[Chắn - Express] Blog sân đình

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 7/2/12.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Tại sao tắm biển dễ chết


    Dòng chảy xa bờ


    Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).

    (Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)


    [​IMG] Hình ảnh đã được điều chỉnh kích thước . Kích chuột vào đây để xem hình ảnh rõ nhất . Kích cỡ của hình ảnh là : 655x436.
    [​IMG]


    Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

    Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển. Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

    Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?


    Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

    http://video.google.com/videoplay?do...34235126788273


    Dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

    Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

    Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

    Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.

    [​IMG] Hình ảnh đã được điều chỉnh kích thước . Kích chuột vào đây để xem hình ảnh rõ nhất . Kích cỡ của hình ảnh là : 786x590.
    [​IMG]


    Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

    Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?
    Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
    Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

    · Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.

    · Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

    · Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

    Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

    Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

    Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
    Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.

    [​IMG]

     
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

    · Bình tĩnh. Không hoảng loạn
    · Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
    · Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
    · Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
    · Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
    · Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

    Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

    Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

    Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

    [​IMG] Hình ảnh đã được điều chỉnh kích thước . Kích chuột vào đây để xem hình ảnh rõ nhất . Kích cỡ của hình ảnh là : 767x582.
    [​IMG]


    Lời kết


    Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

    Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.

    Trắc nghiệm

    Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây

    [​IMG]

    (Sưu tầm)
     
  3. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc. Ngày nay, rất nhiều bức ảnh của ông đã được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ.

    Qua những hình ảnh được Philippe Chaplain công bố, người Việt Nam lại có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.

    Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.

    Những hình ảnh này được người Pháp dùng làm bưu thiếp. Vào thời thuộc địa, bưu thiếp là vật dụng rất phổ thông, được dùng làm phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng.

    Khi được giới thiệu tại Việt Nam trong một triển lãm ảnh năm 2010, những bức ảnh khỏa thân kể trên đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới học giả, chủ yếu theo hai luống ý kiến đối lập nhau.

    Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng những bức ảnh này đã được chụp bởi một “tay phó nhòm chuyên nghề chụp ảnh khiêu dâm” với ý đồ chính trị là khai thác những hình ảnh dung tục của người phụ nữ Việt nhằm hạ thấp Việt Nam như một dân tộc thuộc địa thấp kém, đồng thời cũng nhằm lôi cuốn đàn ông Pháp sang phục vụ công cuộc khai thác Đông Dương.

    Luồng ý kiến ngược lại cho rằng, dù không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu dưới con mắt của một nước lớn, nhưng những bức ảnh trên cũng không hề dung tục.

    Đó là những bức ảnh chân thực, giàu tính tư liệu, được được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa. Những bức ảnh này được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.

    Dưới đây là một số hình ảnh khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Nguồn tin: Đất việt[​IMG][​IMG][​IMG]
     
    _Thu Hương_ thích điều này.
  4. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Người mẹ bất hạnh này từng gác lại chuyện tình duyên, một mình bươn chải nuôi hai con khôn lớn, để đến khi ở bên kia dốc cuộc đời lại bị chính con mình hành hạ dã man.

    Sổng 3 con chào mào, con đánh mẹ gãy tay

    Vì chim đánh mẹ gẫy tay

    Ông Hà Văn Xuân, em rể bà Tung bức xúc kể: “Có lần nó dùng dây thép xích mẹ lại như xích một con chó, công an phải cưa ra để giải thoát cho bà”. Ông Nguyễn Bá Linh, nguyên Bí thư chi bộ thôn An Khang cho biết: “Việc anh Xuân đánh mẹ là chuyện thường xuyên đã được chúng tôi báo lên xã nhiều lần. Chính quyền xã Yên Thạch cũng đã giam giữ nhiều lần đối với đối tượng này nhưng chứng nào vẫn tật nấy”.

    Như giadinh.net.vn (báo điện tử của Báo GĐ&XH) thông tin, sự việc đau lòng này xảy ra vào trưa ngày 25/3. Sau khi đi xây mộ giúp một gia đình và được hậu đãi no say, Nguyễn Văn Xuân (SN 1966) con trai bà Tung - trở về nhà thì phát hiện lồng chim 4 con đã sổng mất 3. Sẵn có ma men trong máu, hắn ra sức chửi bới và lao vào đánh mẹ. Cú tát đau điếng khiến người đàn bà ở tuổi gần đất xa trời ngã sóng soài.
    [​IMG]

    Người mẹ bất hạnh này từng gác lại chuyện tình duyên, một mình bươn chải nuôi hai con khôn lớn, để đến khi ở bên kia dốc cuộc đời lại bị chính con mình hành hạ dã man.


    “Có mấy con chim mà mày không trông được cho tao thì mày làm ăn cái gì, mày chỉ biết ăn bám tao”- vừa chửi Xuân vừa túm tóc, xoay bà Tung trên nền nhà và tát tới tấp vào mặt. Chưa hả, hắn còn dùng điếu cày phang liên hồi vào người bà. Gần như không còn chút sức lực để chống trả hay kêu cứu, người mẹ già chỉ còn biết ngồi ôm đầu, cúi mặt và chịu đòn của đứa con trai.

    Chị Nguyễn Thị Bình, hàng xóm của bà Tung cho biết: “Khi tôi chạy sang, thấy bà ngồi giữa cửa, gục đầu trên gối, máu chảy từ đầu xuống lưng. Tay và ống điếu thằng Xuân dùng để đánh cũng đẫm máu”.

    Mặc cho họ hàng xóm ra sức can ngăn, khuyên nhủ nhưng Xuân vẫn cứng đầu: “Không phận sự của các người. Hôm nay, tôi phải cho bà ấy đòn quyết định”. Còn nỗi bất hạnh nào hơn khi chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra muốn kết liễu cuộc đời mình?

    Sau trận đòn thập tử nhất sinh của con, bà Tung bị thương khắp người, toàn thân không còn chỗ nào không thâm bầm tím tái. Hai tay bà đều gãy, chân phải dập ống, chân trái và đầu rách tứa máu. Nói bằng chút hơi rất khẽ, bà rên rỉ: “Toàn thân đau ê ẩm cô chú ạ, muốn nằm cũng không được”. Hiện tại, bà phải nhờ cậy đến anh em họ hàng lo chuyện thuốc thang, cơm nước hàng ngày.

    Theo lời kể của những người xung quanh, đây không phải lần đầu Xuân ra tay với mẹ mình. Thậm chí cả khi không say, hắn vẫn thường chửi và đánh mẹ như một… thói quen. Đã mấy năm nay, cứ mỗi dịp 29, 30 Tết, Xuân lại đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà, đem đốt hết quần áo, chăn chiếu của bà Tung.

    Có hôm hắn đánh rồi túm tóc bà kéo lê trên đường như kéo một chiếc bao tải. Những vết xây xước đến giờ đã thành sẹo trên lưng người mẹ già. Chưa thỏa cơn, Xuân còn bắt mẹ mình phải quỳ xuống van xin “Con xin bố” thì mới tha đòn.

    Cụ bà 73 nuôi “ông con” 46


    Trước đây, bà Tung từng là cán bộ ngành thực phẩm, cái nghề đáng hãnh diện trong thời buổi bao cấp. Và cũng như bao người, bà từng có một mái ấm nhỏ của riêng mình. Có chồng và sinh được hai đứa con kháu khỉnh, một trai, một gái: Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Thị Hương (SN 1971).

    Hạnh phúc vụt tắt khi cuộc sống gia đình nảy sinh nhiều mâu thuẫn, vợ chồng bà Tung quyết định ly hôn. Bà Tung nhận nuôi hai con. Không có người đàn ông trụ cột trong gia đình, bà Tung một mình đóng hai vai. Mặc dù khi ấy, có nhiều người đàn ông ngỏ lời cầu hôn nhưng vì thương hai con, bà Tung quyết định không đi bước nữa để toàn tâm toàn ý nuôi con khôn lớn.

    Mặc dù được mẹ cho học hành tử tế nhưng cậu con trai cả - người bà Tung rất kỳ vọng lại chẳng chịu làm gì ra tiền, chỉ biết lêu lổng, ăn bám vào mẹ. Khi Xuân lấy vợ, bà Tung những tưởng sẽ được hưởng vui vầy bên con cháu khi vợ chồng Xuân lần lượt sinh 3 đứa cháu nội. Cô con gái cũng đã yên bề gia thất. Tuy nhiên, cuộc sống riêng của vợ chồng cậu con trai khiến bà Tung nhiều phen rầu lòng. Tất cả cũng chỉ bởi tính thích đánh vợ của Xuân.

    Cũng vì không chịu đựng được những trận đòn roi nên một ngày vợ Xuân bỏ về nhà mẹ đẻ. Từ đó Xuân cũng trở về “tầm gửi” mẹ già. Công to việc lớn trong nhà đều phải dựa vào đồng lương hưu còm hơn 1 triệu đồng của người mẹ già.

    Mấy năm trước, Xuân bị tai nạn dập lá lách, bà Tung chạy vạy khắp nơi vay tiền lo viện phí, thuốc thang, lo từng miếng cơm, bát cháo, ép con ăn để chóng phục hồi sức khỏe. Trong ngôi nhà mái tôn lụp xụp, tối tăm xây đã hai năm nay vẫn chưa được quét vôi ve, đồ đạc cũng chỉ có 1 chiếc giường ọp ẹp, 1 bộ bàn ghế mục nát và bàn thờ gia tiên. Không ai nghĩ cụ bà 73 này đủ sức nuôi đứa con trai ròng rã 46 năm qua.

    Từ lúc xảy ra sự việc Xuân đánh mẹ dã man, những người hàng xóm luôn luôn túc trực cạnh bà. Do toàn thân bầm dập, tay gẫy chân đau nên mọi sinh hoạt của bà Tung hiện tại phải nhờ vào gia đình người em và hàng xóm xung quanh. Công an, phóng viên đến làm việc cũng chính họ hàng, làng xóm tiếp đón và cung cấp thông tin. Tất cả đều vô cùng bức xúc vì hành động vô nhân tính của Xuân.

    Chai sạn vì niềm bất hạnh, khi được hỏi về chồng con, sắc mặt bà Tung lạnh lùng và chỉ vỏn vẹn: “Tôi không chồng, con tôi không dạy được”. Câu nói nghe đanh nhưng nỗi đau ẩn chứa lại quá lớn!

    (Theo GĐ)


     
  5. khuongtunha04

    khuongtunha04 Dân đen

    Sự tích điều ước sao băng và chiếc nhẫn in hình 7 ngôi sao

    [​IMG]


    Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, có 1 đôi nam nữ yêu nhau say đắm. Cô gái Hath rất xinh đẹp, thông minh & giàu có. Chàng trai Gimi nghèo khó, chẳng có gì ngoài tình yêu chân thành. Dù vậy, họ yêu nhau và sống hạnh phúc bên nhau.

    Để làm đẹp mình hơn trong mắt người yêu, một hôm cô gái quyết định vào tiệm duỗi tóc. Khi trở về, Hath xinh đẹp và lộng lẫy gấp ngàn lần hơn. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi nàng là người đẹp nhất thế gian. Lời đồn đến tai thần Venus. Nữ thần sắc đẹp rất tức giận vì Hath xinh đẹp hơn mình, nên bắt Hath phải chết.

    Và rồi nàng Hath chết, song sắc đẹp của nàng vẫn không tàn phai. Chàng Gimi đặt nàng nằm trong 1 chiếc quan tài bằng pha lê, và chàng quyết tâm đi đến cùng trời cuối đất tìm cách cứu nàng...

    Chàng đi ròng rã ngày này sang tháng khác, vượt qua bao nhiêu khó khăn, đi qua bao miền đất, giúp đỡ biết bao người dọc đường đi. Đến nơi chân trời xa kia, chàng gặp được vị thần Eros. Thần tình yêu cảm động trước chàng, thần chỉ tay lên bầu trời và dặn rằng: "Ở trong dãy thiên hà xa xôi kia, có 1 chùm sao gồm 7 ngôi sao băng. Con hãy đến đó, và hái cho được 1 ngôi sao băng sáng nhất. Vào ngày cuối cùng của tháng 7, con hãy ném ngôi sao ấy xuống trái đất, người con yêu sẽ tỉnh dậy. Nhưng sau đó, con sẽ phải biến thành 1 ngôi sao để thế chỗ cho ngôi sao băng đó, rồi suốt đời con sẽ chỉ là 1 ngôi sao. Con có chịu không?"

    Gimi nghĩ trong lòng... "Những ai được chết vì yêu là đang sống trong tình yêu, ta không quan tâm chuyện gì xảy ra, chỉ cần nàng được sống". Và chàng tiếp tục lên đường...

    Chàng đã hái ngôi sao băng sáng nhất, chàng đã chờ đợi ngày ngày để ném nó xuống trái đất. Một ngày dài như một năm khi chờ đợi, chàng không thể chờ thêm được nữa. Chàng đã ném nó xuống trái đất trước 1 ngày...

    Đêm 30-7 năm đó, khi ngôi sao băng sáng nhất được ném xuống trái đất, gặp lực ma sát cực lớn của bầu khí quyển, nó đã vỡ tung ra thành hàng trăm mảnh nhỏ, làm sáng rực cả một vùng trời. Sau này, người ta gọi đó là mưa sao băng.

    Ở nơi đó, trong chiếc quan tài pha lê tuyệt đẹp, nàng Hath vẫn nằm im, xinh đẹp. Mái tóc nàng mượt mà như suối nước, những ngón tay nàng nhỏ nhắn, mềm mại đến diệu kỳ. Cơ thể nàng vẫn lạnh ngắt. Chỉ 2 dòng nước mắt nóng chảy trên gò má nàng, chảy mãi, chảy mãi...
    Chàng Gimi giờ trở thành 1 ngôi sao. Vì quá thương nhớ nàng Hath mà chàng không thể thắp sáng nổi chính mình. Chàng dần mờ nhạt nhất trong cả chùm sao, mà sau này người ta gọi là chòm sao tình yêu.
    Ngày nay, mỗi khi gặp mưa sao băng, chúng ta thường mơ ước 1 điều gì đó. Đặc biệt, nếu gặp được mưa sao băng trong đêm 30-7, những người yêu nhau luôn mơ ước mãi mãi không chia lìa.
    Sau này, khi sắp xếp lại bảng chữ cái, chữ cái đầu tiên của tên 2 người được đặt kề cạnh nhau, theo thứ tự chàng đi trước, nàng theo sau. Mong muốn 1 tình yêu bền lâu, những người yêu nhau cũng thường tặng nhau những chiếc nhẫn in hình 6 ngôi sao băng & 1 ngôi sao cô đơn mờ nhạt...

     
    Friday13th_Thu Hương_ thích điều này.
  6. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

    LỜI DẠY CỦA KHỔNG TỬ

    Hình hài của mẹ cha cho
    Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
    Sang hèn trong kiếp nhân sinh
    Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
    Không hơn thì cũng bằng người
    Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh.
    Có chí thì ham học
    Thiếu chí thì ham chơi
    Trí khôn tạo nên người
    Đức nhân tìm ra bạn
    Thành đạt nhờ chí sáng
    Danh rạng nhờ đức dày
    Làm nên nhờ có thầy
    Đủ đầy nhờ có bạn
    Gái ngoan nhờ đức hạnh
    Trai mạnh nhờ lực cường
    Tươi đẹp lắm người thương
    Lực cường nhường kẻ mạnh
    Dễ thích nghi thì sống
    Biếtnăng động thì nên
    Đủ sức bền thì thắng
    Biết mình khi hoạn nạn
    Hiểu bạn lúc gian nguy
    Nghèo hèn bởi tự ti
    Ngu si vì tự phụ
    Đức tài cao hơn phú
    Hạnh phúc đủ hơn giàu
    Sống trung tín bền lâu
    Của rẻ là của ôi
    Dùng người tồi sinh vạ
    Đẹp lòng hơn tốt mã
    Nền nã hơn kiêu kỳ
    Thận trọng từng bước đi
    Xét suy khi hành động
    Hiểu biết nhiều dễ sống
    Luôn chủ động dễ thành
    Thận trọng trước lợi danh
    Giữ mình đừng buông thả
    Tránh xa phường trí trá
    Tai vạ bởi nể nang
    Tài giỏi chớ khoe khoang
    Giàu sang đừng kênh kiệu
    Học bao nhiêu vẫn thiếu
    Hiểu bao nhiêu chẳng thừa
    Nhân đức chớ bán mua
    Được thua không nản chí
    Đủ đức tài bớt lụy
    Đủ dũng khí chẳng hàng
    Có vợ đảm thì sang
    Có bạn vàng thì quý
    Đói nghèo vì bệnh sĩ
    Quẫn chí dễ làm liều
    Tỉnh táo với tình yêu
    Biết điều khi yếu thế
    Lo việc nhà chớ kể
    Tình nghĩa chớ đếm đong
    Giữ trọn chữ hiếu trung
    Với Tổ tiên Gia tộc
    Cây tốt tươi nhờ gốc
    Người phú lộc nhờ nguồn
    Sống bất nghĩa-tai ương
    Tình nghĩa sâu-hạnh phúc
    Có tài thì đỡ cực
    Đủ sức thì đỡ nghèo
    Dốt nát hay làm theo
    Hiểu nhiều thường tự lập
    Hỏng việc vì hấp tấp
    Va vấp bởi vội vàng
    Nhà dư của-hiếm con
    Nhà lắm người-bạc cạn
    Khó gần người quá sạch
    Vắng khách tại quá nghèo
    Dễ nổi danh-kỵ hiền
    Dễ kiếm tiền-khó giữ
    Kiếp người là duyên nợ
    Lành vỡ lẽ thường tình
    Bại thành bởi trí lực
    Thời gian đừng uổng phí
    Thời cơ chớ bỏ qua
    Biết suy nghĩ sâu xa
    Vững vàng khi thành bại
    Cần học và hành mãi
    Sẽ gặt hái thành công
    Cảnh giác với lời khen
    Bình tâm nghe lời trách
    Quá nghiêm thì ít bạn
    Dễ dãi bạn khinh nhờn
    Không hứa hão là khôn
    Không tin xằng ít vạ
    Làm ơn đừng mong trả
    Được ơn nhớ đừng quên
    Nhu nhược bị ép chèn
    Quá cương thường bị gãy
    Cái quý thì khó lấy
    Dễ thấy thường của tồi
    Sống bất lương-tù ngục
    Phải cầu xin là nhục
    Phải khuất phục là hèn
    Hay đố kỵ-nhỏ nhen
    Hay ép chèn-độc ác
    Lắm gian truân càng sáng
    Nhiều hoạn nạn càng tinh
    Với mình: phải nghiêm minh
    Với chúng sinh: nhân ái
    Đang thắng phòng khi bại
    Gặt hái phòng mất mùa
    Thói quen thường khó chừa
    Say sưa thường khó tỉnh
    Sống ỷ lại-ăn sẵn
    Hay đua đòi-hoạn nạn
    Quá dễ hay tai ương
    Gia đình trọng yêu thương
    Sống nhịn nhường-hỉ hả
    Thiếu tình thương-man trá
    Dẫu vàng đá cũng tan
    Biết dạy dỗ -con ngoan
    Chịu bảo ban-con giỏi
    Tinh khôn nhờ học hỏi
    Cứng cỏi nhờ luyện rèn
    Sống vì nhau dễ bền
    Rèn con từ lúc nhỏ
    Khuyên vợ lúc mới về
    Muốn hiểu cần lắng nghe
    Thích khoe thường trí cạn
    Sống dựa dẫm-ngu đần
    Sống bất cần phá sản
    Phận bạc-dễ bán mình
    Kẻ tồi chơi xấu bạn
    Khốn nạn quên mẹ cha
    Tốt đẹp hãy bày ra
    Xấu xa nên che lại
    Có ích thì tồn tại
    Có hại sẽ diệt vong
    Nhiều tham vọng-long đong
    Lắm ước mong-lận đận
    Hay vội vàng-hối hận
    Quá cẩn thận-lỡ thời
    Biết được người là sáng
    Hiểu được bạn là khôn
    Khiêm tốn là tự tôn
    Kiêu căng là tự sát
    Hứa trước thường khó đạt
    Hèn nhát thì khó thành
    Thù hận bởi lợi danh
    Tranh giành bởi chức vị
    Giàu sang hay đố kỵ
    Tài trí sinh ghét ghen
    Tham giàu thì cuồng điên
    Tham quyền thì độc ác
    Vì tiền dễ tan nát
    Vì tình nghĩa bền lâu
    Người hiểu-nói trọn câu
    Kẻ dốt tâu phách lối
    Có quyền thì hám lợi
    Có tội thường vun xoe
    Khờ dại hay bị lừa
    Nói bừa hay vạ miệng
    Đa ngôn thì tai tiếng
    Ngậm miệng dễ được tin
    Hám lợi hay cầu xin
    Hám quyền hay xu nịnh
    Tham quan thường bất chính
    Xu nịnh thường gian tà
    Lười biếng hay kêu ca
    Thật thà hay oan trái
    Thẳng thắn hay bị hại
    Thông thái hay bị lừa
    Chiều con quá con hư
    Tiền của dư con hỏng
    Giàu mạnh thường thao túng
    Nghéo vụng hay theo đuôi
    Người tài giỏi-khó chơi
    Kẻ chay lười khó bảo
    Tham tân thì đắc đạo
    Mạnh bạo-việc dễ thành
    Quân tử thì trọng danh
    Tiểu nhân thường trọng lợi
    Bất tài hay đòi hỏi
    Lọc lõi khó khiêm nhường
    Tình nghĩa thường khó quên
    Nợ nhân duyên khó trả
    Khó thuần phục kẻ sĩ
    Khó phòng bị tướng tài
    Biết chấp nhận-thảnh thơi
    Hay hận đời-đau khổ
    Của quý thường khó giữ
    Con cầu thường khó nuôi
    Mấy lời để suy ngẫm./.

    (Trích từ sách ấn tống của Nhà ngoại cảm Đỗ Thị Sương)
     
  7. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Buôn Câu Sông Vị Chờ Thời Vận, Uống Nước Bàn Khê đợi Cơ Duyên
    [​IMG]
    ...Ngày kia, Tử Nha ngồi trên thạch bàn, cầm cần câu thả xuống nước, ngâm một bài thơ như vầy :

    Đã tám thu trôi qua
    Trần ai chịu đọa đày
    Nửa năm nương đất Trụ
    Một khắc đến non Tây
    Sợi dây kinh luân này
    Miếng mồi thao lược đây
    Truớc dùng câu tôm cá
    Sau nổi hội rồng mây


    Tử Nha vừa ngâm xong bài thơ, bước lại cội dương ngồi hứng mát bỗng thấy một ông tiều vai gánh củi, miệng hát lêu nghêu. Ông tiều thấy Tử Nha liền ghé lại hỏi :
    - Tôi thấy ông thường câu cá nơi khúc sông này, mưốn nói với ông vài câu chuyện để hưởng thú ngư tiều vấn đáp.
    Tử Nha mừng rỡ nói :
    - Tốt lắm ! Tôi với ông sẽ là bạn với nhau .
    Ông Tiều hỏi :
    - Ông quê quán ở đâu, tên họ là chi ?
    Tử Nha nói :
    - Tôi ở Hứa Châu, họ Khương tên Thượng, tên chữ là Tử Nha, biệt hiệu là Phi Hùng.
    Ông Tiều nghe nói bật cười nghiêng ngả. Tử Nha lấy làm lạ hỏi :
    - Ông là ai vậy ?
    Ông tiều đáp :
    - Tôi họ Võ tên Kiết ở xứ Tây Kỳ.
    Tử Nha hỏi :
    - Tại sao ông lại cười như vậy ?
    Võ Kiết đáp :
    - Tôi nghe ông xưng hiệu Phi Hùng nên nín cười không được.
    Tử Nha hỏi :
    - Từ xưa đến nay làm người ai cũng có tên có hiệu, chuyện gì mà cười .
    Võ Kiết nói :
    - Ðời xưa, những bậc thánh hiền bụng chứa văn chương, lòng đầy thao lược xưng tên xưng hiệu đã đành, còn như ông ngồi câu cá suốt ngày, cái lưng cháy nám mà cũng xưng hiệu Phi Hùng bảo tôi nín cười làm sao. Nếu ông tự xưng là con khỉ ốm thì khỏi ai bắt bẻ.
    Võ Kiết vừa nói vừa đến nơi đặt cần câu cầm nhấc lên, thấy lưỡi câu ngay duỗi, liền vỗ tay cười, rồi chặc lưỡi than :
    - Hễ có trí thì tuổi thơ cũng có trí, còn không mưu thì đầu bạc cũng không mưu. Muốn câu cá mà để lưỡi câu ngay thì đời nào bắt được cá. Ðể tôi dạy dùm cho. Ðốt cây kim này cho đỏ, cắt ngạnh, uốn cong cong rồi móc mồi cho thơm, nhợ phải cột phao chính giữa, lúc thả xuống sông mà thấy phao động đậy ấy là cá ăn câu, phải giựt lên cho gấp, lưỡi câu móc vào mép cá, mới bắt được cá mà ăn. Khờ dại như ông mà dám cả gan xưng Phi Hùng.
    Tử-Nha nói :
    - Ngươi biết một chẳng biết hai. Ta không dùng lưỡi câu cong này để câu cá câu tôm, chỉ dùng lưỡi câu ngay để câu thời câu vận. Nếu làm cong queo thì được của thà cứ thế ngay mà thanh bạch còn hơn. Như ý ta là :
    Ngồi đợi ngày giờ quý
    Nên chẳng đợi của câu
    Không mong tôm mong cá
    Mà mong kiếm công hầu
    ................................................"
    "Nước dợn trong veo cảnh thật thanh,
    Hùm thiêng chưa gặp ẩn non xanh
    Người đời chẳng biết trang hiền sĩ
    Cứ nói ông câu ở mé gành"

    @ Cảm cảnh người xưa tích xưa sưu tầm góp vui cùng Bác khuongtunha




     
  8. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

    nhờ có bạn ducthudo hướng dẫn giờ mình đã hiểu luật thơ Đường thể 4 câu 7 chữ có vần "anh" ở cuối các câu 1,2,4 đấy.>:D<
     
  9. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Anh tham khảo thêm ở đây...Hy vọng Bác cho một vài sáng tác về thơ chắn phong trào cho sandinh.net :)
     
    mod09khuongtunha09 thích điều này.
  10. forever

    forever Lý trưởng

    Việt Nam Quê Hương Tôi


    [​IMG]
    Vào một sớm xuân, đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn cảnh bình minh thấy bầu trời đang chuyển từ xám sang hồng đỏ, nghe gió đưa về sự nồng ấm của thời khắc chuyển giao ngày và đêm, bạn sẽ không khỏi bâng khuâng và tình yêu non nước này mãi lâng lâng trong lòng..


    [​IMG]

    Việt Nam vươn mình ra biển Đông bằng đầu tàu Cà Mau, mút chỉ địa đầu phía Bắc lại là những bản làng Lũng Cú, có khi nơi hẹp nhất chỉ là cái eo đất chưa tới 50km nhưng lại là một niềm tự hào lớn không chỉ được xác định trên bản đồ thế giới. Tuy rằng có lúc tôi muốn thoát khỏi nơi mình sinh sống và tìm đến những chân trời mới lạ. Song càng ngày tôi càng hiểu vì sao dải đất cong cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng gánh trong tâm trí những người con xa quê. Lý do có thể chưa hẳn vì Việt Nam cảnh đẹp hữu tình, mà kết tinh trong vẻ đẹp đó còn có tâm hồn hết sức nghĩa tình, những con người giàu lòng mến khách, và một phong thái tự hào lẫy lừng về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước.


    [​IMG]


    Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi
    Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
    Nghe sóng vỗ dãt dào biển cả
    Vút phi lao gió thổi trên bờ
    Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi
    Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời​


    Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa chảy tràn từ thượng nguồn rừng núi ra tới cận bờ duyên hải. Sớm nắng ửng hồng ló dạng đỉnh đồng những ngôi chùa lưng chừng đỉnh núi chót vót cũng lại chỉ đường chân trời rạng rỡ những mũi thuyền căng phồng sức gió ra khơi đánh cá. Với rìa đất đai đầy màu sắc của nửa trăm tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển và thềm lục địa đẹp nhất nhì thế giới. Điểm xuyết những bờ biển dài trắng những cồn cát là những hàng dừa, những rặng phi lao rợp bóng mát rượi cả những trưa nắng gay gắt nhất.


    rải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam. Nó không chỉ tạo ra những đồi chè xanh bát ngát, những ruộng lúa thẳng cánh cò bay hay trải ngút tầm mắt những lũy tre lượn quanh xóm làng. Thêm vào đó là những cốt cách con người, những sắc điệu văn hóa sống động cũng trở nên đa dạng ở mỗi vùng miền. Hàng bao đời gắn bó với cây lúa, cây tre cũng đã nhào nặn nên lớp lớp tính cách người Việt chịu thương chịu khó. Hay trong gian khổ đấu tranh dựng nước và giữ nước đã khiến Việt Nam là một cộng đồng gắn kết keo sơn và người người biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình.
    Song trên tất cả là những cách cư xử khéo léo, bằng nhiêt tình cởi mở chào đón bạn bè bốn phương đến với đất nước, tinh thần Việt.

    Xuôi vào miền Nam Thành đồng Tổ quốc, dù đi giữa đèo Hải Vân ngăn cách bởi dãy Trường Sơn dặm dài kháng chiến, hay dạo quanh trên sông rạch giao thương tấp nập ở miền Tây đâu đâu cũng thấy những nụ cười thân thiện. Là khởi nguồn Tây nguyên đại ngàn hùng vĩ gập ghềnh thác suối. Là xứ sở mộng mơ cao nguyên và thành phố hoa Đà Lạt. Là sự dịu dàng trên dòng Hương, những chiều mưa mộng mơ Đại Nội. Dù khoác trên mình khố áo thổ cẩm riêng có hay tà áo dài truyền thống tha thướt thì vẫn làm say lòng người mỗi lần ghé chân qua.

    Đi qua hầu hết đau thương và xa cách, miền Bắc chào đón bạn bè với không gian trầm của một ngày tranh tối tranh sáng. Những hệ lụy của sự kín đáo kiêu kỳ, những sải chân đo đếm bằng tính đoan trang hiền dịu đang dần đứng giữa giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Gìn giữ văn hóa ngàn năm văn hiến cho thủ đô Hà Nội cũng là một nét tiêu biểu khiến du khách tới Việt Nam lưu tâm. Nơi đây những nét phù điêu trạm trổ trên sân rồng hoàng thành cổ cũng phảng phất uy phong, một mái đình rêu phong cũng mang dáng dấp thời gian đổi dời, một giọng ru hời bên cánh võng làm ngọt ngào cả trưa hè oi bức, những bức tường mái nhà phố cổ mỗi ngày thêm xô nghiêng.. Tất cả được thể hiện trong một bức tranh rất quý giá nhưng được xếp lại trong viện bảo tàng chưa được trùng tu.

    Nếu bước tới thềm văn hóa, ai đó cũng sẽ ghé qua chùa chiền và di tích đình đài và tắm gội tâm hồn giữa khoảng không thanh tịnh. Tiếng mõ chiêng đều đặn, những lời khấn rầm rì nơi cửa điện thiền giáo cũng là một sự giải phóng cho tâm hồn. Đây đó trên đất Việt chào đón bạn bằng những sản vật phong phú, thì sẽ lại là phù du giữa đời sống chay tịnh nhưng tu hành đắc đạo nơi thiền môn Phật pháp. Hầu như tín ngưỡng rõ nét nhất mà bạn nên cảm nhận bằng tâm hồn, ấy là những chuyến hành hương bái lễ trong dịp Tết đến xuân về. Những khổ tục trần đời sẽ dần được gột rửa và thứ tha bằng thuyết pháp vô minh, đạo đế. Đó cũng là một sự giải thoát và trút đi gánh nặng tâm lý trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.

    Một Việt Nam đẹp giàu với vẻ tự nhiên hiếm có và bản sắc văn hóa đa dạng phong phú luôn mời gọi bạn bè bốn phương bằng cả nhiệt thành và thịnh tình hiếu khách. Trên mọi ngả giao lưu văn hóa, con người Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi chính lịch sử lâu dài suốt chặng đường xây dựng tình hữu nghị thân ái. Cùng hành trình tiếp đón những cửa ngõ văn minh thế giới, người Việt trẻ cũng dần hình thành niềm tự hào dân tộc khi thực sự biết yêu thương quê hương mình. Như yêu thương một con người kĩu kịt chiếc đòn gánh quẩy đôi bồ Nam Bắc.

    Huy Hoàng


    Nghe ca khúc tại : tại đây

    ST theo : baihatvang.nhacso.net
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  11. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Bộ ảnh 'Những mảnh ghép Hà Nội' cực độc và thú vị

    Các ấy sẽ phải trầm trồ và thán phục trước trình Photoshop của các tác giả.
    Trang Fanpage của Hà Nội vừa đăng tải một bộ ảnh lạ mắt ghép giữa Hà Nội xưa & nay vô cùng thú vị. Những bức ảnh trong album được thực hiện bởi hai bạn Thành Nguyễn và Hùng Mạnh Vũ, như một sợi dây gắn kết quá khứ và hiện tại, và album này là: "2 thằng làm Mừng 1000 tuổi Hà nội với tình yêu chân thành". Những tấm ảnh được ghép lại với nhau bằng photoshop, giữa ảnh tư liệu đã được số hoá và ảnh mới được chụp.
    [​IMG]
    Chợ Đồng Xuân
    [​IMG]

    Nhà thờ lớn Hà Nội tại phố Nhà Chung

    [​IMG]

    Ô Quan Chưởng

    [​IMG]
    Một góc cầu Long Biên

    [​IMG]

    Phố Tràng Tiền
    [​IMG]
    Hồ Gươm và cầu Thê Húc
    [​IMG]
    Tháp Hoà Phong cổ kính vẫn còn ven hồ Gươm
    [​IMG]
    Khách sạn Metropole vẫn không thay đổi nhiều
    [​IMG]

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Suu tam : Theo VTC
     
  12. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Mình nhớ có một bến tầu điện leng keng trước cổng Chợ Đồng Xuân, theo đó trên ảnh không thấy đâu cả đường ray lẫn dây điện trần. Tại bức tháp hòa phong cũng không thấy dây điện trần của tầu điện, chỉ thấy mỗi cột thép mà thôi.????
    không bàn đúng sai nhưng muốn để các bạn trẻ tưởng tượng được nét cổ kính xưa của thủ đô ta.
     
    _Thu Hương_ thích điều này.
  13. tieuho05575

    tieuho05575 Lý trưởng

    Qúa đẹp, cảm ơn bác...
     
  14. tieuho05575

    tieuho05575 Lý trưởng

    Em góp vui chút nhé..........

    Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.
    Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
    - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
    Cô gái buồn bã nói:
    - Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.
    Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
    - Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
    Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
    Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
    Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
    - Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
    Vị thương gia ậm ừ trả lời:
    - Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.
    Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau, vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.
    Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa. Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.
    Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.
     
  15. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Thông điệp mua Vu lan:
    "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ"
    Dành tặng Bà và Mẹ kính yêu
    Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
    Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
    Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
    Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
    Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con”.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: istockphoto
    TTO - Đã bao mùa Vu lan trôi qua mà con vẫn chưa làm được điều gì cho Mẹ. Giá như có một điều ước, con chỉ cầu mong cho Mẹ luôn khỏe mạnh để ở bên chúng con mãi mãi.

    Mẹ vẫn luôn mong con sớm thành gia thất: “Giờ Mẹ còn khỏe, con lập gia đình rồi sinh con. Mẹ sẽ trông cháu cho con. Lỡ sau này, không còn Mẹ, Mẹ không thể hướng dẫn, chỉ bảo và bên cạnh con để chăm sóc em bé!”. Mẹ lúc nào cũng thế, cũng lo lắng, cũng quan tâm đến mọi người, còn Mẹ thì chẳng bao giờ chăm sóc đến bản thân mình.
    Nhớ những mùa Vu lan trước, hai mẹ con đi lễ chùa, Mẹ và con đều được cài hoa hồng lên áo. Mẹ nhìn con và nói: “Hai mẹ con mình đều còn Mẹ, thật hạnh phúc phải không con?”.
    ...Hai mùa Vu lan rồi, chỉ mình con được cài hoa hồng đỏ, còn Mẹ, Mẹ phải cài hoa trắng. Bà đã đi về miền cực lạc trong một buổi tối mùa hè oi bức mà chưa kịp nhìn thấy Mẹ lần cuối. Mẹ gọi điện cho anh em chúng tôi trong tiếc nấc nghẹn ngào: “Mẹ không về kịp các con à, Bà đã đi rồi!”...
    Và Vu lan năm nay đối với Mẹ sẽ không như bất kỳ mùa Vu lan nào trước. “Mẹ sẽ được gặp Bà, Mẹ và mọi người sẽ đưa Bà về một nơi yên nghỉ mới”, giọng mẹ nhẹ nhàng mà sao tôi nghe buồn đến thế.
    Hình hài Bà sẽ không như ngày xưa phải không Mẹ? Con sẽ viết vài dòng cho Bà, Mẹ đọc cho Bà nghe Mẹ nhé. Hội ngộ rồi chia tay, lẽ đời không ai có thể thay đổi được. Bà lại phải nằm sâu dưới lòng đất lạnh, Mẹ lại xa Bà và trở về bên chúng con. Cầu mong cho linh hồn của Bà được cực lạc nơi chín suối.
    Cám ơn Bà đã sinh ra cho chúng con người một Mẹ tuyệt vời. Cám ơn Mẹ đã sinh ra, đã nuôi nấng và chăm sóc cho chúng con.
    LÊ THỊ HỒNG DIỆP
     
    Dương Minh ChâuCủ khoai lang thích điều này.
  16. tieuho05575

    tieuho05575 Lý trưởng

    Thường dân
    Đông thì chật, ít thì thưa
    Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
    Quanh năm chân đất đầu trần
    Tác tan sau những vũ vần bão giông.
    Khi là cây mác cây chông
    Khi thành biển cả, khi không là gì
    Thấp cao đâu có làm chi
    Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
    Ăn của đất, uống của trời
    Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
    Ồn ào mà vẫn lặng im
    Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
    Chỉ mong ấm áo no cơm
    Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
    Hoà vào trời đất mà xanh
    Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
    **********
    Xuất phát từ đâu anh làm bài thơ này ?
    Mình xuất thân trong một gia đình nông dân ở Thái Bình. Họ hàng bây giờ tất cả vẫn ở quê. Xã hội trước đây, kinh tế như nhau, thấy bình thường. Nhưng từ những năm 90-95 trở lại đây, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn càng lớn. Nông dân mình khổ thật. Xem người ta đi làm kìa, quần quật là thế mà ráo mồ hôi là hết tiền. Trong chiến tranh, thường dân ở đầu trận tuyến. Chết con, chết chồng, thương tật, hy sinh...tất cả đổ lên đầu nông dân mà giờ đây, họ không so đò, thắc mắc. Họ thật tốt quá.
    Họ khổ mà không biết mình khổ nên anh động lòng trắc ẩn ?
    Không phải. Họ biết chứ. Nhưng họ cho rằng số phận nó thế. Thứ hai là cuộc sống thế thì cứ phải thế.
    Bài thơ của anh vừa ca ngợi vừa băn khoăn cho họ ?
    Có điều đó. Khi viết lời giới thiệu cho tập thơ "Thường dân", nhà thơ Vũ Quần Phương bảo: tiếng thơ Nguyễn Long là thơ đòi công bằng cho người dân.
    Gia đình anh có ai chịu thiệt thòi ?
    Không, anh em mình trưởng thành, đi công tác cả. Nhưng họ hàng đều ở quê. Nhà thờ họ vẫn ở quê.
    Anh trăn trở về bài thơ này trong bao lâu ?
    Nghĩ thì lâu lắm nhưng bắt tay viết thì nhanh, hơn một đêm thôi.
    Lần đầu đăng, bài thơ được đón nhận như thế nào ?
    Mình là thư ký toà soạn nhưng không bao giờ giới thiệu thơ mình. Bài thơ này mình viết như một tâm sự, không định đăng báo. Hội nhà báo của tỉnh có tờ nội san phát hành vài trăm bản, một người bạn bên đó thích bài thơ này, thế là cho đăng. Anh Hà Cừ- Tổng biên tập báo Hải Dương sang chơi, đọc bài, bèn đem về cho đăng trên mục Những bài thơ yêu thích của báo Hải Dương. Sau này, được bạn bè động viên, mình gửi dự thi thơ lục bát báo Văn nghệ.
    Ai cũng bảo bài thơ đạt giải Nhất 2003 thật xứng đáng. Mừng cho anh và mừng cho người dân.
    Ai cũng khen thế mà lại có chuyện. Hội đồng chung khảo báo Văn nghệ có 9 người cho 9/9 phiếu. Bạn bè gọi điện chúc mừng, nói rằng chắc chắn bài thơ được giải Nhất. Nhưng 3 hôm sau, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi gọi điện nói có ý kiến cho rằng có thể phải bỏ bài thơ vì nhiều người kiện lắm. Đơn từ cho rằng bài thơ này phản chính trị. Báo lo lắm, bàn nhau hay đưa xuống giải khuyến khích. Định họp lại, nhưng một số thành viên Hội đồng nhất định không chịu họp lại. Họ nói chỉ bỏ phiếu 1 lần thôi. Quyền của báo Văn nghệ muốn trao giải gì thì trao. Nhưng nếu bỏ bài thơ của Nguyễn Long thì họ sẽ lên tiếng. Cuối cùng, một giải pháp an toàn là trao thêm 2 giải Nhất. Bài "Thường dân" dù phiếu cao nhất nhưng xếp cuối trong 3 bài Nhất. Nhưng khi gọi lên trao giải, nhà thơ Vũ Quần Phương lại sướng tên "Thường dân" đầu tiên. Trong bài giới thiệu, anh Phương cũng viết về "Thường dân" đầu tiên. May quá, nếu báo Văn nghệ không bảo vệ được giải thì có người "đánh" mình chết.
    Bảo vệ bài thơ là bảo vệ sinh mạng chính trị cho tác giả ?
    Đúng vậy. Bè bạn nói bài thơ có gì nói xấu chế độ đâu, chỉ chia sẻ với người dân thôi. Vậy mà một tập đơn kiện lên báo Văn nghệ. Nhưng đồng thời, mình cũng nhận được hàng trăm lá thư gửi về động viên. Một người bạn ở Hội văn nghệ Thanh Hoá nói có ông chú gần 90 tuổi, đọc bài thơ của mình, rồi khóc. Ông cụ bảo có 6 con trai đi bộ đội, chẳng đứa nào chết, nhưng nay về sống khổ. Còn nhớ khi Hội văn nghệ Thái Bình chuẩn bị đi thăm Hội văn nghệ Nghệ An, Anh Lê Thái Sơn- Tổng biên tập gọi điện nói nếu không mời "thường dân" vào giao lưu thì Nghệ An không đón đoàn Thái Bình đâu vì anh em muốn xem mặt nhà thơ "thường dân"
    Ở Thái Bình quê mình hiện nay, bè bạn đều gọi mình là "anh thường dân". Cũng vui nhỉ ?
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. khuongtunha09

    khuongtunha09 Dân đen

    Ngày 24.4, phiên giải trình trước uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về “vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thực trạng và giải pháp” đã diễn ra.
    Tuy chủ đề của phiên giải trình là vi phạm hành chính trong giao thông, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, có không ít đại biểu bức xúc, chất vấn các bộ ngành về tính hợp lý của các khoản phí.
    Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) mượn một câu chuyện vui: Khi khánh thành nhà văn hoá của một huyện, chính quyền địa phương cho mời đại diện tất cả cơ quan nhà nước và nhân dân địa phương đến để ghi sổ vàng.
    Theo đó, ông giáo viên nói “tôi dạy học cho tất cả”, ông bác sĩ bảo “tôi chữa bệnh cho tất cả”, ông luật sư nói “tôi bào chữa cho tất cả”; ông giao thông nói “tôi phục vụ tất cả người dân”…, cuối cùng đến bác nông dân ghi “tôi trả tiền cho tất cả”.
     
    Thụy phương5, tieuho05575mod01 thích điều này.
  18. tieuho05575

    tieuho05575 Lý trưởng

    cuối cùng đến bác nông dân ghi
    “tôi trả tiền cho tất cả”
    ...... thật thâm thúy....
     
    Thụy phương5 thích điều này.
  19. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!


    Quang Dũng
    Tây tiến
    Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa
    Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
    Chiều chiều oai linh thác gầm thét
    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

    Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ
    Khèn lên man điệu nàng e ấp
    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
    Có nhớ dáng người trên độc mộc
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

    Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    Áo bào thay chiếu anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành

    Tây tiến người đi không hẹn ước
    Đường lên thăm thẳm một chia phôi
    Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
    Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
     
    Thụy phương5 thích điều này.
  20. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Hôm nay là ngày hưởng ứng dùng IPv6, không biết sandinh đã chuẩn bị gì chưa?