Ta đến vườn thơ góp nụ cười Ươm tình kết bạn hẹn xuân tươi Bên nhau hỷ lạc nhiều chia sẻ Bỏ những sân si lắm gọi mời Trí nhẹ lo gì lòng khúc khuỷu Tâm lành chả ngại dạ đầy vơi Trăng thanh gió mát vui bằng hữu Ngày tháng tiêu dao sướng nhất đời Nhắc đến Tiêu Dao không thể không thể không nghĩ đến Cầm - Kì - Thi - Họa và các vui thú khác như Trà , Tửu... Thể theo nguyện vọng của các thành viên Tiêu Dao Hội và bạn bè trên sandinh.com . Nay TDH lập ra vườn thơ này để mọi người cùng tham gia post những câu thơ, bài thơ tâm đắc. Cùng nhau xướng - họa , ngâm - vịnh, bình - luận . Điểm đặc biệt của vườn thơ Tiêu Dao là : - Không phân biệt thơ tự sáng tác hay sưu tầm . - Không phân biệt chủ đề, thể loại. - Sẽ có phần thưởng 10m Bảo cho câu thơ hay bài viết nào nhận được đủ cả 3/5 phiếu like của 5 người : @Nguyễn Tiểu Thương @bến đò xưa @maithuyanh0205 @Mạnh Đức @Tịnh_Đế - Thỉnh thoảng TDH sẽ treo giải bình thơ về một tác phẩm nào đó. 3 lời bình hay nhất sẽ được tặng tương ứng với 30, 20 và 10m Bảo. Trinh nguyên những nụ hồng đào Trăm con bướm mộng bay vào vườn thơ Bên nhau hoa - bướm nhởn nhơ Cùng nhau dìu đến Cõi Mơ đang mời Tình yêu đang đến đây rồi Hồn hoang lạc lối...trao lời kết giao Duyên xinh, tình thắm ngọt ngào Nồng nàn say đắm...quên bao ưu phiền Bướm anh đôi cánh thần tiên Đưa em bay khắp mọi miền trần gian Tình thơ trải khắp mây ngàn Dâng đầy Cõi mộng ngập tràn Bến mơ Trân trọng !
Tiêu sái Lạc bước mơ hoa chốn bồng lai Khoái cảnh thiên thai tránh bụi trần Dao Trì Hằng Nga giai Hậu Nghệ Tiêu sầu nâng chén tựa song quyên.
XUÂN VỀ Nguyễn Bính Đã thấy xuân về với gió đông. Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm thắm khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt niệm nam mô.
Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh – Hoài Chân đã có những nhận xét rất tinh tế về Nguyễn Bính “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê...Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Bài thơ “Xuân về” đúng là một minh chứng.
Thơ Nguyễn Bính đậm chất quê, thắm chất dân ca. Còn @maidep như một cô gái bước ra từ thơ Nguyễn Bính vậy. Có người học theo lối người xưa hay dùng từ : " trận " khi nói về gió xuân - mùa xuân trong cả văn lẫn thơ. Hương xuân dẫu có đậm đà, sắc xuân dù có tươi thắm thật nhưng sợ gió to quá, liệu có nhạt phai ít nào ? Sợ lắm, tiếc lắm chứ phải không người ! " Em có nghe trời vào xuân chưa Bên sông từng giọt nắng vàng chợt lưa thưa.. " Doanh Muội ngưỡng mộ Tào Tháo e rằng giống như uống trà nước một vậy. Maidep mới là nước hai. Người xưa nói trà nước một như gái 18, đẹp nước nhưng nhạt vị. Trà nước hai mới đằm thắm, đậm đà như gái một con vậy !
"Từ ngày ăn phải miếng trầu Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu tương tư" maidep với em như một người chị, còn anh thì khác... cái nick em tặng anh nói lên tất cả, anh ngốc nghếch quá! Mà từ qua tới giờ không trả lời em nhé !
Cuộc đời có có không không Tỉnh ra..mơ tiếp...vòng vòng cho vui Đời xây từ những ước mơ Người say vì những câu thơ mộng tràn
Dâu bể Thân gái dặm trường nơi xứ Biển Phòng không đâu ngại nỗi truân chuyên Nhung nhớ em gửi miền ký ức Thỏa lòng ước mong bến gặp thuyền.
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo, Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ??? Vẫn vườn chuối gió lao xao Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền... Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người ! Vườn suông trăng nở nụ cười Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau. Giữa đời vàng lẫn với thau Lòng tin còn chút về sau để dành Tình yêu nên vị cháo hành Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi ! Lời bình Phạm Ngọc Thái Vào một đêm trăng. Gã Chí Phèo đi ăn vạ về say khướt vì rượu, khật khưỡng qua vườn chuối. Ả Thị Nở dở người đang nằm ngủ say sưa ở đó. Gió đêm từ bờ sông thổi về mát rượi. Ánh trăng dọi xuống soi lên người ả, trật cả chiếc yếm cùng lớp da trắng hởn. Chí Phèo, một gã điên khùng từ lâu đã tưởng không còn ý thức gì về sự vui thú, bỗng lúc này lòng khát khao được sống đầy đủ lại bùng lên trong gã ? Gã mê man nhìn Thị Nở và tiến đến... Thế rồi, cả người gã đè lên thân thể ả. Ả kêu, nhưng Chí Phèo lại còn kêu to hơn. Trong làng, ngoài nước, ai còn lạ gì cái thằng Chí Phèo hay ăn vạ ? Nên nghe tiếng kêu của gã chẳng ai buồn đến. Mới lại, tiếng kêu của Thị Nở cũng chỉ là tiếng kêu của một mụ đàn bà đang thỏa mãn, thích thú vì... được yêu ! Để rồi sau đó, người ta nghe thấy cả hai giọng cười sung sướng đã phát ra từ cái vườn chuối ấy... Gặp lại vườn chuối xưa, trong một chuyến về thăm quê hương của cố nhà văn Nam Cao - Ở làng Đại Hoàng ( tức làng Vũ Đại trong chuyện ), thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Vẫn bên con sông Châu ngày đêm thao thiết chảy. Tâm hồn nhà thơ Lê Đình Cánh đã rung lên. Cứ như anh đang hồi tưởng lại một tình sử nào đó, chứ không phải là cuộc tình của " Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. " kia !? Cảnh quê trong thơ anh trào ra bồi hồi, tha thiết : Vẫn vườn chuối gió lao xao Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền... Đó chính là cảm tác dẫn dắt nhà thơ viết lên "Trăng nở nụ cười " này. Anh không đi vào diễn tả tấn bi kịch xã hội như trong chuyện Chí Phèo, chỉ xoay quanh cuộc tình trăng gió... mà đề cập về giá trị tình yêu đối với đời sống con người. Nếu đoạn thơ đầu mới chỉ là cảm xúc khi nhà thơ gặp lại tình và cảnh cũ - Thì sang đoạn thứ hai, đoạn thơ cốt lõi, trung tâm của toàn bài. Tác giả đã khoáy sâu vào để khẳng định về chân giá trị của tình yêu ấy : Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người ! Hai chữ "thành người" ở đây có thể hiểu: Tình yêu đã biến đổi kẻ xấu trở nên người tốt, ác hóa thiện, thằng điên loạn Chí Phèo trở nên hiền lành, ả ngớ ngẩn dở hơi như Thị Nở cũng thành phúc thảo, thiết tha. Đó chính là ý nghĩa hoàn lương sâu sắc của tình yêu gái trai, trong mối quan hệ xã hội và con người. Đọc đến câu thơ : Vườn suông trăng nở nụ cười... Ta thấy rõ thái độ cảm đồng của nhà thơ về cuộc tình Thị Nở - Chí Phèo đó. Thời ấy, tầng lớp thống trị đã đẩy chúng ra khỏi lề cuộc sống như một quái thai. Một cuộc tình không luật pháp công nhận. Ấy vậy mà, với tính chân thiện và lương tri... nhà thơ đang ca ngợi chúng. Hai chữ " vườn suông..." mà thật đầy hương vị. Cả đến bóng trăng còn... " nở nụ cười" . Cảnh tình trở nên huyền ảo, rung rinh. Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau... Cùng với câu thơ: Khi tình yêu đến bõng nhiên thành người! - Tạo thành hai câu thơ hay nhất bài. " Tan chảy vàng mười trong nhau..." là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết tựa thiên thai. Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán. Chúng trao nhau hết thảy, trái tim cùng thể xác lẫn linh hồn. Tình yêu ấy tự nguyện và khát vọng ! Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tình yêu, nhưng được phát triển từ chuyện đến đời một cách khái quát, hàm súc. Đoạn thơ cuối được tác giả đúc rút ra qua thực tiễn, những ý nghĩa về tình yêu - cuộc sống : Giữa đời vàng lẫn với thau Lòng tin còn chút về sau để dành Tình yêu nên vị cháo hành Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi ! Ngẫm ra: thì đời nào, thời buổi nào... "vàng lẫn với thau " cũng có. Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim! Chỉ có "tình yêu trái tim" mới đầy đủ khả năng hoàn thiện, dẫn dắt nhân tính con người cùng xã hội tốt đẹp hơn ! Đó chính là nhân sinh quan của nhà thơ và cũng là tính nhân bản trong thi ca. Khi ta đã có một tình yêu thực sự trong nhau... thì : Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi! Bài thơ "Trăng nở nụ cười" đã được kết thúc ở đó, một cách rất... "hương vị cháo hành", mà thấm đầm nghĩa tình chốn nhân gian.
Chuyện tình Hậu Nghệ và Hằng Nga có nhiều giai thoại các nhau nhưng tựu chung là buồn vì kết cục mỗi người mỗi nơi. Tiêu Sái của Tịnh Đế cũng vậy ! Bên nhau ở cái chốn bồng lai tiên cảnh ấy cớ sao hai người vẫn phải " nâng chén tiêu sầu " ? Hai người đã cùng nhau bước đến cái ngưỡng cửa để trở thành thần tiên. Trong Tam Thế bất cứ ai muốn đăng thiên đắc đạo, khi lên trời đều phải bái kiến Mộc Công ( Đông Vương Công ), sau là bái kiến Kim Mẫu (Tây Vương Mẫu) mới có thể lên chín tầng mây và nhập vào trong Tam Thánh. Dao Trì hay Dao Trì Cung là nơi ở của Tây Vương Mẫu, nơi có vườn đào tiên có thể giúp con người ta trước trường sinh bất tử sau thành tiên , thánh... Chữ " Sầu " ở câu 4 đánh sập tất cả , làm lu mờ cả chốn thiên thai. Đứng trước ngưỡng cửa cuối cùng, hai người chợt nhận ra, nếu bước tiếp họ sẽ phải rời xa nhau, sẽ mất nhau mãi mãi vì thiên qui. Niềm vui thành tiên thánh chẳng thể khỏa lấp lỗi buồn mất đi khả năng luyến ái của người trần. Cảm ơn tác giả, vì đến cuối cùng , dù đã lạc vào chốn bồng lai tác giả vẫn nhắc ta nhớ một điều quí giá hơn tất cả : tình yêu giữa người với người . Tình yêu mới là thứ vô giá, mới là khát vọng cao quí , đáng trân trọng nhất của con người . Nói ra điều này, nhắc người ta nhớ đến điều này, hẳn tác giả phải có trái tim rực cháy yêu thương và một khát vọng yêu đương vô bờ bến ! Thật đúng là : " Trời xanh xanh mãi vô tình Cho nên trời chẳng như mình già đi Vô tình trẻ mãi làm chi Hữu tình dẫu có già đi cũng tình "
Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau : - Đầu đề: Xuân Khuê - Hạn 5 vần : chờ - hờ - thưa - tơ - thơ - Phải dùng 19 chữ : một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc. Sau đây là bài thơ Nôm họa hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh : Xuân Khuê " Một mong hai đợi bốn ba chờ Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ Nửa gối năm canh gà gáy giục Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ Chín khúc bên lòng vạn mối tơ Ngàn trượng thành sầu đo thước khó Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ ".
Đầu xuân thấy cổng vườn thơ Tiêu Dao Hội mở, lòng rạo rực muốn làm vài bài thơ về xuân đóng góp cho vườn thơ của TDH thêm màu sắc. Chúc các hội viên TDH và toàn thể thành viên Sân Đình một năm mới mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui. Hiểu xuân 1 Xuân về cũng hiểu đã qua đông Lỡ xuân được hiểu lỡ vợ chồng Mưa xuân ngầm hiểu nồng ân ái Sắc xuân xưa hiểu sắc má hồng Hiểu xuân 2 Xuân về cháu hiểu có món đông Lỡ xuân chị hiểu tết vắng chồng Mưa xuân cụ hiểu thêm mềm đất Sắc xuân ai hiểu sắc pháo hồng
Thông Báo ( V/v treo giải Bình thơ của Tiêu Dao Hội ) Tiêu Dao Hội trân trọng kính mời các chắn thủ yêu thơ trên sandinh.com vào bình bài thơ : Xuân Khuê " Một mong hai đợi bốn ba chờ Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ Nửa gối năm canh gà gáy giục Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ Chín khúc bên lòng vạn mối tơ Ngàn trượng thành sầu đo thước khó Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ ". Ba lời bình hay nhất sẽ được TDH tặng 3 phần quà tương ứng là 30.20 và 10m Bảo. Bảo chỉ là chuyện nhỏ, cái quan trọng là chúng ta có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình, cùng nhau trau dồi vốn từ để cảm nhận thơ văn tốt hơn ! Trân trọng !
Bình bài thơ: XUÂN KHUÊ (Phan Mạnh Danh) " Một mong hai đợi bốn ba chờ Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ Nửa gối năm canh gà gáy giục Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ Chín khúc bên lòng vạn mối tơ Ngàn trượng thành sầu đo thước khó Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ ". Trước hết, tôi xin mạn phép nói một chút về “Họa hạn vận”. Họa hạn vận là phải họa theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể họa hạn vận nầy khác với thể “Họa phóng vận”. Họa phóng vận là họa theo bài xướng. Họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa. Có thể nói đây đúng là bài thơ nôm họa hạn vận xuất sắc của Phan Mạnh Danh khi lão thi sĩ đã đảm bảo toàn bộ yêu cầu của người ra đề. Cả bài thơ là nỗi lòng, tình cảm nhớ thương, sầu muộn da diết của một người con gái xuân thì sống câm cung nơi khuê phòng . Nhà thơ khéo léo dùng những từ đồng nghĩa: “mong”, “đợi”, “chờ” và những số từ: “một”, “hai”,“ba”…để diễn tả nỗi nhớ với nhiều cung bậc khác nhau. Nỗi nhớ chàng triền miên, dằng dặc, lê thê, day dứt, bồn chồn, lo lắng… Nỗi nhớ vừa cụ thể vừa trừu tượng, đầy ắp, thường trực trong lòng cô gái suốt ngày đêm. Lúc thì nhớ “hẹn đêm trăng” , có lúc lại nhớ “nửa gối năm canh", có ngày trông “ nhạn tin thưa” và có cả trăm lần khóc ướt “đôi hàng lệ”, rồi ngổn ngang “vạn mối tơ” lòng .Thật xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ cô đơn, buồn nhớ , sầu khổ của người khuê phụ đang phải nếm trải . Phép đối khá chỉnh ở phần thực và phần luận cũng góp phần diễn tả nỗi nhớ trong niềm thao thức và nỗi sầu muộn của cô gái càng sâu sắc, não nùng: "Nửa gối năm canh gà gáy giục Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ Chín khúc bên lòng vạn mối tơ” Tấm lòng và nỗi nhớ thương da diết của người khuê phụ là nghìn vàng cao quý gửi đến tình lang. Nghìn vàng ấy không chỉ là tấm lòng thương nhớ mà còn chính là tấm lòng thủy chung son sắt: “Ngàn trượng thành sầu đo thước khó Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ ". Mặc dù ở xa nhưng đôi mắt, tâm trí, tư tưởng, tình yêu … của người khuê phụ luôn nghĩ đến người yêu . Trong cuộc đời người phụ nữ ấy, tình yêu, sự chung thủy là bất diệt. Như trên tôi đã nói, đây đúng là bài thơ nôm họa hạn vận xuất sắc của Phan Mạnh Danh khi lão thi sĩ đã đảm bảo toàn bộ yêu cầu của người ra đề.Tuy nhiên bài thơ cũng còn bị hạn chế ở cách dùng từ cổ theo lối ước lệ. Bản thân thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã bị gò bó.Vì cần đảm bảo theo đề thi nên từ ngữ của bài thơ này càng bị gò bó nhiều hơn khiến câu thơ đôi chỗ không tự nhiên. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn vườn thơ Tiêu Dao Hội đã đưa ra thi bình về bài thơ này của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh- một “nhà nho thuần nho” tài tử có sự gắn bó thân thiết với Nam Định, quê tôi. Ông đã từng bị người đời quên lãng một thời gian.Đó là một sự không công bằng đối với ông.Bởi vì ông chính là người bác nhịp cầu làm mờ đi vết đứt gãy giữa hai giai đoạn văn học, giữa thơ cũ và thơ mới bằng hàng loạt các trước tác của mình.
Lời bình bài thơ: XUÂN KHUÊ (Phan Mạnh Danh) Phan Mạnh Danh (1866-1942) là nhà nho tài tử, đa tình. Trong những sáng tác của mình,ông đã có công âm thầm gạn lọc lấy những tinh hoa văn hóa dân tộc đang dần bị mai một. Bài “Xuân khuê” là bài họa hạn vận độc đáo của Phan Mạnh Danh.Bài thơ được làm theo đề tài “Khuê phụ”- một đề tài khá phổ biến trong thơ xưa.Cụ thể ở đây là tâm trạng, tình cảm của một tiểu thư khuê các quen sống cấm cung chốn khuê phòng. “Xuân khuê” có nghĩa là “buồng xuân”. Đặt trong ngữ cảnh bài thơ, có lẽ đây là buồng của cô gái đang tuổi xuân thì vào thời điểm mùa xuân. Mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.Thế mà người con gái phơi phới xuân tình lại đang phải sống trong cảnh phòng khuê đơn chiếc.Trong hoàn cảnh ấy, nỗi nhớ người yêu của cô gái trào dâng lên ào ạt tầng tầng, lớp lớp: " Một mong hai đợi bốn ba chờ” Liên tiếp các số từ: “một”, “hai”, “ba”, “ bốn” trong một câu thơ gợi lên nỗi nhớ thương, mong đợi triền miên, liên tục, đằng đẵng…dường như là vô tận.Thế nhưng nàng chỉ được đáp lại bằng: “Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ” Lời thơ hay đó chính là lời than thở, oán trách. Thật uổng cho tấm chân tình, cho nỗi nhớ mong của cô dành cho người con trai trong mộng. Nỗi nhớ cứ dày vò, hành hạ cô gái quen sống cấm cung, quen sống trong cảnh cửa đóng then cài suốt đêm ngày: “"Nửa gối năm canh gà gáy giục Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa” Phép đối rất chỉnh ở hai câu thực đã góp phần thể hiện nỗi nhớ sâu đậm tận đáy lòng cô gái. Đó còn là sự thấp thỏm, thao thức, khắc khoải, mong chờ, hi vọng suốt “năm canh”, “sáu cánh”. Đến hai câu luận sự nhớ thương của cô gái đã thành nỗi sầu tủi: "Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ Chín khúc bên lòng vạn mối tơ” Thật thương cảm cho cô gái xuân thì phải sống trong cảnh phòng không gối chiếc, sầu lẻ bóng với những dòng lệ tuôn rơi và vạn mối tơ lòng không biết bày tỏ cùng ai.Cô chỉ biết gửi gắm tâm tư vào những vần thơ: “Ngàn trượng thành sầu đo thước khó Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ ". Bài thơ vẻn vẹn chỉ có 56 chữ mà 19 chữ đã bị gò bó vào khuôn khổ, yêu cầu nên ý thơ ít nhiều cũng kém thanh thoát.Mặc dù vậy, đây vẫn là một bài thơ hay.
Tôi không có thời gian để bình, có cái tật mê nhạc, người đời thường hay bình theo kiểu xướng họa, nay tôi bình theo kiểu xướng ca xem sao ! Xướng ca 1: Nỗi Buồn Gác Trọ Gác lạnh về khuya cơn gió lùa Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt Lá vàng nhè nhẹ đưa Tưởng như bước lê hè phố Có người con gái buông tóc thề Thu về e ấp chuyện vu quy Khoác lên tà áo màu hoa cưới Gác trọ buồn đơn côi Phố nhỏ vắng thêm một người ĐK: Bâng khuâng gác vắng khêu tim đèn đêm Nhớ nhung đi vào quên Sông sâu cố nhân ơi đi về đâu Gửi hồn chìm vào đôi mắt Ái ân chưa trọn để ngàn đời nhớ nhau Phố nhỏ đường mưa trơn lối về Trăng sầu nhân thế đọng trên mi Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ Nỗi niềm đầy lại vơi Mỗi mùa tiễn đưa một người ! Xướng ca 2: Từ Đó Em Buồn Từ biệt nhau đi giữa mùa trăng xẻ đôi lúc tình mới thành lời Trông nhau lần cuối, nước mắt tuôn mặn môi nước mắt chia đôi đời Bóng anh khuất sau đồi, lúc mây tím giăng trời Lúc giông tố tơi bời, lúc đường đời ngăn đôi Đường đời ngăn đôi để một người sầu lên môi Nên từ đó em buồn Tạ từ anh hứa đến tròn hai mùa Xuân sẽ về nối lời thề Xuân qua hè tới, thấm thoát đã mười đông không tin thư đưa về Nhớ anh, nhớ vô vàng, nhớ anh nhớ muôn ngàn Nhớ anh đã bao lần mắt nhòe lệ đêm mơ Lệ nhòa đêm mơ, mong đợi người về lau khô Nên từ đó em buồn !