi muỗi phải đốt lá xoan tươi và giẻ rách Nay thế kỷ văn minh kỹ nghệ dư thừa ... Không chỉ đuổi muỗi đâu khi cần Jumbo đuổi hết Những kẻ vãng lai lảng vảng ở quanh nhà Những kẻ ăn xin, những thằng kẻ trộm Những tên vô công rỗi nghề tán tỉnh quanh ta. Đề tài trên thật khó viết, tác giả lại tự nhận mình là người quảng cáo cho máy đuổi muỗi Jumbo nữa. Tôi đọc bài thơ nhiều lần, thấy lạ, thấy thông minh nhưng chưa thấy rung động. Có lẽ bài thơ này Phạm Tiến Duật nghĩ quá, lý trí quá chăng? Có một bài thơ liên ngâm của Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương viết năm 1941 khi cùng nhà văn Tô Hoài đi thăm nhà thơ Bàng Bá Lân ở ga Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Thơ liên ngâm, Nguyễn Bính đọc trước, Vũ Hoàng Chương nối vần theo, được viết theo thể thất ngôn bát cú, vần điệu, nhịp bằng trắc chỉn chu, chặt chẽ. Tôi nhớ nhất câu thơ Vũ Hoàng Chương nói về cảnh mấy văn nghệ sĩ nằm thức đêm, đợi sáng: Nằm muỗi qua đêm chờ sáng vậy Còi xe phóng hỏa xé màn sương. Chữ "Nằm muỗi qua đêm" hay, hàm súc. Nếu như người làm thơ bậc trung thì chỉ biết diễn tả: nằm qua đêm chịu muỗi đốt chờ đến sáng. Câu chữ được dồn nén, hiệu quả truyền đạt, sự phát sáng của thơ càng cao. Dẫu là thơ liên ngâm, người đọc thơ nhận ngay ra sự gạn lọc của tác giả trong cách sử dụng ngôn từ. Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh là một trong những thành viên đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thời trai trẻ, ông rời quê ra Bắc đi theo kháng chiến rồi về sống, làm việc ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội đến cuối đời. Ngoài tập truyện ngắn "Quê mẹ" và một số bài thơ trữ tình khác, Thanh Tịnh còn có tài làm ca dao, diễn xuất độc tấu với những tiết mục tự biên độc đáo. Thanh Tịnh viết về con muỗi bằng thể loại lục bát, pha chút hóm hỉnh, hài hước: Vì mày, tao phải đánh tao Vì tao, tao phải đánh tao đánh mày. Nguyễn Đức Mậu . Trích dẫn bài đăng trên : cand.com.vn
Nói về con muỗi... Em sưu tầm được mấy câu thơ vui về muỗi như sau. Giải trí thôi ạ. Anh như con muỗi Anophen Em như cô gái ngủ quên mắc màn Rắp tâm" anh mới mò sang Đốt cho một phát...em lăn ốm liền Ngờ đâu em ốm triền miên Sau hơn chín tháng tự nhiên bệnh lành Sinh ra con muỗi...giống anh Lớn lên nó cũng đốt quanh xóm làng.