Thú Tiêu Dao

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tiêu Dao Hội, 28/5/17.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  3. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. Tiêu Dao Hội

    Tiêu Dao Hội Khoái Lạc - Bá Đạo

    Nói đến các Thú Tiêu Dao, không thể không nhắc đến Trà - Một thức uống phổ thông, quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Nghệ thuật thưởng thức Trà của người Việt tuy chưa nâng tầm lên thành Trà Đạo như của Nhật Bản, cũng như Trà Pháp của người Trung Hoa... Nhưng tựu chung, Đạo hay Pháp cũng là đường lối và phương pháp để thưởng Trà... Mà cái này thì từ xa xưa trong kho tàng tục ngữ - ca dao của chúng ta đã có :

    " Thứ nhất Thế Đức gan gà
    Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần "

    Hay
    " Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều "

    van hoa thuong tra cua nguoi viet.

    Xa xưa hơn nữa trong " An Nam Chí Lược " cũng đã nhắc đến chuyện chúng ta phải tiến cống trà thơm cho bắc triều từ thời Nhà Đinh ( Đinh Liễn ) .Trong " Dư Địa Chí " Nguyễn Trãi cũng nhắc đến thứ trà tuyệt phẩm Tước Thiệt đã thất truyền của vùng đất Quảng Trị...

    Nghe-thuat-uong-tra-cua-nguoi-Viet-4.

    Chân lý không chia Nam - Bắc. Đạo Pháp chẳng kể Trước - Sau. Uống trà là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì chẳng thể gò bó theo công thức hay khuôn mẫu được...Chúng ta không tranh cãi chuyện việc người Việt làm đồ gốm trước người Tàu, biết đến cây Trà và làm ra Trà trước họ. Hay tranh luận Văn hóa uống trà của Việt Nam đã đạt đến cảnh giới Trà đạo hay chưa...

    Ở một phạm trù rộng hơn, Tiêu Dao Hội lập ra chủ đề này với mong muốn tạo nơi để mọi người giao lưu, bình luận , chia sẻ cho nhau cách thức, những bài viết hay, những kinh nghiệm quí của bản thân về , Trà, Trà Cụ, Trà Nhân và Nghệ thuật Thưởng thức Trà. Là chiếc cầu nối để những tâm hồn đồng điệu - thích uống trà xích lại gần nhau hơn.

    Một mình Tiêu Dao Hội không thể đảm đương hết được, chúng tôi rất mong nhận được nhiều bài vở, nhận xét, góp ý từ cộng đồng các chắn thủ trên Sân Đình để mọi người cùng nhau trau dồi kiến thức qua đó góp phần nhỏ bé nâng Nghệ thuật thưởng thức trà của bản thân và cộng đồng lên một tầm cao mới.

    Trân trọng ! ^:)^^:)^^:)^
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/5/17
  2. Trác Phong

    Trác Phong Chánh tổng

    Mãn đường vân khí triêu phần bách
    Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà
    Tu kỷ đãn tri vi thiện lạc
    Trí thâm vị tất độc thư đa

    Dịch nghĩa :

    Mây tỏa đầy nhà, sáng đốt thông
    Tùng reo quanh gối, đêm pha trà
    Việc thiện năng làm là thú đấy
    Đọc nhiều vị tất đã thành nhân.

    Ngẫu Thành - Nguyễn Trãi.

    Tôi có một anh bạn mê uống rượu trước là nghiện sau thành nát. Hỏi anh ta vào cái hồi anh chưa nát, rằng anh thích uống rượu gì và uống gì thì ngon, anh ta đáp uống gì cũng được, miễn là rượu có chất cồn. tôi thấy lạ, cứ nhớ mãi.

    Đến bây giờ, sống đã nữa đời, lăn lóc uống trà đủ kiểu, tôi thấy người bạn tôi nói phải.

    Tôi thấy tôi giờ uống trà gì cũng được, miễn là nước trà có vị chát.

    Uống trà, rất thường khi, ta cũng chỉ cần đó là trà mà thôi.

    Không cần phân biệt trà hảo hạng hay đê hạ.

    Không phân biệt đó là trà Long Tỉnh thuộc loại tiến cung hay trà hạ cấp pha lấy đặc làm đầu.

    Và cũng không phân biệt đó là cốc trà tinh khiết uống nơi lầu cao có tiếng cổ tranh khoan nhặt hay là chén trà thấp kém uống trên chiếu nát bên hè phố cạnh rãnh nước bẩn với mùi hôi hám còn lại của những phản thịt chợ chiều.

    Uống trà, nhiều khi, chỉ là cái nỗi niềm muốn uống thứ không phải là nước lã.

    Tuy nhiên, đó chỉ là phía kẻ uống. còn phẩm trà thì dĩ nhiên không thế.

    28_zps508251a7.
    Thời nay, hẳn là thói uống trà đã chẳng còn ra làm sao. Suy vì, có lẽ. Nếu như tiền nhân xứ này đã từng uống như thế, nhu Tùng Niên tiên sinh viết trong Vũ Trung Tùy Bút, thì cái sự uống trà Tàu ở Việt Nam cũng từng nhiêu khê đến độ, hay như cái thời Tàu Tây nhập nhoạng mà dựa vào những gì ông Nguyễn Tuân tả quanh chén trà trong Vang Bóng Một Thời chắc cũng có nhiều manh mối, thì bây giờ, giữa cái chốn cứ coi làm Tràng An này, chỉ một chỗ đứng ngồi có chén trà Long Tỉnh hạng tầm tầm e cũng không thể nào kiếm nổi.

    Đây là nói về trà Tàu thượng phẩm. Về thức trà. Và về những cái miệng uống tương xứng.

    Tuyệt chẳng có ý trách móc. Rường cột còn chẳng có, đằng lạc vẫn mịt mờ, kể chi đến thứ thức uống.

    Song, về trà bình dân, hạng trà đầy tớ, thì có thể chẳng cần than phiền gì. Chén trà kia, người uống kìa, thời bao giờ chẳng vậy.

    Như một thức uống, thì cái gọi là trà Việt nam, thực tế, là một thứ nước uống bình dân đại chúng và thành công lắm. Từ nơi quê mùa đến chốn thị thành, từ nơi nếp nhà nát đến biệt thự kiểu Tây, từ chỗ công đường cửa quan cho đến chỗ đầu đường xóa chợ đâu đâu cũng có mặt. và chỗ nào người ta cũng uống nó. Không mấy phân biệt.

    Mới đây có nhiều người nhiễu sự, cũng bay đặt triết lý này nọ cho hột trà Việt nam. Khốn nỗi, về lịch sử thì thư tịch chẳng có, về phẩm vật thì giống mà chẳng nhiều chẳng quý, về sản xuất thì trình độ mông muội, thô thiển, về sử dụng thì lề thói đơn giản hạn hẹp; về chất lượng thì kém cỏi, đáng ngờ; thành thử có muốn làm gì cũng không được; muốn nói gì cũng không có thực chất, chỉ hàm hồ kia kìa đó nọ mà thôi.

    Như kẻ bình dân dẫu có muốn ăn bận lụa là đến mấy cũng chẳng được.

    Nhưng, nếu biết mình biết người, vui với gốc quê, thời tự nhiên lại thấy có phong vị

    Dạo trước, tôi cũng thỉnh thoảng ghé qua uống ở một quán trà ven hồ Tây. Chủ nhân, một người cũng muốn làm trà nô, không kể những thứ trà hoa đáng ngờ và kém cỏi của ông ta, đã sưu tập được khá nhiều chủng loại trà dân tộc ở miền núi phía bắc việt nam. Uống cũng có phong vị đặt sắc riêng. Những loại trà như Tà Xùa, Suối Giàng, Thượng Sơn, Lũng Phìn… Uống tuần trà đầu thì nặng nè, mệt nhọc, nhưng từ tuần sau trở đi, lại thấy ngọt ngào, dễ chịu. Người ấy, xét cho kỹ, thật cũng có công khám phá.

    Trà Việt Nam, cốt tủy của nó là nặng vị, vô hương. Uống người ta ai nấy đều khen vị ngọt, ngọt giọng, uống xong vẫn thấy ngọt mãi (hậu vị lâu – y như quảng cáo rượu vậy) chứ không mấy khi bảo trà thơm cả, trừ trà hoa. Tất cả các loại trà Việt nam đều chát, nặng, khó uống. Buổi sớm mai, rót một chén trà pha đậm, khi chưa lót dạ, nhiều lúc như đấm vào họng. giá kể ai uống trà Tàu quen, khi nếm một chén trà Việt nam, chẳng khác nào đang ở lâu son gác tía trong phủ cùng Lâm Đại Ngọc với Gỉa Bảo Ngọc thì đúng một cái ra đường đụng phải một ả nhà quê chất phác, chẳng biết gì là kiểu cách, lễ nghĩa. Nó thô, nó ráp, nó chát chúa, nhưng dùng nó mãi thì cũng thấy nó cũng có duyên, không thơm nức lên nhưng được cái đậm đà, đằm thắm; lâu thành que, thấy được.

    Nói như thế, cũng không có ý chê bôi là kèm. Tôi nghĩ rằng nếu có điều kiện đi uống nhiều, lang thang nhiều, chắc tôi sẽ yêu trà Việt nam lắm, vì để yêu nó, cũng chẳng thiếu gì lý do. Vì trà không hẳn chỉ là trà. Những thức như trà cổ thụ cây to như xoan ở Lũng Phìn, Mèo Vạc, Hà Giang… Hay các thức trà mà người Tày, người Mông tự sao tẩm lấy rồi mang xuống chợ bán… Nhấp trong miệng vẫn thấy lẩn khuất có mùi khói bếp rất mộc mạc…Trà ấy, dẫu uống một lần, vẫn thấy nhớ mãi.

    Cũng chẳng dễ quên, cái món “chè chén” vỉa hè ở Hà Nội, kinh kỳ đấy. Đâu đâu mà chẳng có quán nước chè ở các gốc phố, dưới bóng cây? Trong lòng kẻ uống trà nào lại không có sẳn vài cái quán cóc quen thuộc, nhỏ bé, khiêm nhường giữa trưa hè im ắng, hay cuối chiều đông ảm đạm?

    Chè chén vỉa hè gắn liền với cái quán nước. Đối với rất nhiều người hiện nay, quán nước không phải chỉ đơn giản là cái nơi ghé vào chiều một hớp nước trà. Đó là nơi người ta gặp gỡ, hỉ hả, xì xào, bàn tán, là chốn xe ôm đợi khách, kẻ rồi nghề giết thời gian… Đó là nơi có một núi chuyện, nơi gìn giữ cả một lối sinh hoạt rất đặt trưng của người Hà Nội dở quê dở tỉnh; là hạt nhân của cái văn hóa vỉa hè; là một cuộc sống khác, thực hơn, bớt giả dối hơn trong cái đô thị hãy còn bé mà đã công chức hóa, tầm thường hóa khó tả. cái quán nước, mà cốt lõi là chén trà, là đối cực, cũng là niềm an ủi.

    Mới đây, vì trà sự, bạn Trần Quang Đức đã bỏ công biên dịch bản Trà Kinh của Lục Vũ đời Đường, ông Thánh trà Trung Hoa, lại truy tầm thư tịch, chú thích đầy đủ. So với bản dịch sang anh ngữ mới thấy bản dịch địch đáng của bạn Đức lại càng quý hóa. Trà Kinh là tài liệu quý để ta hiểu biết thêm về tục uống trà của tiên nhân. Sau đời Đường, việc uống trà đã có sự thay đổi đáng kể, bạn Đức lại tiếp tục công việc biên dịch Tục Trà Kinh của Lục Đình Xán đời Thanh, là tác phẩm cập thời đáng kể nhất sau Trà Kinh, tất cả với mục đích là giới thiệu cho bạn yêu trà Việt Nam những kinh điển về trà. Xuất bản cùng tập Trà Kinh này, còn có tiểu luận công phu về trà của giáo sư Francis Ross Carpenter do bạn Phan Luân biên dịch. Đối với những người chuộng trà, công lao ấy của bạn Trần Quang Đức, bạn Phan Luân thật không nhỏ.

    Kia là quán nước trà. Ngồi đó là kẻ uống trà. Trong buổi sớm mai, chén trà có gì đó khiến lòng hắn cảm động. Lòng hắn bơ phờ, mệt mỏi. Cũng chén trà ấy, đêm qua, giờ Tý, nó là chén trà chạy công an; giờ, nó là chén trà tinh khôi của ngày.

    Trong đầu hắn, suy nghĩ đầy tràn, trong miệng hắn, vị trà sực nức.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/6/17
    Hà Giang, hailam2009, THIÊN_VINH8 others thích điều này.
  3. Mod04

    Mod04 Administrator

    Tôi còn nhớ vào những năm 90 của thế kỷ trước, trên nguyệt san Thế Giới Mới đã nổ ra một cuộc khẩu chiến gần như không có hồi kết, cũng bởi tranh cãi vì lối thưởng trà. Một tay bút văn nhã đã khởi xướng bằng cách ca ngợi cách thưởng trà nóng, khinh bỉ trà đá. Người này cho rằng "Đã uống trà là phải uống trà nóng, bằng hữu quây quần xì xụp, thể hiện phong thái của kẻ có học. Chứ đâu như vạn vạn tầng lớp hạ lưu, lê la quán vỉa vè, nốc ừng ực từng cốc trà đá. Đó chính là coi rẻ một thứ cao sang như trà!".
    Cuộc khẩu chiến thực sự lên đến cao trào khi có hàng nghìn bài viết từ khắp nơi trên mọi miền gửi về toà soạn, và chính ban biên tập phải đăng đàn để giảm bớt sự phẫn nộ của độc giả.
    Nhắc đến uống trà, cá nhân tôi không quan tâm lắm đó là loại trà gì. Tôi chỉ muốn biết mình uống trà với ai, trong không gian như thế nào...
    Tôi từng có một đoạn đời mưu sinh vất vả. Tôi kiếm sống bằng đủ thứ nghề: lơ xe Bắc-Nam, bồi bàn, thợ hàn thợ sắt, rửa xe, bảo vệ...Mọi nỗi nhọc nhằn được xoa dịu bằng một cốc trà đá "hạ lưu". Cốc đầu tiên tôi trợn mắt lên mà uống, ngửa cổ dốc cả vào tâm can. Cốc thứ hai, cốc thứ ba...tôi nhâm nhi, chép miệng. Đó đơn thuần là giải khát, và chẳng có gì giải khát sướng hơn trà đá.
    Tôi có hai lần thưởng trà "sướng" nhất trong cuộc đời.
    Lần thứ nhất là hồi trong quân ngũ. Đơn vị của tôi tham gia một trận diễn tập quy mô quân đoàn, chúng tôi hành quân 25km đến một vùng núi hẻo lánh nằm giữa địa phận Bắc Giang và Lạng Sơn. Trên đường hành quân đi qua một đồi chè bao la tuyệt đẹp, chúng tôi xin bà con một nồi chè xanh thật to. Thằng hái chè, thằng nhặt củi, thằng cọ nồi...và đêm ấy chúng tôi không thằng nào ngủ được. Một nồi chè xanh, rót những bát sóng sánh ngọt ngào, chát sít vào tâm can. Anh em chúng tôi tâm sự chuyện đời buồn vui. Thằng thì kể về cô người yêu xinh như mộng, thằng thì khóc thương mẹ già ở nhà cày cấy một mình. Một bữa trà thật tuyệt vời!
    Lần thứ hai là trên đỉnh núi Hua Đán, xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ đi khảo sát địa điểm để phục vụ cho chương trình từ thiện "Ấm áp mùa đông 2016". Tôi, Mod09, Mod08...3 anh em sau khi khảo sát xong địa điểm, chứng kiến sự khó khăn thiếu thốn của đồng bào và các em nhỏ người Mông nơi đây thì được mời về nhà trưởng bản chơi. Tại đây, chúng tôi được mời một ấm trà cổ thụ pha với nước suối trên đỉnh núi. Trà được hái từ cây cao 3m, chế biến xao tay bằng phương pháp thủ công của người Mông. Nước được lấy từ nguồn suối trên đỉnh núi, dẫn theo những máng tre chảy về bản. Ngồi bên bếp lửa, rúc đầu dưới mái nhà thấp lè tè, chúng tôi xuýt xoa những chén trà nóng trong tay, ngoài trời mưa vẫn buông rả rích. Gió núi ồn ào, cái lạnh cấu vào từng miếng thịt...
    Ngồi trên đỉnh núi, cưỡi trên tầng mây, nhấp một chén trà cổ thụ, đó chẳng phải là thú vui bậc nhất trên đời hay sao?
     
    hailam2009, bashkai, THIÊN_VINH10 others thích điều này.
  4. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Hay quá !
    Đọc rất hứng thú, anh lại luận thêm về hai lần uống trà sướng nhất trên đời của chú nhé !

    Lần thứ nhất, nếu nói về trà thì thực ra chẳng có gì để mà nói là ngon hay đáng để bàn luận cả. Nó đơn giản chỉ là một nồi trà xanh . Cái điểm nhấn ở đây, khiến cho chú nhớ không phải vì trà mà là vì cái không gian, thời gian, và hoàn cảnh để uống trà. Cái tâm trạng háo hức khi xa nhà, khi đến một địa điểm mới, ở bên những người bạn mới... Và điều duy nhất nó gợi cho anh là nhớ đến bài thơ Bộ Đội Về Làng của Hoàng Trung Thông :
    ...

    "... Các anh về
    Xôn xao làng bé nhỏ
    Nhà lá đơn sơ
    Tấm lòng rộng mở
    Nồi cơm nấu dở
    Bát nước chè xanh
    Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau."

    Lần thứ hai chú sướng vì được thưởng trà thì lại có nhiều điều để luận bàn. Có thể khẳng định, lần thưởng trà này của chú là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu người mê trà. Trà theo tiếng dân tộc Mông gọi là " Xùa Rề ". Cái thứ trà chú được mời có lẽ là dòng trà Shan tuyết , hay còn gọi đơn giản là Trà tuyết. Đây là một loại trà xếp vào tốp đầu trong các loại danh trà của Việt Nam ngang ngửa với trà Đinh Ngọc của Thái Nguyên . Loại thượng phẩm trên thị trường hiện nay vào khoảng trên dưới 4 triệu/1kg... Tuy nhiên cái hay là nó lại được pha bằng nưới suối lấy trên núi cao.
    Người được ca tụng là Thánh Trà của Trung Quốc - Lục Vũ khẳng định một câu nói đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho trà nhân cả ngàn năm nay: “ Nước suối núi hạng nhất, nhì đến nước sông và ba đến nước giếng ” (sơn thủy thượng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ). Trà đã ngon lại được pha bằng nước hạng nhất, thử hỏi còn gì có thể tuyệt hơn thế !

    " Ngồi trên đỉnh núi, cưỡi trên tầng mây, nhấp một chén trà cổ thụ, đó chẳng phải là thú vui bậc nhất trên đời hay sao? " Viết hay lắm, đến thần tiên cũng chỉ sướng đến thế là cùng ! Phải không @Mod08 , @Mod04 , @Mod09 ... ???
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/5/17
    Hà Giang, quyettimvo, hailam200913 others thích điều này.
  5. Mod04

    Mod04 Administrator

    quyettimvo, hailam2009, THIÊN_VINH9 others thích điều này.
  6. dienhuyen2008

    dienhuyen2008 Lý trưởng

    "Tiên sư anh Tào Tháo" bình hay quá.
    Rất thích những bài viết, bình luận của Tào Tháo.
     
    quyettimvo, hailam2009, THIÊN_VINH8 others thích điều này.
  7. Chuyện Quanh Bàn Trà.

    Một hôm, Đổng Trác đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói:
    - Ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta.
    Hoa Đà:
    - Vâng Thừa tướng !
    Đổng Trác:
    - Chắc ngươi đã biết, ta có một con Bồ tên là Điêu Thuyền , xinh đẹp nổi tiếng trong thiên hạ. Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (Lã Bố ). Ta giận quá định rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta không nỡ xuống tay. Cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện, rồi ta bỏ qua.
    Hoa Đà:
    - Thừa tướng thật là độ lượng !
    Đổng Trác:
    - Lần 2 ta đi bàn việc quân về lại thấy Bồ nằm với Bố . Ta định giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta không nỡ . Rồi 3 người bọn ta lại ngồi uống trà và ta lại bỏ qua.
    Hoa Đà:
    - Thừa tướng quả thật là người nhân từ !
    Đổng Trác:
    - Lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng lần này Bồ nằm với Trương Liêu . Ta định giết nhưng Bồ quá đẹp... Nên chúng ta lại uống trà, nói chuyện , rồi ta lại bỏ qua.
    Hoa Đà:
    - ~x(
    Đổng Trác:
    - Lần thứ 4, lần thứ 5, Bồ nằm với Lý, Quách nhưng vì Bồ đẹp quá ... Nên ta lại uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua.
    Hoa Đà hết nhịn nổi bèn hỏi :
    - Vậy rút cuộc Thừa tướng cần hỏi tiểu nhân chuyện gì ?
    Đổng Trác :
    - À, là ta muốn hỏi như vầy : Ở tuổi của ta mà uống nhiều trà như thế... Liệu có bị làm sao không ?
    Hoa Đà:
    - 3:-O3:-O3:-O
     
    hailam2009, THIÊN_VINH, 091273036810 others thích điều này.
  8. Mod04

    Mod04 Administrator

    Qua câu chuyện này, em chợt giật mình nghĩ ra: Biết đâu, việc lạm dụng uống trà quá nhiều có thể dẫn đến "bất lực"?
     
    hailam2009, maithuyanh0205, Tiêu Dao Hội6 others thích điều này.
  9. Trác Phong

    Trác Phong Chánh tổng

    Ở Việt Nam hiện tại, chúng ta có thể bắt gặp được cảnh mọi người uống trà ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào trong ngày. Đó là ly trà mạn nóng hổi hay cốc trà đá mát lạnh sau bữa sáng, hoặc chỉ là tách trà hoa nhài. Trên bàn trà ấm, mọi người có thời gian thảnh thơi nhấm nháp tách trà cùng bạn bè tụ tập sau khoảng thời gian bộn bề với công việc, để tìm cho mình một khoảng lặng và giữ tâm hồn thư thái.

    [​IMG]


    bí mật từ tác dụng lá trà


    Tuy phổ biến là vậy, nhưng có lẽ đa phần mọi người chọn trà đơn giản là vì chúng ngon mà ít ai biết rằng trà mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà chúng ta chưa khám phá được hết. Hãy cùng Trà Công Phu khám phá những điều mới mẻ thú vị về tác dụng của là trà tạo nên thứ đồ uống dễ gây nghiền này nhé :

    1. Từ lá trà xanh hái được ban đầu, chúng ta có thể chế biến thành nhiều loại trà khác nhau thông qua quá trình làm khô, nghiền, lên men, trộn. Từ đó mà chúng ta có các loại trà khác nhau như trà xanh, trà mạn, trà nhân sâm.

    [​IMG]

    chế biến các loại trà từ lá trà xanh


    2. Phân tích thành phần trong mỗi lá trà chứa 20-30% axit tannic, loại axit này đóng vai trò giúp cơ thể con người tăng cường khả năng miễn dịch và kháng khuẩn.

    3. Cũng giống như café, trà chứa khoảng 5% alkaloid, là chất kích thích có nguồn gốc là hợp chất hóa học tự nhiên, giúp kích thích thần kinh trung ương, tăng khả năng hưng phấn và tăng quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể.

    4. Ở vùng dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, họ quan niệm rằng thà không có muối trong 3 ngày còn hơn là thiếu trà trong một ngày. Qua đó, chúng ta có thể thấy trà rất quan trọng trong cuộc sống con người như thế nào.

    [​IMG]

    tác dụng từ các loại trà


    5. Đặc biệt hơn nữa, các chất thơm chứa trong trà có thể giúp con người tiêu hao chất béo, tăng cường tiêu hóa.

    6. Đối với những người hút thuốc, trà có thể giúp họ thải độc tố nicotine khi hút thuốc

    7. Ngoài ra trà chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid có khả năng chống ung thư dạ dày và thực quản, ngăn chặn sự gia tăng cholesterol có hại trong máu.

    8. Hàm lượng cafein trong trà ít hơn cà phê. Một ly cà phê chứa 135 miligam cafein trong khi đó một tách trà chỉ chứa 30-40 miligam cafein. Điều này giúp cho những ai gặp vấn đề trong việc khó tiêu, hay bị đau đầu và mất ngủ có thể dùng trà thay cà phê.

    9. Các nhà khoa học Hà Lan đã nghiên cứu được rằng, những người uống từ 2-3 tách trà mạn mỗi ngày có nguy cơ tử vong về các bệnh tim mạch thấp hơn 70% những người không uống trà. Các hợp chất chống oxy hóa trong trà làm giảm lượng cholesterol và tiểu cầu gây đông máu, đột quỵ và trụy tim.

    [​IMG]

    uống trà tốt cho sức khỏe


    10. Trà bảo vệ xương của bạn, giúp chúng vững chắc hơn. Theo những nghiên cứu mới nhất cho rằng, những người uống trà với khoảng thời gian trên 10 năm thì sẽ có cơ thể ít bị lão hóa và khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn những người không uống kể cả khi họ hút thuốc lá nhiều hơn. Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp ở những người này là rất thấp. Tuy nhiên, không vì thế mà các bạn có thể hút thuốc lá một cách tùy tiện vì nghĩ rằng nếu hút thuốc mà uống trà thì sẽ không sao nhé.

    11. Uống trà không gây béo bởi trong trà không có chút calo nào. Thay vì chọn lựa những đồ uống có ga hàm lượng calo lớn hoặc những đồ uống có chất cồn, các bạn có thể thay thế bằng một cốc trà xanh vừa giúp cơ thể giải nhiệt và có làn da đẹp hơn.

    12. Các bạn có nhận ra rằng, lợi ích của trà còn được ứng dụng trong việc sản xuất kem đánh răng không? Đó là vì trong trà có những dưỡng chất như fluoride, tannin giúp giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh.

    13. Trong các loại trà thì trà xanh có công dụng vượt trội hơn hẳn, nó có thể ngăn ngừa các bệnh như sỏi thận và Alzheimer.

    [​IMG]

    tác dụng chữa bệnh từ lá trà


    14. Axit amin L-theanine trong lá trà xanh đã được các nhà khoa học chứng minh rằng có tác dụng giúp não bộ con người tập trung và bình tĩnh trong các tình huống gây tức giận và căng thẳng.

    15. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy trong trà xanh có các chất chống oxy hóa và các chất ngăn chặn quá trình sinh hóa liên quan đến các bệnh về dị ứng bao gồm hắt hơi, dị ứng phấn hoa, lông thú và bụi.

    Nguồn: Trà công phu.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 31/5/17
    Hà Giang, hailam2009, THIÊN_VINH7 others thích điều này.
  10. Tửu Thần

    Tửu Thần Chánh tổng

    Các tệp đính kèm:

    hailam2009, maithuyanh0205, Tiêu Dao Hội5 others thích điều này.
  11. Trác Phong

    Trác Phong Chánh tổng

    VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN VÀ Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN


    Trà đạo hay Zen tea là một nét văn hóa độc đáo đã được hình thành từ rất lâu đời tại Nhật Bản, đây là một nghệ thuật không chỉ là thưởng thức trà mà nó còn ẩn chứa và lồng ghép cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức 1 tách trà.

    Nguồn gốc trà đạo của Nhật bản theo ghi chép thì được bắt nguồn từ một vị thiền sư Esai (1141 - 1215 ) sau khi qua Trung quốc tham vấn đạo trở về, ông có mang về theo một số hạt trà từ Trung quốc và về trồng trong sân chùa tại Kyoto Nhật Bản. Bằng việc kết hợp với nhiều thú vui khi thưởng thức một chén trà, vị thiền sư này đã viết một cuốn sách với tựa đề " Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký " - (Kissa Yojoki).

    [​IMG]

    Và cũng từ đó, với sự cải tiến liên tục không ngừng nghỉ kết hợp với những giáo lý Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, người Nhật đã dần đưa việc uống trà trở thành một nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của chính dân tộc mình, đó chính là Trà Đạo ( Chado ). Và, Trà Đạo với hình thức tỉ mỉ, chi tiết từ việc chuẩn bi, rồi pha một ấm trà, cho đến việc thưởng thức tách trà, nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp cho tâm của mỗi người được an trú ở từng giây từng phút hiện tại, hay trong thiền thì đây chính là phần Định tâm, một phần quan trọng để đạt đến Tuệ giác trong thiền.

    Bằng việc giúp tâm hồn thư thái, luôn ý thức về từng hành động trong phút giây hiện tại, đồng thời được hòa mình với thiên nhiên, với từng tách trà, tâm hồn mỗi người khi được trải mình với Trà Đạo sẽ được an lành, gột rửa và sống hài hòa, thánh thiện hơn với bản thân mình, với mọi người và với thiên nhiên.

    [​IMG]

    Tinh thần của Trà Đạo được thể hiện qua 4 chữ : Hòa - Kính - Thanh - Tịnh

    Mặc dù không thể diễn tả hết được ý nghĩa của 4 chữ trên bằng ngôn từ, nhưng về mặt giải thích, chúng ta có thể hiểu như sau: Hòa có thể được hiểu như sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Thất, giữa những Trà Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với những dụng cụ pha trà. Nó như một sợi dây tạo một mối giây liên kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại.

    Chữ Kính, chứ kính này ngoài mặt chữ là sự tôn kính, kính trọng, hay tôn trọng những Trà Nhân, những sự vật hiện hữu tại giây phút trong hiện tại xung quanh, mà nó còn thể hiện một sự trân trọng, biết ơn. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm cái tôi và ngã chấp. Để từ đó, chữ Thanh sẽ được thể hiện rõ hơn. Chữ Thanh là sự thanh khiết, khiết tịnh trong tâm, một cái thâm thánh thiện, hài hòa, khiêm nhường. Và khi Hòa - Kính - Thanh đều đạt được đến một mức độ nhất định thì chữ Tịnh sẽ xuất hiện.

    Tịnh ở đây chỉ còn là mặt kết quả, khi tâm hoàn toàn được an trú tại giây phút hiện tại, con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và mọi sự vật xung quanh. Không còn quá khứ, không tương lai, mọi sự chỉ trong giây phút này, tại đây và ngay bây giờ. Con người sẽ đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và tâm linh. Một sự an lạc và hạnh phúc thưc sự.

    Và bốn chữ Hòa - Kính - Thanh - Tịnh như là một thước đo của mỗi Trà Nhân để có thể biết được mình đang ở đâu trên con đường Trà Đạo.

    Chính những giá trị vô cùng độc đáo, nhưng đầy giá trị về nhân văn, Trà đạo không chỉ trở thành một nét văn hóa độc đáo của đất nước Nhật Bản, mà nó còn thể hiện một nét văn hóa đầy tính nhân văn ở cấp độ cao của đất nước này.

    Nguồn: uji-mattra.vn
     
    Hà Giang, hailam2009, THIÊN_VINH6 others thích điều này.
  12. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    ^:)^^:)^^:)^ các bạn !!!

    @Mod04 à, bất lực hay không thì chú cứ đọc cái bản báo cáo của viện nghiên cứu sức khỏe trung ương Trung Quốc gửi cho anh năm ngoái rồi chú sẽ hiểu :

    " ...
    - Không uống rượu, không hút thuốc, không đánh bài cũng không có bạn gái. Đặc biệt không uống trà bao giờ. Chỉ làm người tốt , việc tốt : Lôi Phong hưởng dương 23 tuổi.
    - Chỉ hút thuốc, uống trà, không uống rượu: Lâm Bưu thọ 63 tuổi.
    - Uống rượu, uống trà, không hút thuốc: Chu Ân Lai thọ 73 tuổi.
    - Vừa uống rượu, vừa uống trà, vừa hút thuốc: Mao Trạch Đông thọ 83 tuổi.
    - Vừa uống rượu, vừa uống trà, vừa hút thuốc, vừa đánh bài, có 1 vợ bé : Đặng Tiểu Bình thọ 93 tuổi.
    - Vừa uống rượu, vừa hút thuốc, vừa đánh bài. Nghiện trà, lại có nhiều vợ bé: Trương Học Lương thọ 103 tuổi ".


    Đây là bản báo cáo mật, chỗ thân tình anh mới chia sẻ cho chú đấy :)):)):))
     
    Hà Giang, hailam2009, THIÊN_VINH7 others thích điều này.
  13. Tửu Thần

    Tửu Thần Chánh tổng

    Cảm ơn @Trác Phong nhiều về bài viết, thích nhất chữ Tịnh, không biết anh @Tào Tháo có cùng quan điểm ko nhỉ? Qua diễn đàn, được biết mặt anh, ngẫm rằng khi uống trà, chắc chỉ có lúc ấy anh mới là @Mạnh Đức, còn lúc bình thời, anh điêu ngoa, đanh đá và cục cằn lắm a... :D
     
    hailam2009, THIÊN_VINH, maithuyanh02054 others thích điều này.
  14. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Bản thân mình mâu thuẫn lắm, dường như có hai tính cách trái ngược tồn tại. Bạn tinh lắm @Tửu Thần à ! Có cơ hội sẽ trao đổi nhiều hơn nhé !

    Bàn thêm một chút về trà. @Trác Phong có cái nhìn khá khắt khe về Trà Việt. Đề cao Trà đạo của Trung Quốc và Nhật Bản... Vẫn còn đó một vài điều cần luận bàn thêm :

    - Trong Trà Kinh của Thánh trà Lục Vũ có nói nguồn gốc cây trà là từ phương nam. Trà đạo của Nhật bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng việc biết đến trà và sử dụng như một thức uống phổ thông ở Trung Quốc chỉ được bắt đầu từ thời nhà Tùy.

    tra-quan.
    Hình ảnh quen thuộc ở Việt Nam

    - Các bậc trà sư của Nhật và Trung đều thừa nhận, việc uống trà xanh nguyên bản chưa qua xử lý, phơi, ủ, sấy là cách uống trà cổ xưa nhất. Mà trà xanh lại là thức uống phổ thông và duy nhất còn tồn tại phổ biến ở Việt Nam.

    am-tich.
    Ấm tích và trà xanh ở Việt Nam

    - Người Trung Quốc tự hào vì có Trà Kinh của Lục Vũ, Trà Ca của Lô Đồng, Đại Quan Trà Luận của Tống Huy Tông... Nhưng thử hỏi nếu không bị độ hộ, bị đồng hóa. Đặc biệt giai đoạn bị nhà Minh thi hành chính sách đốt hết, phá hết, chở hết những gì liên quan đến văn tự về Trung Quốc ... Ai dám khẳng định người Nam không có những tác phẩm viết về trà đạo tương tự ?

    Bộ-đồ-trà-Huế-xưa-04.
    Bộ đồ trà đông ẩm, kiểu Huế, vẽ phong cảnh sơn thủy, hiệu đề chữ Nhật.
    Đồ sứ ký kiểu đời Tự Đức.

    Đồng ý là văn hóa trà của Trung Hoa và Nhật Bản cao hơn Việt Nam một bậc. Nhưng xét cho cùng, Chân lý không chia Nam - Bắc, Đạo pháp chẳng kể Trước - Sau. Tất cả đều tùy thuộc vào chữ Ngộ mà thôi, hà cớ gì lại phân cao thấp !
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 1/6/17
  15. maidep

    maidep Chánh tổng

    " Bình minh nhất trản trà
    Lương y bất đáo gia"
     
  16. Tôi thường có thói quen uống trà, nó là thú tiêu khiển khó bỏ. Vả lại uống trà tốt cho sức khỏe, như tăng cường khả năng miễn dịch, có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, v.v… Hồi nhỏ, gia đình tôi cũng có thói quen thường xuyên uống trà. Mới sáng sớm là đã thấy một bình trà được má, hoặc anh tôi pha sẵn để cả nhà dùng. Đến khi đi làm ở vài nơi, tôi cũng khó cưỡng lại … trà, nên hay gia nhập vào hội uống trà tại cơ quan.

    Mà các bạn có đồng ý không, người Việt mình dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà! Trà có mặt trong mọi lúc, mọi nơi, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ,… Thời điểm uống trà thì có thể suốt ngày, nhưng đặc biêt là buổi sáng là khoái nhất! Vì vậy, cổ nhân xưa có câu:

    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh sổ trản trà
    Mỗi nhật y như thử
    Lương y bất đáo gia.

    Tức là: Nửa đêm ba chén rượu, sáng sớm một tuần trà, mỗi ngày mỗi được thế, lương y không phải đến nhà!


    [​IMG]

    Khà khà! Uống trà mà không … “xổ nho” thì dở tệ! Tôi thuộc các câu nho này là từ Ông nội tôi. Nhớ xưa, thời đầu thập niên 1980, Sài Gòn tối thường cúp điện, mà phải là cúp điện triền miên, trẻ con tụi tôi ngồi quay quần ngoài sân nghe Ông kể truyện xưa, tích cũ, nói “nho” và uống trà thì còn gì thú vị bằng!

    Cũng đoạn thơ trên, thế mà sau này tôi còn nghe nhiều dị bản như:

    Bình minh nhất trản trà
    Bán dạ tam bôi tửu
    Thất nhật dâm nhất độ
    Lương y bất đáo gia.

    Tức là thêm vào cái khoản bảy ngày một lần làm cái việc con người cần làm!!! hehe …, nhưng riêng khoản trà tửu thì vẫn phải để nguyên, mới thấy trà cũng quan trọng thật!

    Uống trà cũng có nhiều kiểu, chiêm nghiệm thời cuộc “mặc cho nhân thế đục trong lẽ đời …”, một mình ngồi với chén trà mà gật gù thì gọi là độc ẩm, có bạn ngồi cùng ba hoa chích choè “vui cùng bạn hữu ở gần xa …”, thì gọi là đối ẩm. Cho nên cổ nhân có câu:

    Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu.
    Ngôn bất đồng tâm bán cú đa.

    Uống rượu với bạn tri kỷ thì ngàn chén còn ít, nói chuyện với người không hiểu mình thì nửa câu cũng là nhiều!

    Hay quá, bạn hiền gặp nhau sau bao lâu xa cách, cùng mời nhau chén trà đối ẩm, kể chuyện thuở hàn vi thì đúng là ngàn chén còn ít! Còn gặp kẻ đối thoại không hợp tính, không tỏ được nỗi lòng vì biết bụng dạ người ta ra sao, còn giữ kẽ mà không dám nói, lúc đó nửa câu đúng là quá nhiều chứ sao ?!!!

    Thiều Quang Trung.
     
  17. Trác Phong

    Trác Phong Chánh tổng

    Trà vừa là thức uống thanh tuý giầu hương vị, lại vừa mang đến một cảm nghiệm tâm thức cho tinh thần, hoài cổ, an nhiên. 8 chủ đề trong series Hiểu về trà sẽ giúp các bạn bước vào thế giới trà bằng “cổng chính”, không bao hàm hết mọi khía cạnh thú vị của nó, nhưng dễ dàng, trực diện và không lạc lối.



    Với hầu hết các bạn, Trà chẳng lạ gì nhưng cũng chẳng đủ để rành rẽ, có thể từ nhỏ đã biết trà rồi nhưng vẫn chưa một lần uống trong thưởng thức “đàng hoàng”, có thể đam mê chợt đến từ một buổi nói chuyện, người thầy hay một cái ấm trà lạ rồi miên man trong miền kiến thức vô hạn và hoài nghi.

    Hiểu về trà dành cho các bạn mới bắt đầu hay muốn “bắt đầu lại”, hai chúng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng để đưa vào đây 8 chủ đề phù hợp cho những bước đầu tiên vào thế giới trà. Với cá bạn mới, đây sẽ là tấm bản đồ và bạn đang ở cổng chính. Còn với các bạn đang đã biết, các bài này sẽ giúp bạn sắp xếp nhưng điều đã biết, đánh giá đúng những điều quan trọng và bỏ đi những thứ huyễn hoặc mơ hồ.

    Trà là gì
    Nhiều bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tất cả các loại trà đều làm từ một loại cây, các công đoạn để làm ra các loại trà khác nhau, trong ly trà có gì, các loại trà được làm ở đâu.

    Các loại trà
    Bạn sẽ được biết trà có rất nhiều loại và nó khác nhau rất nhiều, hiểu về các loại trà sẽ giúp bạn thưởng thức và tránh các so sánh ngớ ngẩn.

    Cách pha trà
    Một chỉ dẫn pha trà dễ dàng, hiệu quả để có chén trà ngon, và cũng khám pha những lỗi hầu hết các bạn đều mắc phải.

    Bảo quản trà
    Rất rất nhiều các loại trà ngon đã vô tình bị phá hỏng vì không được bảo quản đúng cách, đặc biệt là các loại trà xanh Việt Nam, chính cá bạn đã làm mất danh tiếng Trà Việt không đọc bài này đấy.

    Chỉ dẫn hương vị
    Mình nhận ra chúng ta thường không diễn tả được trà “ngon”/”dở” thế nào, một miêu tả chung chung sẽ không phát triển được vị giác, chỉ dẫn giúp bạn khám phá trà một cách khác.

    Vùng trà Việt Nam
    Bản đồ về các vùng trồng trà tại Việt Nam, loại trà tại các vùng, đặc trưng mỗi vùng.

    Trà và sức khoẻ
    Khám phá công dụng thực sự của trà, biết uống trà đúng cách, bớt đi sự thần thánh nhưng hiểu thêm những công dụng không ngờ.

    Trà đạo
    Đạo là hồn của trà, phần hấp dẫn và bí ẩn, nhưng ở đây mình sẽ trình bày một cách trực quan và đơn giản nhất để các bạn có được phân định đúng đắn trước khi khám phá sâu hơn.

    Nguồn : Tài liệu giảng dạy trà nô của traviet.com
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/6/17
    hailam2009, THIÊN_VINH, maithuyanh02054 others thích điều này.
  18. Trác Phong

    Trác Phong Chánh tổng

    Trà Là Gì ?

    Nếu Châu Âu tự hào về rượu như đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Phương Tây, thì Phương Đông có trà, là đồ uống thuần khiết nhưng phong phú về hương vị, tinh tế và đòi hỏi người thưởng thức phải có sự nhạy bén của các giác quan. Trà là đẳng cấp của hương vị Châu Á.


    Chắc chắn bạn đã nghe nói hoặc đã từng uống trà, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì rất nhều người thường có những hiểu lầm rất căn bản về trà. Ở đây tôi sẽ giải đáp cho bạn rất ngắn các kiến thức mấu chốt nhất về trà.

    Cây trà
    Trà là thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nước. Tất cả các loại trà trên thế giới đều được làm từ một loại cây, gọi là cây trà (Cemellia Senensis), mọc trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Mặc dù là loài thân gỗ nhưng khi canh tác người ta thường trồng trà thành luống và liên tục đốn cắt để cây chỉ thấp ngang bụng, dễ thu hoạch búp và cho năng suất cao.

    Trà vằng, trà vối, trà atiso, trà cung đình Huế… không phải là trà vì không làm từ cây trà.

    Làm trà như thế nào?
    Trà được làm từ các búp non của cây trà, trải qua 5 bước chế biến để tạo ra thành phẩm là trà khô.

    1. Hái : thu hoạch búp trà, thường gồm 1 lá non đang còn cuộn và 2 lá liền kề (1 tôm 2 lá).
    2. Làm héo: làm búp trà mềm đi, có nhiều cách làm tuỳ vào loại trà thành phẩm muốn làm: phơi héo dưới nắng, xào trên chảo, luộc.
    3. : Làm dập búp trà, phá vỡ các tế bào để giải phóng các hợp chất trong lá trà, bằng cách vê trên tay, cán, vò hay ép, quá trình này tạo cho trà thành phẩm có nhiều hình thù khác nhau (dẹt, sợi móc câu, tròn viên…)
    4. Oxy hoá: Đây là quá trình tự nhiên khi búp trà được hái, các enzym sẽ tác động với oxy, nó diễn ra trong quá trình làm héo, vò và ủ ngắn. Quá trình oxy hoá sẽ ngưng khi phá huỷ enzym bằng nhiệt (xào, luộc) và làm khô (sấy). Việc kiểm soát độ oxy hoá sẽ tạo ra các loại trà khác nhau, quá trình này tạo ra các hương vị phong phú của trà thành phẩm.
    5. Sấy: Triệt tiêu nước, ngưng hoàn toàn quá trình oxy hoá và định hình sợi trà thành phẩm.

    Trong công nghiệp người ta còn sử dụng phương pháp CTC, chủ yếu để chế biến trà đen túi lọc.
    Các loại trà khác nhau
    Tuỳ vào cấp độ oxy hoá khác nhau mà trà được phân thành 3 nhóm chính:
    1. Trà xanh: không oxy hoá
    2. Trà Ô Long: oxy hoá một phần
    3. Trà đen: oxy hoá hoàn toàn
    Ngoài ra cũng có một số loại trà được xếp riêng vì được chế biến theo một số cách đặc biệt như: Trà trắng (chỉ phơi khô dưới ánh nắng), Trà Phổ Nhĩ (lưu ủ cho trà lên men trong nhiều năm). Sự khách nhau về giống trà, nơi trồng, mùa hái, phương pháp thực hiện 5 bước chế biến sẽ tạo ra hàng nghìn loại trà cụ thể khác nhau với các mùi vị cực kỳ phong phú.
     
    hailam2009, Tịnh_Đế, maithuyanh02055 others thích điều này.
  19. Chắn thủ Vương gia

    Chắn thủ Vương gia Tiêu Dao Hội

    Sản xuất Trà ở Tân Cương xưa và nay
    Trà Tân Cương danh trà đất việt nổi tiếng khắp cả nước,nhưng chắc cũng không ít lần bạn thắc mắc trà tân cương ngon như vậy nên sản xuất trà ở Tân Cương chắc cầu kỳ lắm.

    Nhân hôm nay nhàn tản ngồi pha ấm Trà Móc Câu Tân Cương ta cũng bàn luận về sản xuất trà ở Tân Cương xưa và nay .

    Đầu tiên là sơ bộ cách làm trà của người dân vùng Tân Cương xưa :
    Nói là xưa nhưng thực ra cũng không như trong trong truyện cổ tích là xưa thật là xưa đâu các bạn ạ , vì vùng Trà Tân Cương mới được hình thành cách đây chưa đến 100 năm và giống trà có nguồn gốc từ vùng trà Bạch Hạc – Phú Thọ vì thế giờ mới có tên một dòng trà đặt tên là Trà Bạch Hạc là vì thế . Thực ra những điều ta bàn về cách làm trà của người Tân Cương xưa cũng chỉ là bản thân tôi được các cụ cao niên ở vùng Trà Tân Cương kể lại chứ cũng chưa được một lần diện kiến cách làm trà này, Cụ thể như sau :

    đầu tiên là cách trồng trà cũng khác bây giờ những cây trà tân cương xưa được tạo tán lớn hơn bây giờ nhiều to như cái nia ( theo cách gọi miền bắc ) và cao tầm ngang ngực thậm chí trẻ con có thể trèo lên tán mà nằm cũng được . Sau đó là cách hái trà thì cũng một tôm 2 lá như chúng ta ngày nay và chọn hái lúc trời khô ráo,không bị nắng gắt . Trà hái về được tãi ra sàn sạch và cho vào sao ngay càng sớm càng tốt nếu không sẽ bị lên men làm đỏ nước các cụ gọi là trà sao suốt .





    [​IMG]
    trà tươi mới hái về

    [​IMG]
    sao trà bằng chảo gang ở Tân Cương



    Các cụ nhà ta ngày xưa sao trà bằng chảo gang và đánh hương bằng chảo đồng,do làm bằng chảo nên sản lượng mỗi lần làm cũng không được nhiều như ngày nay nhưng bù lại chất lượng trà rất tốt. Cũng vì dùng chảo gang là chính khá là vất vả nhất là các bà các chị lúc sao phải ngồi dựa một bên hông vào chảo để sao nên các cụ kể lại là tuyển vợ phải kiếm cô nào bên hông chai cứng thì chứng tỏ cô ấy hay lam hay làm.chuyện vui vậy thôi dù dùng chảo hay máy thì quy trình cũng phải qua các bước sau đây :

    - Làm héo trà hay kỹ thuật còn gọi là diệt men : cho lá trà tươi vào chảo dùng lửa lớn xào trà liên tục đến khi cánh trà tươi mềm ra bẻ ngang mềm oặt không gãy để đến khi vò không vị vụn là đạt yêu cầu

    - Vò trà : cho trà đã làm héo đang rất nóng ra cái nong hay nia lớn rồi dùng tay vò cho lá trà dập và xoăn lại đây là phần quyết định cánh trà có nhỏ đẹp hay không là do tay nghề người vò

    - Sao khô : cho trà đã vò vào chảo gang sao cho đến khi khô lúc này không được dùng lửa lớn mà phải dùng lửa vừa phải nếu không dễ cháy trà,sao cho đến khi cánh trà khô,màu đen thơm nhẹ là đạt yêu cầu, ta lại đỗ trà ra nong tãi mỏng để trà nguội thường thì độ ẩm của trà khô đạt yêu cầu là 3 đến 5%

    - Xảy mạt trà : công đoạn này cũng rất quan trọng là sàng bỏ các mạt trà nếu không lúc đánh hương mạt trà sẽ cháy khét làm hỏng cả mẻ trà

    - Đánh hương : đây là công đoạn tạo ra hương vị đặc trưng của trà Tân Cương và là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm lâu năm nếu không sẽ rất dễ cháy trà . Ở công đoạn này nhà nào có điều kiện sẽ dùng chảo đồng vì chảo đồng kiểm soát nhiệt tốt hơn chảo gang, lửa lúc đánh hương thì thì phải dùng than hồng thôi chứ không được dùng lửa lớn.

    Có người nói là ở công đoạn đánh hương này để làm cho trà có màu mốc phần trắng bao phủ cánh trà thì người ta dùng bẹ chuối bôi đều lên chảo cái này thực ra là bí quyết từng gia đình nên chưa được kiểm chứng .

    Tiếp đến ta cho chảo lên bếp làm nóng chảo cho trà khô vào sao đều tay đến khi ngửi thấy mùi hương thơm cốm của trà bốc lên cánh trà phủ lớp mốc cau là đạt yêu cầu . nói thì dễ vậy thôi chứ khó lắm nên người đánh hương thường là người có kinh nghiệm làm trà nhất trong gia đình .

    - sàng xảy mạt trà và đóng gói : công đoạn cuối là sàng xảy mạt trà lần nữa và đóng gói bảo quản . ngày xưa chưa có túi nilon nên các cụ nhà ta thường chứa trà chưa đánh hương vào chum nút lá chuối khô đạy kín đến khi nào giao hàng cho khách mới bỏ ra đánh hương để trà đến tay khách hàng được tốt nhất .

    Sau thời kỳ dùng chảo đồng và chảo gang thì có một thời kỳ bao cấp người tân cưng dùng một miếng thép lớn xây bo xung quanh làm chảo và lúc xào thì dùng một cái cào lớn để xào trà . nghe các Bác các chú ở Tân Cương kể lại thì cách làm trà này cũng cho trà chất lượng rất tốt,sản lượng một mẻ tốt hơn chảo gang . Có Bác còn nói vui thời kỳ ngăn sông cấm chợ này bán trà phải đút vào trong bụng đi bán giấu khách hàng thì tranh nhau mua không có mà bán . May quá giờ thì alo một cái có người đen trà đến tận nhà chỉ sợ không có tiền mua thôi vì trà ngon đâu có rẻ .

    tiếp tục ta bàn đến cách làm trà của người Tân Cương ngày nay :
    Ngày nay do yêu cầu về sản lượng lớn nên người dân tân cương dùng nhiều loại máy xào trà và chảo gang với chảo đồng gần như tuyệt chủng, chỉ còn lại loại chảo gang chạy điện nhưng cũng không phổ biến lắm . Nhưng vì máy móc sản xuất trà đâu có rẻ nên giờ ta vào nhiều gia đình ở Tân Cương mặc dù nhà có cả vườn trà to nhưng phải chạy sang hàng xóm xin trà khô tiếp khách vì chảo bán sắt vụn hết rồi còn đâu làm gì có gì mà xào trà . Vườn trà thì chỉ bán lại trà tươi cho các chủ lớn , buồn ghê !!!



    [​IMG]
    sao trà bằng lồng



    Máy xào trà bây giờ chủ yếu là loại làm bằng inox nhìn y chang cái máy trộn bê tông đốt bằng than củi người ta hay gọi là sao lồng và có hệ thống thông gió rất tốt nên trà thành phẩm ít khi bị ám mùi khói như xưa . Nhà nào giàu hơn thì mua loại máy cũng có hình dáng như vậy nhưng đốt bằng ga và điều chỉnh nhiệt độ bằng bảng điều khiển điện tử, loại máy này khá là đắt máy mới cũng hơn 130 triệu một chiếc nhưng được cái trà làm ra chất lượng rất tốt vì kiển soát được nhiệt độ cực tốt trà khó bị quá lửa hơn .



    [​IMG]
    vò trà

    [​IMG]
    Trà Tân Cương sau khi vò

    [​IMG]
    trà khô chưa đánh hương vừa ra lò



    Công đoạn vò trà giờ cũng có máy vò,vò máy này rất dễ chỉ cần canh đúng thời gian vò là được tùy theo yêu cầu cánh trà to hay nhỏ , nên việc cho trà vào máy vò thường lại do trẻ em làm còn đánh hương với xào trà là việc của các ông bố .

    Tuy dùng máy nhưng các bước hái trà ,sao trà cũng giống như các cụ nhà ta xưa chỉ thêm cái nữa là công đoạn bảo quản trà giờ có máy hút chân không, loại máy lớn có thể hút được túi 50kg một lần không sợ trà bị ẩm nữa .

    Đến đây chúng ta có một câu hỏi lớn là :

    Sao trà theo cách cũ dùng chảo gang với sao lồng cách này cho trà thành phẩm ngon hơn ?
    Câu hỏi này khá là khó trả lời vì phụ thuộc vào cảm nhận của từng người , nhưng sau khi tham khảo ý kiến của mọi người được nếm thử cả 2 loại trà được sao bằng 2 cách khác nhau trong hội thi sao trà tổ chức hàng năm ở Tân Cương thì thực sự là không khác nhau thậm chí sao bằng máy loại hiện đại còn cho trà ngon hơn do không bị mùi khói ám vào trà. Nhưng có người còn nói ngày xưa bao cấp ngăn sông cấm chợ trà ngon hiếm như sao sa chủ yếu là trà bồm nên có được một ấm trà móc câu là tuyệt đỉnh,miếng ngon nhớ mãi ,và cái này đúng là kỷ niệm khó quên nên cái gì ở quá khứ ăn sâu vào tiềm thức thì bây giờ dù có ngon đến đâu cũng không bằng được ngày xưa. Kiểu như các bác bộ đội về hưu cứ bảo lương khô bay ngày xưa ngon hơn bây giờ bán ở siêu thị nhiều là vì thế . Vậy nên mọi sự so sánh chỉ là tương đối .

    Bây giờ chúng ta đã có cái nhìn khái quát về cách sản xuất trà ở Tân Cương , hẹn gặp lại các bác ở các bài viết sau về Trà Tân Cương em phải uống trà tiếp không thì nguội ngắt mất .
    Thuanviettra.
     
    THIÊN_VINH, Tịnh_Đế, Trác Phong4 others thích điều này.
  20. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    " Thu hết, đông sang, chờ xuân mới
    Lời hẹn ngày tháng cứ vời vợi
    Vẫn nói tùy duyên hữu tương ngộ
    Trà ướp sương sen sắp hỏng rồi..
    "

    Thơ mày làm rất hay !
    Cảm ơn, tao cũng nhớ mày lắm ! Cũng muốn chia sẻ với anh em về cái thú thưởng trà của ông cha nhưng chưa có thời gian để viết một cách rõ ràng, tỷ mỉ...

    nguyen-tuan-tang-thach-lam.
    Bộ ấm chén Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam

    Còn chuyện cùng nhau uống một ấm trà cho đúng nghĩa thì nhất định rồi. Còn rừng xanh, lo gì không có củi đốt phải không bạn !
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 6/6/17
    open lock, THIÊN_VINH, thainguyentr10 others thích điều này.