Đình Làng Quê Tôi(Đình An Trì,Cam Lộ,Quỳnh Cư quận Hồng Bàng)

Thảo luận trong 'Văn hóa đình làng Việt Nam' bắt đầu bởi doi_la_the_thoi, 16/12/15.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  3. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. doi_la_the_thoi

    doi_la_the_thoi Chắn Hội Lèo Tôm - Interpol Sandinh

    Đình An Trì, Hồng Bàng
    Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng


    - Lễ hội: 10/2 âm lịch hàng năm: ngày hội làng nông nghiệp, cúng tế thần

    - 13/1: Thánh hoá; 15/1 ngày giỗ Ngô Vương Thái tử

    - 18/4: Ngày giỗ Thành Hoàng Nguyễn Trung Thành

    - 15/9: Ngày giỗ Đức Nam Hải Đại Vương



    Đình An Trì thuộc huyện An Hải cũ, nay thuộc phường Hùng Vương, toạ lạc trên khu đất rộng, cao ráo ven bờ sông Rế. Đình quay hướng Tây Nam, trên nền móng đình cũ còn ghi nhiều dấu ấn kiến trúc mang niên đại nghệ thuật triều Nguyễn đầu thế kỷ 19, hiện còn cây đề cổ thụ, tường hồi trụ đấu xây cất bằng đá xanh, còn 20 trụ đá kê cột đình, đường kính 40cm được xếp từ lối cổng vào.



    [​IMG]


    Theo bản kê khai thần phả, sắc phòng của đình (hiện lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) và lời truyền ngôn của tổ tiên 5 dòng họ đến khai khẩn đất đai tại làng An Trì, làng có 1 ngôi đình và 1 miếu thờ các vị Thành Hoàng có công đánh giặc và chiêu dân lập xóm làng. Đình An Trì thờ Đức Ngô Vương Quyền làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Thái tử Ngô Xương Lập là con trai của Ngô Quyền theo cha đánh giặc, được lập đền thờ tại Đình. Đình còn thờ Tướng công Thọ Như Hầu (ông tên chính là Nguyễn Trí Hoà), là người coi sóc mở mang đất đai, lập làng An Trì, ông là quan điền tỉnh, có đức độ, chính trực.

    Đình An Trì hiện nay được nhân dân tu dựng kết hợp công nghệ mới và vật liệu cổ truyền: bê tông, gốm đá, gỗ tứ thiết kiểu chữ đinh, bái đường 3 gian, cung cấm 2 gian,hai cánh cửa tả hữu trạm nổi hình linh vật quen thuộc: rùa, hạc cỡ lớn. Trước lối dẫn vào cung trong có ban thờ khám, tượng các vị Thành Hoàng.

    Số lượng đồ thờ tự phần lớn là những đồ tế, chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng như Nhang án, mang hình dáng chiến bàn 4 chân, thân chia làm nhiều ô trang trí hình rồng, long mã, rùa đội lá sen, long chầu hổ phục ngậm chữ thọ (thế kỷ 20). Kiệu long đình 1 bộ, 3 pho tượng thờ trong gian cung cấm là Ngô Vương Quyền, NgôVương Thái tử và Nguyễn Trung Thành, cả 3 vị đều toát lên vẻ thần thánh, uy nghi, lẫm liệt, được đặt trong khám lớn. Các di vật khác gồm: 2 bức đại tự có ghi: Vạn cổ an ninh - Đức song thiên địaaaa. 5 câu đối được sơn son thiếp vàng, trong đó có ghi: Đại đức an dân thiên cổ định Công lao hộ quốc vạn niên trườngggg, Vạn niên cổ càn khôn hưng tái tạo Cửu văn nhật nguyệt ánh trùng quang,.vvvv



    [​IMG]


    Hàng năm đình An Trì thường tổ chức lễ hội vào ngày 11/12 âm lịch và 1 số ngày kỵ của các nhân vật lịch sử. 5 dòng họ thường dâng lễ mặn và khách thập phương tới dâng hương tưởng niệm. Trong ngày hội còn tổ chức vui chơi cờ tướng, chọi gà, văn nghệ, v.vvvv phù hợp với quy định của địa phương. Tháng 11 năm 2005, Uỷ ban nhân dân thành phố có Quyết định công nhận đình An Trì là di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.

    Đình An Trì quy không còn nguyên vẹn như xưa nhưng bước đầu Đình đã được các dòng họ và nhân dân tu tạo lại với quy mô nhỏ, rất cần được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền quan tâm cùng các dòng họ và nhân dân khu dân cư An Trì, phường Hùng Vương tiến hành tu tạo, phục hồi với quy mô lớn hơn để giữ gìn và tôn thờ các vị anh hùng dân tộc có công đấu trang giữ nước và xây dựng quê hương.
    Đình Cam Lộ, Hồng Bàng
    Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng


    Lễ hội chính:

    - Ngày 12.02 âm lịch

    - Ngày 12.11 âm lịch (hàng năm) giỗ Thành Hoàng Nguyễn Trung Thành

    Trước kia, Đình Cam Lộ thuộc xã Cam Lộ, huyện Hiệp Sơn, tỉnh Hải Dương, sau thuộc xã Cam Lộ, huyện An Dương, tỉnh Kiến An. Hiện nay, Đình Cam Lộ nằm trên địa bàn phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Đình Cam Lộ thờ hai vị Thành Hoàng: Nguyễn Trung Thành và Dương Đỗ.

    Vị Nguyễn Trung Thành sinh ngày mồng 02 tháng 02. Sinh thời ngài giúp vua nhà Lý đánh giặc Xiêm, sau được phong là Bình Chương Tể tướng. Sau về làng Cam Lộ chiêu dân lập ấp, gây dựng thôn làng. Giặc Xiêm lại sang lần 2, Ngài cầm quân đánh giặc và mất ngày 12 tháng 11. Dân làng ơn Ngài, lập đình thờ làm Thành Hoàng.

    Đình còn phối thờ hai vị Đức Bà là: Lý Ngọc Châu và Trần Thị Hảo. Bà Lý Ngọc Châu sinh ngày 15 tháng 8, mất ngày mồng 05 tháng 5. Bà Trần Thị Hảo sinh ngày 10 tháng 10, mất ngày 10 tháng giêng.

    Sinh thời hai vị Đức Bà có tu ở chùa Hà Lai (giờ là chùa Cam Lộ). Hai chị em cùng tu hành ở chùa ấy, khi dân túng đói thì bỏ gạo tiền giúp dân. Tục truyền khi hai bà mất ở chùa dân làng ai ra cầu gì cũng được ứng nghiệm. Sau dân lập thành đình để thờ.

    Ngoài ra Đình Cam Lộ thờ một vị Đức ông và thổ thần. Hai vị này dân làng thấy linh ứng thì thờ, không có trong lịch sử.



    [​IMG]


    Đình được hiệu sắc từ triều vua Lý, sau cũng được các vua triều Nguyễn là Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định hiệu sắc. Trải qua các giai đoạn lịch sử, ngôi Đình bị tàn phá hư hỏng hoàn toàn. Năm 1995, nhân dân, cán bộ và các dòng họ thuộc khu dân cư Cam Lộ, phường Hùng Vương đã tranh thủ sự giúp đỡ của phường và sự lãnh đạo của các ban ngành thành phố và quận đã vận động nhân dân làm công đức ủng hộ tiền của trùng tu, cải tạo lại ngôi đình khang trang, đẹp đẽ gần được như quy mô trước đây của tiền nhân để lại. Đi đôi với việc khôi phục lại ngôi đình, các lễ hội, phong tục của Đình Cam Lội xưa như lễ hội truyền thống, lễ hạ điền, thượng điền, xôi mới, cơm mớiiii Với các nghi thức cổ truyền và hội làng, với các trò vui dân gian như vật võ, chọi gà, đu quay, các trò chơi như tổ tôm, hát chèo từng bước được khôi phục trong những ngày lễ hội. Với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc, Đình Cam Lộ đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là di tích Lịch sử Văn hoá cấp thành phố (cùng chùa Cam Lộ), theo quyết định số 178/QĐ-UB ngày 28 tháng 1 năm 2005.



    [​IMG]


    Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, qua những lần sửa chữa, tôn tạo, trùng tu, nhưng ngày nay Đình Cam Lộ vẫn giữ nguyên được nét bản sắc văn hoá của Đình Chùa Việt Nam.
    Đình Quỳnh Cư, Hồng Bàng
    Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
    Lễ hội: -12/2 (âm lịch) lễ hội mừng thắng trạn của 2 vị Thành Hoàng

    - 24/4: Giỗ Cụ Cống, người có công cứu làng

    - 24/8: Giỗ Mẫu Quỳnh Hoa người sinh thành 2 vị Thành Hoàng

    Đình Quỳnh Cư là công trình văn hoá, tín ngưỡng của địa phương, xây dựng từ thời Lê - Mạc cuối thế kỷ 16. Trước đây Đình Quỳnh Cư được kiến trúc theo thức chéo đao tàu góc nền nhà có ván sàn. Khuôn viên Đình rộng rãi, có nhiều cây đại thụ to lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cây lớn đã bị giặc Pháp chặt để dễ tầm kiểm soát. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966 1975), Đình được làm kho chứa hàng của công ty Tàu quốc Hải Phòng.



    [​IMG]


    Hiện nay Đình Quỳnh Cư là công trình kết cấu theo kiểu chữ nhị: nhà bái đường gồm 3 gian nhà chính, 2 gian nhà phụ, nhà hậu cung có 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung. Qua những biến thiên của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện tại Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ, bảo tồn được khá nhiều các đồ thờ tự, các di vật cổ quý giá, có giá trị về niên đại, mỹ thuật. Bộ kiệu bát cống bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, 2 mũ thờ dát đồng tạo tác từ thế kỷ 19. Bức đại tự đặt tại gian trung tâm nhà bái đường. 3 bia đá màu xanh, 1 bia được tạo dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 18, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 20. 2 pho tượng Thành Hoàng ngồi trên ngai, mặt vuông chữ điền, tai to và dày, mắt hơi nhìn xuống, hai tay đặt lên 2 gối, chân đia hia. Trên phẩm phục của 2 vị thần được tạo nổi các hình rồng. Tương truyền tôn thờ 2 vị Thành Hoàng là Bá Công và Trọng Công, theo thần tích ghi lại, 2 anh em thường gọi là Lệnh Bá và Chính Trọng con bà Ả Nương. Lên 3 tuổi học hành thông thái, 13 tuổi biết võ nghệ, theo Hai Bà Trưng chiếm được thành Lĩnh Nam được phong ấp đến làng Quỳnh Bảo. Về sau 2 vị qua đời cùng ngày 1/12 được dân làng lập nơi thờ tự (còn tập thần phả ghi bằng chữ Hán). Đình Quỳnh Cư còn phối thờ bà Ả Nương được nhân dân tôn gọi là Mẫu Quỳnh Hoa, người có công sinh thành 2 vị Thành Hoàng. Và ban thờ cụ Nguyễn Văn Cống, người có công cứu dân làng khỏi bộ luật khắt khe của triều đình nhà Nguyễnn, trừng phạt vì có một thành viên trong làng vi phạm làm cả làng liên luỵ. Từ đó cả làng tri ơn.



    [​IMG]


    * Lễ hội truyền thống: Cũng giống như bao miền quê Việt Nam, Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ được không gian lễ hội linh thiêng. Ngày 12/2 âm lịch là ngày lễ hội làng mừng lễ thắng trận của 2 vị Thành Hoàng. Phần lễ có dâng lễ, tế lễ. Phần hội có các trò vui chơi dân gian như: đánh đu, đánh vật, cờ người, chọi gà, v.v ngày nay từng bước được khôi phục. Với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, ngày 16/7/2002, Uỷ ban nhân dân thành phố có Quyết định số 91 về việc đăng ký di tích Đình Quỳnh Cư là Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phốốốố. Hiện nay Đình đang xuống cấp nghiêm trọng, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và thành phố để Đình Quỳnh Cư sớm được trùng tu, tôn tạo.
    Thật vinh dự tự hào, khi nơi tôi sinh ra và lớn lên có 3 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố
    sưu tầm, Vũ Văn Mạnh
    doi_la_the_thoi
    ID: 2887142
     
    cuongmah0911, __Khanhchi__, thanhhuong2511895 others thích điều này.